Cây mật nhân là gì

Người xưa thường nói, thuốc đắng dã tật, mật nhân cũng như vậy. Mặc dù mang trong mình vị đắng như mật nhưng mật nhân lại được sử dụng để hỗ trợ chữa nhiều bệnh lý khác nhau. Dưới đây là thông tin đặc điểm của cây mật nhân.

Đặc điểm của mật nhân

Cây mật nhân có tên khoa học là Eurycoma longifolia, thuộc họ Thanh thất [Simaroubaceae]. Đây là loài cây thân gỗ, mảnh, sống ở tầng rừng thấp, nằm trên đất sỏi. Cây mật nhân trưởng thành có kích thước trung bình khoảng 10 mét. Lá mật nhân mỏng, dài, mặt trên có màu xanh lục, mặt dưới có màu trắng hơi xanh. Mỗi cây mọc khoảng 20-40 lá đối xứng nhau, lá cây dài đến 1m. Ở nách lá, có hoa lưỡng tính, mềm, mọc thành cụm, màu đỏ, có nhiều lông tơ mịn.

Thân cây mật nhân chia ra nhiều nhánh nhỏ. Tuy nhiên, mật nhân phát triển tập trung vào rễ và rễ cây có thể chiếm đến 80% khối lượng cây. Bộ rễ của mật nhân có đặc điểm là nhiều rễ con, màu vàng nâu và trắng ngà, có mùi thơm nhẹ.

Quả mật nhân hình trứng, nhỏ, bên trong có một hạt cứng. Khi còn non, quả có màu xanh và chuyển thành màu nâu đỏ khi chín. Thông thường, mật nhân ra hoa vào khoảng tháng 3 - 4 và có quả vào tháng 5 - 6.

Ngoại trừ hoa, hầu hết các bộ phận của cây mật nhân gồm vỏ, thân, quả, lá, rễ,... đều được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh. Trong đó, rễ cây được sử dụng nhiều nhất.

Cây mật nhân ưa sống ở những vùng núi có độ cao dưới 1.000 mét hoặc các khu vực trung du và những vùng đồi có chiều cao thấp. Đây là giống cây mọc hoang, thường được phân bố trong những cánh rừng thưa ở vùng Đông Nam Á. Loài cây này phân bố nhiều ở Việt Nam, Malaysia, Thái Lan và Indonesia.

Cùng với sự tiến bộ của khoa học, con người nhận ra các thành phần của cây mật nhân đều có dược tính cao và ứng dụng tốt trong y học nên mật nhân dần được phát tán rộng rãi và trở thành loại thảo dược hàng đầu trên thế giới. Tại nước ta, cây mọc nhiều tại các tỉnh miền Trung, miền Bắc, Đông Nam bộ và Tây nguyên.

Công dụng của mật nhân

Theo một số nghiên cứu, các thành phần dược tính trong cây mật nhân giúp kích thích các tế bào beta trong tuyến thượng thận sản sinh ra nhiều insulin hơn. Ngoài ra, mật nhân cũng có khả năng hỗ trợ làm chậm quá trình hấp thu đường từ ruột vào máu, làm tăng tính nhạy cảm của insulin giúp ngăn chặn việc tăng đường huyết tốt hơn.

Chiết xuất từ vỏ cây mật nhân có tác dụng hỗ trợ tránh ký sinh trùng sốt rét vào cơ thể, trong cây mật nhân có thành phần hóa học nhằm để điều trị bệnh sốt rét tương đương với viên nén cloroquin điều trị bệnh sốt rét.

Các hợp chất kháng khuẩn và chống viêm hiệu quả cũng được tìm thấy trong mật nhân. Các hợp chất này có tác dụng làm lành các mô xơ gan và chữa lành các tổn thương trong dạ dày, kích thích ăn ngon và cải thiện hệ tiêu hóa, kháng khuẩn hiệu quả.

