Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 2022

Báo cáo đánh giá độc lập Rà soát và đánh giá Tác động về Giới của Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới - Giai đoạn 2010-2020

DANH MỤC

TÀI LIỆU PHỤC VỤ HỘI NGHỊ

TỔNG KẾT 10 NĂM THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2010 – 2020;

PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ GIAI ĐOẠN 2020 – 2025

I. Chương trình Hội nghị

II. Báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2010 – 2020; Phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2020-2025.

Các Phụ lục kèm theo:

– Phụ lục 1: Tổng hợp danh mục văn bản triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tp.hcm giai đoạn 2010 – 2015 và giai đoạn 2016 – 2020;

– Phụ lục 2: Kết quả huy động nguồn lực thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Tổng hợp tình hình bổ sung vốn đầu tư phân cấp các xã thực hiện mô hình nông thôn mới

– Phụ lục 3: Bảng tổng hợp các tiêu chí đạt về xây dựng nông thôn mới tại 56 xã trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; Bình quân số tiêu chí đạt trong thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2010 – 2015 và giai đoạn 2016 – 2020; Kết quả xây dựng nông thôn mới trên địa bàn TP.HCM qua các giai đoạn;

– Phụ lục 4: Bảng tổng hợp tiêu chí đạt về xây dựng huyện nông thôn mới tại các huyện;

– Phụ lục 5: Bảng tổng hợp kết quả điều tra thi nhập hộ gia đình tại 56 xã xây dựng nông thôn mới năm 2019;

– Phụ lục 6: Giá trị GDP trong Nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh và Năng suất lao động giai đoạn 2008 – 2018;

– Phụ lục 7a: Số hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản;

– Phụ lục 7b: Hộ dân cư nông thôn và Hộ nông lâm ngư nghiệp 2011-2020, dự báo 2025, 2030.

III. Báo cáo Tổng kết Phong trào thi đua “Cả thành phố Chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020.

IV. Báo cáo các Sở, Ban ngành thành phố Tổng kết đánh giá 10 năm vai trò hướng dẫn, triển khai và phụ trách các tiêu chí xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2010-2020

1.Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố: Báo cáo Tổng kết 10 năm MTTQ Việt Nam Thành phố tham gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 6/2019

2.Sở Quy hoạch – Kiến trúc: Báo cáo tổng kết 10 năm về thực hiện công tác quy hoạch – Tiêu chí 1 của Chương trình tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

3.Sở Giao thông: Tổng kết 10 năm công tác giao thông nông thôn trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2010 – 2020

4.Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

– Báo cáo báo cáo kết quả 10 năm thực hiện tiêu chí số 13 trên địa bàn 5 huyện giai đoạn 2010 – 2020

– Báo cáo đánh giá 10 năm thực hiện tiêu chí thủy lợi trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020

– Báo cáo tổng kết phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu sơ kết ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân

5.Sở Giáo dục và Đào tạo: Báo cáo phát triển giáo dục nông thôn và kết quả thực hiện Tiêu chí số 05 về Trường học, Tiêu chí số 14 về Giáo dục và Đào tạo

6.Sở Văn hóa và Thể thao: Báo cáo Tổng kết đánh giá 10 năm vai trò hướng dẫn, triển khai và phụ trách các tiêu chí văn hóa trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và công tác xây dựng đời sống văn hóa trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2010 – 2020

7.Sở Công Thương: Báo cáo Kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố giai đoạn 2010-2020

8.Sở Thông tin và Truyền thông: Báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện các nội dung thông tin và truyền thông thuộc chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới 2010 – 2020

9.Sở Lao động – Thương binh và Xã hội: Báo cáo Tổng kết đánh giá 10 năm vai trò hướng dẫn, triển khai và phụ trách thực hiện các Tiêu chí, Chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2010-2020

10.Sở Y tế: Báo cáo Thực hiện “Phát triển y tế cơ sở, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân nông thôn” và tiêu chí Y tế trong Chương trình xây dựng nông thôn mới

11.Sở Tài nguyên và Môi trường: Báo cáo Tổng kết 10 năm công tác bảo vệ môi trường trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2010 – 2020

12.Sở Tư pháp: Báo cáo tổng kết đánh giá, công nhận và xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; bảo đảm và tăng cương khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân

13.Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố: Báo cáo Kết quả thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch trong Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới”[Giai đoạn 2009 – 2019]

