Chuẩn tcvn công tắc đặt cách đất bao nhiêu

Khi lắp đặt thiết bị điện trong nhà và những nơi công cộng, cần phải đảm bảo thực hiện theo tiêu chuẩn TCVN 9206:2012. Vậy tiêu chuẩn TCVN 9206:2012 bao gồm những nội dung gì? Hãy cùng Bestray tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.

1. Phạm vi áp dụng TCVN 9206:2012

1.1 TCVN 9206:2012 được áp dụng trong việc thiết kế các thiết bị điện trong nhà ở như nhà ở căn hộ, nhà ở sân vườn, ký túc xá, nhà ở kiểu khách sạn,… Bên cạnh đó, nó cũng được áp dụng cho các loại công trình công cộng khác.

1.2 Các thiết bị điện trong nhà và công trình công cộng phải được thiết kế thỏa mãn yêu cầu quy định của các tiêu chuẩn và quy phạm TCVN 9206:2012 hiện hành có liên quan. Ngoài ra, đối với các công trình công cộng còn cần phải tuân theo quy định của các tiêu chuẩn và quy phạm hiện hành của từng loại công trình.

2. Tài liệu viện dẫn TCVN 9206:2012

TCVN 9206:2012 được ban hành dựa trên các tài liệu viện dẫn cần thiết, bao gồm:

  • TCXD 16:1986: Tài liệu liên quan đến chiếu sáng nhân tạo công trình công cộng.
  • TCXD 175:1990: Tài liệu liên quan đến mức ồn cho phép của công trình công cộng và tiêu chuẩn thiết kế.
  • TCXDVN 319:2004: Tiêu chuẩn về lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp và những yêu cầu chung.
  • TCXDVN 333:2005: Tiêu chuẩn về chiếu sáng nhân tạo các công trình công cộng, kỹ thuật hạ tầng đô thị và tiêu chuẩn thiết kế.
  • TCVN 2546:1978: Tài liệu liên quan đến bảng điện chiếu sáng dùng cho nhà và yêu cầu kỹ thuật.
  • TCVN 4400:1987: Tài liệu về kỹ thuật chiếu sáng.
  • TCVN 6160: Tài liệu liên quan đến phòng cháy chữa cháy cho nhà cao tầng và yêu cầu thiết kế.
  • TCVN 7114-1:2008: Phần 1 trong tài liệu chiếu sáng nơi làm việc.
  • TCVN 7114-3:2008: Phần 3 – yêu cầu chiếu sáng an toàn và bảo vệ tại những nơi làm việc ngoài nhà trong bộ tài liệu chiếu sáng nơi làm việc.
  • TCVN 7447-1: Phần 1 – nguyên tắc cơ bản, đánh giá các đặc tính chung, định nghĩa trong tài liệu hệ thống lắp đặt điện trong các tòa nhà.
  • TCVN 7447-5-51: Phần 5-51 – quy tắc chung trong phần lựa chọn và lắp đặt thiết bị điện, thuộc bộ tài liệu hệ thống lắp đặt điện trong các tòa nhà.
  • TCVN 7447-5-53: Phần 5-53 – cách ly, đóng cắt và điều khiển trong phần lựa chọn và lắp đặt thiết bị điện, thuộc bộ tài liệu hệ thống lắp đặt điện trong các tòa nhà.
  • TCVN 7447-5-54: Phần 5-54 – bố trí nối đất, dây bảo vệ và dây liên kết bảo vệ trong phần lựa chọn và lắp đặt thiết bị điện, thuộc bộ tài liệu hệ thống lắp đặt điện trong các tòa nhà.
  • TCVN 7447-5-55: Phần 5-55 – các thiết bị khác trong phần lựa chọn và lắp đặt thiết bị điện, thuộc bộ tài liệu hệ thống lắp đặt điện trong các tòa nhà.
  • TCVN 9207:2012: Tài liệu hướng dẫn đặt đường dây điện trong nhà và các công trình công cộng.
  • QTĐ 11 TCN 18:2006: Phần I – quy định chung trong quy phạm trang bị điện.
  • QTĐ 11 TCN 19:2006: Phần II – hệ thống đường dẫn điện trong quy phạm trang bị điện.
  • QTĐ 11 TCN 20:2006: Phần III – trang bị phân phối và trạm biến áp trong quy phạm trang bị điện.
  • QTĐ 11 TCN 21:2006: Phần IV – bảo vệ tự động trong quy phạm trang bị điện
  • Hướng dẫn thiết kế lắp đặt điện theo tiêu chuẩn IEC [- Electrical Installation Guide According to IEC International Standards].

