Cây mật gấu có tốt không

Theo Đông y, lá cây mật gấu có vị đắng, tính hàn, mùi rất đặc trưng. Được sử dụng trong các bài thuốc điều trị viêm đường hô hấp, rối loạn tiêu hoá, các bệnh lý đại tràng, viêm nhiễm ngoài da, ho khan, ho có đờm…

Các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, lá cây mật gấu là nguồn rất dồi dào: vitamin A, B1, B2, C và E, acid amin, chất khoáng sắt, đồng, kẽm, mangan, clo, magie,… Các hợp chất có hoạt tính sinh học của lá gồm alkaloids, saponin, glycoside, flavonoid, coumarin, terpen, glycoside, steroid, acid phenolic, anthraquinone, sesquiterpen (chống ung thư), xanthone, edotide, lignan.

Nhiều nghiên cứu đã ghi nhận lá mật gấu trị tiểu đường type 2 khá tốt. Bên cạnh đó, dược liệu này còn làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính, đặc biệt là ung thư vú, ung thư cổ tử cung, viêm gan, suy thận; trị rối loạn tiêu hóa; giảm huyết áp; lợi tiểu; chống viêm và giảm mức cholesterol xấu cho cơ thể,…

Cây mật gấu có tốt không

Ổn định đường huyết

Nhiều thầy thuốc ở châu Phi và dân gian Ấn Độ cũng sử dụng lá mật gấu trị bệnh tiểu đường từ xa xưa.

Các bằng chứng khoa học trước đây cho thấy dịch chiết từ lá mật gấu thúc đẩy sự phục hồi của các tế bào beta đảo tụy – bộ phận sản xuất insulin ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 1. Hàm lượng andrographolide có trong dược liệu có hiệu quả trong việc giảm lượng đường và điều hòa lượng đường trong máu. Từ đó hỗ trợ tích cực điều trị bệnh lý đái tháo đường.

Hiện tại, các nhà nghiên cứu Nigeria đã xác định lá mật gấu cải thiện chức năng của insulin, ổn định đường huyết cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2, bảo vệ cơ thể chống lại các biến chứng phổ biến của bệnh tiểu đường như suy thận và đau tim. Về khả năng giảm biến chứng có thể do lá mật gấu giúp giảm cholesterol xấu và hỗ trợ kiểm soát tình trạng huyết áp cao.

Một nghiên cứu đăng tải trên Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ năm 2014 cũng cho thấy hoạt chất trong lá mật gấu hoạt động theo cơ chế tương tự như thuốc hạ đường huyết metformin, đó là ức chế quá trình tạo glucose mới ở gan; đồng thời tăng cường quá trình oxy hóa glucose để giảm đường huyết. Những kết quả này mở ra hi vọng về việc ứng dụng lá mật gấu trong các chế phẩm dành cho bệnh nhân tiểu đường.

Giảm cholesterol xấu LDL

Cholesterol LDL là thành phần chính của mảng xơ vữa động mạch, làm tăng nguy cơ tắc nghẽn mạch máu, từ đó dẫn tới biến cố về tim mạch như đau tim, đột quỵ.

Cây mật gấu chữa bệnh tiểu đường đồng thời cũng giúp giảm cholesterol xấu LDL và tăng hàm lượng cholesterol HDL tốt trong cơ thể. Tuy nhiên, vẫn chưa có một nghiên cứu chính thức nào điều tra tác dụng làm giảm cholesterol của lá cây mật gấu trên người.

Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp

Tăng huyết áp, hay huyết áp cao ở bệnh nhân tiểu đường sẽ làm tăng mức độ hủy hoại mạch máu và cản trở dòng máu tới những vùng ở xa tim, góp phần tăng tỷ lệ biến chứng tại các mạch máu nhỏ như thận, mắt, thần kinh ngoại biên. Vì vậy, kiểm soát huyết áp rất quan trọng. Một trong những tác dụng của lá mật gấu là giảm và ổn định chỉ số huyết áp.

Cơ chế là bởi thành phần của lá mật gấu có chứa nhiều kali, khi bổ sung vào cơ thể giúp hạ huyết áp một cách hiệu quả do có khả năng loại bỏ được lượng nước, muối giúp cho cơ thể.

Bài thuốc từ lá mật gấu trị tiểu đường

Trong Đông y, bài thuốc từ lá cây mật gấu trị tiểu đường khá phổ biến và có hiệu quả đối với một số bệnh nhân. Sau đây là bài thuốc đơn giản từ lá cây mật gấu trị tiểu đường thường được nhiều người áp dụng:

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 5gr lá mật gấu tươi.

Các bước thực hiện:

  • Rửa sạch và ngâm trong nước muối loãng.
  • Hãm lá mật gấu với nước sôi nóng trong phích hoặc bình giữ nhiệt, tương tự như hãm chè (trà) xanh tươi.
  • Uống thành 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối, kiên trì để thấy rõ hiệu quả.

