Chế độ dinh dưỡng cho người rối loạn tiêu hóa năm 2024

Hội chứng ruột kích thích là một trong những căn bệnh đường tiêu hóa phổ biến gây khó chịu cho nhiều người. Căn bệnh này có mối liên quan trực tiếp đến chế độ ăn uống. Những người mắc hội chứng ruột kích thích thường gặp phải các triệu chứng đường ruột sau khi ăn một số loại thực phẩm không phù hợp.

Theo ThS.BS Nguyễn Ngọc Đan, chuyên khoa Tiêu hóa, BVĐK Xanh Pôn, thông thường, người bị hội chứng ruột kích thích thường có triệu chứng đau bụng và rối loạn tiêu hoá. Ngoài ra, còn có thể có một số triệu chứng khác như: đầy hơi, tức nặng bụng, trung tiện nhiều…

Các triệu chứng này thường liên quan đến chế độ ăn uống. Ví dụ khi ăn các thức ăn không phù hợp sẽ xuất hiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa ngay lập tức. Nếu kiêng khem thì các triệu chứng sẽ biến mất.

Ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định, người bị hội chứng ruột kích thích cần thay đổi lối sống và điều chỉnh chế độ ăn uống.

Cần thực hiện lối sống lành mạnh, có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Từ bỏ các thói quen có hại như lạm dụng rượu, bia, hút thuốc lá. Tạo tinh thần thoải mái, vui vẻ, tránh lo âu, căng thẳng kéo dài.

Chế độ dinh dưỡng cho người rối loạn tiêu hóa năm 2024

Đau bụng, rối loạn tiêu hóa do hội chứng ruột kích thích thường liên quan đến chế độ ăn uống.

2. Chế độ dinh dưỡng phù hợp với người bị hội chứng ruột kích thích

Vì đây là căn bệnh có mối liên quan chặt chẽ đến ăn uống nên việc điều chỉnh chế độ ăn và lựa chọn thực phẩm là biện pháp hiệu quả để cải thiện triệu chứng của hội chứng ruột kích thích.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bị hội chứng ruột kích thích ngoài việc chú ý ăn uống đủ chất dinh dưỡng thì nên sử dụng các thức ăn được chế biến mềm, dễ tiêu hóa.

Trường hợp có biểu hiện táo bón thì nên tăng cường chất xơ để thúc đẩy nhu động ruột, kích thích tiêu hóa như: ngũ cốc, rau lang, rau mồng tơi, khoai lang, chuối, bơ, đu đủ… Nếu bị tiêu chảy nên áp dụng chế độ ăn ít chất xơ.

Nên ăn rau nấu chín hơn rau sống vì rau nấu chín dễ tiêu hóa hơn. Các phương pháp nấu ăn ít chất béo như hấp, luộc cũng có thể giúp tránh được các triệu chứng khó chịu.

Bổ sung nhóm thực phẩm giàu omega - 3 chống oxy hóa bảo vệ hệ tiêu hóa như: cá hồi, bơ, dầu oliu,…

Chú ý ăn đúng giờ và uống đủ nước, trung bình 2 lít/ngày.

3. Lưu ý tránh thực phẩm làm nặng thêm bệnh

Cần tránh ăn các đồ ăn gây kích thích, rối loạn tiêu hoá. Nếu đã ăn một loại thực phẩm mà có biểu hiện đau bụng rối loạn tiêu hóa vài lần thì nên hạn chế. Tốt nhất là tránh không ăn loại thực phẩm đó nữa.

Nếu có tình trạng đầy hơi gây khó chịu cần loại bỏ các thực phẩm sinh hơi như bắp cải, đồ uống có gas…

Một số trường hợp người bệnh không dung nạp gluten sẽ bị tiêu chảy, đau bụng khi sử dụng thực phẩm này (như lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen) thì cần loại bỏ chúng ra khỏi danh sách thực phẩm hằng ngày.

Hạn chế sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa nếu có biểu hiện không dung nạp lactose. Nên dùng ít một hoặc kết hợp sữa với các loại thực phẩm khác để hạn chế triệu chứng.

Chế độ dinh dưỡng cho người rối loạn tiêu hóa năm 2024

Đồ ăn nhiều dầu mỡ dễ gây khó tiêu.

