Chức năng giữ thăng bằng cơ thể là của

Đáp án D

Chức năng của tiểu não là: điều hòa, phối hợp các cử động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

thanhloan - 17:30 | 07/11/2017

webkhoedep.vn - Để con người giữ được thăng bằng, bộ não phải nhận được thông tin từ một số hệ thống phức tạp trong cơ thể và các bộ phận phải phối hợp cùng nhau để giữ cân bằng.

Để con người giữ được thăng bằng, bộ não phải nhận được thông tin từ một số hệ thống phức tạp trong cơ thể và các bộ phận phải phối hợp cùng nhau để giữ cân bằng.

Tai trong đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng

Tai không chỉ có vai trò để lắng nghe mà còn hỗ trợ trong việc giữ cân bằng. Tai trong có cơ quan thính giác và bộ máy thăng bằng gồm có mê đạo xương và mê đạo màng. Mê đạo xương chứa ngoại dịch còn mê đạo màng chứa nội dịch, nằm trong phần đá của xương thái dương. Cấu tạo của mê đạo (mê lộ) gồm 2 phần: Tiền đình và ống khuyên. Tiền đình và các ống bán khuyên là nơi có các đầu mút sợi thần kinh nhận cảm về sự thay đổi áp suất chất nội dịch trong tai rồi truyền theo thần kinh tiền đình lên các phần thần kinh trung ương để thực hiện chức năng thăng bằng. Và nhiều vấn đề về cân bằng cơ thể sẽ xảy ra khi các cấu trúc của tai trong bị hư hỏng. Ví dụ nếu tinh thể canxi bên trong tai không ở đúng vị trí, nó sẽ khiến hệ thống tiền đình gửi tín hiệu lên não rằng bạn đang di chuyển trong khi thực tế bạn đang đứng yên. Điều này sẽ dẫn đến hiện tượng hoa mắt, chóng mặt.

Chức năng giữ thăng bằng cơ thể là của

Tai trong đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng.

Các cơ, khớp và thậm chí cả da cũng giúp cân bằng

Theo Hiệp hội Vedibular Disorders (VEDA), các thụ thể cảm giác trong cơ, khớp, dây chằng và da cũng giúp cho não bộ biết cơ thể bạn đang trong không gian nào thông qua các “proprioceptor” - được hiểu là cơ quan tự cảm - hay sự cảm nhận trong cơ thể. Các thụ thể này liên tục thông tin cho não bộ về tư thế, lực kéo căng và chuyển động của cơ thể. Trong cánh tay, phần thân trên và ở chân, các cơ quan tự cảm chiếm vị thể áp đảo trong giác quan cơ thể.

Đau nửa đầu liên quan đến giữ cân bằng

Theo VEDA, khoảng 40% những người mắc chứng đau nửa đầu sẽ bị chóng mặt hoặc mất cân bằng. Tình trạng này được gọi là chóng mặt liên quan đến chứng đau nửa đầu. Nguyên nhân của tình trạng này chưa được biết đến nhưng theo các chuyên gia suy luận có thể chứng đau nửa đầu ảnh hưởng đến tín hiệu não và điều này làm chậm khả năng diễn giải thông tin cảm giác từ mắt, tai trong, cơ bắp dẫn đến cảm giác chóng mặt. Một giả thuyết khác cho rằng chóng mặt ở những người mắc chứng đau nửa đầu là do việc giải phóng một số hóa chất trong não ảnh hưởng đến hệ thống tiền đình.

Ngón chân cái không quan trọng trong việc giữ cân bằng

Theo tờ Scientific American, những người thiếu mất ngón chân cái vẫn có thể đi bộ, chạy nhảy bình thường mặc dù các bước chân có tốc độ chậm hơn và ngắn hơn. Một nghiên cứu tiến hành năm 1988 đối với những người bị thiếu mất ngón chân cái, các nhà khoa học thấy rằng những người này thay đổi trong cách đi của họ và lực cơ thể sẽ dồn vào phần còn lại của bàn chân. Do đó, những người mất đi ngón chân cái không được xem xét vào nhóm khuyết tật.

Càng về già càng khó giữ cân bằng

Khi chúng ta già đi, chúng ta gặp những khiếm khuyết trong 3 hệ thống chính giúp cơ thể giữ cân bằng, đó là: tầm nhìn, hệ thống tiền đình và sự vận động. Những suy yếu của 3 bộ phận này cùng với việc các cơ bắp kém linh hoạt khiến người cao tuổi dễ bị ngã. Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, 1/3 số người Mỹ trên 65 tuổi bị ngã mỗi năm.

