Cấu tạo bên trong của trái đất chia thành mấy lớp

noithatthoidai.vn xin giới thiệu đến các em học sinh bài:Bài 10: Cấu tạo bên trong của trái đấtgiúp các em tìm hiểu về cấu tạo bên trong của Trái Đất như thế nào? Gồm mấy bộ phận và những bộ phận đó có chức năng gì? Mời tất cả các em học sinh cùng tìm hiểu bài học này.

Bạn đang xem: Cấu tạo bên trong trái đất

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm: “Trái Đất được cấu tạo bởi mấy lớp?” cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Địa lí 6 do Top lời giải biên soạn dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.

Trắc nghiệm: Trái Đất được cấu tạo bởi mấy lớp?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4 

Trả lời: 

Đáp án đúng: C. 3

Trái Đất được cấu tạo bởi 3 lớp

Giải thích:

Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm 3 lớp: 

- Lớp vỏ Trái Đất dày từ 5 đến 70km, cấu tạo bởi các lớp đá rắn chắc. Càng xuống sâu, nhiệt độ càng cao nhưng cao nhất cũng chỉ tới 1000oC. 

- Lớp trung gian dày gần 3000km, cấu tạo bởi các vật chất ở trạng thái quánh dẻo đến lỏng, nhiệt độ khoảng 1500oC đến 4700oC 

- Lớp lõi Trái Đất dày trên 3000km, cấu tạo bởi các vật chất ở trạng thái lỏng và rắn, nhiệt độ cao nhất tới 5000oC.

Cùng Top lời giải trang bị thêm nhiều kiến thức bổ ích cho mình thông qua bài tìm hiểu về Cấu tạo của vỏ trái đất dưới đây nhé!

Tài liệu tham khảo về Cấu tạo của vỏ trái đất

1. Cấu tạo bên trong của Trái Đất

– Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm ba lớp: lớp ngoài cùng là vỏ trái đất, ở giữa là lớp trung gian và trong cùng là lõi.

– Đặc điểm:

+ Lớp vỏ Trái Đất: độ dày từ 5 đến 70 km, Lớp này rất mỏng, chỉ chiếm 1% thể tích và 0,5% khối lượng của Trái Đất.; vật chất ở trạng thái rắn chắc; càng xuống sâu nhiệt độ càng cao; nhưng tối đa chỉ tới 1.000oC. Các địa mảng này có bộ phận nổi cao trên mực nước biển là lục địa, các đảo và có bộ phận trũng, thấp bị nước bao phủ là đại dương. Vỏ Trái Đất có vai trò rất quan trọng đối với đời sống và hoạt động của con người. Vỏ Trái Đất là nơi tồn tại các thành phần tự nhiên khác như: không khí, nước, sinh vật… và là nơi sinh sống, hoạt động của xã hội loài người

+ Lớp trung gian [bao Manti]: độ dày gần 3.000 km; vật chất ở trạng thái quánh dẻo đến lỏng; nhiệt độ khoảng 1.500oC đến 4.700oC.

+ Lõi Trái Đất: độ dày trên 3.000 km; vật chất ở trạng thái lỏng ở bên ngoài, rắn ở bên trong; nhiệt độ cao nhất khoảng 5.000oC.

Xem bảng sau: 

Vỏ Trái Đất

Lớp Manti

Lớp Nhân

 
Độ dày Từ 5km [ở đại dương] - 70km [ở lục địa]. Dày 2900km. Dày khoảng 3400km
Trạng thái

- Là lớp vỏ mỏng cứng ngoài cùng.

- Cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau: Trên cùng là tầng trầm tích không liên tục. Tầng Granit ở giữa chỉ có ở lục địa. Dưới cùng là tầng bazan.

- Vỏ Trái Đất phân làm vỏ lục địa và vỏ đại dương

- Chia thành 2 tầng:

+ Manti trên: 15 – 700 km. Trạng thái quánh dẻo.

+ Manti dưới: 700 – 2900 km. Trạng thái rắn chắc.

- Chia làm 2 tầng:

+ Nhân ngoài: sâu 2900 – 5100km, áp suất lớn 1,3 – 3,1 triệu atm, ở thể lỏng.

+ Nhân trong: từ 5100 – 6370km, áp suất 3 – 3,5 triệu atm, vật chất ở dạng rắn.

- Thành phần chủ yếu là những kim loại nặng Ni, Fe nên còn gọi là nhân Nife.

Nhiệt độ

Càng xuống sâu nhiệt độ càng tăng, tối đa đến 

1 000oC

1 500 đến 3700oC nhiệt độ 5000oC

2. Các địa mảng [mảng kiến tạo] 

- Các mảng kiến tạo: Mảng Âu - Á, Mảng Thái Bình Dương, Mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a, Mảng Phi, Mảng Bắc Mỹ, Mảng Nam Mỹ, Mảng Nam Cực.

- Ngoài 7 mảng lớn còn có các mảng nhỏ khác được đánh số. Việt Nam nằm ở mảng Âu - Á.

- Các địa mảng có sự di chuyển: Tách xa nhau hoặc xô vào nhau.

