Cầu tài lộc ở đâu

Đầu xuân năm mới là dịp để các thành viên trong gia đình cùng nhau đi lễ chùa để cầu chúc một năm mới an lành, gặp nhiều may mắn. BestPrice xin được điểm qua 5 ngôi chùa linh thiêng để xin lộc cầu may của người Bắc trong những ngày đầu năm mới.

Đền Bà Chúa Kho – Xin lộc rơi lộc vãi

Đền Bà Chúa Kho nằm trên ngọn núi Kho, tại khu Cô Mễ, xã Vũ Ninh, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Bà Chúa Kho là tên của một phụ nữ giỏi tổ chức sản xuất và dự trữ bảo quản kho lương thực quốc gia thời Lý. Bà đã hi sinh trong trong kháng chiến chống quân Tống của Lý Thường Kiệt ngày 12 tháng giêng năm 1077. Bà được vua ban cho làm Phúc Thần. Người dân nhớ thương Bà lập nên đền thờ tại kho lương thực cũ của triều đình ở Núi Kho và gọi Bà với một niềm tôn kính là: Bà Chúa Kho.

Cứ vào dịp năm mới, hàng ngàn khách thập phương trong cả nước lại đến thắp hương và dâng phẩm vật kính lễ bà Chúa Kho. Nơi này nổi tiếng này được giới buôn bán làm ăn đặc biệt hay lui tới. Nhiều người bảo đền linh thiêng lắm; cầu xin ắt được như ý. Quanh năm đền đông khách vào ra thắp hương xin lộc; thành tâm cúng bái.

Đa số mọi người chỉ lên xin lộc rơi lộc vãi, nhưng để tỏ lòng thành kính năm nào người dân cũng đến tạ lễ Bà. Đi lễ Bà Chúa Kho đã trở thành thói quen đối với nhiều người, đặc biệt là giới kinh doanh.

Lễ bà là một nét đẹp văn hóa của người Việt xưa.

Đền Trần [ Nam Định ] – Xin ấn

Bên cạnh chùa Hương, chùa Yên Tử thì lễ khai ấn đền Trần ở Nam Định cũng là một trong số những lễ hội thu hút được nhiều du khách. Đền Trần thuộc thành phố Nam Định, cách trung tâm khoảng 4km, là nơi thờ các vị vua và công thần nhà Trần. Đền gồm 3 công trình chính: Đền Thiên Trường, Đền Cố Trạch, Đền Trùng Hoa. Lễ hội đền Trần cử hành trong 3 ngày từ ngày 13 đến ngày rằm tháng Giêng hàng năm. 

Lễ Khai ấn đền Trần chính thức diễn ra vào lúc nửa đêm, rạng rằm tháng Giêng, hàng năm cứ vào đêm khai ấn rất nhiều người từ khắp nơi đổ về đến Trần bằng mọi cách để có được chiếc ấn với niềm tin mình sẽ gặp nhiều may mắn trong sự nghiệp, được thăng quan tiến chức. 

Khai ấn đền Trần vào đầu năm.

Chùa Duyên Ninh [ Duyên Ninh Tự ] – Cầu duyên và Cầu tự

Chùa Duyên Ninh nằm ở làng cổ Chi Phong, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, Ninh Bình.. Dân gian thường gọi chùa này là chùa Thủ.

Tương truyền, Chùa Duyên Ninh là nơi các công chúa thời Đinh - Lê thường qua lại. Tại đây, công chúa Lê Thị Phất Ngân và tướng công Lý Công Uẩn đã thề hẹn ở đó mà sinh ra Lý Phật Mã [sau là vua Lý Thái Tông] vào năm 1000. Sau này khi Lý Thái Tông trở về đây dẹp loạn Khai Quốc Vương đã đổi tên chùa thành chùa Duyên Ninh. Cuối đời, Hoàng hậu Phất Ngân đã về chùa tu hành và trông coi mộ phần thân phụ là Hoàng đế Lê Đại Hành. Tại đây, Hoàng hậu đã tác hợp cho nhiều đôi lứa thành đôi và từ đó Duyên Ninh trở thành ngôi chùa cầu duyên ở cố đô Hoa Lư, trở thành một điểm tín ngưỡng thu hút rất đông người dân tới cầu phúc, cầu may. Đặc biệt không thể không kể tới việc cầu duyên và cầu tự hiếm muộn con cái.

Một góc chùa Duyên Ninh ở Hoa Lư Ninh Bình

Phủ Tây Hồ - Cầu tài lộc

Phủ Tây Hồ nằm trên một bán đảo nhô ra giữa Hồ Tây, trước là một làng cổ của kinh thành Thăng Long nằm ở phía đông của Hồ Tây. Ở ngay đầu làng có một ngôi đền thờ bà chúa Liễu Hạnh, một người đàn bà tài hoa, giỏi đàn ca, thơ phú, đức độ nên đã được dân gian thần thánh hoá tôn làm Thánh Mẫu [Thánh Mẹ].