Cảm thấy chóng mặt sau khi đi tàu, thuyền

Chức năng giữ thăng bằng cơ thể là của

Sau khi đi tàu, thuyền cảm thấy họ vẫn đang lắc lư, chóng mặt ngay khi đã ở trên mặt đất.

Thông thường, những người sau khi đi tàu, thuyền cảm thấy họ vẫn đang lắc lư, chóng mặt ngay khi đã ở trên mặt đất. Cảm giác này thường biến mất sau vài giờ hoặc vài ngày. Nhưng đối với một số người, cảm giác lắc lư như đang đi tàu vẫn kéo dài nhiều tháng hoặc nhiều năm. Bệnh nhân có triệu chứng này được chẩn đoán mắc hội chứng malde debarquement. Một giả thuyết khác cũng cho rằng người có các triệu chứng này là do những thay đổi trong quá trình trao đổi chất ở não và hoạt động não làm cho cơ thể không thể thích nghi với những chuyển động không quen thuộc khi đi tàu, thuyền. Tình trạng này cũng tương tự như khi bạn đi tàu lửa, ôtô.

TH tổng hợp

Chức năng giữ thăng bằng cơ thể là của

Ảnh minh họa

Có rất nhiều yếu tố khiến cơ thể mất cân bằng, may thay, tạo hóa đã khéo sắp xếp cho con người một cơ chế giúp cơ thể giữ được thăng bằng. Cơ chế đó đến từ sự cảm thụ của mắt, tai trong và hệ thống cơ xương khớp. Mắt thu nhận các dữ liệu về vị trí và sự chuyển động của sự vật xung quanh rồi truyền lên não. Bộ phận mê đạo và tiền đình ở tai trong có tác dụng cung cấp thông tin về tư thế, vị trí của cơ thể. Hệ thống cảm thụ quan trong cơ xương khớp, cột sống cho biết phần nào của cơ thể đang chuyển động, phần nào đang tiếp đất… Khó có thể giải thích hết cách thức não bộ xử lý các tín hiệu này, nhưng cơ thể luôn giữ tình trạng thăng bằng nếu các tín hiệu này rõ rệt, không trái ngược, xung đột nhau. Các tín hiệu xung đột gây chóng mặt có thể đến từ ngoại cảnh như khi đi máy bay, tàu xe, mắt không quan sát được toàn bộ nhưng tai vẫn tiếp thu sự dao động nên ta thấy choáng váng, xây xẩm; hoặc có thể đến từ các bộ phận bị bệnh như viêm tai trong, viêm dây thần kinh tiền đình…

Hiểu cơ bản tình trạng, cách thức cơ thể giữ thăng bằng như thế giúp ta hạn chế sự chóng mặt và phối hợp với bác sĩ tốt hơn trong quá trình chẩn đoán bệnh nếu cần phải điều trị. Dĩ nhiên, nguyên nhân gây chóng mặt còn rất nhiều, có thể đến từ huyết áp, thần kinh hay những tổn thương não bộ, cột sống nhưng việc chẩn đoán nguyên nhân chính xác là chuyên môn của bác sĩ, với sự hỗ trợ của các thiết bị, dụng cụ thăm khám chuyên biệt.

Trong một số trường hợp cần cắt cơn nhanh, bệnh nhân có thể tham vấn dược sĩ để sử dụng Acetyl-DL-leucine theo chỉ dẫn của nhà sản xuất. Người bệnh cần tránh những mẹo, phương thuốc “dân gian” không rõ ràng dễ khiến triệu chứng bị che mờ gây khó khăn cho quá trình điều trị hoặc khiến tình trạng bệnh thêm nặng hơn.

Chức năng giữ thăng bằng cơ thể là của


Rối loạn thăng bằng có thể khiến bạn cảm thấy chóng mặt, như thể căn phòng đang quay xung quanh bạn, cảm thấy không đứng vững hoặc lâng lâng. Bạn có thể cảm thấy căn phòng đang quay cuồng hoặc bạn sẽ ngã xuống. Những cảm giác này có thể xảy ra dù lúc đó bạn đang nằm, ngồi hoặc đứng. Để biết thêm những thông tin cơ bản về căn bệnh này, YouMed xin gửi đến bạn đọc bài viết dưới đây.

