Top khâu thẩm mỹ tầng sinh môn giá bao nhiêu năm 2022

Sau khi sinh có rất nhiều nguyên nhân khiến vết khâu tầng sinh môn bị lồi. Vậy hiện tượng này có nguy hiểm không và phải làm sao để khắc phục. Những thông tin về cách chăm sóc vết khâu tầng sinh môn để vết khâu được nhanh lành và không để lại biến chứng.

1. Tại sao phải rạch tầng sinh môn khi sinh con:

Ở cơ thể người phụ nữ, tầng sinh môn có chiều dài khoảng 3-5cm, chính là phần nông của sàn chậu, nằm ở phần mô giữa hậu môn và âm đạo. Trong quá trình sinh nở, việc sử dụng thủ thuật cắt tầng sinh môn có tác dụng hỗ trợ và thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dạ khi sản phụ xuất hiện các dấu hiệu sinh khó vì thai quá lớn hoặc hẹp xương chậu, lưỡng đỉnh rộng. Ngoài ra, rạch tầng sinh môn cũng giúp cho việc sử dụng các thủ thuật hỗ trợ sinh như giác hút hoặc kẹp forcep được dễ dàng hơn.

Thủ thuật rạch tầng sinh môn sẽ được chỉ định trong các trường hợp sản phụ có nguy cơ bị rách cơ vòng hậu môn và có dấu hiệu suy thai, sinh non hoặc em bé có đầu quá lớn hay ngôi thai ngược. Sau khi ca sinh kết thúc, các bác sĩ sẽ thực hiện các vết khâu sau sinh cho sản phụ. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp vết khâu tầng sinh môn bị hở, rách dẫn đến tình trạng chảy máu nhiều, khá nhiều chị em cảm thấy lo lắng và không biết phải làm gì khi gặp phải tình trạng này.


Hình ảnh minh họa khâu tầng sinh môn trong quá trình sinh đẻ

2. Dấu hiệu rách vết khâu tầng sinh môn:

Rách vết khâu tầng sinh môn khiến cho vết thương bị nhiễm trùng, lên mủ, ngứa và chảy máu...Nếu bạn nhận thấy những bất thường sau cần phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất để thăm khám:

- Vết khâu tầng sinh môn bị đau bất thường, lên mủ và có mùi hôi [dấu hiệu nhiễm trùng ở tầng sinh môn]

- Đau bụng dưới

- Sốt và ớn lạnh.

- Không thể kiềm chế khi mắc đại tiện

- Cảm giác đau và nóng rát khi đi tiểu.

- Không thể kiểm soát trung tiện.

- Chảy máu nhiều hoặc ra cục máu đông.

3. Nguyên nhân khiến vết khâu tầng sinh môn bị lồi:

Thông thường, vết khâu tầng sinh môn sẽ nhanh chóng lành và trở lại bình thường mà không gây biến chứng hay ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ. Tuy nhiên, một số mẹ sau sinh lại gặp phải tình trạng vết khâu tầng sinh môn bị lồi gây mất thẩm mỹ. Vậy nguyên nhân của hiện tượng này là do đâu. Đó là:

  • Dị ứng với chỉ khâu.

  • Trong quá trình ăn uống vô tình ăn các loại thực phẩm khiến vết khâu bị lồi.

  • Nhiều mẹ kiêng quá mức do sợ sẹo lồi thành ra bị lại thiếu chất và máu không thể đẩy kháng sinh xuống vết thương nên vết thương trở nên lâu lành.

  • Vệ sinh không đúng cách sẽ làm vết khâu bị nhiễm trùng, thậm chí dẫn đến hoại tử da.

  • Sau khi sinh, mẹ vận động mạnh hoặc đi lại quá nhiều, ngồi không đúng tư thế cũng khiến tầng sinh môn bị lồi hoặc vết khâu bị hở miệng.

