Cây trâm và cây vối khác nhau như thế nào

Theo lương y đa khoa Bùi Hồng Minh – Chủ tịch Hội Đông y quận Ba Đình, Hà Nội cho biết, lá và nụ vối có công dụng giúp tiêu hóa thức ăn (nhất là thức ăn có nhiều dầu mỡ), giảm béo, lợi tiểu, tiêu độc. Bệnh nhân gout là do ăn uống nhiều chất béo ngọt, ứ đọng chất uric; mặt khác do hệ thống tiêu hóa và thận bài tiết không tốt, dẫn đến uric ứ đọng ở các khớp gây ra tình trạng sưng, nóng, đỏ, đau tại các khớp.

2. Giúp kiểm soát bệnh tiểu đường

Kết quả nghiên cứu lâm sàng giữa Viện Dinh dưỡng quốc gia Việt Nam và Đại học Phụ nữ Nhật Bản đã chứng minh các hợp chất flavonoid trong chè nụ vối rất hiệu quả trong việc hỗ trợ kiểm soát đường huyết trên bệnh nhân tiểu đường. Người bệnh tiểu đường nếu uống thường xuyên loại trà này sẽ giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ m.á.u, chống ôxy hóa tế bào, bảo vệ tế bào beta tuyến tụy, phòng ngừa đục thủy tinh thể và giúp tăng chuyển hóa cơ bản. Điều đặc biệt là uống nụ vối không có tác dụng phụ đáng kể nên có thể uống thường xuyên.

Cây trâm và cây vối khác nhau như thế nào

Trà vối có công dụng kiểm soát đường máu. 

3. Điều trị bệnh mỡ máu

Sử dụng lá hay nụ vối từ 15 – 20 g, hãm lấy nước uống thay trà trong ngày hoặc nấu thành nước đặc chia 3 lần uống trong ngày và uống trong thời gian dài mới có hiệu quả mong muốn.

4. Hỗ trợ điều trị bỏng

Vỏ cây vối có tính sát trùng nên khi bỏng nhẹ, lấy vỏ cạo bỏ vỏ thô, rửa sạch, giã nát, hòa với nước sôi để nguội, lọc lấy nước, bôi lên khắp chỗ bỏng. Thuốc sẽ làm giảm tiết dịch, hết phồng, dịu đau, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn. Ngoài ra còn chữa ghẻ và vết thương lở loét.

5. Hỗ trợ chữa ngứa lở và chốc đầu:

Lấy lá vối tươi lượng vừa đủ nấu kỹ, lấy nước để tắm, rửa nơi lở ngứa và gội đầu chữa chốc lở.

Cây trâm và cây vối khác nhau như thế nào

Lá vối có thể nấu nước để dùng ngoài.

6. Hỗ trợ chữa viêm gan – vàng da

Dùng rễ vối 200 g sắc với 500 ml còn 250 ml uống 2 lần mỗi ngày.

7. Hỗ trợ chữa chướng bụng – không tiêu

Vỏ thân cây vối 6 – 12 g, sắc kỹ với 500ml còn 200ml, chia uống 2 lần trong ngày hoặc dùng nụ vối 10 – 15 g, sắc với 500ml còn 300ml uống 3 lần trong ngày.

8. Chữa viêm đại tràng mãn tính – tiêu chảy đau bụng âm ỉ

Sử dụng 200 g lá vối tươi, vò nát, dùng 2 lít nước sôi, ngâm trong 1 giờ để uống thay nước.

Cây trâm và cây vối khác nhau như thế nào

Dùng lá vối tươi để chữa viêm đại tràng mãn.

9. Chữa đau bụng tiêu chảy, phân sống

Lá vối 3 cái, vỏ ổi 8 g, núm quả chuối tiêu 10 g. Cùng thái nhỏ phơi qua cho khô sắc với 400 ml nước, còn 100 ml chia 2 lần uống trong ngày, dùng liền 2 – 3 ngày.


Lưu ý


Lá hay nụ vối sử dụng dưới dạng khô hoặc tươi, sau khi rửa sạch cho vào sắc hoặc hãm như hãm chè tươi. Có thể sử dụng uống nóng hay lạnh, nước từ lá khô có màu vàng nhạt, nước từ lá tươi có màu xanh như chè tươi.


Mặc dù lá vối có nhiều tác dụng tốt cho cơ thể nhưng một số lương y khuyên những người quá gầy, suy nhược cơ thể không nên dùng.

Cây trâm được sử dụng rộng rãi trong y học dân gian để chữa bệnh tiểu đường. Loại thảo dược này cũng có khả năng điều trị Rối loạn tiêu hóa bao gồm đầy hơi, co thắt ruột, các vấn đề về dạ dày và tiêu chảy nặng (kiết lỵ).

Ngoài ra, cây trâm cũng hỗ trợ giảm nhẹ các vấn đề về phổi như viêm phế quản và hen. Một số người sử dụng Cây trâm như thuốc kích thích Tình dục và như thuốc bổ.

Khi kết hợp với các loại thảo mộc khác, hạt trâm sẽ có khả năng điều trị táo bón, các bệnh về tuyến tụy, các vấn đề về dạ dày, rối loạn thần kinh, trầm cảm và kiệt sức.

Cây trâm đôi khi được dùng trực tiếp vào miệng và cổ họng để giảm đau do sưng (viêm). Trâm cũng được áp dụng trực tiếp cho da để chữa Loét da và viêm da.

Cơ chế hoạt động của cây trâm là gì?

Hạt trâm và vỏ cây có chứa các chất có thể làm giảm lượng đường trong máu, nhưng chiết xuất từ lá trâm và quả không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Trâm cũng có chứa các hóa chất có thể bảo vệ chống lại sự oxy hóa, cũng như các chất làm giảm sưng.

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Thận trọng

Trước khi dùng cây trâm bạn nên biết những gì?

Tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ, nếu:

  • Có thai hoặc cho con bú,

  • Đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác;

  • Dị ứng với bất kỳ chất nào của cây trâm hoặc các loại thuốc khác hoặc các loại thảo mộc khác;

  • Có bất kỳ bệnh tật, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác;

  • Có bất kỳ loại dị ứng nào khác, như thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản, hay động vật.

Mức độ an toàn

Trâm có thể an toàn cho hầu hết mọi người khi uống với lượng thuốc thông thường.

Bệnh tiểu đường: Chiết xuất hạt trâm và vỏ cây có thể làm giảm lượng đường trong máu. Theo dõi lượng đường trong máu nếu bạn bị tiểu đường và uống trâm.

Phẫu thuật: Trâm có thể làm giảm lượng đường trong máu. Có một số lo ngại rằng nó có thể gây trở ngại cho kiểm soát lượng đường trong máu trong và sau khi phẫu thuật. Ngừng sử dụng trâm ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình.

Phụ nữ mang thai và cho con bú: Không có đủ thông tin việc sử dụng cây trâm trong thời kỳ mang thai và cho con bú, tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.