Chỉ số rubella igm bao nhiêu là an toàn năm 2024

Thưa Bác sĩ, ngày dự sanh của em là 14_12 còn ngày nhận mẫu xét nghiệm rubella là ngày 12_06. Khi kết quả trả về thì IgM là Âm tính 0,320 còn IgG là Dương tính 22,59. Bs ở đây bảo em làm thêm XN lần 2 coi là bị trước khi có thai hay bị trong lúc mang thai. Em đang chờ kết quả 2 tuần nữa mới có, thấy hoang mang lắm ạ... mong bs tư vấn cho em biết là theo chỉ số đó thì khả năng thai bị nhiễm bệnh là cao không ạ? Vì trước khi có thai thì em k để ý là em có bị phát bang hay không nhưng từ lúc có thai đến giờ là em không bị sốt hay nổi gì hết ạ với lại em cũng k tiêm ngừa rubella trước khi có thai nên em lo lắm... mong bs giải đáp giúp em ạ... Em cám ơn BS nhiều ạ

Trả lời

Chào bạn, kết quả xét nghiệm Rubella của bạn chỉ phản ánh là bạn đã từng nhiễm Rubella chứ không phải nói lên bạn nhiễm Rubella trong 3 tháng đầu thai kì, hơn nữa bạn không có sốt phát ban trong 3 tháng đầu thai kì nên bạn cũng yên tâm nhiều, thân mến!

Tỉ lệ biến chứng trên thai nhi do nhiễm Rubella trong thai kỳ thay đổi theo tuổi thai lúc bị nhiễm. Thai càng nhỏ, biến chứng càng nhiều và nặng. Với tuổi thai 15-16 tuần, tỉ lệ biến chứng dao động ở mức 25-35% với dị tật chủ yếu là điếc bẩm sinh.

Kết quả xét nghiệm triple test, thực hiện ở quý 2 thai kỳ chủ yếu để tầm soát dị tật bẩm sinh về nhiễm sắc thể 13,18,21 và dị tật ống thần kinh thai nhi. Xét ngiệm này không phát hiện tất cả các biến chứng do Rubella gây ra.

Xét nghiệm rubella là xét nghiệm chẩn đoán bệnh truyền nhiễm do virus rubella gây ra. Bất kỳ ai cũng có thể mắc rubella, nhưng rubella đặc biệt nguy hiểm ở phụ nữ đang mang thai. Bài viết dưới đây cung cấp thông tin về xét nghiệm rubella virus IgM và IgG.

Chỉ số rubella igm bao nhiêu là an toàn năm 2024
Xét nghiệm rubella virus IgM và IgG để chẩn đoán nhiễm rubella

Rubella (bệnh sởi Đức) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, lây truyền qua đường hô hấp khi người nhiễm bệnh hắt hơi hoặc ho. Rubella thường gặp ở trẻ em và thanh niên.

Nhiễm virus rubella ở trẻ em và người lớn thường chỉ gây sốt nhẹ và phát ban. Nhưng rubella lây truyền qua nhau thai từ mẹ sang con, đặc biệt là trong 03 tháng đầu thai kỳ, có thể gây chết thai hoặc dị tật bẩm sinh, được gọi là hội chứng rubella bẩm sinh (CRS). Trẻ nhiễm rubella bẩm sinh có thể bị tổn thương nặng nề thính lực, thị lực, tim, gan, lách, xương và não.

Vì vậy xét nghiệm rubella và tiêm phòng rubella ở phụ nữ trước khi sinh là rất quan trọng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh.

Có hai xét nghiệm để chẩn đoán bệnh rubella thường được sử dụng là:

- Rubella virus IgM miễn dịch tự động: tìm kiếm kháng thể Immunoglobulin M (IgM).

- Rubella virus IgG miễn dịch tự động: tìm kiếm kháng thể Immunoglobulin G (IgG).

