Chở 1 tấn xăng bằng đường biển bao nhiêu tiền

Giá cước vận chuyển đường biển là vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của công ty. Trong đó, chi phí vận chuyển càng thấp thì lợi nhuận càng tăng lên. Vậy thì cước vận tải…

1.2 Vận chuyển hàng không

Đây là hình thức vận chuyển hàng hóa bằng máy bay chuyên dụng hoặc sử dụng phần bụng của máy bay hành khách để chở hàng. Ưu điểm của vận tải hàng hóa bằng đường hàng không là tốc độ nhanh chóng, độ an toàn cao hơn so với đường biển, đồng thời không bị giới hạn địa hình, dễ dàng vận chuyển khắp nơi trên thế giới. 

>> Xem thêm: Giá cước tàu đi Mỹ giá bao nhiêu? Phụ thuộc vào yếu tố nào?

Dịch vụ vận chuyển quốc tế bao gồm 2 hình thức: vận tải đường biển và vận tải đường hàng không

2. Khái niệm cước phí vận chuyển quốc tế 

Cước vận chuyển quốc tế là khoản phí được trả trong quá trình chuyên chở hàng hóa giữa các nước với nhau. Hình thức thanh toán bao gồm trả trước hoặc trả sau, tùy vào quy định của công ty vận chuyển. Thêm vào đó, còn có trường hợp được áp dụng thuế suất 0% như: 

– Có chứng từ thanh toán qua ngân hàng. 

– Có hợp đồng vận chuyển hành khách, hành lý và hàng hóa giữa bên vận chuyển và bên thuê vận chuyển. 

– Tuyến đường vận chuyển đi theo chặng đường quốc tế từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài về lại Việt Nam. 

Đặc biệt, để quá trình thỏa thuận giữa đôi bên diễn ra tốt đẹp, đảm bảo tính pháp lý cao, đòi hỏi chứng từ thanh toán hoặc thông tin về tài khoản ngân hàng phải được cung cấp đầy đủ. 

3. Công thức tính cước vận chuyển quốc tế

Với mỗi hình thức vận chuyển quốc tế được lựa chọn, cách tính giá cước là hoàn toàn khác nhau, cụ thể: 

3.1 Đối với đường hàng không, chuyển phát nhanh

Hiệp hội vận tải hàng không Quốc tế – IATA [International Air Transport Association] đã có quy định về cách tính giá cước vận chuyển hàng không [AIR FREIGHT] = Đơn giá cước [Unit Rate] x Khối lượng tính cước [Chargeable Weight]. Trong đó:

Đơn giá cước [Unit Rate] là số tiền doanh nghiệp phải thanh toán cho mỗi đơn vị khối lượng tính cước, có thể được chia theo khoảng như sau: 

– Dưới 45 kg. 

– Từ 45 đến dưới 100 kg. 

– Từ 100 đến dưới 300 kg. 

– Từ 300 đến dưới 500 kg. 

– Từ 500 đến dưới 1000 kg. 

– Khối lượng tính cước [Chargeable Weight] bao gồm khối lượng thực tế [Actual Weight] hoặc khối lượng thể tích [hay còn gọi khối lượng kích cỡ Volume/Volumetric/Dimensional Weight]. Đối với khối lượng thể tích – đây là loại quy đổi từ thể tích của lô hàng theo công thức được IATA quy định như sau:

– Đối với hàng air thường, công thức tính khối lượng thể tích = dài x rộng x cao : 6000 [đơn vị centimet] hoặc dài x rộng x cao x 167 [đơn vị mét].

– Đối với hàng air chuyển phát nhanh qua TNT, DHL, FEDEX hoặc UPS, công thức tính khối lượng thể tích = dài x rộng x cao : 5000 [đơn vị centimet] hoặc dài x rộng x cao x 200 [đơn vị mét]. 

>> Xem thêm: Đại lý hãng tàu biển là gì? Có gì khác với môi giới hàng hải?

Đối với hàng air thường hoặc hàng air chuyển phát nhanh, công thức tính cước vận chuyển quốc tế có thể khác nhau

3.2 Đối với đường biển, hàng nguyên container FCL

FCL [Full Container Load] là dịch vụ vận tải đường biển nguyên một container, được áp dụng trong trường hợp thể tích hàng hóa lớn hơn 15 mét khối [m3] hoặc khối lượng trên 250 kg. Công thức tính cước vận chuyển đường biển LCL được áp dụng theo số lượng container chuyên chở. Cụ thể, SEA FREIGHT [FCL] = Đơn giá cước [Unit Rate] x Số lượng container.

