Cây bucep mọc ở đâu

Cây thủy sinh Bucep là loại cây xuất xứ từ đảo quốc trên đất nước Indonesia, là loại cây nhập khẩu, và được rất nhiều các cá nhân nhập khẩu về lưu hành trong toàn quốc.

Điều đầu tiên bạn cần làm – là google từ khóa “ bucephalandra” để hình dung rõ hơn về loại cây mình đang quan tâm. Tiếp đến là bạn hãy chuẩn bị tiền để tập chơi loại cây tương đối mắc tiền này. Cây thủy sinh bucep có thể sống ở mọi loại địa hình, từ bể thủy sinh, đến bán cạn. Tuy nhiên cây bucep được chuộng nhất khi ở trong bể thủy sinh. Việc đầu tiên khi mua về đó là bạn phải xử lý. Khâu xử lý với nhiều người có thể khác nhau, tuy nhiên trong bài viết với kinh nghiệm cá nhân của mình thì mình sẽ làm như sau:

Đối với hàng bucep cạn – bucep bụi:

  1. Đừng thả bể ngay – hãy ngâm trong 1 cái ca/ 1 cái xô – cho 1 – 2ml seachem excel ngâm trong nửa ngày.
  2. Đem rửa lại với nước sạch cho bớt bụi bẩn.
  3. Gỡ ra khỏi giá thể cũ – tiến hành vệ sinh bộ rễ – tất cả rễ đen, rễ chết mạnh dạn tỉa bỏ. Lá thủng lá dập cũng tỉa luôn. Tôi thường mất nhiều thời gian hơn ở bước này
  4. Buộc lại vào giá thể của bạn chuẩn bị sẵn ví dụ nham thanh, lũa vụn, hoặc đá vụn … nên buộc bằng chỉ / cước nhỏ – hạn chế dính keo

Đối với hàng bucep lá nước:

  1. Thả trôi trong bể, hoặc đặt ở nơi nào tiện cho việc nhấc ra vệ sinh nhất
  2. Sau khi thả trôi 1 thời gian – đem ra vệ sinh/ buộc giá thể lại tùy thích
  3. Hạn chế châm phân nước trong thời gian này

Đối với bể mới setup:

Các bạn có thể gắn hoặc buộc luôn sau khi đã vệ sinh như ở trên Tuy nhiên nhớ duy trì thay nước đều đặn và nhiệt độ không nên cao quá 26-28 độ để đảm bảo bucep thích nghi tốt nhất với môi trường mới.

Cách chăm sóc cây thủy sinh bucep:

  • Về cơ bản trước đây mình không có khái niệm gì về khoáng – chỉ vô thức thả tép RC/ Bluedream … nói chung tép rẻ cùng bể, châm khoáng để tép k hở cổ. Và kì lạ thay đến lúc tép sinh sản nhiều trong bể cũng là lúc cây thủy sinh bucep trở trên căng đẹp nhất.
  • Sau đó mình cũng để ý, đó là mua bucep lá nước từ người chơi khác – lá có gân – nhưng thả bể mình chỉ sau 1 thời gian nó rụng hết lá cũ và thay bằng lá mới căng dày hơn không còn gân. Do vậy bể nuôi bucep nhất định nên có Khoáng – TDS bao nhiêu thì các bạn có thể tìm hiểu thêm nhưng giao động khoảng 80 -150 gì đó vì mình k đo
  • Bucep không hẳn cần quá sáng – tuy nhiên không được khuất sáng và cũng không được ở trong bóng râm, chơi được ở khoảng 0.5-1w/ lít với T5H0 – 30-40lm với đèn LED. Vì cây thủy sinh bucep là cây lớn chậm, do vậy việc kiểm soát co2 và a.s sẽ giúp bucep tránh được các loại rêu bám lá, điển hình là chùm đen/ chấm xanh/ rêu tóc – chỉ nên chiếu sáng như các cây thủy sinh bình – từ 8-10h/ ngày.
  • Chơi dưới đèn LED RGB – hoặc T5HO của các hãng nổi tiếng như ATI, EHEIM, JBL … sẽ làm bạn cảm thấy yêu và thích thú hơn với sự khoe sắc của cây Bucep
  • Bucep cần dinh dưỡng tốt – cây sẽ đẹp hơn khi ở trong môi trường giàu dinh dưỡng và a/s phù hợp. Tuy nhiên cần lưu ý việc thừa dưỡng – và không kiểm soát được dinh dưỡng dẫn tới thối rễ nước [ màu trắng] – và thối luôn cả ngọn
  • Bucep cần nước mát, lý tưởng là 24-26 độ– ở khoảng 30 – 31 độ – bucep ít nhiều sẽ có hiện tượng rữa ngọn
  • Bucep sẽ thay đổi màu sắc thậm chí hình thái lá, gân lá ở môi trường bể khác nhau
  • Nếu đã từng chơi bucep, thì việc nuôi bụi cây bucep lá cạn sang lá nước sẽ làm bạn phấn khích hơn hẳn bởi khi mua lá nước nó sẽ mất thời gian thích nghi môi trường bể và trở nên xấu hơn thậm chí k bằng ở bể người bán.
  • Nên định kì tỉa lá hỏng, lá cạn. Sau 1 khoảng thời gian thích nghi và phát triển – nếu thấy thân của bucep dài ra và lớn hơn – bạn có thể tiến hành cắt thành từng đoạn chứa ngọn mới để nhân giống trong bể nuôi. [ giống như ráy ] – nhưng lưu ý khi tỉa không đc làm tổn thương bộ rễ nước mới ra.
  • Trong thời gian nuôi sẽ xuất hiện 1 vài hiện tượng như rụng ngọn đi kèm cả rễ nước – đôi khi nó là báo hiệu về môi trường nước đang bất ổn, nhưng có đôi khi nó lại là cách để cây bucep tự sinh sản. Giống như trước đây mình có 1 ngọn bucep ghost đang đẹp tự dưng bay mất ngọn, tuy nhiên sau 3 tháng từ chỗ gãy đó mọc thêm 3 ngọn nữa khỏe mạnh …Trên đây là 1 vài kinh nghiệm của bản thân đới với cây thủy sinh Bucep.