Không chỉ vậy, chiết xuất từ rễ và thân cây mật nhân làm tăng hàm lượng testosterone trong huyết thanh, cải thiện khả năng sinh lý ở nam giới. Một trong những tác dụng nổi bật của mật nhân là tăng cường cơ bắp, giảm căng thẳng và phục hồi sinh lực. Do đó, cây mật nhân đang được ứng dụng nhiều trong một số loại thuốc điều trị và trở thành cây thuốc quý trong dân gian. Tuy nhiên, sử dụng mật nhân như thế nào mới đạt được kết quả tốt nhất vẫn là câu hỏi của rất nhiều người.

Hướng dẫn sử dụng cây mật nhân

Với cây tươi, quả và lá rửa sạch, phơi khô. Còn rễ, thân, vỏ cây thì đem chặt thành từng đoạn nhỏ rồi phơi sấy khô. Bảo quản nơi khô thoáng, tránh ẩm mốc.

Để dùng mật nhân hằng ngày có nhiều cách: ngâm rượu, ngâm sáp mật ong, sắc nước uống, tán bột hay nấu cao mật nhân… Để giảm độ đắng của mật nhân, bạn có thể ngâm với chuối hột rừng hoặc hoa atiso.

Một số lưu ý khi dùng mật nhân

Mặc dù mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và được gọi là cây “bá bệnh” nhưng trên thực tế, không có vị thuốc nào có thể chữa bách bệnh, quan trọng là đúng người đúng bệnh đúng thuốc. Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú và trẻ em không được dùng mật nhân.

Ngoài ra, mật nhân tươi trên thị trường có nhiều rủi ro về chất lượng, có thể gây bệnh ung thư, gây nhiễm độc và nguy hiểm đến tính mạng. Vì thế, người tiêu dùng nên lựa chọn những sản phẩm có chiết xuất mật nhân, có nguồn gốc rõ ràng.

Nước tăng lực Nhật Bản LIPOVITAN Tongkat ALi

Hiện nay trên thị trường, có rất nhiều sản phẩm được chiết xuất từ mật nhân được bán rộng rãi. Một trong những sản phẩm được ưa chuộng là nước tăng lực Nhật Bản Lipovitan Tongkat Ali, với công nghệ tiên tiến giúp việc sử dụng chiết xuất mật nhân tiện lợi cho người sử dụng.

Nước tăng lực Nhật Bản Lipovitan Tongkat Ali: dạng lon, 250ml, với chiết xuất mật nhân cùng hàm lượng vitamin và dưỡng chất cao hỗ trợ giúp tăng lực tức thì, phục hồi sinh lực.

Theo TS.BS Trương Thị Ngọc Lan - trưởng phòng đào tạo nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến, Viện Y dược học dân tộc TP.HCM, cây mật nhân có tên khoa học Eurycoma longifolia Jack, thuộc họ Thanh Thất [Simarubaceae]. Trong dân gian thường gọi cây mật nhân là cây bách bệnh hay cây bá bệnh.

“Thần dược”?

Nhân viên một điểm bán củ [rễ] mật nhân trên đường Cộng Hòa [Q.Tân Bình, TP.HCM] cho biết mật nhân bán ở đây có 3 dạng: củ tươi giá 80.000 đồng/kg, dạng thái lát phơi khô có giá 150.000 đồng/kg và dạng viên [được xay nhuyễn, trộn với mật ong và sâm rừng rồi vò viên] giá 800.000 đồng/kg.

Theo người bán, mật nhân có thể dùng để ngâm rượu hoặc đun nước uống hằng ngày. Củ này dùng cho phụ nữ và đàn ông đều rất tốt. “Mỗi cây mật nhân chỉ có một củ, khi đào củ là cây chết, mỗi cây cũng phải 3-4 năm mới lấy được củ. Đa số là chúng tôi bán cho các mối, còn bán lẻ tẻ thì ít thôi” - người này cho biết.

