Chế độ thị tộc mẫu hệ là gì lớp 6 năm 2024

Thị tộc (còn gọi là gia tộc hay dòng tộc) (dưới một hình thức nào đó nó còn là "bè phái", "phe cánh", tiếng Anh: Clan) là hình thức cộng đồng xã hội đầu tiên trong lịch sử loài người, bao gồm tập hợp một số người cùng chung huyết thống và có ràng buộc về kinh tế (quan hệ sản xuất).

Các quan hệ sản xuất ở đây bao gồm quyền sở hữu công cộng về các tư liệu sản xuất (đất đai, đồng cỏ, rừng núi, sông ngòi, công cụ sản xuất...). Các thành viên trong thị tộc cùng lao động chung, sử dụng các công cụ lao động chung và hưởng thụ sản phẩm làm ra theo lối bình quân.

Lịch sử phát triển[sửa | sửa mã nguồn]

Theo sách giáo khoa về lịch sử ở Việt Nam hiện nay (Lịch sử lớp 10 ) thì ở giai đoạn đầu tiên của lịch sử loài người (xã hội nguyên thủy) thị tộc tuân theo chế độ chế độ mẫu hệ. Đó là tập hợp liên kết những người cùng huyết thống tính theo dòng mẹ. Ở chế độ này, người phụ nữ giữ vai trò quan trọng trong sản xuất, trong đời sống gia đình và ngoài xã hội. Ở giai đoạn sau, chế độ công xã thị tộc chuyển dần sang giai đoạn phụ hệ, gắn liền với quá trình xuất hiện của công cụ bằng kim loại. Giai đoạn này đánh dấu sự chuyển giao vai trò từ người phụ nữ sang người đàn ông, đó là kiểu gia đình hiện đại một vợ một chồng như hiện nay. Công xã thị tộc là giai đoạn quá độ từ Bầy người Nguyên thủy sang xã hội có giai cấp.

Tuy nhiên các khái niệm trình bày trong sách giáo khoa về lịch sử nói trên được khái quát từ lịch sử các vùng phát triển trên thế giới, dựa trên kiến thức có được đến giữa thế kỷ 20. Nó không được cập nhật những kết quả nghiên cứu mới về cổ nhân loại học. Trong số đó đặc biệt là đã bỏ qua những thị tộc và bộ lạc hiện còn đang sống theo lối sống cổ xưa tại các vùng chưa phát triển. Cuộc sống của những bộ lạc này cho thấy lịch sử phát triển của loài người đa dạng hơn, và không phải chỉ theo một con đường duy nhất.

Người Hadza, Maasai... ở châu Phi có lối sống săn bắt hái lượm nguyên thủy, không thay đổi trong chục ngàn năm qua. Họ tựa như những bảo tàng sống về giai đoạn cổ xưa của lịch sử loài người. Cuộc sống của họ thể hiện thị tộc giống như và kế thừa lối sống xã hội theo đàn nhỏ của linh trưởng nói chung, và điển hình là các thành viên của họ Người (Hominidae, như tinh tinh và bonobo). Lối sống này có sự gắn kết xã hội của các thành viên kết hợp với sự phân thứ bậc của từng thành viên, trong đó thành viên khôn ngoan và khỏe mạnh hơn thì đảm nhận nhiều chức năng hơn. Nó cũng cho thấy chế độ mẫu hệ hay phụ hệ trong các dân tộc xuất hiện một cách đa dạng hơn. Ở một số dân tộc, như người Hadza, Maasai..., thì chế độ mẫu hệ không xuất hiện. Trong khi đó chế độ mẫu hệ tồn tại đến ngày ở những dân tộc như người Chăm (Việt Nam, và Đông Nam Á), người Minangkabau ở tỉnh Tây Sumatra Indonesia, người Ami ở Đài Loan , người Kuna ở Panama và Colombia, nhiều dân tộc khác ở Ấn Độ và ở châu Phi,... Đặc biệt, người Mosuo ở vùng đông nam Himalaya thuộc tỉnh Vân Nam và Tứ Xuyên (Trung Quốc) duy trì lối sống mẫu hệ đa phu (nhiều chồng) .

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Lịch sử lớp 10. Chương 1. Xã hội nguyên thủy. Bài 1. Sự xuất hiện loài người và bầy người nguyên thủy.
  • Sanday, Peggy Reeves (2004). Women at the Center: Life in a Modern Matriarchy. Cornell University Press. ISBN 0-8014-8906-7.
  • Chia-chen, Hsieh; Wu, Jeffrey (ngày 15/02/2015). Amis remains Taiwan's biggest aboriginal tribe at 37.1% of total. FocusTaiwan.tw. The Central News Agency. Lugu Lake Mosuo Cultural Development Association (2006). The Mosuo: Matriarchal/Matrilineal Culture. Truy cập 10/10/2017. Trong thời đại mới, người phụ nữ Việt Nam tiếp tục nâng tầm năng lực và phẩm chất của mình, đoàn kết, phát huy tiềm năng, sức sáng tạo trong lao động sản xuất, công tác và học tập để có thể đáp ứng yêu cầu của thời đại mới_thời đại của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập toàn cầu, xứng đáng với tám chữ: “Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”.