Tổng quan về rối loạn thăng bằng

Nhiều hệ thống trong cơ thể, bao gồm: cơ – xương – khớp, mắt, cơ quan giữ thăng bằng như tai trong, dây thần kinh, tim mạch – phải hoạt động bình thường để bạn có được trạng thái thăng bằng bình thương. Khi các hệ thống này hoạt động không tốt, bạn có thể gặp vấn đề về thăng bằng.

Nhiều bệnh lý có thể gây ra rối loạn thăng bằng. Tuy nhiên, hầu hết các vấn đề về thăng bằng là do các vấn đề trong cơ quan thăng bằng tại hệ thống tai trong (Hệ thống tiền đình).

Triệu chứng của rối loạn thăng bằng

  • Cảm giác xoay tròn, chóng mặt
  • Cảm thấy quay cuồng hoặc muốn ngất xỉu
  • Mất thăng bằng hoặc không đứng vững
  • Té ngã hoặc cảm thấy bản thân có thể bị ngã
  • Cảm thấy lâng lâng hoặc hoa mắt
  • Thị lực thay đổi, ví dụ như nhìn mờ
  • Lú lẫn

Nguyên nhân gây nên rối loạn thăng bằng

Rối loạn thăng bằng có thể là nguyên nhân của nhiều tình trạng khác nhau. Nguyên nhân của rối loạn thăng bằng thường liên quan đến các dấu hiệu hoặc triệu chứng cụ thể.

Cảm giác xoay tròn, chóng mặt

Chóng mặt có thể liên quan đến nhiều tình trạng, bao gồm:

Chóng mặt kịch phát tư thế lành tính

Bệnh xảy ra khi các tinh thể canxi bên trong tai trong của bạn di chuyển khỏi vị trí bình thường của chúng và di chuyển đến một nơi nào khác của tai trong. Bạn có thể trải qua cảm giác xoay tròn khi trở mình trên giường hoặc ngửa đầu về sau để nhìn lên cao.

Viêm dây thần kinh tiền đình

Bệnh lý viêm này, có thể do virus gây ra, gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh ở phần thăng bằng tại tai trong của bạn. Các triệu chứng thường nghiêm trọng và dai dẳng, và bao gồm buồn nôn và đi lại khó khăn. Các triệu chứng có thể kéo dài vài ngày và dần dần cải thiện mà không cần điều trị.

Chóng mặt tư thế tri giác dai dẳng

Bệnh này xảy ra thường xuyên với các loại chóng mặt khác. Triệu chứng bao gồm đứng không vững hoặc có cảm giác chuyển động bên trong đầu của bạn. Các triệu chứng thường trở nên nặng hơn khi bạn nhìn một vật thể nào đó di chuyển, khi bạn đọc hoặc khi bạn ở trong một môi trường trực quan phức tạp, chẳng hạn như khu mua sắm.

Đau nửa đầu Migraine

Chóng mặt và nhạy cảm với chuyển động (Migraine tiền đình) có thể xảy ra do chứng đau nửa đầu.

Xem thêm: Bật mí công dụng thuốc bổ não Ginkgo Biloba

Cảm giác muốn ngất xỉu hoặc quay cuồng

Cảm giác này có thể có mối liên hệ với:

Hạ huyết áp tư thế

Đứng lên hoặc ngồi xuống quá nhanh có thể khiến một số người bị giảm huyết áp đáng kể. Do đó dẫn đến cảm giác lâng lâng hoặc ngất xỉu.

Bệnh lý tim mạch

Bất thường nhịp tim (Rối loạn nhịp), hẹp hoặc tắc nghẽn mạch máu, cơ tim phì đại (bệnh cơ tim phì đại), hoặc giảm thể tích máu có thể làm giảm lưu lượng dòng máu và gây ra cảm giác quay cuồng hoặc ngất xỉu.

Mất thăng bằng hoặc không đứng vững

Triệu chứng này có thể là kết quả của:

Vấn đề về tiền đình

Bất thường ở tai trong của bạn có thể gây ra cảm giác bồng bềnh hoặc nặng đầu, và đứng không vững trong bóng tối.

Tổn thương thần kinh ở chân (Bệnh lý thần kinh ngoại biên)

Tổn thương có thể dẫn tới việc khó khăn đi lại.

Vấn đề về cơ, khớp hoặc thị lực

Yếu cơ hoặc khớp mất vững có thể góp phần làm bạn mất thăng bằng cơ thể. Các vấn đề về thị lực cũng có thể dẫn đến sự mất vững của cơ thể.

Sử dụng thuốc

Mất thăng bằng hoặc mất vững có thể là tác dụng phụ của việc sử dụng thuốc.