3. Thuật ngữ và định nghĩa của TCVN 9206:2012

Để hiểu đúng nội dung của tiêu chuẩn, một số thuật ngữ trong tiêu chuẩn TCVN 9206:2012 cần được thống nhất như sau:

3.1 Nhà ở theo TCVN 9206:2012

Theo TCVN 9206:2012, nhà ở được chia thành:

  • Nhà ở riêng biệt: Nhà liền kề, biệt thự và các loại nhà ở riêng biệt khác
  • Nhà ở tập thể: Ví dụ như ký túc xá,…
  • Nhà nhiều căn hộ [hay còn được gọi là chung cư]
  • Nhà khách, khách sạn
  • Nhà trọ

3.2 Công trình công cộng theo TCVN 9206:2012

Theo TCVN 9206:2012, công trình công cộng bao gồm:

  • Công trình văn hóa theo TCVN 9206:2012 bao gồm: Thư viện, nhà văn hóa, câu lạc bộ, bảo tàng, nhà triển lãm, tượng đài, đài phát thanh, đài truyền hình, nhà biểu diễn, nhà hát, rạp xiếc, rạp chiếu phim, công viên văn hóa, vườn thú, vườn thực vật.
  • Công trình giáo dục gồm có: Trường mẫu giáo, trường trung học phổ thông các cấp, trường cao đẳng và đại học, trường dạy nghề, trường công nhân kỹ thuật, trường nghiệp vụ và các loại trường khác.
  • Công trình y tế theo TCVN 9206:2012 bao gồm: Trạm y tế, bệnh viện chuyên khoa từ trung ương đến địa phương, bệnh viện đa khoa, các phòng khám chuyên khoa, đa khoa, nhà điều dưỡng, viện dưỡng lão, nhà hộ sinh, các cơ quan y tế trong phòng chống dịch bệnh.
  • Công trình thể dục thể thao theo TCVN 9206:2012 gồm: Sân vận động, sân bóng đá, sân thể thao, nhà thi đấu, nhà luyện tập thể dục thể thao, khán đài và các loại bể bơi có hoặc không có mái che.
  • Công trình thương nghiệp, dịch vụ theo TCVN 9206:2012 bao gồm: Chợ, cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại hàng ăn, giải khát hoặc các dịch vụ công công khác như cắt tóc, giặt là, may vá,..
  • Văn phòng, trụ sở, nhà làm việc.
  • Công trình phục vụ cho an ninh.
  • Nhà phục vụ cho thông tin liên lạc như bưu điện, bưu cục, nhà lắp đặt thiết bị thông tin.
  • Nhà phục vụ cho giao thông, ví dụ như nhà ga.
  • Các công trình công cộng khác, ví dụ như công trình tôn giáo.

3.3 Thiết bị đầu vào theo TCVN 9206:2012

Theo TCVN 9206:2012, thiết bị đầu vào [ĐV] là tập hợp các thiết bị, kết cấu và khí cụ điện đặt ở đầu đường dây.

3.4 Thiết bị phân phối đầu vào

Thiết bị phân phối đầu vào [PPĐV] là tập hợp các thiết bị, kết cấu và khí cụ điện đặt ở đầu đường dây. Nó sẽ cung cấp điện vào nhà hoặc một phần nhà, cũng như đặt ở đầu đường dây từ ĐV ra.

3.5 PPC – PPP theo TCVN 9206:2012

PPC là bảng [hộp, tủ] phân phối phụ dùng để cung cấp điện năng cho nhà hoặc một phần nhà. Có thể sử dụng bảng điện hạ áp của trạm PPC hoặc PPĐV.

PPP là bảng [hộp, tủ] phân phối phụ phân phối điện năng từ PPĐV hoặc PPC để phân phối tới các bảng [hộp, tủ] điện nhóm và các bảng điện phân phối của nhà.

3.6 Điểm phân phối bảng tủ theo TCVN 9206:2012

Điểm phân phối bảng tủ điện nhóm là các điểm điện đặt khí cụ bảo vệ và phân phối điện cho các đồ dùng điện đặt riêng lẻ theo từng nhóm.

3.7 Bảng điện căn hộ

Theo TCVN 9206:2012, bảng điện căn hộ [BCH] là bảng điện nhóm được đặt trong căn hộ hoặc phòng kỹ thuật.

3.8 Bảng điện tầng theo TCVN 9206:2012

Bảng điện tầng [BĐT] là các bảng điện nhóm được đặt ở mỗi tầng để cung cấp cho bảng điện căn hộ và đặt ở hành lang mỗi tầng hoặc phòng kỹ thuật.