4. Cách chăm sóc vết khâu tầng sinh môn bị lồi như thế nào?

Để tránh tình trạng vết khâu tầng sinh môn bị sẹo lồi. Chị em cần lưu ý những điều sau:

- Vệ sinh sạch sẽ vết khâu:

Khi sản phụ bị rạch tầng sinh môn, cần phải chú ý đến cách chăm sóc và vệ sinh vùng kín hằng ngày đúng cách để đảm bảo "cô bé" luôn khô thoáng, sạch sẽ. Mỗi khi đi vệ sinh, chị em cần rửa vùng kín bằng nước ấm một cách từ từ, dội nước từ trên xuống theo chiều từ âm đạo xuống hậu môn, tránh dội nước ngược từ hậu môn đến vùng kín vì vi khuẩn ở hậu môn sẽ lây sang vết khâu dẫn đến nhiễm trùng. Tồi dùng khăn mềm lau khô.

Khoảng 3 tuần trở lại vết khâu sẽ có hiện tượng ra dịch, rỉ máu nên cần phải mặc băng vệ sinh chuyên dùng cho phụ nữ sau sinh và nên thay 3 tiếng/ lần để đảm bảo vệ sinh cho vùng kín.

- Chú ý đến chế độ ăn uống:

Chị em nên chú ý đến chế độ ăn uống dinh dưỡng để ngăn ngừa tình trạng táo bón. Uống thật nhiều nước và ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ như: đu đủ, khoai lang, ngó sen, rau má, rau ngót....


Chế độ ăn uống cho sản phụ với vết khâu tầng sinh môn

- Không chạm tay vào vết khâu:

Nhiều mẹ có thói quen chạm tay vào vết khâu liên tục để kiểm tra xem chúng có bất thường gì không. Tuy nhiên, vết thương lâu lành và gây nhiễm trùng rất nguy hiểm. Sau sinh, mẹ cứ vệ sinh sạch sẽ và để chúng được bình thường là bảo đảm an toàn và không nên chạm vào làm gì.

- Vận động nhẹ nhàng:

Sản phụ tuyệt đối phải tránh vận động mạnh trong 1 -2 tuần đầu sau sinh để vết thương không bị chịu tác động quá nhiều. Đặc biệt mẹ không nên ngồi xổm, hạn chế leo cầu thang và không tập thể dục trong giai đoạn này cho đến khi vết khâu lành lặn hoàn toàn.

- Chườm nước đá:

Cũng như các vết thương khác, đá lạnh giúp giảm sưng, giảm đau và làm dịu vết thương rất tốt. Cách làm cũng rất đơn giản, mẹ chỉ cần dùng một miếng bông ướp lạnh đạt vào băng vệ sinh chườm trong khoảng 15 -20 phút.


Chườm đá lạnh - phương pháp đơn giản giúp giảm cơ đau của vết khâu tầng sinh môn

- Tránh quan hệ vợ chồng:

Mẹ nên tránh quan hệ vợ chồng trong giai đoạn này cho đến khi vết khâu lành hẳn.

- Dùng thuốc xịt gây tê:

Trong trường hợp nếu mẹ quá đau thì có thể tham khảo một số loại thuốc xịt gây tê hoặc kem dược liệu dành riêng cho vùng tầng sinh môn để giảm đau và làm vết thương nhanh lành hơn. 

Từ ngày 01/04 - 30/04/2022, khi mẹ bầu đăng ký thai sản trọn gói tại Bệnh viện đa khoa Bảo Sơn sẽ được Giảm 35% thai sản trọn gói và:

- Tặng nâng cấp 01 ngày phòng riêng 

- Miễn phí test nhanh Covid-19 khi đi sinh

Siêu ưu đãi còn chưa đủ, mẹ còn được "bỏ túi" thêm rất nhiều quà tặng hấp dẫn không kém:

✦ Miễn phí giường gấp người nhà

✦ Tặng chụp ảnh newborn [trong giờ hành chính]