- Các địa mảng xô vào nhau: mảng Âu - Á và mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a; mảng Thái Bình Dương và mảng Âu - Á; mảng Thái Bình Dương và mảng Bắc Mỹ.

- Ở đới tiếp giáp giữa các mảng sẽ hình thành các dãy núi, các vực sâu…. Kèm theo là các hiện tượng động đất và núi lửa.

2. Nguồn gốc trái đất

- Nguồn gốc của hành tinh Trái đất bắt nguồn từ một tinh vân thuộc loại nguyên cực. Tinh vân này đã hình thành nên một hành tinh cách đây khoảng 4600 tỷ năm.

- Đám mây khí nói trên là nguyên nhân khiến các hạt bụi di chuyển trong toàn bộ hệ mặt trời va chạm. Các hạt dần dần cô đặc lại trong cái mà chúng ta biết ngày nay là Tinh vân Đại bàng nằm trong Dải Ngân hà.

- Khối lượng của các hạt bụi dần dần cô đặc lại và hành tinh dần dần được hình thành.

3. Sự hình thành trái đất và mầm sống trên trái đất

- Trái đất khi mới hình thành trông giống như địa ngục hơn là ngôi nhà cho sự sống. Lúc đó, nhiệt độ trên hành tinh của chúng ta lên tới trên 1.093 độ C. Trái đất không có không khí, chỉ có các-bon điôxít, nitơ và hơi nước. Nó nóng bỏng và độc hại tới mức chỉ cần tiến lại gần, tất cả sẽ bị thiêu rụi thành tro chỉ trong vài giây.

- Trái đất thuở sơ khai là một quả cầu sôi sục dung nham với một đại dương nham thạch bất tận. Khí thải và các hoạt động của núi lửa tạo ra các yếu tố sơ khai của bầu khí quyển. Lớp vỏ ngoài của Trái Đất ban đầu ở dạng nóng chảy, sau nguội lạnh dần thành chất rắn trong khi nước bắt đầu tích tụ trong khí quyển. Quá trình ngưng tụ hơi nước cùng với việc băng và nước ở dạng lỏng được các sao chổi, thiên thạch cũng như các tiền hành tinh lớn hơn vận chuyển tới bề mặt Trái đất đã tạo ra các đại dương.

- Cách đây khoảng 4,53 tỷ năm, Trái đất đã có cú va chạm sượt qua với Theia - một hành tinh trẻ khác có kích thước bằng sao Hỏa và khối lượng bằng khoảng 10% khối lượng hành tinh của chúng ta. Kết quả là, một phần khối lượng của Theia đã sáp nhập vào Trái Đất, phần còn lại bắn vào không gian theo một quỹ đạo phù hợp tạo ra Mặt trăng hàng ngàn năm sau đó.

Mầm sống trên Trái Đất hình thành như thế nào?

- Những mẫu hóa thạch lâu đời nhất được các nhà khảo cổ tìm ra có tuổi thọ khoảng 3,5 tỷ năm.Điều này chứng tỏ mầm sống đầu tiên sẽ xuất hiện từ trước đó. Sau đó, cách ngày nay khoảng 3,4 tỷ năm, các vi sinh vật đầu tiên đã bắt đầu tiến hóa. Chúng tổng hợp đường từ nguồn năng lượng từ ánh sáng Mặt trời. Đó là sự quang hợp đầu tiên trên Trái Đất.

- Các tế bào và sinh vật đa bào trên Trái Đất hình thành như thế nào?

- Từ 2,1 tỷ năm trước, sự xuất hiện của các tế bào phức hợp đã đánh dấu cho sự phát triển của sinh vật trên Trái Đất. Thời gian này, sự sống trên địa cầu vẫn còn rất đơn giản. Tuy nhiên, chúng có cấu trúc rất đơn giản. Sau đó, nhờ sự tiến hóa, các vi khuẩn đã có cấu trúc phức tạp hơn. Chúng đã xuất hiện các cơ quan chuyên biệt bên trong. Nhân tế bào đã có màng riêng để tách biệt nó với phần còn lại của tế bào.

4.Trái đất quay quanh trục ra sao?

- Đây là hiện tượng tự quay đặc biệt của hành tinh chúng ta. Trái đất của chúng ta quay từ hướng Tây sang Đông. Bạn không đọc nhầm đâu! Bởi vì trước đây chúng ta đều biết Mặt Trời mọc từ Đông sang Tây.

- Bạn sẽ cần quan tâm đến hai vận động chính của Trái đất. Đó là sự tự quay quanh trục và quỹ đạo quanh Mặt trời của quả địa cầu. Trục của địa cầu sẽ nghiêng một góc khoảng 23,5 độ so với đường thẳng vuông góc với mặt phẳng của Trái Đất và Mặt trời. Mặt phẳng của Mặt trăng – Trái Đất nghiêng khoảng 5 độ so với mặt phẳng giữa Trái Đất và Mặt trời. Địa cầu mất khoảng 24h so với Mặt trời để tự quay quanh trục của chính nó.

Video liên quan

Chủ Đề