Những lưu ý khi sử dụng lá cây mật gấu trị tiểu đường

Mặc dù lá cây mật gấu được coi là có tác dụng trong hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường và các nghiên cứu hiện tại cũng chứng minh được rằng lá mật gấu không chứa độc tính. Tuy nhiên, khi quyết định sử dụng bài thuốc từ loại dược liệu này, người bệnh cũng cần phải lưu ý một số vấn đề sau đây:

Cây mật gấu hay còn gọi là (Hoàng liên ô rô, Mã hồ ) . Gỗ của thân và rễ có màu vàng nhạt, vị rất đắng như mật gấu, vì vậy mới có tên là cây mật gấu.

Cây mật gấu có tốt không

Cây mật gấu

Cây mật gấu có thể cao 4 – 6m. Lá kép hình lông chim lẻ, mọc so le, dài 20 – 40 cm, mang 11 – 25 lá chét cứng không cuống, hình trái xoan hẹp, dài 6 – 10cm, rộng 2 – 4,5cm, gốc tròn, đầu lá nhọn như gai, mép có răng nhọn; gân chính 3. Lá kèm nhọn như hai gai nhỏ. Các cụm ho ở ngọn thân, mang nhiều hoa màu vàng nhạt; lá đài 9, xếp thành 3 vòng; cánh ho 6, có tuyến ở gốc; nhị 6; bầu hình trụ. Quả thịt, hình trái xoan, đường kính khoảng 1cm, đầu quả có núm nhọn, khi chín màu xanh nâu, chứa 3 – 5 hạt. Mùa hoa: tháng 2 – 4, quả: tháng 5 – 6.

Ở Việt Nam, Cây mật gấu mọc hoang, thường gặp ở một số tỉnh vùng núi cao và mát như Cao Bằng, Lào Cai (Phan Si Pan), Lai Châu, Bắc Kạn, Lâm Đồng (Lang Bian)…. Ngoài ra, còn có ở nhiều nước châu Á như Trung Quốc, Nepal, Ấn Độ… Người ta dùng lá, thân, rễ và quả để làm thuốc. Thân và lá thu hái quanh năm, rửa sạch, phơi khô. Gỗ của thân và rễ có màu vàng nhạt.

Công dụng của cây mật gấu

Cây mật gấu có tác dụng rất tốt trong việc điều trị các triệu chứng về bệnh rối loạn tiêu hoá, đường ruột, đau nhức xương khớp, tê thấp. Tác dụng mát gan, phòng và chữa sỏi Mật, giảm đau lưng và thấp khớp, tăng cường sức khoẻ… Đặc biệt sản phẩm có tác dụng tiêu mỡ, viêm đại tràng, giã rượu, dùng lâu dài có tác dụng chữa bệnh béo phì và bệnh Gút - những căn bệnh rất phổ biến trong đời sống hiện đại.

Cách sử dụng Cây Mật Gấu

Ngâm rượu: Cây mật gấu còn được dùng phổ biến để ngâm rượu. Cây này rửa sạch rồi chẻ nhỏ phơi khô, trước khi ngâm vào rượu trong bình mình có điều kiện rửa qua bằng rượu là tốt nhất. Rượu ngâm sau một thời gian chuyển sang màu vàng, vị đắng, tùy độ đặc mà người uống khi có thể pha thêm rượu.

Sắc uống: Cắt lát nhỏ, cho vào nồi đun sôi khoảng 15 phút, uống hàng ngày có tác dụng mát gan, giải độc và giã rượu. Việc sắc cây mật gấu làm nước uống vừa đơn giản lại có nhiều tác dụng vì vậy thiết nghĩ có thể phổ biến thành thức uống hàng ngày hơn nữa lại có lợi cho sức khỏe.

Cây mật gấu có tác dụng gì không?

Theo Đông y, cây mật gấu có vị đắng tính mát, vào 4 kinh: phế, vị, can, thận, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát gan, tiêu viêm, làm se, lợi mật, phòng ngừa và chữa sỏi mật, giảm đau lưng và thấp khớp, tăng cường sức khoẻ…

Cây mật gấu có tác dụng phụ gì?

Từ kết quả cho thấy rằng, độc tính của cây mật gấu chưa được ghi nhận trên thực nghiệm. Tuy nhiên, việc sử dụng cây mật gấu trong thời gian kéo dài với liều cao cũng thể gây ra các tác dụng ngoài ý muốn. Các tác dụng phụ thường gặp như hạ huyết áp, táo bón.

Là cây gấu có tác dụng gì?

Lá cây mật gấu có tác dụng hỗ trợ các thuốc khác trong việc điều trị nhiều bệnh như xương khớp, đái tháo đường, tiêu chảy, viêm gan, vàng da, huyết áp cao, rối loạn lipid máu, viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột… Bên cạnh đó, cây lá đắng còn giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc gan, điều hòa huyết áp và ...

Là cây mật gấu như thế nào?

Lá cây màu xanh lục hình bầu dục, mép hình răng cưa nhỏ, dài khoảng 20cm và có vị đắng. Hoa mật gấu màu vàng nhạt, thường nở từ tháng 2 đến tháng 4 hàng năm. Mỗi bông hoa bao gồm 6 cánh và tụ thành cụm nở trên ngọn cây. Sau khi hoa tàn, quả mật gấu sẽ dần xuất hiện và chín vào tháng 5 đến tháng 6.