Hạn chế sử dụng các chất kích thích, rượu, bia, cà phê, gia vị cay nóng, thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhiều dầu mỡ. Thực phẩm chế biến sẵn như: thịt nguội, thịt xông khói, xúc xích… và đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ thường gây khó tiêu, đồng thời chứa nhiều chất béo bão hòa không tốt cho sức khỏe.

Lưu ý không ăn nhanh, bởi khi ăn nhanh, bạn sẽ nuốt nhiều không khí hơn nên dễ gây đầy hơi, khó chịu bụng. Hãy cố gắng ăn chậm và nhai kỹ hơn. Không nên ăn quá no. Tốt nhất nên chia thành nhiều bữa nhỏ, mỗi lần ăn lượng thức ăn vừa phải để giảm bớt áp lực cho hệ tiêu hoá. Không nên vận động mạnh hoặc nằm ngủ ngay sau bữa ăn.

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Võ Thị Thùy Trang - Bác sĩ Nội soi tiêu hóa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Hệ tiêu hóa đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể, có trách nhiệm hấp thu chất dinh dưỡng và loại bỏ chất thải. Hệ tiêu hóa yếu tức là tình trạng đường ruột không khỏe mạnh sẽ ảnh hưởng xấu tới toàn bộ cơ thể của bạn và gây ra các vấn đề như đau bụng, táo bón và tiêu chảy, kém hấp thu... Vậy hệ tiêu hóa yếu nên ăn gì?

1. Hệ tiêu hóa kém ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào?

Hệ tiêu hóa đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với sức khỏe của bạn, có chức năng hấp thu chất dinh dưỡng và loại bỏ chất thải từ những loại thực phẩm được tiêu thụ. Một số nguyên nhân dẫn tới hệ tiêu hóa kém như hội chứng ruột kích thích, bệnh Crohn, bệnh trào ngược dạ dày thực quản, viêm túi thừa,...

Khi hệ tiêu hóa yếu, bạn có thể sẽ gặp phải những vấn đề ví dụ như đau bụng, táo bón hoặc tiêu chảy,... Điều này cũng khiến cho tình trạng hấp thu chất dinh dưỡng giảm và có thể dẫn tới suy nhược cơ thể. Do vậy, chế độ dinh dưỡng hợp lý là rất cần thiết để giúp phục hồi sức khỏe và cải thiện tình trạng tiêu hóa của người bệnh.

2.1 Sữa chua

Sữa chua là món ăn này được làm từ sữa lên men. Trong sữa chua có rất nhiều vi khuẩn axit lactic. Loại vi khuẩn này có lợi cho đường ruột, có tên gọi khác của nó là men vi sinh. Mặc dù đường ruột có thể tự sản xuất men vi sinh nhưng việc bổ sung thêm sữa chua sẽ giúp số lượng lợi khuẩn này gia tăng nhằm làm giảm nguy cơ mắc các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.

Tất cả các loại sữa chua không hẳn đều chứa men vi sinh. Vậy nên, bạn cần xem kỹ thành phần trước khi mua nếu bạn muốn dùng sữa chua để cải thiện tiêu hóa. Trong sữa chua có chứa men vi sinh sẽ thúc đẩy vi khuẩn có lợi trong đường ruột hoạt động khỏe mạnh. Qua đó, giúp bạn cải thiện được sức khỏe trong hệ tiêu hóa.

2.2 Táo

Táo chứa nhiều pectin, đây là một dạng chất xơ hòa tan có lợi cho đường tiêu hóa. Khi ăn táo, ruột non không hấp thụ pectin mà pectin tiếp tục di chuyển xuống ruột kết. Các lợi khuẩn sẽ phân hủy táo ở đây và tổng hợp để làm tăng khối lượng phân rồi đào thải ra khỏi cơ thể.

Vì vậy, táo có thể giải quyết tốt được chứng táo bón hoặc tiêu chảy. Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, các nhà nghiên cứu đã chứng minh được táo có khả năng làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường ruột, viêm ruột kết hoặc giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa khác. Trong táo chứa hàm lượng pectin sẽ giúp tăng lượng phân và di chuyển qua đường tiêu hóa để đào thải tạp chất ra khỏi cơ thể.