Phủ Tây Hồ được coi là một trong những chốn linh thiêng để cầu tài lộc mỗi dịp đầu xuân năm mới. Không chỉ những người dân Hà Nội, mà đa số du khách đến Hà Nội thì đều đến thắp hương cầu phúc ở Phủ Tây Hồ.

Hàng năm cứ sau thời khắc giao thừa, khách hành hương về đây rất đông, vừa đi lễ Mẫu ban cho điều lành và mọi sự may mắn, vừa đi thưởng ngoạn cảnh đẹp Hồ Tây. Nếu gia đình bạn đang muốn tìm một địa điểm vừa có thể du lịch, vừa có thể cầu lộc, cầu tài thì không nên bỏ qua chốn linh thiêng bậc nhất Hà Thành này.

Phủ Tây Hồ  vào dịp đầu xuân

Quốc Tử Giám – Xin chữ, cầu học hành

Văn Miếu được xây dựng vào năm 1070 dưới thời vua Lý Thánh Tông, là nơi thờ Khổng Tử, các bậc hiền triết của Nho giáo và tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam. Quốc Tử Giám được xây dựng năm 1076 dưới triều vua Lý Nhân Tông, là nơi đào tạo nhân tài cho đất nước, là trường đại học đầu tiên ở nước ta.

Vào những ngày đầu năm mới, nơi đây luôn tấp nập khách trong và ngoài nước ra vào, rất nhiều gia đình đến thắp hương cầu lộc tài, học hành và một điều không thể thiếu là xin chữ lấy may. Truyền thống xin chữ ở Văn Miếu được xem là nét đẹp truyền thống từ lâu đời. Theo quan niệm dân gian, xin chữ ngày đầu năm mang nhiều ý nghĩa văn hóa, thể hiện truyền thống trọng chữ nghĩa - tri thức và cũng như mong muốn cầu mong cả một năm tài lộc, phúc thọ đầy nhà.

Xin chữ ở Văn Miếu là một nét đẹp cần gìn giữ. 

Trong văn hóa tâm linh của người Việt; đi chùa là một trong những tập tục mang ý nghĩa cao đẹp. Chùa không chỉ là nơi để mọi người giúp tịnh tâm, hướng về những điều tốt đẹp; mà người ta đi chùa còn bởi nhiều mục đích khác nhau; người thì cầu tài, cầu lộc, cầu duyên; người thì cầu bình an, sức khỏe cho bản thân và gia đình. Hôm nay, hãy cùng Không Gian Gốm ghé thăm những ngôi chùa cầu tài lộc ở TpHCM linh thiêng nhất.

Chùa cầu tài lộc ở TpHCM – Ghé thăm những ngôi chùa linh thiêng nhất

Chùa Ngọc Hoàng – Quận 1

Ngôi chùa cầu tài lộc ở TpHCM đầu tiên mà chúng tôi muốn giới thiệu là chùa Ngọc Hoàng tọa lạc tại 73 Đường Mai Thị Lựu, Đa Kao, Quận 1. Là một ngôi chùa linh thiêng nằm an lành và yên tĩnh ngay giữa trung tâm thành phố; chùa Ngọc Hoàng được người dân bản địa cũng như nhiều khách du lịch đến tham quan và hành hương. Chùa Ngọc Hoàng còn có tên gọi khác là chùa Phước Hải Tự. Đây vốn là điện thờ Ngọc Hoàng Thượng đế do một người tên Lưu Minh xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ thứ 20 theo kiểu kiến trúc Trung Hoa. 

Chùa cầu tài lộc ở TpHCM – Chùa Ngọc Hoàng

Khuôn viên chùa rộng khoảng 2.300 m2 với ba tòa gồm: Tiền điện, Trung điện và Chánh điện. Chính điện thờ Ngọc Hoàng Thượng đế; Huyền Thiên Bắc Đế với các thiên binh, thiên tướng. Đặc biệt, nơi đây còn có điện Thần Tài cầu tài lộc, may mắn rất linh nghiệm. Khi đến đây, mọi người hãy xoa tay ngài và xin lộc đỏ để cạnh bên tượng, sau đó đem bỏ vào ví. Ngoài ra, chùa Ngọc Hoàng còn là nơi nổi tiếng để cầu con, cầu duyên.