3.3 Đối với đường biển, hàng lẻ LCL

LCL [Less than Container Load] là dịch vụ vận chuyển hàng lẻ LCL bằng đường biển, bằng cách kết hợp lô hàng  khác nhau, sắp xếp và đóng chung vào một container, gọi là gom hàng hoặc consolidation. Cách tính cước vận chuyển đường biển LCL được thực hiện như sau: 

– Đầu tiên, áp dụng công thức dài x rộng x cao, theo đơn vị CBM – viết tắt của từ Cubic Meter [hay còn gọi mét khối] để tính toán kích thước kiện hàng. 

– Cân đo kiện hàng để xác định trọng lượng theo đơn vị tấn MT – viết tắt của từ Metric Ton [1 Metric Ton = 1.000 Kilogram]. 

– Tính giá cước vận chuyển quốc tế của lô hàng, áp dụng theo hai cách. Cách 1 = Đơn giá cước [Unit Rate] x CBMCách 2 = Đơn giá cước [Unit Rate] x MT

– Cuối cùng, thực hiện so sánh cước theo 2 đơn vị thể tích và trọng lượng. Đơn vị nào có giá trị cao hơn thì chi phí được áp dụng cho toàn bộ kiện hàng. 

>> Xem thêm: Cập nhật bảng giá thuê container rỗng mới nhất hiện nay

Cách tính cước vận chuyển đường biển quốc tế LCL được xác định dựa trên giá trị lớn nhất giữa đơn vị thể tích và trọng lượng

3.4 Phụ phí vận chuyển quốc tế [Surcharge] 

Dưới đây là một số phụ phí thường gặp trong dịch vụ vận tải quốc tế:

Đối với vận chuyển đường biển, bao gồm cước đường biển [Ocean Freight], phí khai báo hải quan AMS [ Advanced Manifest System fee], phí chứng từ [Bill of Lading fee], phí bốc dỡ hàng hóa từ container vào kho bãi CFS [Container Freight Station fee], phí xăng dầu cho tuyến hàng đi châu Á EBS [Emergency Bunker Surcharge], phí khai Manifest cho lô hàng đi châu Âu – ENS [Entry Summary Declaration], phí khai Manifest bằng điện tử cho hàng nhập khẩu vào Nhật AFR [Advance Filing Rules]. 

Phụ phí khác, bao gồm phụ phí tắc nghẽn cảng PCS [Port Congestion Surcharge], phụ phí mùa cao điểm PSS [Peak Season Surcharge], phụ phí bù đắp biến động giá nhiên liệu BAF [Bunker Adjustment Factor], phụ phí bù đắp biến động tỷ giá ngoại tệ CAF [Currency Adjustment Factor], phụ phí kê khai an ninh dành cho nhập khẩu tại Mỹ ISF [Import Security Filing]. 

Ngoài ra, còn có bảng phụ phí cước vận chuyển quốc tế được công ty 3W Logistics tổng hợp, dành cho doanh nghiệp tham khảo: 

LCL EXPORT LOCAL CHARGE – PHỤ PHÍ HÀNG XUẤT LẺ [LCL]No.Tên Phụ PhíĐơn VịTiền TệGIÁGhi Chú1THC
[Phí xếp dỡ cảng đi]CBMUSD6–2EBS
[Phí xăng dầu]CBMUSD3–3BILL
[Phí chứng từ]SETUSD25–4CFS
[Phí bốc xếp cảng đi]CBMUSD8–5AFR
[Phí truyền dữ liệu hải quan đi Nhật]SETUSD10[For Japan only]6AMS
[Phí truyền dữ liệu hải quan đi Mỹ]SETUSD10[For American only]7AFS
[Phí truyền dữ liệu hải quan đi Trung Quốc]SETUSD10[For China only]

 