Chế độ dinh dưỡng cho người rối loạn tiêu hóa năm 2024

Giải đáp hệ tiêu hóa yếu nên ăn gì?

2.3 Cây thì là

Cây thì là là một loại cây có thân dài màu xanh. Cây thường được sử dụng như một loại gia vị cho các món ăn. Ở Việt Nam, thì là phổ biến với ẩm thực của miền Bắc. Trong thì là hàm lượng chất xơ dồi dào, có khả năng ngăn ngừa táo bón và cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa.

Trong thì là có chứa chất chống co thắt giúp các cơ trơn trong hệ tiêu hóa thư giãn. Điều này góp phần tích cực cho việc làm giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp như ợ nóng, đầy hơi, đau dạ dày,... Thì là không những làm gia vị cho các món ăn ngon mà nó còn có cải thiện được sức khỏe tiêu hóa của bạn.

2.4 Nấm sữa

Nấm sữa kefir là loại nấm được nuôi cấy bằng cách thêm hạt ngũ cốc kefir vào sữa. Sau một khoảng thời gian, hỗn hợp ngũ cốc và sữa được nuôi cấy sẽ tạo ra loại nấm này. Nấm sữa kefir rất cần thiết cho những người đang bị rối loạn tiêu hóa, bởi vì thực phẩm này giống như men vi sinh trong sữa chua.

Nấm sữa kefir giúp giảm được các triệu chứng liên quan đến tình trạng không dung nạp đường, sữa như đầy hơi, ợ nóng,... Theo kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu đã chứng minh nấm sữa kefir còn có khả năng làm gia tăng lợi khuẩn đường ruột, cải thiện tiêu hóa và giảm được vi khuẩn có hại. Vậy nên nếu ăn nấm sữa kefir thường xuyên thì nó sẽ giúp bạn hạn chế nguy cơ bị viêm ruột và các rối loạn tiêu hóa khác.

2.5 Hạt chia

Hạt chia được coi là nguồn chất xơ tuyệt vời. Khi được dung nạp vào cơ thể, chất xơ có trong hạt chia tạo ra một chất giống như gelatin trong dạ dày. Chất xơ hoạt động như một prebiotic để hỗ trợ lợi khuẩn đường ruột hoạt động khỏe mạnh.

Ngoài ra, hàm lượng chất xơ dồi dào cũng thúc đẩy nhu động ruột đều đặn để làm giảm triệu chứng táo bón. Hàm lượng chất xơ sẽ giải quyết các triệu chứng rối loạn tiêu hóa nhằm thúc đẩy sự phát triển lợi khuẩn đường ruột.

2.6 Kombucha

Kombucha là loại trà lên men được tạo ra bởi các chủng vi khuẩn, đường, men vào trà xanh hoặc trà đen. Sau đó chúng lên men trong một tuần hoặc lâu hơn. Quá trình lên men sẽ sản sinh ra một loạt vi khuẩn sinh học, nó có khả năng cải thiện được hệ tiêu hóa.

Mặt khác, một số nghiên cứu thử nghiệm trên chuột cũng đã chứng minh kombucha có khả năng góp phần chữa lành vết loét dạ dày. Mặc dù, tác dụng trên chưa thể hiện rõ rệt trên người nhưng khả năng cải thiện tiêu hóa của kombucha cũng sẽ khuyến khích người dùng thường xuyên sử dụng. Trong kombucha hàm lượng men vi sinh cao, vì vậy, thực phẩm này cần thiết cho người muốn cải thiện tiêu hóa.

2.7 Đu đủ

Trong đu đủ có chứa enzyme papain. Enzyme này hỗ trợ quá trình tiêu hóa nhằm phá vỡ các sợi protein giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ chất này. Ngoài ra, enzyme có thể làm giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích. Vậy nên, nó hay được sử dụng là một trong những thành phần chính của các loại men tiêu hóa. Đu đủ chứa nhiều enzyme papain góp phần vào quá trình tiêu hóa các loại protein. Qua đó, làm giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích.

Chế độ dinh dưỡng cho người rối loạn tiêu hóa năm 2024

Đu đủ là câu trả lời cho thắc mắc hệ tiêu hóa yếu nên ăn gì?