Chùa Giác Lâm – Tân Bình

Chùa Giác Lâm nằm tại số 565 đường Lạc Long Quân, thuộc phường 10, quận Tân Bình cũng là một trong những ngôi chùa được nhiều người đến để cầu tài lộc. Chùa được cư sĩ Lý Thụy Long quyên tiền xây dựng vào năm 1744 đời chúa Nguyễn Phúc Khoát. Ban đầu chùa có tên là Sơn Can sau đổi tên thành Giác Lâm. Kiến trúc của chùa được xem là tiêu biểu trong những ngôi chùa ở miền nam với kiểu chữ Tam. Chính điện lại là kiểu nhà truyền thống với một gian hai mái và bốn cột chính. Chùa có 113 pho tượng cổ, hầu hết là bằng gỗ. Những cột chính bên trong điện đều được chạm khắc câu đối, thếp vàng công phu. Bên cạnh được biết đến là nơi cầu tài lộc, vận may linh nghiệm; ngôi chùa này còn được ví như một bảo tàng nhỏ; lưu giữ nhiều tác phẩm điêu khắc giá trị.

Chùa cầu tài lộc ở TpHCM – Chùa Giác Lâm

Chùa Xá Lợi – Quận 3

Được khởi công xây dựng năm 1956 với diện tích rộng hơn 2500m vuông; chùa Xá lợi nằm tại 89 Bà Huyện Thanh Quan, Phường 7, Quận 3 cũng là địa điểm hành hương, tham quan được nhiều người ghé đến. Nổi bật nhất khi đến đây là tháp Chuông bảy tầng ngay cổng với chiều cao 32m thu hút sự chú ý của nhiều người. Trên tầng cao nhất của tòa tháp là chiếc chuông đồng nặng 2 tấn với hoa văn chạm trổ sắc sảo, công phu. Bước vào chính điện; du khách sẽ được chiêm ngưỡng nét đẹp hiện đại của ngôi chùa lầu được coi là mở đầu cho lối kiến trúc mới của Phật giáo ở Việt Nam. Tượng đức Phật Thích Ca được tôn trí tại chánh điện là một tác phẩm mỹ thuật bằng đá hồng; và đây cũng là pho tượng từng được tạp chí ASIA giới thiệu khắp thế giới. Chùa Xá Lợi không chỉ là một công trình kiến trúc độc đáo mà đây còn là trung tâm học thuật quan trọng của Phật giáo Việt Nam. 

Chùa cầu tài lộc ở TpHCM – Chùa Xá Lợi

Chùa Vĩnh Nghiêm – Quận 3

Với khuôn viên rộng lớn cùng kiến trúc đồ sộ; chùa Vĩnh Nghiêm thu hút được rất nhiều khách du dịch và cả những người muốn cầu tài lộc đến tham quan. Ngôi chùa được khởi công vào năm 1964 và hoàn thành vào năm 1971; nằm ở số 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 7, quận 3. Trong chùa có Cổng Tam Quan được thiết kế theo kiểu truyền thống với mái ngói đỏ uốn cong. Chính giữa là tòa trung tâm 1 tầng lầu, 1 tầng trệt được chia thành nhà thờ Tổ, giảng đường, văn phòng, thư viện, phòng tăng, lớp học và phòng học. Xung quanh chùa là những tòa tháp gồm tháp Quan Thế Âm, tháp Xá Lợi và tháp đá Vĩnh Nghiêm. Tháp Vĩnh Nghiêm cũng là ngôi tháp đá đầu tiên tại miền Nam đứng trong danh sách những ngôi tháp đá lớn nhất, cao nhất Việt Nam. 

Chùa cầu tài lộc ở TpHCM – Chùa Vĩnh Nghiêm

Hy vọng với những thông tin trên đây mọi người sẽ tìm được ngôi chùa cầu tài lộc phù hợp để ghé thăm. Nhưng nếu không có thời gian và điều kiện thì bạn cũng có thể thờ cúng, cầu nguyện ở nhà vì điều quan trọng nhất suy cho cùng vẫn là cái tâm và lòng thành. Không phải cứ đi chùa thì mới nhận được nhiều may mắn, tài lộc.

  • Tham khảo thêm: [Review] Những ngôi chùa quận 5 – Chùa người Hoa ở quận 5

Địa điểm cung cấp đồ thờ cúng chất lượng TPHCM

Không Gian Gốm với hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc sản xuất và cung cấp đồ thờ gốm sứ là địa điểm được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn khi có nhu cầu sắm sửa đồ thờ. Những sản phẩm của chúng tôi được sản xuất trực tiếp từ xưởng nên đảm bảo chất lượng tuyệt đối cũng như có giá thành cạnh tranh nhất thị trường [không qua trung gian]. Quý khách hàng có thắc mắc hay cần được tư vấn xin liên hệ với chúng tôi qua website Battrangvn.vn; hotline 0912992544 hoặc đến trực tiếp các chi nhánh cửa hàng để được phục vụ tốt nhất.

Video liên quan

Chủ Đề