Nhìn chung: Cây thủy sinh Bucep là loại cây tương đối khỏe và dễ chăm sóc, tuy nhiên điều đó không đúng với tất cả các loại bucep. Nhưng khó trong việc duy trì màu sắc căng đẹp nếu như không quan tâm chăm sóc thường xuyên.
Và khó hơn cả là tìm được nguồn giống đẹp ngay lúc chọn mua lá cạn nó giống chơi sổ xố phải có kiến thức sâu về bucep mới có thể phân biệt được – còn việc của ae người chơi như tôi thì cứ hình thái lá đẹp bụi đẹp là chiến thôi.

Dân chơi Việt đổ xô săn lùng ngọn cây 'bóng ma' mọc trên hoang đảo

Một ngọn cây thủy sinh có tên Bucep “Bóng ma” kích thước từ 6-7cm nhưng có giá lên tới 3 triệu đồng đang được dân chơi thủy sinh săn lùng, nhưng không hề dễ mua.

Anh Hoài Nam [Quân 10, TP.HCM] đến cửa hàng thủy sinh có tiếng nằm trên đường Lưu Xuân Tín, sau vài tiếng đợi hàng chuyển từ sân bay về, anh nhanh chóng trả 3 triệu đồng để được tận tay sở hữu ngọn Bucep “bóng ma”.

Anh Nam tấm tắc: “Từ hôm cửa hàng báo có hàng, tôi đứng ngồi không yên đợi đến ngày nhận cây. Loại cây thủy sinh Bucep “bóng ma” rất hiếm, không phải ai cũng có cơ hội mua được nó. Tôi phải tìm đến cơ sở chuyên cung cấp ở nước ngoài và đặt hàng trước một tuần”.

Theo anh Nam, Bucep “bóng ma” không giống như các loại cây thủy sinh thông thường. Chúng chỉ mọc ở những khu vực riêng biệt, thường ở các hòn đảo hoang vắng ít người lui tới. Người bán nhập hàng Bucep từ Indonesia ,tùy theo chủng loại và khu vực khai thác mà giá cả chênh lệch rất nhiều.

Ngọn cây Bucep 'bóng ma' giá tiền triệu

“Một ngọn cây Bucep “bóng ma” có kích thước từ 6-7cm. Lá cây có sự pha trộn màu sắc ma mị như tím đỏ, xanh tím, xanh đen,... trên chiếc lá còn có những hạt chấm trắng giống như dải thiên hà. Khi được thả xuống môi trường nước, sự kết hợp của màu sắc và ánh sáng tạo nên sự thoắt ẩn thoắt hiện kỳ bí, vì thế nó có tên gọi là bóng ma”, anh nói.

Anh Phạm Nhật [Quận 3, TP.HCM], một dân chơi hồ thủy sinh nhiều năm, thừa nhận giá ngọn cây thủy sinh Bucep “bóng ma” không chỉ đắt đỏ mà thời gian chờ đến lượt mua cũng phải mất cả tuần, thậm chí cả tháng hàng mới đến tay.