Theo một số điện thoại chuyên cung cấp các loại dược liệu trên mạng, chúng tôi tìm đến cửa hàng dược liệu này ở Q.Gò Vấp [TP.HCM]. Ở đây chỉ bán mật nhân được bào lát mỏng, phơi khô và đóng gói thành túi 1kg, giá 120.000 đồng.

Một tờ giấy hướng dẫn sử dụng và ghi rất nhiều công dụng của mật nhân được đóng luôn vào gói thuốc.

Nhân viên nói loại dược liệu này đặc biệt rất tốt cho đàn ông và nhiều người tìm mua.

Khi chúng tôi ngỏ ý muốn mua củ tươi thì nhân viên cửa hàng nói cái này đưa từ ngoài Bắc vào nên muốn mua củ tươi thì hơi khó.

Không có tác dụng chữa nhiều loại bệnh

TS.BS Ngọc Lan cho biết những nghiên cứu liên quan đến cây mật nhân trong và ngoài nước khá nhiều, nhưng chỉ xoay quanh công dụng chữa các bệnh sinh lý nam giới, còn những bệnh lý khác thì vẫn chưa có nghiên cứu toàn diện và cụ thể trong từng bệnh.

Các công trình nghiên cứu về cây này đến bây giờ chưa ai có thể chứng minh cây này chữa được nhiều loại bệnh như quảng cáo là điều trị chống gút, chữa khí hư huyết kém ở phụ nữ, phòng chống ung thư, tăng cường chức năng gan, hỗ trợ tiêu hóa...

TS.BS Ngọc Lan cho rằng rễ hay vỏ thân của cây mật nhân có thể sắc uống mỗi ngày khoảng 15 gam hoặc đem chặt nhỏ, phơi khô, sao vàng rồi ngâm rượu, mỗi lít rượu ngâm khoảng 30 - 40 gam, ngâm trong 20 ngày là dùng được. Mỗi ngày uống 20 - 50ml rượu mật nhân.

Lá cây mật nhân được dùng tắm chữa ghẻ, lở, ngứa.

Tuy nhiên, công dụng tăng cường sinh lực nam giới của cây này chỉ mới được nghiên cứu trong bài thuốc phối hợp với vị thuốc khác.

“Nếu có dùng cây mật nhân, người bệnh cần có sự tư vấn của bác sĩ để biết cách dùng như thế nào cho đúng, có nên sử dụng loại cây đó để chữa bệnh không, hay phải phối hợp với vị thuốc khác thì mới có hiệu quả” - TS.BS Ngọc Lan nhấn mạnh.

TS.BS Ngọc Lan còn nói tác dụng cây thuốc còn tùy thuộc vào thổ nhưỡng, ví dụ tác dụng tăng cường sinh lực nam giới của cây mật nhân ở Mã Lai [còn gọi tongkat ali] rất tốt nhưng nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy hiệu quả lại không bằng.

Ngay cả việc bào chế cũng phải như thế nào mới có tác dụng. Chẳng hạn như phơi thì phơi âm can hay phơi nắng, có loại phải sắc, có loại phải ngâm mới ra hoạt chất. Nếu sắc, phải sắc trong thời gian bao lâu mới lấy được hoạt chất...

Nói chung là khi sử dụng loại thuốc đông y thì cần phải được bác sĩ tư vấn, đừng nghe đồn thổi về công dụng mà tùy tiện uống, dễ có nguy cơ “tiền mất tật mang”.

Phải phối hợp nhiều loại dược liệu

Theo TS.BS Ngọc Lan, y học cổ truyền là theo bài thuốc, phối hợp nhiều loại dược liệu. Thuốc này có tác dụng hỗ trợ với thuốc kia, gọi là biện chứng luận trị.

Ngoài ra, còn có thể kết hợp các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, giác hơi, cấy chỉ, thủy châm... để chữa bệnh.

Bệnh nhân cũng cần có cách ăn uống, luyện tập phù hợp để nâng cao sức khỏe, tránh tái phát bệnh, cũng như chế độ kiêng khem hợp lý.