2.8 Ngũ cốc

Ngũ cốc nguyên hạt là loại ngũ cốc chứa 100% các thành phần như cám, mầm, nội nhũ. Có nhiều loại ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, hạt quinoa (hạt diêm mạch) hoặc các sản phẩm làm từ lúa mì nguyên chất. Hàm lượng chất xơ có trong loại ngũ cốc này có thể cải thiện được tiêu hóa theo hai cách.

  • Thứ nhất, chất xơ làm tăng lượng phân đào thải ra khỏi cơ thể, giảm được triệu chứng táo bón.
  • Thứ hai, các thành phần khác trong ngũ cốc hoạt động giống như prebiotic để nuôi dưỡng các loại vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Ngũ cốc nguyên hạt là thực phẩm không thể thiếu đối với người bị rối loạn tiêu hóa, chúng nuôi dưỡng lợi khuẩn đường ruột và tăng lượng phân để cải thiện tiêu hóa.

2.9 Rau xanh

Rau xanh là được coi thực phẩm tuyệt vời dành cho nhiều đối tượng. Trong rau xanh có chứa hàm lượng lớn chất xơ không hòa tan. Chất xơ này bổ sung một lượng lớn vào phân để đẩy nhanh quá trình đào thải tạp chất ra khỏi cơ thể.

Rau xanh màu đậm chứa nhiều magie, có khả năng cải thiện cơn co thắt ở đường tiêu hóa giúp giảm triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2016 phát hiện ra trong các loại rau xanh đậm màu chứa một loại đường đặc biệt. Loại đường này góp phần nuôi dưỡng lợi khuẩn và làm suy yếu hoạt động của vi khuẩn xấu trong đường ruột.

Các loại rau xanh đậm màu có thể cải thiện tiêu hóa như cải bó xôi, bông cải xanh, cải mầm Brussels và các loại rau lá xanh khác. Rau xanh đậm màu có vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa ở người lớn và trẻ em. Hơn nữa, nó còn cung cấp chất xơ và magie để cơ thể nuôi dưỡng vi khuẩn có lợi trong đường ruột.

2.10 Cá hồi

Trong cá hồi có chứa hàm lượng axit béo omega-3 dồi dào giúp cơ thể giảm các triệu chứng viêm. Đối với người bị viêm ruột, không dung nạp thực phẩm hoặc các rối loạn tiêu hóa khác thì cá hồi sẽ giúp cải thiện các triệu chứng này. Qua đó, cá hồi cũng sẽ cải thiện được đường tiêu hóa của bạn.

2.11 Nước hầm xương

Người có hệ tiêu hóa kém nên ăn gì? Muốn cải thiện sức khỏe đường ruột, chúng ta nên thường xuyên dùng nước hầm xương để chế biến món ăn. Trong nước hầm xương có chứa gelatin được hình thành từ các axit amin glutamine và glycerine.

Glutamine giúp bảo vệ hoạt động của thành ruột và cải thiện được triệu chứng bệnh viêm ruột. Ngoài ra, các chất có trong nước hầm xương cũng có thể liên kết với chất lỏng trong đường tiêu hóa để hấp thu dưỡng chất một cách dễ dàng hơn.

Gelatin có trong nước hầm xương nhằm cải thiện tiêu hóa và bảo vệ thành ruột. Nước hầm xương rất hữu ích trong việc cải thiện bệnh viêm ruột và những triệu chứng rối loạn tiêu hóa khác.

Tóm lại, hệ tiêu hóa yếu sẽ làm cho cơ thể kém hấp thu và có thể dẫn tới tình trạng suy nhược cơ thể, sụt cân,... Do đó, một chế độ dinh dưỡng là rất cần thiết nhằm cải thiện tình trạng tiêu hóa ở người có hệ tiêu hóa kém. Nếu người bệnh có những biểu hiện như táo bón, tiêu chảy, sụt cân,... cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

  • Đặc điểm hệ tiêu hoá ở trẻ em
  • Đường ruột yếu ở trẻ em: Những điều cha mẹ cần biết
  • 10 điều bạn nên biết về đường ruột của mình

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.