Khi nhiễm virus rubella, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ lần lượt sản xuất hai loại kháng thể để chống lại virus. IgM là kháng thể xuất hiện từ 3-7 ngày sau khi bắt đầu khởi phát triệu chứng, hiện diện trong vài tuần hoặc lâu hơn. IgG là kháng thể xuất hiện sau, có thể kéo dài đến hết cuộc đời, cung cấp khả năng miễn dịch lâu dài.

Sự hiện diện của kháng thể IgM cho thấy một người đang hoặc đã bị nhiễm rubella gần đây. Sự hiện diện của kháng thể IgG cho thấy một người đã bị nhiễm rubella trước đó hoặc đã tiêm chủng vaccine rubella.

2. Mục đích của xét nghiệm rubella

Phụ nữ mang thai nhiễm rubella trong 03 tháng đầu thai kỳ có 90% khả năng sẽ truyền virus rubella sang thai nhi. Hậu quả là gây ra dị tật thai nhi trong hơn 90% trường hợp, ảnh hưởng đến nhiều cơ quan và thường dẫn đến sẩy thai hoặc thai chết lưu.

Những cặp đôi chuẩn bị kết hôn nên làm xét nghiệm rubella khi khám sức khỏe tiền hôn nhân, đặc biệt là khi không có kế hoạch sinh con cụ thể. Mọi phụ nữ đều nên làm xét nghiệm rubella trước khi quyết định có thai.

Phụ nữ đang mang thai trong giai đoạn đầu thai kỳ, xét nghiệm rubella - mà đặc biệt rubella IgG sẽ giúp loại trừ trường hợp nhiễm trùng rubella trong 03 tháng đầu. Việc chẩn đoán rubella ở phụ nữ mang thai rất quan trọng liên quan đến việc quyết định đình chỉ hay giữ thai.

Xét nghiệm rubella được thực hiện ở những đối tượng có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh rubella:

- Phát ban, bắt đầu trên mặt và lan ra khắp cơ thể.

- Sưng hạch.

- Sốt nhẹ (<39oC).

- Đau đầu.

- Buồn nôn.

- Ho, sổ mũi.

- Viêm kết mạc nhẹ.

- Viêm khớp, đau khớp (thường gặp hơn ở người lớn).

Trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm rubella khi mang thai cần làm xét nghiệm rubella sau khi sinh để chẩn đoán.

3. Cách thực hiện xét nghiệm rubella

Chỉ số rubella igm bao nhiêu là an toàn năm 2024
Phụ nữ nên xét nghiệm rubella trước khi mang thai

Xét nghiệm rubella được thực hiện tại cơ sở y tế bởi nhân viên y tế. Xét nghiệm sử dụng một mẫu máu lấy từ tĩnh mạch nếp gấp khuỷu tay hoặc bàn tay, sau đó phân tích tại phòng thí nghiệm.

Xét nghiệm rubella không yêu cầu nhịn ăn.

4. Ý nghĩa kết quả xét nghiệm rubella

Kết quả xét nghiệm rubella virus IgM miễn dịch tự động có ý nghĩa sau:

- IgM dương tính: cho phép chẩn đoán nhanh tình trạng nhiễm trùng gần đây. Nhưng xét nghiệm IgM không hoàn toàn đặc hiệu cho rubella nên nó có thể cho kết quả dương tính giả.

- IgM âm tính: thường có nghĩa là bạn không bị nhiễm bệnh. Nhưng xét nghiệm IgM có thể cho kết quả âm tính giả khi xét nghiệm vào thời điểm mới khởi phát triệu chứng. Thời điểm tối ưu để làm lấy máu xét nghiệm rubella là 5 ngày sau khi bắt đầu xuất hiện vết phát ban. Lúc này, hơn 90% trường hợp có IgM dương tính. Nếu xét nghiệm IgM âm tính trong 5 ngày đầu sau khi phát ban thì cần xét nghiệm lại sau đó 1 tuần.