14.Bộ Tư lệnh Thành phố: Báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện phong trào thi đua Lực lượng vũ trang thành phố chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 -2020

15.Công an Thành phố: Báo cáo Tổng kết 10 năm công tác đấu tranh, ngăn chặn và đẩy lùi các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, bảo đảm an toàn, an ninh, trật tự xã hội địa bàn nông thôn thành phố Hồ Chí Minh [giai đoạn 2010 – 2020]

V. Báo cáo tham luận của các đơn vị thực hiện Phong trào chung sức xây dựng nông thôn mới.

1.Báo cáo của Tổng Công ty Điện lực thành phố Hồ Chí Minh về chung sức xây dựng nông thôn mới;

2.Báo cáo của Đảng ủy Khối Dân – Chính – Đảng thành phố Hồ Chí Minh về thực hiện phong trào “Chung sức xây dựng nông thôn mới” tại các xã thuộc huyện Bình Chánh giai đoạn 2010 – 2020.

VI. Báo cáo tham luận của các huyện.

1.Báo cáo của huyện Củ Chi về hoạt động giám sát đầu tư cơ sở hạ tầng xây dựng nông thôn mới của Ban giám sát đầu tư cộng đồng;

2.Báo cáo của huyện Hóc Môn về công tác vận động người dân tham gia hiến đất mở rộng đường trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Hóc Môn;

3.Báo cáo của huyện Bình Chánh về Công tác phối hợp các đơn vị chung sức xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Bình Chánh giai đoạn 2010-2020;

4.Báo cáo của huyện Nhà Bè về công tác chỉ đạo điều hành trong việc thực hiện hoàn thành Chương trình xây dựng nông thôn mới huyện Nhà Bè;

5.Báo cáo của huyện Cần Giờ về các giải pháp phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Cần Giờ;

6.Báo cáo của xã Xuân Thới Thượng huyện Hóc Môn về xây dựng và triển khai đề án duy trì và nâng cao chất lượng 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã.

VII. Báo cáo tham luận của Hợp tác xã.

1.Báo cáo tình hình hoạt động HTX Hoa lan Huyền Thoại huyện Củ Chi;

2.Báo cáo của HTX Mai Hoa huyện Hóc Môn về việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và giải quyết việc làm cho lao động tại điạ phương;

3.Báo cáo của HTX Hiệp Thành xã Hiệp Phước huyện Nhà Bè về xây dựng mô hình HTX Nông nghiệp tiên tiến, hiện đại giai đoạn 2016 – 2020;

4.Báo cáo của HTX Thủy sản và Dịch vụ Duyên Hải xã Lý Nhơn huyện Cần Giờ.

VIII. Báo cáo tham luận của các hộ dân hiến đất, vật kiến trúc xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn.

1.Báo cáo của hộ dân Bùi Văn Đèo xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi về thực hiện công tác hiến đất làm công trình giao thông , thủy lợi trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Phú Mỹ Hưng giai đoạn 2010 -2020;

2.Báo cáo của hộ dân Nguyễn Văn Ao xã Đông thạnh huyện Hóc Môn về hiến đất, mở rộng đường giao thông nông thôn, thực hiện chung sức xây dựng xã nông thôn mới;

3.Báo cáo về Ban phát triển ấp 4A xã Vĩnh Lộc B huyện Bình Chánh về vận động, huy động nguồn lực cộng đồng xây dựng nông thôn mới;

4.Báo cáo của hộ dân Nhữ Ngọc Ẩn xã Long Thới huyện Nhà Bè về chung sức xây dựng nông thôn mới thông qua công tác tự nguyện hiến đất để xây dựng tuyến nội đồng và hẻm 348

******

Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 hoàn thành sớm 1 năm

[ĐCSVN] – Sau gần 9 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, toàn bộ mục tiêu bao trùm đã đạt và rất nhiều chỉ tiêu bản chất chúng ta vượt mục tiêu đặt ra cho giai đoạn 2010-2020. Chính vì vậy, việc tổng kết 10 năm xây dựng chương trình nông thôn mới sẽ diễn ra trong năm 2019 – sớm hơn 1 năm để chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo 2021-2030.

Đây chính là thông tin được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết tại Hội thảo khoa học “Lý luận và thực tiễn trong xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn [NN&PTNT] phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ [KH&CN], Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định tổ chức hôm nay [17/7] tại thành phố Nam Định.