Một số bệnh lý thần kinh. Bao gồm thoái hóa cột sống cổ và bệnh lý Parkinson.

Choáng váng

Cảm giác choáng váng hoặc chóng mặt có thể xuất phát từ:

Vấn đề tại tai trong

Bất thường hệ thống tiền đình có thể dẫn đến cảm giác lâng lâng hoặc cảm giác sai lầm về chuyển động.

Bệnh lý tâm thần

Trầm cảm (Rối loạn trầm cảm chủ yếu), rối loạn lo âu hoặc các bệnh lý tâm thần khác có thể gây choáng váng.

Nhịp thở nhanh bất thường (Tăng thông khí)

Tình trạng này thường đi kèm với rối loạn lo âu và có thể gây ra choáng váng.

Thuốc

Choáng váng có thể là một tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc điều trị.

Chẩn đoán trạng thái mất thăng bằng

Bác sĩ sẽ bắt đầu đánh giá bệnh sử và tiến hành thăm khám để kiểm tra về thể chất và thần kinh.

Để xác định xem các triệu chứng của bạn có phải do vấn đề về chức năng cân bằng tại tai trong hay không, thì bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm để kiểm tra. Các xét nghiệm có thể bao gồm:

Kiểm tra thính giác

Khó khăn khi lắng nghe thường có liên quan đến các vấn đề về thăng bằng.

Kiểm tra biểu đồ tư thế

Bạn sẽ được mang một loại dây nịt an toàn và cố gắng đứng vững trên một loại bục di chuyển. Kiểm tra biểu đồ tư thế cho biết bạn dựa vào phần nào nhất trong hệ thống thăng bằng của bạn.

Nghiệm pháp Dix-Hallpike

Bác sĩ của bạn sẽ cẩn thận quay đầu bạn đến các vị trí khác nhau. Đồng thời họ sẽ theo dõi chuyển động của mắt để xác định xem bạn có cảm giác sai về chóng mặt hay không.

Xét nghiệm hình ảnh

MRI và CT có thể xác định xem có một bệnh lý nào gây ra sự mất thăng bằng.

Kiểm tra huyết áp và nhịp tim

Bạn sẽ được đo huyết áp khi ngồi và sau đó đứng lên. Sau khi đứng lên được từ hai đến ba phút, bạn sẽ được đo huyết áp lại một lần nữa. Từ đó sẽ xác định xem bạn có bị tụt huyết áp đáng kể hay không. Nhịp tim của bạn khi đứng có thể được ghi nhận lại. Thông qua đó, xác định xem có bệnh lý tim mạch nào gây nên triệu chứng của bạn hay không.

Chức năng giữ thăng bằng cơ thể là của

Điều trị rối loạn thăng bằng như thế nào?

Việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây nên rối loạn thăng bằng. Các phương pháp điều trị bao gồm:

Các bài tập thăng bằng (phục hồi chức năng tiền đình)

Nhà trị liệu về rối loạn thăng bằng sẽ thiết kế một chương trình phù hợp về các bài tập thăng bằng. Việc trị liệu có thể giúp bạn bù đắp lại sự mất cân bằng, thích nghi với sự kém cân bằng và duy trì các hoạt động thể chất. Để đề phòng té ngã, bác sĩ trị liệu của bạn có thể đề nghị một số thiết bị hỗ trợ cân bằng. Chẳng hạn như gậy, và các cách để làm giảm nguy cơ té ngã trong nhà.

Thay đổi chế độ ăn uống và lối sống

Nếu bạn mắc bệnh Meniere hoặc đau nửa đầu Migraines, thay đổi chế độ ăn uống thường được đề xuất là có thể làm giảm nhẹ các triệu chứng. Nếu bạn bị hạ huyết áp tư thế, bạn có thể cần uống nhiều nước hơn hoặc mang vớ nén.

Sử dụng thuốc

Nếu bạn bị chóng mặt nghiêm trọng kéo dài hàng giờ hoặc nhiều ngày, bạn có thể được kê đơn thuốc giúp kiểm soát chóng mặt và nôn ói.

Tình trạng rối loạn thăng bằng có thể là một dấu điểm cho thấy sự tồn tại của một bệnh lý nguyên nhân. Chính vì thế, chẩn đoán và điều trị sớm có vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống, cũng như điều trị dứt điểm bệnh. Bạn cần đi khám bệnh và làm các xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ để tìm ra được nguyên nhân chính xác nhất.