“Việc sử dụng thuần túy một vị thuốc đông y để chữa bệnh là không khoa học. Một vị thuốc để chữa cho tất cả các bệnh nhân bị một loại bệnh đã là điều không thể. Mua một loại thuốc chưa chứng minh được kết quả điều trị những bệnh đó, không cần thông qua tư vấn của bác sĩ là một điều rất không nên” - TS.BS Ngọc Lan nói.

NGỌC LOAN

Hiện nay, mọi người dân đang “lao” vào để đi tìm cây thuốc quý có tên gọi “Mật nhân”! Vậy, công dụng trị liệu của loại cây này như thế nào mà lại hấp dẫn người dân đến vậy?

Mô tả cây

Cây mật nhân còn gọi là mật nhơn, cây bá bệnh, cây bách bệnh hay cây hậu phác nam, Tongkat ali [Malaysia], Pasak bumi [Indonesia], Tho nan [Lào], Antongsar, antogung sar [Campuchia], và tên tiếng Anh gọi là longjack…. Tên khoa học Eurycoma longifolia Jack. [Crassula pinnata Lour]. Thuộc họ Thanh thất Simaroubaceae, chi Eurycoma.

Dạo bán rễ mật nhân - hình ảnh thường thấy tại các ngã đường TP.HCM . Ảnh: TUÂN NGUYỄN


Đây là loại cây mọc hoang trong những cánh rừng thưa vùng Đông Nam Á. Ở nước ta cây mọc ở các tỉnh miền Trung, Tây nguyên và miền Đông Nam bộ.

Cây cao khoảng 15m, thường mọc dưới tán lá của những cây lớn. Có lông ở nhiều bộ phận. Lá cây dạng kép không cuống gồm từ 13 - 42 lá nhỏ sánh đôi và đối nhau.

Mặt lá trên màu xanh, mặt dưới màu trắng. Đây là loại cây đơn tính khác gốc [dioecious] nên mỗi cây chỉ trổ hoa đực hoặc hoa cái. Hoa màu đỏ nâu thành chùm kép hay chùm tán mọc ở ngọn, nở vào tháng 3 - 4 hằng năm. Mỗi hoa có 5 - 6 cánh rất nhỏ. Cây kết quả vào tháng 5 - 6. Quả non màu xanh, khi chín đổi sang màu vàng hay đỏ sẫm. Quả hình trứng hơi dẹt, có rãnh ở giữa dài từ 1 - 2cm, ngang 0,5 - 1cm, chứa 1 hạt, trên mặt hạt có nhiều lông ngắn.

Thành phần hóa học: trong vỏ chứa một chất đắng gọi là quasin. Ta có thể chiết quasin như sau: sắc vỏ bằng nước nhiều lần, cô cho hơi đặc. Dùng tanin để kết tủa quasin sau đó gạn lấy cặn, rửa cặn và loại tanin bằng chì cacbonat, quasin được giải phóng. Cô đặc trên nồi cách thủy. Dùng cồn 800 để chiết [cồn đun sôi], cất thu hồi cồn, ta được quasin thô. Muốn tinh chế, rửa quasin thô bằng hỗn hợp cồn và ête. Người ta cho quasin và neoquasin có công thức chung C22H30O6. Quasin có hai nhóm metoxyl và một OH tự do. Dùng acid clohydric đun sôi để khử metyl ta sẽ được một hợp chất truhydroxyl gọi là quasinol. Hạt chứa dầu béo, màu vàng nhạt. Từ vỏ cây mật nhân mọc ở Biên Hòa, Trảng Bom, Định Quán, Lê Văn Thới và Nguyễn Ngọc Sương đã chiết được một hydroxyxeton, Bsitorol, camopesterol, hai chất đắng là urycomalacton [chiếm tỉ lệ cao nhất] và 2,6 dimetoxybenzoquinon [sắc tố màu vàng]. Eurycomalacton có tinh thể lăng trụ không màu, độ chảy 268  - 2700C, rất tan trong pyridin, tan trong axeton, clorofoc, ít tan trong benzen, metanlo, etanol. Vị rất đắng, tan trong acid sunfuric đặc cho màu đỏ sẫm, tan dễ dàng trong dung dịch natri hydroxyt loãng. Công thức thô C19H24O6 và công thức khai triển đã được xác định.