Bảng điện tầng được gọi là đồng hồ đếm ngược trong trường hợp chỉ có các đồng hồ đếm điện và các khí cụ bảo vệ ở đường dây của các đồng hồ này.

3.9 Phòng đặt bảng theo TCVN 9206:2012

Phòng đặt bảng điện là phòng được lắp đặt thiết bị đầu vào, thiết bị phân phối đầu vào, bảng phân phối phụ,… Phòng này thường chỉ có người quản lý mới được phép tiếp cận và cần có khóa cẩn thận.

3.10 Lưới điện cung cấp theo TCVN 9206:2012

Theo TCVN 9206:2012, lưới điện cung cấp là đường dây từ nhánh rẽ của đường dây truyền tải điện hoặc hệ thống phân phối của trạm biến áp [TBA] đến PPĐV hoặc từ PPĐV đến PPC, PPP đến điểm phân phối của các bảng điện nhóm.

3.11 lưới điện nhóm theo TCVN 9206:2012

Lưới điện nhóm và đường dây cung cấp điện cho các ổ cắm, đèn,…

3.12 Lưới điện phân phối theo TCVN 9206:2012

Lưới điện phân phối là đường dây cung cấp điện cho các thiết bị động lực.

3.13 Đoạn đứng

Đoạn đứng là đoạn lưới điện được đặt thẳng đứng để cung cấp cho các tầng nhà và đặt trong nhà.

4. Quy định chung của TCVN 9206:2012

4.1 Khi thiết kế điện cho nhà ở và các công trình công cộng cần phải đảm bảo các quy định TCVN 9206:2012 đối với mỗi loại hộ tiêu thụ điện theo chương I.2 – quy phạm trang bị điện theo TCN 18:2006 [Quy phạm trang bị điện].

4.2 Theo TCVN 9206:2012, phải tính toán điện áp để cấp điện cho các thiết bị điện trong nhà và công trình công cộng sao cho không được lớn hơn 380/220V. Nếu xét thấy phù hợp các yêu cầu kinh tế kỹ thuật, cần chuyển sang điện áp lưới 380/220V với những công trình có điện áp lưới 220/100V.

4.3 Điện được cấp cho động cơ điện phải được lấy từ lưới điện 338/220V trung tính nối đất trực tiếp.

4.4 Cần dự phòng một công suất điện không dưới 5% so với tổng công suất của công trình nhà ở hoặc công trình công cộng để cấp chiếu sáng quảng cáo, trang trí mặt nhà, các bảng và tín hiệu chỉ dẫn bằng ánh sáng,…

4.5 Tổn thất điện áp ở cực của các thiết bị động lực và bóng đèn đặt xa nhất với điện áp định mức không được vượt qua các chỉ số theo TCVN 9206:2012, bao gồm:

  • 5% đối với chiếu sáng làm việc
  • 5% đối với chiếu sáng sự cố và chiếu sáng tán người
  • 10% đối với các thiết bị có điện áp từ 12V đến 42V

Đối với động cơ điện:

  • 5% khi làm việc dài hạn ở chế độ ổn định
  • 10% khi làm việc dài hạn ở chế độ sự cố
  • 15% khi khởi động động cơ

5. Phụ tải tính toán theo TCVN 9206:2012

5.1 Nhà ở và công trình công cộng có công suất tính toán được xác định theo số lượng và công suất của thiết bị dự kiến được lắp đặt cho công trình. Nó được áp dụng hệ số lớn nhất Ku, hệ số đồng thời Ks và hệ số yêu cầu Kyc.

5.2 Công suất phụ tải chiếu sáng theo TCVN 9206:2012 được xác định như sau:

  • Công suất phụ tải chiếu sáng theo TCVN 9206:2012 được tính theo công thức:

Ptt=Kyc.i=1nPdi

Trong đó:

  • Kyc là hệ số yêu cầu đối với phụ tải chiếu sáng cho công trình [được áp dụng theo bảng dưới đây]
  • Pdi là công suất định mức của bộ đèn thứ i

Bảng 1: Hệ số yêu cầu cho phụ tải chiếu sáng

Loại công trình Công suất đặt phụ tải chiếu sáng [VA] Hệ số yêu cầu [%]Nhà ở riêng biệt, chung cư, nhà tập thể Phần 3000VA đầu tiên hoặc nhỏ hơn

Phần 3001VA đến 120.000 VA

Phần trên 120.000VA

100

35

25

Công trình y tế Phần 50.000VA đầu tiên hoặc nhỏ hơn

Phần trên 50.000VA

40

20

Nhà trọ, nhà nghỉ, khách sạn, nhà cho đối tượng đặc biệt Phần 20.000VA đầu tiên hoặc nhỏ hơn