Chế độ mẫu hệ hay chế độ mẫu quyền là một hình thái tổ chức xã hội trong đó người phụ nữ, đặc biệt là người mẹ, giữ vai trò lãnh đạo, quyền lực và tài sản được truyền từ mẹ cho con gái.

Trước đây chế độ mẫu hệ phổ biến ở hầu hết các dân tộc trên thế giới. Điều này được giải thích là do lịch sử tiến triển của loài người, đầu tiên sống hoang dã, cộng đồng nhiều khi con cái chỉ biết đến người mẹ không bao giờ biết bố là ai. Đến khi phát triển hơn một chút thì trong cuộc sống người đàn ông chỉ giữ vai trò mờ nhạt, họ chỉ đi săn bắn đem lại số thực phẩm quan trọng nhưng bấp bênh; trong khi người phụ nữ ở nhà trồng tỉa chăn nuôi đem lại sự ổn định. Tuy nhiên khi xã hội càng phát triển thì vai trò người đàn ông càng lớn, trở thành trụ cột gia đình. Điều này giải thích vì sao hiện tại các dân tộc trên thế giới hầu hết đều chuyển sang chế độ phụ hệ, chế độ mẫu hệ chỉ còn có ở các dân tộc thiểu số, kém phát triển.

Ở Việt Nam cũng vậy, chế độ mẫu hệ cũng chỉ còn tồn tại ở một số dân tộc vùng cao như Tây Bắc, Tây Nguyên...Nhưng có đặc điểm rất đặc biệt là dù theo chế độ mẫu hệ nhưng Già làng, trưởng bản luôn luôn là người đàn ông.

Chế độ mẫu hệ cũng tồn tại trong xã hội của một số loài vật như ong, voi và cá voi.

Quyền người phụ nữ và trách nhiệm

Chế độ mẫu hệ được đưa vào dòng mẹ, người phụ nữ là người có quyền nhất. Mọi việc trong gia đình phụ thuộc vào người phụ nữ. Khi đi thì người phụ nữ phải đi trước người đàn ông phải luôn theo sau, muốn quyết định công việc gì trong gia đình, người đàn ông phải hỏi phụ nữ trước. Vai trò của người đàn ông là hỗ trợ đằng sau cho người vợ.

Vài trò trụ cột

Ngoài các quyền khác người phụ nữ giữ vai trò khá vất vả, họ phải: dậy sớm thức khuya, lên nương rẫy, dọn bữa, bếp núc, giã gạo, kiếm củi, nuôi con, gùi nước …, công việc chất trên đôi vai của phận đàn bà.

Quyền thừa kế

Trong gia đình, quyền thừa kế gia sản thuộc về phụ nữ. Bên nhà gái làm lễ cưới chồng cho con và con sinh ra mang họ mẹ. Sau hôn nhân, tuỳ theo điều kiện của từng gia đình, người ta có thể ở bên nhà gái hay nhà trai.

Em hiểu thế nào là chế độ phụ hệ?

Chế độ phụ hệ (tiếng Anh: patrilineality) là hệ thống mà hậu duệ được tính theo người cha và theo họ người cha (còn gọi là "họ nội"), được hình thành từ thời kì đá mới. Đây là hệ thống xã hội mà trong đó con người thuộc về dòng dõi người cha, liên quan đến việc thừa kế tài sản và danh hiệu.

Mẫu hệ có nghĩa là gì?

Dòng dõi theo họ mẹ. Chế độ mẫu hệ - Chế độ xã hội trong thời đại nguyên thủy, con đẻ ra theo dòng họ mẹ, quyền hành trong gia đình và xã hội do người phụ nữ nắm giữ.

Thì tóc có nghĩa là gì?

Thị tộc (còn gọi là gia tộc hay dòng tộc) (dưới một hình thức nào đó nó còn là "bè phái", "phe cánh", tiếng Anh: Clan) là hình thức cộng đồng xã hội đầu tiên trong lịch sử loài người, bao gồm tập hợp một số người cùng chung huyết thống và có ràng buộc về kinh tế (quan hệ sản xuất).

Tại sao người chậm lại theo chế độ mẫu hệ?

Chế độ mẫu hệ của người Chăm thể hiện ở nhiều khía cạnh trong cuộc sống: phụ nữ với vai trò chủ gia đình; phụ nữ với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa tộc người; hình ảnh phụ nữ qua một số tác phẩm dân gian,…Qua đó, góp phần bảo tồn nét văn hóa, đồng thời thể hiện quan niệm truyền thống coi trọng người phụ nữ ...