Nhiều công dụng quý nhưng không thể chữa... bách bệnh

Đông y cho rằng, mật nhân có vị đắng, tính mát, quy [đi vào] kinh can và thận, có tác dụng bổ dưỡng cho người bị khí huyết hư, gân xương đau nhức, tê chân tay, rối loạn tiêu hóa [tiêu chảy hay kiết lỵ đều dùng được], phòng ngừa tứ thời cảm mạo. Ngoài ra, mật nhân còn chữa được chứng thống kinh [phụ nữ bị đau bụng lúc hành kinh], chứng ách nghịch ở ngực [đau tức ngực do khí ứ không thông]. Bộ phận thường dùng là rễ hay vỏ thân cây, còn lá thường chỉ được dùng nấu nước tắm trị ghẻ chốc. Rễ của cây mật nhân đem về chặt nhỏ, phơi khô, sao vàng hạ thổ rồi đem ngâm rượu, mỗi lít ngâm khoảng 30 - 40g, ngâm trong 20 ngày là dùng được. Liều dùng mỗi ngày uống 20 - 50ml rượu mật nhân. Tùy theo nhu cầu điều trị, có thể ngâm riêng hay phối hợp với một số dược liệu khác nhằm giúp tăng hiệu quả điều trị. Những người không uống đắng được, có thể ngâm chung mật nhân với nho khô, hay chuối khô nướng vàng để dùng cũng được. Điều đáng lưu ý là, không được dùng mật nhân cho phụ nữ có thai.

Nghiên cứu gần đây cho thấy: cây mật nhân có công hiệu cải thiện chức năng sinh lý và tăng cường sức khỏe tình dục [cụ thể là giúp cơ thể tăng tiết hoóc-môn giới tính nam một cách tự nhiên đó là testosterone, kích thích sự hưng phấn, tăng cường khả năng sinh lý, giúp nam giới đẩy nhanh và duy trì trạng thái cường dương], bổ sung năng lượng cho cơ thể, giúp giảm stress, mệt mỏi, tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa khối u và phòng chống lão hóa…

Bộ phận được sử dụng làm thuốc chủ yếu là rễ, vỏ và quả cây được sử dụng làm thuốc. Người ta cũng đã phân tích thành phần trong vỏ, rễ cây mật nhân thấy có thành phần chính là các quasinoide, tritecpenoit, alcaloit…, giúp tăng năng lượng hoạt động và sức bền cơ thể. Điều hòa và làm ổn định huyết áp… Thuốc được sử dụng dưới dạng thực phẩm chức năng tại nhiều nước ở châu Á, Tây Âu và Mỹ. Vỏ rễ cây mật nhân có vị rất đắng nên sử dụng làm thuốc tẩy giun, trị sốt rét, kiết lỵ, ngộ độc, đầy bụng, giải say rượu, dùng ngoài làm thuốc trị ghẻ lở…

Không nói mật nhân là cây thuốc chữa bách bệnh, song phải nói đây là cây thuốc quý. Hay có thể nói cách khác, việc tìm thấy cây mật nhân tại Việt Nam là một tín hiệu khả quan cho nền Đông dược Việt Nam, với triển vọng to lớn về ứng dụng cây thuốc quý này góp phần bảo vệ sức khỏe, đặc biệt là tìm được giải pháp hiệu quả lâu dài giúp nam giới tăng cường sức khỏe sinh lý và duy trì bền vững hạnh phúc gia đình.

BS. HOÀNG XUÂN ĐẠI


Video liên quan

Chủ Đề