Bucep “bóng ma” thuộc họ ráy, sống bám trên các tảng đá hay thân cây gần bên các con sông suối ẩm ướt.

“Bucep 'bóng ma' được xếp vào hàng hiếm của dòng Bucep nói chung. Nó được khai thác trong tự nhiên và số lượng ngày càng ít. Vì thế, trên thị trường quốc tế người ta sẵn sàng trả giá rất cao để sở hữu được nó. Có tiền chưa chắc đã mua được. Với ngọn kích thước trung bình mất một tuần là có, còn loại lớn có màu sắc lạ mất nhiều thời gian hơn”, anh chia sẻ.

Bể ươm Bucep “bóng ma”

Loại cây “hiếm có khó tìm” yêu cầu quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng hết sức công phu tỉ mỉ. Anh Nhật cho biết: Với một ngọn cây Bucep "bóng ma", không thể vội vàng, phải kiên nhẫn, càng rối ruột thì nguy cơ mất trắng càng cao. Cây càng đắt tiền thì không chỉ đẹp mà còn khó sống nếu không biết cách chăm.

Ví như khi mang về, cây được buộc vào lũa, đá, nham thạch,... Để màu sắc Bucep đẹp, cần đảm bảo đủ sáng, bổ sung CO2 đầy đủ. Khi thay nước, cần hết sức chú ý vì có thể làm cây bị stress, có dấu hiệu rụng lá.

"Rất nhạy cảm mỗi khi có sự thay đổi, lá cây bucep có thể bị rữa và rụng. Cần am hiểu tường tận, theo dõi sát sao biểu hiện của cây để có xử lý kịp thời, tránh để cây chết”, anh Nhật lưu ý.

Cũng đam mê sưu tập loài cây thủy sinh Bucep “bóng ma” với số lượng trên chục cây, anh Hoàng thừa nhận ngoài thời gian, công sức thì thú chơi Bucep cũng khá tốn kém.

Thông thường, bể thủy sinh 1m2 hết khoảng 10-15 triệu đồng. Có những người chơi rất công phu, bể 1,5m nhưng đầu tư tới hơn 60 triệu đồng. Ngoài ra, người chơi phải đầu tư đủ về ánh sáng, bình dưỡng khí CO2, đảm bảo nhiệt độ nước, phân, cây thủy sinh khác, gỗ lũa, đá,... Trong đó đắt nhất là hệ thống đèn, lọc. Chi phí đầu tư cao hay thấp phụ thuộc vào kích cỡ bể và bố cục mà người chơi chọn.

Theo anh Huy, thành viên của cộng đồng chơi Bucep tại Việt Nam, với bất cứ ai chơi thủy sinh, Bucep “bóng ma” chắc chắn là cái tên ai cũng muốn có trong bể của mình. Tuy nhiên, không cửa hàng thủy sinh lớn nào cung cấp đủ loại cho bạn lựa chọn, kiếm được 1-2 loại về trồng là may mắn rồi.

Đại diện một đầu mối cung cấp cây thủy sinh [Quận 10, TP.HCM] cho hay, ngọn cây Bucep “bóng ma” được nhập khẩu trực tiếp từ Indonesia bằng đường hàng không. Ngọn cây có kích thước từ 6m-7cm giá từ 2-3 triệu đồng/ngọn, kích thước từ 8cm trở lên giá hơn 4 triệu đồng và rất hiếm.

“Quá trình nhập khẩu đòi hỏi những điều kiện hết sức nghiêm ngặt để đảm bảo cây sống được khi về đến Việt Nam. Làm sao để có được nhiệt độ lý tưởng từ 22-26C, tránh sốc nhiệt. Cây được bảo quản trong hộp chống sốc, có lót bông hoặc giấy để giữ ẩm. Thời gian vận chuyển phải được tính toán chính xác để bổ sung chất dinh dưỡng hợp lý”, anh này chia sẻ.

Do tốc độ phát triển của cây là rất chậm và đang bị khai thác quá mức, Bucep “bóng ma” được nhập số lượng có giới hạn, không nhập ồ ạt. Các đối tác nước ngoài cũng chỉ cung cấp một lượng cây nhất định. Vì thế, mỗi lần nhập chỉ được 6 đến 8 ngọn cây Bucep “bóng ma”.

“Cửa hàng thủy sinh của tôi bán rất nhiều loại Bucep, ráy khác nhau có giá tầm trung. Tuy vậy lượng khách hàng có nhu cầu về Bucep 'bóng ma' không hề giảm. Các đơn hàng vẫn tiếp tục được nối dài. Có những người đã cất công sang tận Indonesia mua cây về chơi”, anh thông tin.

Cẩm Hòa

Video liên quan

Chủ Đề