Số xã đạt chuẩn nông thôn mới vượt mục tiêu đặt ra

Hội nghị diễn ra tại Nam Định [Ảnh: MP]

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, sau 9 năm thực hiện Chương trình, chất lượng đời sống người dân không ngừng được nâng cao, thiết chế hạ tầng - kể cả hạ tầng cứng và mềm được cải thiện tích cực. Tổng đầu tư toàn xã hội cho Chương trình đạt xấp xỉ 2 triệu tỷ trong 9 năm. Kết quả đã hoàn thành được khối lượng thiết chế, hạ tầng rất lớn. Riêng về giao thông gấp 5 lần về hạ tầng 5 năm trước đó. Về điện đã có 100% số xã có điện lưới quốc gia. Tính đến 6 tháng đầu năm 2019 cả nước đã có trên 4500 số xã, đạt 50,01% so với mục tiêu đặt ra của Chương trình đến năm 2020 [50%] . Như vậy, có thể nói rằng các mục tiêu bao trùm đã hoàn thành sớm hơn từ 1 đến 1,5 năm.

Trình bày báo cáo đề dẫn tại Hội thảo, ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT đánh giá, sau gần 10 năm triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM và 6 năm thực hiện Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp, khu vực nông thôn Việt Nam đã có những chuyển biến mạnh mẽ cả về lượng và chất.

Theo đó, diện mạo nông thôn khởi sắc rõ rệt, chất lượng đời sống vật chất của người dân được nâng cao; nhận thức về NTM được tăng cường. Ông Nam cho biết, qua điều tra của một số cơ quan nghiên cứu cho thấy, khoảng 84,78% số hộ nông thôn hài lòng về xây dựng NTM [rất hài lòng 25,06%; hài lòng 59,72%]; 14,29% số hộ có mức hài lòng trung bình; chỉ có 0,94% số hộ không hài lòng về NTM.

Trong số các đối tượng khảo sát có 50% số mẫu thuộc các xã còn khó khăn, chưa đạt chuẩn NTM, nên có thể thấy đây là một kết quả rất tích cực, phản ánh sự đồng thuận và ủng hộ của cộng đồng dân cư nông thôn đối với những kết quả đạt được trong quá trình xây dựng NTM gần 10 năm qua. Đặc biệt, qua báo cáo kết quả lấy ý kiến người dân của trên 80 đơn vị cấp huyện xét công nhận đạt chuẩn NTM, thì tỷ lệ hài lòng của người dân đều đạt trên 94-97%.

“Cùng với quá trình tham gia các hoạt động xây dựng NTM, người dân đã ngày càng nhận thức rõ hơn về vai trò, trách nhiệm của mình. Tâm lý trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước giảm đi rõ rệt”, Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho hay.

Bên cạnh đó, kinh tế nông nghiệp duy trì tốc độ tăng trưởng, xuất khẩu nông nghiệp tăng mạnh; công nghiệp, dịch vụ nông thôn phát triển nhanh và đa dạng. Giai đoạn 2011-2018, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân ngành nông nghiệp đạt 2,95%/năm. Kết quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp đạt nhiều thành tựu quan trọng cả về quy mô và trình độ sản xuất, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia, xuất khẩu ngày càng tăng.

Cùng với đó, chất lượng đời sống văn hoá của người dân tiếp tục được nâng cao, nhiều giá trị văn hóa được bảo tồn và phát triển. Công tác bảo vệ môi trường nông thôn đã có chuyển biến đáng kể, nhất là vấn đề xử lý rác thải khu dân cư và cải tạo cảnh quan nông thôn xanh - sạch - đẹp.

Kết quả xây dựng nông thôn mới chưa thực sự bền vững

Quá trình thực hiện xây dựng Nông thôn mới vẫn cần duy trì

[Ảnh: Báo Quảng Ninh]

Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đạt được, tại hội thảo, Thứ trưởng Trần Thanh Nam cũng thẳng thắn chỉ ra một số tồn tại, hạn chế trong quá trình phát triển nông nghiệp nông thôn.