✦ Tặng voucher giá ưu đãi khi đặt phòng tại khách sạn Bảo Sơn

✦ Tặng bộ quà sơ sinh cao cấp cho Mẹ và Bé

Vết khâu tầng sinh môn bị lồi cũng như sẹo lồi thực chất không gây nguy hiểm gì. Nếu muốn khắc phục tình trạng này bạn có thể tham khảo dịch vụ phẫu thuật làm lại tầng sinh môn tại các bệnh viện và cơ sở thẩm mỹ uy tín. Mẹ bầu có thể tham khảo dịch vụ Thai sản trọn gói tại Bệnh viện đa khoa Bảo Sơn với lộ trình thăm khám khoa học cho bà mẹ mang thai trước - trong - sau sinh với các bác sĩ giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực Sản phụ khoa, đảm bảo việc theo dõi sản phụ có 1 thai kỳ khỏe mạnh và cuộc chuyển dạ an toàn. Để được tư vấn gói dịch vụ Thai sản trọn gói tại bệnh viện và chương trình ưu đãi đặc biệt trong tháng, mẹ bầu vui lòng gọi tới Tổng đài 1900 599 858 hoặc Hotline 091 585 0770 để được tư vấn miễn phí.

Hiện nay, nhu cầu làm đẹp tầng sinh môn với mong muốn nâng cao chất lượng cuộc sống tình dục của các chị em phụ nữ tăng cao. 

Ước tính khoảng 80% chị em trên 30 tuổi gặp vấn đề về giãn trùng âm đạo, rối loạn nội tiết tố, âm đạo đàn hồi kém. Vậy làm đẹp tầng sinh môn có đơn thuần chỉ là thẩm mỹ không? Bài viết sau đây sẽ lý giải điều này nhé!

Tầng sinh môn là một hệ thống các bộ phận sinh lý trong cơ thể phụ nữ. Đây là bộ phận đóng vai trò quan trọng trong việc quan hệ tình dục và tiếp nhận tinh trùng cũng như nuôi dưỡng thai nhi. 

Tầng sinh môn có chiều dài từ 3-5 cm, nằm giữa hậu môn và âm đạo, nằm khuất ở phía dưới và được che khuất phần trên 2 đùi.

Cấu tạo của tầng sinh môn bao gồm phần mềm cân, cơ, dây chằng bịt lỗ dưới khung chậu với 3 tầng sâu, tầng giữa và tầng nông. Mỗi tầng sẽ có các cơ và được bao phủ bởi lớp cân riêng.

Tìm hiểu về rạch tầng sinh môn

Thu hẹp hay làm đẹp tầng sinh môn thường được thực hiện nhiều ở những phụ nữ sinh thường – những trường hợp bác sĩ sẽ rạch tầng sinh môn nếu cần thiết cho sự ra đời của em bé. 

Tùy từng trường hợp mà kích thước tầng sinh môn bị rạch sẽ khác nhau, cũng có trường hợp chị em cố rặn sẽ khiến tầng sinh môn bị rách. Lúc này bác sĩ sẽ khâu lại vết rách và sẽ không có độ thẩm mỹ cao như khâu thẩm mỹ.

Tầng sinh môn là một hệ thống các bộ phận sinh lý trong cơ thể phụ nữ

Sau khi sinh nở nhiều lần, chắc chắn tầng sinh môn của chị em sẽ bị giãn rộng, âm đạo cũng giảm khả năng đàn hồi. Ngoài ra khi sinh bác sĩ còn rạch tầng sinh môn nên sự phục hồi độ co giãn của tầng sinh môn cũng kém đi nhiều. 

Các vấn đề trên làm giảm đáng kể chất lượng đời sống tình dục. Cả vợ chồng khó đạt khoái cảm khi quan hệ. Nhất là gây mất hứng thú ở người chồng. Tình trạng này không khỏi khiến chị em lo lắng sẽ ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.

Phẫu thuật làm lại tầng sinh môn là một tiểu phẫu đơn giản, được thực hiện trong khoảng 30 phút. Tuy nhiên, đây là thủ thuật có xâm lấn, đòi hỏi bác sĩ thực hiện có chuyên môn cao, điều kiện phẫu thuật tốt để tránh những biến chứng có thể xảy ra. Thủ thuật này có những ưu nhược điểm nhất định, các chị em cần tìm hiểu kỹ, tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định.