Kết quả xét nghiệm rubella virus IgG miễn dịch tự động có ý nghĩa sau:

- IgG dương tính: cho thấy đã có kháng thể với virus rubella. Kháng thể này có thể do đã nhiễm virus hoặc đã tiêm vaccine rubella. Nếu xét nghiệm lại sau 1 tuần, hiệu giá kháng thể tăng gấp 4 lần thì khẳng định nhiễm rubella.

- IgG âm tính: cho thấy cơ thể chưa có kháng thể với virus rubella. Điều này có thể là do chưa tiêm vaccine rubella, chưa từng mắc bệnh rubella hoặc cơ thể vừa nhiễm bệnh nên chưa sản xuất kháng thể IgG.

Nhìn chung, xét nghiệm rubella IgM và IgG cần được đánh giá cùng các triệu chứng lâm sàng và yếu tố dịch tễ để có kết luận chính xác nhất. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện lại xét nghiệm trong 1-3 tuần sau đó để khẳng định hoặc loại trừ chẩn đoán.

5. Cách phòng ngừa bệnh rubella

Chỉ số rubella igm bao nhiêu là an toàn năm 2024
Tiêm vaccine rubella để phòng bệnh

Hiện nay không có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh rubella, nhưng bệnh có thể phòng ngừa được bằng cách tiêm chủng vaccine MMR (sởi – quai bị - rubella). Vaccine được sử dụng cho cả trẻ em và người lớn. Vì vaccine MMR là vaccine virus sống giảm độc lực, nó cần được tiêm trước khi mang thai ít nhất 4 tuần. Phụ nữ đang mang thai không thể tiêm vaccine này.

Ngoài ra, cách phòng ngừa rubella cũng giống như các lây truyền qua đường hô hấp khác:

- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng.

- Không đưa tay lên chùi mắt, mũi, miệng.

- Tăng cường vệ sinh cá nhân, nhà cửa.

- Đeo khẩu trang khi tiếp xúc hoặc chăm sóc người bệnh rubella.

- Hạn chế tiếp xúc với người nghi mắc bệnh, đặc biệt là phụ nữ mang thai tuyệt đối không tiếp xúc với người bệnh rubella.

Chỉ số Rubella IgM bao nhiêu là bình thường?

Với câu hỏi “Kết quả xét nghiệm Rubella khi mang thai thế nào là bình thường?”, bác sĩ xin giải đáp như sau: Kết quả của bạn cho thấy Rubella IgG 51.5 IU/ml: Dương tính (khoảng tham chiếu: Lớn hơn 10 IU/ml) và Rubella IgM: 0,45 S/CO âm tính (khoảng tham chiếu nhỏ hơn 1,2 S/CO).

Kháng thể Rubella tồn tại bao lâu?

Rubella gồm hai kháng thể là IgM và IgG. Trong đó: kháng thể IgM xuất hiện trong máu sau khi tiếp xúc với virus và tồn tại khoảng 7 - 10 ngày với người lớn và khoảng một năm với trẻ sơ sinh. Kháng thể IgG tồn tại trong máu suốt cuộc đời.

Chỉ số Rubella IgG dương tính là gì?

- IgG dương tính: cho thấy đã có kháng thể với virus rubella. Kháng thể này có thể do đã nhiễm virus hoặc đã tiêm vaccine rubella. Nếu xét nghiệm lại sau 1 tuần, hiệu giá kháng thể tăng gấp 4 lần thì khẳng định nhiễm rubella. - IgG âm tính: cho thấy cơ thể chưa có kháng thể với virus rubella.

Virus IgG là gì?

Chỉ số Rubella IgG (Immunoglobulin G) là một loại kháng thể do hệ thống miễn dịch tạo ra để bảo vệ cơ thể trước sự xâm nhập và tấn công của virus Rubella. Kháng thể IgG có khả năng bám vào các tác nhân gây bệnh, nhờ đó mà hệ miễn dịch có thể tiêu diệt virus một cách thuận lợi.