Chương trình dạy học là gì năm 2024

Hoạt động dạy học là một hệ thống toàn vẹn bao gồm hoạt động dạy và hoạt động học luôn tương tác với nhau, thâm nhập vào nhau. Trong đó người thầy giữ vai trò chủ đạo, tổ chức, điều khiển, điều chỉnh quá trình dạy học; người học tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình dạy học.

Hoạt động dạy học bao giờ cũng có sự thống nhất giữa dạy và học, giữa truyền đạt với chỉ đạo trong hoạt động dạy, và thống nhất giữa lĩnh hội và tự chỉ đạo trong hoạt động học. Hoạt động dạy và hoạt động học luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, thể hiện ở mối quan hệ tương tác giữa các thành tố của quá trình dạy học như: mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện, môi trường, hình thức tổ chức dạy học… Đó chính là mối quan hệ điều khiển và tự điều khiển của quá trình dạy học.

Trong nhà trường, người cán bộ quản lý thường đề ra những cách thức, biện pháp, phương pháp… quản lý nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. Mọi hoạt động đa dạng và phức tạp khác của nhà trường đều hướng vào việc thực hiện mục tiêu này. Vì vậy quản lý nhà trường chính là quản lý quá trình sư phạm của thầy, hoạt động học tập - tự giáo dục của trò, diễn ra chủ yếu trong quá trình dạy học.

Vậy: Chương trình dạy học thực chất là một loạt các hoạt động dạy học được thực hiện với sự hỗ trợ của các nguồn lực trong quá trình dạy học nhằm đạt được mục đích đã đề ra.

1.2.4.3. Khái niệm quản lý chương trình dạy học

Từ khái niệm trên ta có thể hiểu khái niệm quản lý chương trình dạy học như sau: “Quản lý chương trình dạy học là quản lý xây dựng chương trình dạy học, quản lý quá trình thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện chương trình dạy học nhằm thực hiện mục tiêu mong muốn của nhà quản lý”

Trên cơ sở khái niệm về quản lý chương trình dạy học, chúng tôi tìm hiểu về việc quản lý chương trình giáo dục bao gồm những công việc cơ bản như: phân cấp quản lý từ mô hình tổ chức, danh mục các ngành đào tạo, khung chương trình giảng dạy, chương trình chi tiết môn học cốt lõi, môn học bắt buộc, môn học tự chọn; điều chỉnh, xây dựng và thông qua chương trình giáo dục; thực hiện chương trình giáo dục; kiểm tra và thanh tra chương trình giáo dục.

Trong lịch sử nghiên cứu phát triển giáo dục, có ba cách tiếp cận khác nhau khi xây dựng chương trình giáo dục. Đó là cách tiếp cận nội dung, cách tiếp cận mục tiêu, cách tiếp cận quá trình (hay còn gọi là cách tiếp cận phát triển). Tương ứng với 3 cách tiếp cận này là các phương pháp quản lý chương trình phát triển.

* Cách tiếp cận nội dung: đây là cách tiếp cận truyền thống có trong

chương trình đào tạo. Cách tiếp cận này đã và đang được nhiều giảng viên và các nhà làm công tác xây dựng chương trình sử dụng. Nội dung khối lượng kiến thức chương trình thường ngắn gọn, chắt lọc, đảm bảo nguyên lý giáo dục và mang tính thời sự, theo khuôn mẫu định sẵn, nhưng thường là một chiều, mang tính áp đặt, giảng viên không có cơ hội để bổ sung tài liệu hoặc thay đổi hình thức dạy học, người học thụ động.

Quản lý chương trình giáo dục theo cách này chủ yếu là quản lý nội dung, khối lượng công việc giảng viên hoàn thành trong một quỹ thời gian đã định trước để đánh giá chất lượng công việc, khó kích thích được sự năng động sáng tạo của người học, nên hiệu quả thực hiện không cao.

* Cách tiếp cận mục tiêu: Xuất phát điểm của việc xây dựng chương

trình giáo dục phải là mục tiêu giáo dục. Mục tiêu đó được thể hiện ở mục tiêu đầu ra, qua những hành vi của người học (theo một khuôn mẫu nhất định).

Quản lý chương trình giáo dục theo cách này là quản lý sản phẩm đào tạo, quản lý kết quả cuối cùng của một chương trình đào tạo. Người ta quan tâm đến việc người học sau khi học xong có khả năng làm được những việc gì; hay tiếp thu được những gì về mặt nhận thức, kỹ năng, tình cảm, thái độ; không quản lý quá trình đạt đến mục đích, mục tiêu. Khi mục tiêu được xác định rõ ràng, cụ thể ở các cấp độ khác nhau (dài hạn, ngắn hạn), người dạy có thể căn cứ vào đó để lựa chọn nội dung, phương pháp, cách đánh giá và tài liệu để giảng dạy. Người học có thể không cần lên lớp nghe giảng, chỉ cần phát tài liệu, hướng dẫn đọc tài liệu, sau đó làm bài thu hoạch đạt yêu cầu là được.

Cách tiếp cận này vẫn xem người học là bị động, không thể giúp phát triển các năng lực tiềm ẩn ở mỗi cá nhân người học. Tất cả người học đều phải chịu sự rèn giũa theo một khuôn mẫu cứng nhắc đã được xác định trước; khó có thể áp dụng cho các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn cũng như trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật. Cách thức tổ chức quản lý chương trình giáo dục dễ dẫn đến bệnh hình thức và máy móc.

Đối với quản lý chương trình giáo dục LLCT, phương pháp quản lý này không phù hợp. Tuy nhiên, nhà quản lý cần nghiên cứu để sử dụng hợp lý, khuyến khích các mặt tích cực của phương pháp quản lý này.

* Cách tiếp cận quá trình (Tiếp cận phát triển): đây là cách tiếp cận

được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới. Cách tiếp cận này là chương trình đào tạo là quá trình, còn giáo dục là sự phát triển. Giáo dục là sự phát triển với nghĩa là phát triển con người, phát triển một cách tối đa mọi tiềm năng tiềm ẩn trong mỗi con người, làm cho con người có khả năng làm chủ tình huống, đương đầu được với những thách thức mà mình sẽ gặp phải trong đời một cách chủ động và sáng tạo. Giáo dục là quá trình diễn ra liên tục, suốt đời. Do vậy mục đích cuối cùng không phải là thuộc tính của nó. Cách tiếp cận này mang tính toàn diện, chú trọng nhiều đến khía cạnh nhân văn.

Bản chất của quản lý chương trình giáo dục theo cách tiếp cận này là quản lý sự phát triển con người, sự hình thành và phát triển nhân cách; chủ thể quản lý nắm được những diễn biến, quá trình phát triển của đối tượng quản lý. Khi chương trình giáo dục xây dựng theo cách tiếp cận này, người học được coi là trung tâm, người thầy được coi là cố vấn cung cấp thông tin, hướng dẫn người học tìm kiếm và thu thập thông tin, gợi mở giải quyết vấn đề. Những nội dung và phương thức giáo dục đào tạo thường xuyên đạt được nhu cầu và trình độ người học. Người thầy đánh giá người học qua quá trình làm việc chứ không phải kết quả cuối cùng. Quản lý theo cách tiếp cận này huy động được mọi nguồn lực tham gia vào quá trình quản lý, trong đó người học là người chủ động, tích cực tham gia vào quá trình dạy và học