Việc thu hẹp tầng sinh môn sẽ tùy theo nhu cầu của chị em. Hiện nay phổ biến nhất là thẩm mỹ tầng sinh môn bên ngoài và thu nhỏ tầng sinh môn. Thu hẹp tầng sinh môn sẽ giúp:

  • Cải thiện thẩm mỹ ở tầng sinh môn: “cô bé” gọn gàng hơn
  • Tầng sinh môn không bị giãn
  • Âm đạo được thu nhỏ lại
  • Tăng khoái cảm tình dục
  • Cải thiện tình trạng sẹo sau khi khâu tầng sinh môn
  • Nâng cao chức năng sinh lý cho nữ giới
  • Hạn chế vi khuẩn tấn công
  • Cải thiện độ đàn hồi, da lão hóa tăng dịch
  • Phục hồi sinh lý cơ vòng toàn diện ở nữ giới

Việc thực hiện thu hẹp tầng sinh môn có nhiều ưu điểm vượt trội nhưng không phải chị em nào cũng nên thực hiện thủ thuật này. Sau khi sinh, tầng sinh môn sẽ bị giãn rộng hơn. Một số trường hợp âm đạo có thể tự thu nhỏ sau sinh thường sau 3 tháng vết khâu tầng sinh môn sẽ lành hẳn. Sau khoảng thời gian này chị em có thể cân nhắc có nên thực hiện khâu tầng sinh môn hay không?

Dưới đây là những đối tượng nên và không nên thực hiện khâu tầng sinh môn mà bác sĩ khuyên.

Đối tượng nên thẩm mỹ tầng sinh môn

  • Phụ nữ có kích thước môi lớn, môi bé bị quá dài, nhăn nheo
  • Phụ nữ bị phì đại ở môi lớn, môi bé
  • Bị sẹo lồi, sẹo xấu khi rạch tầng sinh môn
  • Lỗ âm đạo rỗng
  • Ống âm đạo rộng bẩm sinh hoặc do nhiều lần sinh con hay quan hệ nhiều lần 
  • Tầng sinh môn bị sai lệch cấu trúc do bị sa tử cung
  • Tổn thương âm đạo do chấn thương hoặc tai nạn
  • Muốn cải thiện đời sống vợ chồng

    Phụ nữ có kích thước môi lớn, môi bé bị quá dài, nhăn nheo nên làm đẹp tầng sinh môn

Đối tượng không nên thẩm mỹ tầng sinh môn

  • Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai
  • Phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt
  • Bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm sinh dục
  • Mắc các bệnh như: lao, tim mạch, đái tháo đường
  • Có dấu hiệu bất ổn về tâm lý

Quy trình phẫu thuật thu hẹp tầng sinh môn sẽ kéo dài trong 30 phút. Trước mỗi cuộc tiểu phẫu, bác sĩ thực hiện kiểm tra sức khỏe bệnh nhân. Qua đó các xét nghiệm, thử phản ứng thuốc, loại trừ các vấn đề bệnh lý. Và khi đủ điều kiện phẫu thuật bạn sẽ được chuyển qua các bước tiếp theo:

  • Bước 1: Gây tê vùng tầng sinh môn để giảm đau khi phẫu thuật.
  • Bước 2: Cắt bỏ phần da thừa ở âm đạo.
  • Bước 3: Nối các cơ vòng của âm đạo để thu gọn âm đạo làm cho ống âm đạo chặt và nhỏ hơn.

    Quy trình phẫu thuật thu hẹp tầng sinh môn sẽ kéo dài trong 30 phút

Thu hẹp tầng sinh môn phải được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn giỏi và giàu kinh nghiệm. Đây là một thủ thuật khó nếu làm không khéo thì sẽ để lại sẹo và gây đau. Còn trong quá trình làm, với bác sĩ chuyên môn cao kết hợp với thuốc gây tê nên bạn có thể yên tâm là hoàn toàn không đau.

Tuy nhiên chắc chắn khi hết thuốc tê bạn sẽ thấy đau và cần nghỉ dưỡng 1-2 ngày, tránh đi lại nhiều.