Phần từ 20.001VA đến 100.000VA

Phần trên 100.000VA

50

40

30

Nhà kho Phần 12.500VA đầu tiên hoặc hơn

Phần trên 12.500VA

100

50

Các công trình khác Tổng công suất V-A 100

  • Theo TCVN 9206:2012, phụ tải chiếu sáng sẽ được xác định dựa trên suất phụ tải chiếu sáng trên đơn vị diện tích sàn [m2] khi chưa có thiết kế chiếu sáng cho công trình. Suất phụ chiếu sáng sẽ phục thuộc vào loại đèn sử dụng, kiểu chiếu sáng, chỉ số địa điểm chiếu sáng và độ rọi yêu cầu.

Bảng 2: Suất phụ tải biểu kiến chiếu sáng

Dạng tải Suất phụ tải [VA/m2] Độ rọi trung bình [Lux]Kho, công việc không liên tục 7 150 Công việc năng [chế tạo và lắp ráp các thiết bị có kích thước lớn] 14 300 Công việc hành chính, văn phòng 24 500 Công việc chính xác:

  • Chế tạo, lắp ráp
  • Vẽ thiết kế 41 800

5.3 Với các ổ cắm điện Poc , công suất tính toán theo TCVN 9206:2012 được xác định như sau:

  • Ổ cắm được dùng cho thiết bị điện cần được tính toán theo công suất định mức của các thiết bị điện đó.
  • Nếu công suất có số liệu cụ thể về ứng dụng của ổ cắm hoặc thiết bị điện sử dụng ổ cắm thì công suất mạch ổ sẽ được xác định theo TCVN 9206:2012 như sau:
  • Đối với nhà làm việc, văn phòng, trụ sở thì công suất phụ tải từ các ổ điện cần được tính toán sao cho nhỏ hơn 25VA/m2 sàn.
  • Đối với nhà ở và các công trình công cộng khác, công suất của mỗi ổ cắm không được nhỏ hơn 180VA với mỗi đơn vị ổ cắm trên một giá kẹp. Còn đối với những thiết bị có ổ cắm cấu tạo từ 4 đơn vị ổ cắm trở lên thì công suất không được nhỏ hơn 90VA trên mỗi đơn vị ổ cắm.

5.4 Với các thiết bị bếp dùng điện trong khu vực nhà bếp của nhà hàng, khách sạn,… thì được phép tính toán công suất của các thiết bị nấu nướng công nghiệp dùng điện, bộ đun nước, các thiết bị rửa chén dĩa hoặc thiết bị khác theo bảng dưới đây:

Bảng 3: Hệ số yêu cầu đối với các thiết bị bếp

Số lượng các đơn vị thiết bị Hệ số yêu cầu [%]1 100 2 100 3 90 4 80 5 70 6 hoặc lớn hơn 65

5.5 Theo TCVN 9206:2012, với nhà ở riêng biệt, căn hộ trong khu tập thể hoặc nhà chung cư, công thức tính toán được xác định như sau:

Ptt=Ks.i=1nPyci

Trong đó:

  • Ks là hệ số đồng thời của phụ tải nhà ở riêng biệt hoặc căn hộ. Ks\=0.50.65
  • Pyci là công suất yêu cầu của thiết bị điện thứ i

6. Kết luận

Trên đây là những nội dung quan trọng về tiêu chuẩn TCVN 9206:2012 đặt thiết bị điện trong nhà và tại những nơi công cộng. TCVN 9206:2012 rất quan trọng nhằm đảm bảo tránh những sự cố có thể gặp phải liên quan đến điện trong quá trình sử dụng tại nhà ở và nơi công cộng. Để tìm hiểu thêm các thông tin liên quan khác, bạn có thể truy cập vào website //bestray.com/ Hoặc tham khảo các dòng sản phẩm của chúng tôi như :

  • Máng cáp sơn tĩnh điện
  • Máng lưới inox
  • Thang cáp
  • Khay cáp
  • Phụ kiện máng cáp

Để biết thêm thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ:

\==> Thang Máng Cáp Bestray

  • Địa chỉ: 180/7A, ấp Tân Thới 3, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, TPHCM
  • Mở cửa vào 7:30 – đóng cửa vào 17:00
  • Điện thoại: 0909 089 678
  • Email: info@bestray.com sales@bestray.com

Bài viết này hữu ích cho bạn không?

Bestray JSC//bestray.com/

Thang máng cáp Bestray nhà sản xuất chuyên nghiệp và có uy tín hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp thang máng cáp, máng lưới, unistrut, ốc siết cáp trên thị trường

Chủ Đề