Cụ thể, đời sống của người dân nông thôn các vùng khó khăn chưa đảm bảo, sinh kế thiếu bền vững. Thu nhập và đời sống của người dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn, chậm được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, sinh kế thiếu bền vững trước những rủi ro thiên tai, dịch bệnh, biến động giá cả thị trường… Phân hóa nông thôn tiến triển mạnh, chênh lệch thu nhập giữa 20% nhóm hộ giàu nhất và 20% nhóm hộ nghèo nhất trong nông thôn tăng mạnh, từ 7,5 lần năm 2010 lên 9,8 lần năm 2016…

Bên cạnh đó, kết quả xây dựng NTM cũng được đánh giá chưa bền vững. Chất lượng đạt chuẩn và công tác duy trì bền vững kết quả sau đạt chuẩn còn nhiều hạn chế. Một số công trình hạ tầng chưa thực sự được duy tu, bảo dưỡng thường xuyên nên đang xuống cấp. Một số địa phương chạy theo phong trào. Đa số mới chú trọng phát triển hạ tầng, chưa quan tâm đúng mức tới phát triển sản xuất, kinh doanh, xây dựng đời sống văn hóa, nâng cao đời sống của người dân.

Ngoài ra, nông nghiệp phát triển còn thiếu bền vững; cơ sở hạ tầng, công nghiệp và dịch vụ nông thôn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế nông nghiệp hiện đại.

Đáng chú ý, nhiều giá trị văn hóa truyền thống phai nhạt, tính gắn kết cộng đồng bị xói mòn; tệ nạn xã hội gia tăng, công tác bảo đảm an ninh trật tự còn nhiều hạn chế; xuất hiện nguy cơ xung đột xã hội.

Đặc biệt, tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn có xu hướng trầm trọng hơn, dễ dẫn tới xung đột về môi trường mà thiếu các giải pháp đồng bộ để khắc phục.

Với những tồn tại trên, tại Hội thảo, nhiều đại biểu đã đưa ra một số giải pháp như cần chuyển đổi mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại kinh tế, nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn mới. Theo đó, cần phải có cơ chế đất đai phù hợp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp vào đầu tư. Phát triển khoa học công nghệ ứng dụng vào nông nghiệp….

Tuy nhiên để giải quyết triệt để những tồn tại trên, cần vạch ra phương hướng xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn tiếp theo [2021-2030] với cách tiếp cận mới, đi vào chiều sâu và đảm bảo tính bền vững.

Cụ thể, cần thay đổi tư duy, nếp sống, năng lực của người dân làm mục tiêu, cư dân nông thôn làm chủ thể, cộng đồng thôn, bản là đơn vị để đánh giá. Cần đẩy mạnh phân cấp, trao quyền cho địa phương và cộng đồng thôn bản chủ động tham gia quản lý phát triển sinh kế, quản lý công trình, bảo vệ môi trường cảnh quan, phát triển văn hóa truyền thống trong xây dựng NTM. Bên cạnh đó, cần tạo điều kiện để tăng trưởng toàn diện, tăng thu nhập, giải quyết tốt hơn vấn đề an ninh dinh dưỡng và an ninh lương thực đối với nhóm nghèo và cận nghèo, đặc biệt tại các vùng khó khăn. Cùng với đó, phát triển nông thôn cần được triển khai song song với đô thị hóa nông thôn bền vững và tăng cường liên kết nông thôn - đô thị. Xây dựng NTM cần gắn chặt với việc đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp và đổi mới mô hình tăng trưởng. Cần tạo đột phá trong phát triển công nghiệp và dịch vụ nông thôn để phát huy lợi thế của nông nghiệp và tạo việc làm ổn định, bền vững cho cư dân nông thôn. Đặc biệt, cần phải đưa văn hóa thành động mực mới cho xây dựng NTM. Xây dựng NTM gắn chặt với việc tăng cường phát triển bền vững và bảo vệ môi trường nông nghiệp nông thôn…/.

Minh Phương

TIN LIÊN QUAN

  • Phối hợp tuyên truyền nhằm quảng bá hình ảnh về Thái Bình
  • Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thăm hỏi nữ Anh hùng LLVT Nhân dân La Thị Tám
  • Đồng chí Nguyễn Anh Tuấn làm Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh
  • Đoàn công tác của Ban Tuyên giáo Trung ương dâng hương tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ tại Quảng Trị
  • Thủ tướng dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, tri ân các Anh hùng liệt sĩ
  • Bài 2: Tìm hài cốt liệt sĩ chính là tìm người thân của mình
  • Về Thành cổ gặp gỡ nhân chứng lịch sử năm xưa

Video liên quan

Chủ Đề