Các biến chứng bạn có thể gặp phải sau thực hiện thẩm mỹ tầng sinh môn không an toàn như:

  • Nhiễm trùng vết mổ có thể do điều kiện phẫu thuật hoặc chăm sóc không đảm bảo.
  • Thủng trực tràng
  • Nhiễm trùng âm đạo
  • Nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa

Thu nhỏ hay thu hẹp tầng sinh môn là biện pháp cải thiện được tất cả những khuyết điểm trên vùng da nhạy cảm này. Tiểu phẫu đơn giản, bạn sẽ được tiêm thuốc tê tại chỗ nên sẽ không cảm thấy đau đớn, vết rách tầng sinh môn được chăm sóc phục hồi sau phẫu thuật giúp chị em lấy lại cảm giác tự tin và khoái cảm khi quan hệ tình dục. Sau phẫu thuật thu hẹp tầng sinh môn vừa cải thiện được tính thẩm mỹ, cải thiện chất lượng đời sống tình dục.

Phẫu thuật nào cũng đều tiềm ẩn rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe dù đó chỉ là một tiểu phẫu đơn giản. Dưới đây là một số nhược điểm trong quá trình làm nhỏ tầng sinh môn, bạn có thể tham khảo:

  • Sốc phản phệ với thuốc gây tê
  • Có thể bị chảy máu hoặc nhiễm trùng nếu như bác sĩ thực hiện làm không khéo, cơ sở không uy tín.
  • Không cải thiện vùng kín như mong muốn. Da vùng kín khi giãn rộng có nhiều da thừa vì vậy bác sĩ ít kinh nghiệm có thể cắt thiếu thừa hoặc bị lệch.
  • Nguy cơ hình thành sẹo sau phẫu thuật đối với người có cơ địa lồi, sẹo to trông sẽ rất mất thẩm mỹ.
  • Sau phẫu thuật phải kiêng khem nhiều, uống thuốc kháng sinh để tránh nhiễm trùng, và kiêng quan hệ ít nhất 4-6 tuần.

Tuy chỉ là một tiểu phẫu nhưng cần chuyên môn bác sĩ rất cao. Vì vậy nếu muốn thu nhỏ tầng sinh môn bạn cần tìm các cơ sở y tế uy tín. Những địa chỉ bác sĩ có chuyên môn vững vàng, các điều kiện phẫu thuật đảm bảo để vừa đảm bảo yếu tố thẩm mỹ và an toàn.

Sau khi thực hiện thu nhỏ tầng sinh môn, 7 ngày sau bác sĩ sẽ cắt chỉ và bạn sẽ tự chăm sóc tại nhà. Sau 6 tuần và đến 3 tháng sau phẫu thuật các chức năng của tầng sinh môn gần như được bình phục hoàn toàn và có thể quan hệ tình dục trở lại bình thường. Những lần quan hệ đầu sau phẫu thuật bạn có thể gây đau cho bạn. Sau một thời gian làm quen lại thì bạn có thể quan hệ bình thường và không còn đau đớn nữa.

Lời khuyên cho những phụ nữ sau phẫu thuật để tránh vết may bị biến chứng:

  • Giữ vùng kín sạch sẽ, nhất là vết khâu cần được vệ sinh bằng nước muối sinh lý và betadine mỗi ngày.
  • Mặc quần lót rộng rãi, chất liệu thông thoáng.
  • Không nên mặc quần áo bó sát.
  • Tránh hoạt động mạnh trong 1-2 tuần đầu.
  • Uống thuốc kháng sinh và chống viêm theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. 
  • Kiêng quan hệ tình dục trong ít nhất 1 tháng đầu.
  • Kiểm tra theo lịch hẹn với bác sĩ.

Không nên mặc quần lót quá bó sát

Trong quá trình chăm sóc, nếu bị đau nhức, sưng tấy hay bị chảy máu kéo dài cần thông báo ngay cho bác sĩ.

Trên đây là tổng hợp những vấn đề liên quan đến phẫu thuật làm đẹp tầng sinh môn. Thủ thuật giúp cải thiện cả về mặt thẩm mỹ và chức năng sinh lý cho vùng kín của phái đẹp đang rất được quan tâm hiện nay. Đi kèm với những ưu điểm có thể thấy thì thủ thuật này cũng có tiềm ẩn biến chứng. Vì vậy chị em nên tìm hiểu thật kỹ nhất là lựa chọn cơ sở uy tín để phẫu thuật. 

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Video liên quan

Chủ Đề