FCL EXPORT LOCAL CHARGE – PHỤ PHÍ HÀNG NGUYÊN CONTAINER XUẤT [FCL]No.Tên Phụ PhíĐơn VịTiền TệGiáGhi ChúCont 20′Cont 40′1THC [Dry]
[Phí xếp dỡ cảng đi- hàng khô]USD1201802THC[RF]
[Phí xếp dỡ cảng đi-hàng lạnh]USD1502203SEAL
[Phí Niêm Phong]UNITUSD10104BILL
[Phí chứng từ]SETUSD40
5TELEX RELEASE
[Phí điện giao hàng]SETUSD30If have6AMS
[Phí truyền dữ liệu hải quan đi Mỹ]SETUSD35[For American only]7AFS
[Phí truyền dữ liệu hải quan đi Trung Quốc]SETUSD35[For China only]8AFR
[Phí truyền dữ liệu hải quan hàng Nhật]SETUSD35[For Japan only]

4. Hướng dẫn cách tra cước vận chuyển quốc tế tại 3W Logistics 

Hiện nay, 3W Logistics một trong những công ty uy tín, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực vận tải quốc tế. Ngoài hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa đến nước khác với mức giá cạnh tranh và dịch vụ ổn định, 3W Logistics tích hợp thêm công cụ tra cước vận chuyển quốc tế ngay trên trang web chính thức //3w-logistics.com/bao-gia. Cụ thể:

4.1 Cách tra cước tàu biển LCL [hàng lẻ]

– Bước 1: Nhập tên cảng đi [Departure].

– Bước 2: Nhập tên cảng đến [Destination]. 

– Bước 3: Nhập trọng lượng [kg] của kiện hàng. 

– Bước 4: Nhập số khối [CBM] theo kích thước dài x rộng x cao hoặc sử dụng công cụ quy đổi kích thước bên dưới. 

– Bước 5: Điền vào họ tên, số điện thoại và địa chỉ email chính xác để được báo giá trực tuyến từ 3W Logistics. 

 

 

 

 

Cách tra cước vận chuyển quốc tế đối với vận tải đường biển LCL tại 3W Logistics

4.2 Cách tra cước tàu biển FCL [Hàng nguyên container]

– Bước 1: Nhập tên cảng đi [Departure]. 

– Bước 2: Nhập tên cảng đến [Destination]. 

– Bước 3: Lựa chọn kích thước của container chuyên chở, bao gồm container 20’DC [kích thước dài 6m, rộng 2,4m, cao 2,6m]; container 40‘DC [kích thước dài 12m, rộng 2,4m, cao 2,6m]; container 40HC [kích thước dài 12m, rộng 2,4m, cao 2,9m] tùy vào khối lượng của lô hàng hiện tại. 

– Bước 4: Để lại thông tin liên hệ [bao gồm họ tên, số điện thoại và email] để được công ty vận chuyển quốc tế 3W Logistics báo giá cụ thể. 

Cách tra cước tàu biển FCL tại công ty vận chuyển quốc tế 3W Logistics

4.3 Cách tra cước vận chuyển quốc tế [áp dụng cho đường hàng không]

– Bước 1: Nhập tên cảng đi [Departure].

– Bước 2: Nhập tên cảng đến [Destination]. 

– Bước 3: Nhập cân nặng [kg] của kiện hàng. 

– Bước 4: Nhập cân nặng theo kích thước [CBM]. 

– Bước 5: Điền vào họ tên, số điện thoại và địa chỉ email chính xác để được báo giá trực tuyến từ 3W Logistics. 

Cách tra cước vận chuyển quốc tế đối với vận tải hàng không tại 3W Logistics

Với toàn bộ thông tin trên đây, hy vọng quý doanh nghiệp đã nắm rõ cách tra cước vận chuyển quốc tế đối với mỗi hình thức [đường biển hoặc đường hàng không]. Tại 3W Logistics, khách hàng có thể chủ động tra cước tàu biển hoặc cước hàng không, bằng cách truy cập vào trang web của chúng tôi, chọn mục Báo giá – Request a quote, điền vào thông tin đầy đủ và nhận giá cước vận tải quốc tế trực tuyến. 

Ngoài ra, để được tư vấn kỹ hơn về dịch vụ vận chuyển, cũng như giải pháp ngành hàng tại 3W Logistics, hãy liên hệ với chúng tôi và nhận được sự hỗ trợ tốt nhất.

Chủ Đề