C/o 3 bên là gì

#tbyt #thiếtbịytế #thủtục #thuế #nhậpkhẩu #VAT #CO #ưuđãi #lưuhành #côngbố #quảngcáo #hảiquan #thôngquan #formE #CO3bên

Ngày nay việc xuất nhập khẩu Việt Nam- Trung Quốc đã trở nên quá quen thuộc và chúng ta cũng được hưởng lợi rất nhiều từ những ưu đãi về thuế từ Hiệp định thương mại tự do ASEAN- Trung Quốc [ACFTA]. Tuy nhiên để có thể được hưởng ưu đãi này, cần có một số chứng từ nhất định, trong đó CO form E là một trong số những yếu tố quyết định.

Mặc dù đã có form mẫu, hướng dẫn và sử dụng từ lâu, nhưng CO form E hay cụ thể là CO form E 3 bên khi giao dịch mua bán có sự tham gia của bên thứ ba, vẫn gây ra nhiều vướng mắc, lỗi sai cho doanh nghiệp trong quá trình làm CO, dẫn đến CO sai, bị bác, bị phạt và không được hưởng ưu đãi về thuế.

Bài viết này Ms Thanh Trang sẽ tổng hợp những vấn đề cốt lõi về CO form E nói chung và làm rõ những vấn đề liên quan đến CO form E 3 bên, các lỗi saicách điền sao cho đúng quy định, bởi doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam rất hay áp dụng loại CO này do nhà sản xuất không có năng lực trực tiếp làm CO mà cần có sự tham gia của bên thứ ba.

Chi tiết cần tư vấn thủ tục cho từng mặt hàng, Liên hệ Ms Thanh Trang- 0889.324.123 [zalo/tel] tư vấn 24/7 nhé!

A. THÔNG TIN Chung VỀ CO VÀ CO FORM E

  1. CO [Certificate of Origin] là gì?

C/O [Hay còn gọi là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa] cho biết nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa được sản xuất tại vùng lãnh thổ, hay quốc gia nào.

2. Công dụng của CO đối với người nhập khẩu

  • Hưởng ưu đãi thuế, từ vài phần trăm lên đến vài chục phần trăm
  • Chứng minh nguồn gốc hàng hóa -> Quảng cáo
  • Một số đơn vị, bệnh viện yêu cầu CO

3. Các loại giấy chứng nhận CO

  • CO form A: Ưu đãi về thuế quan phổ cập GSP.
  • CO form B: Không ưu đãi. 
  • CO form D: Các nước trong khối ASEAN [hiệp định CEPT]
  • CO form E: Trung Quốc – ASEAN
  • CO form EAV: Việt Nam – Á Âu
  • CO form S: Việt Nam – Lào/ Campchia
  • CO form AK: Hàn Quốc – ASEAN
  • CO form AJ: Nhật Bản – ASEAN
  • CO form AI: ASEAN – Ấn Độ
  • CO form AANZ: ASEAN – Australia – New Zealand
  • CO form VC: Việt Nam – Chile

4. Cơ quan có thẩm quyền cấp CO: VCCI + Bộ Công Thương

5. Phân loại C/O dựa trên số lượng các bên

  • C/O 2 bên [C/O] trực tiếp
  • C/O 3 bên

B. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ CO FORM E CÁC CÔNG VĂN HƯỚNG DẪN DOANH NGHIỆP TỪ HẢI QUAN

  • Thông tư 36/2010/TT-BCT ngày 15/11/2010 của Bộ trưởng Bộ Công Thương [sau đây gọi tắt là Thông tư 36]
  • Thông tư 35/2012/TT-BCT Và Thông tư 14/2016/TT-BCT bổ sung tên Tổ chức được Bộ công thương ủy quyền cấp C/O theo danh sách ban hành trong Thông tư 36
  • Thông tư 21/2014/TT-BCT sửa đổi bổ sung Quy tắc cụ thể mặt hàng ban hành trong Thông tư 36
  • Công văn 12149/BCT-XNK ngày 14/12/2012 của Bộ Công Thương về hóa đơn bên thứ ba trong ACFTA
  • Quyết định số 12/2007/QĐ-BTM – Quy chế cấp Giấy chứng nhận xuất cứ hàng hóa mẫu E [có trước thông tư 36]
  • Thông tư 06/2011/TT-BCT về thủ tục cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi
  • Quyết định 4286/QĐ-TCHQ ngày 31 tháng 12 năm 2015 về Quy trình kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu [chung cho tất cả các mẫu CO, gồm cả Form E]

Một số công văn giải đáp các vướng mắc liên quan đến CO form Ecó kèm nội dung chính tóm tắt:

  • 680/TCHQ-GSQL ngày 18 tháng 02 năm 2011: người nhập khẩu chỉ cần nộp bản gốc [Original], không cần nộp bản sao thứ 3 [Triplicate]
  • 2706/TCHQ-GSQL ngày 07 tháng 06 năm 2011 về: tick ô 13 bằng tay hay đánh máy, hóa đơn bên thứ 3 cấp bởi 1 công ty Trung Quốc [không phải nhà XK], CO cấp trước ngày xuất khẩu
  • 4264/TCHQ-GSQL ngày 14 tháng 08 năm 2012: khi 1 trang CO không đủ chỗ để khai hết số lượng các mặt hàng
  • 487/XNK-XXHH ngày 21 tháng 10 năm 2013: người ủy quyền của người xuất khẩu đứng tên trên ô số 1 của C/O mẫu E do Trung Quốc cấp
  • 5467/TCHQ-GSQL ngày 16 tháng 09 năm 2013: ô số 1 trên C/O mẫu E thể hiện người ủy quyền mà không phải là tên người xuất khẩu và không thuộc trường hợp có hóa đơn do bên thứ ba, C/O mẫu E đó không hợp lệ
  • 887/TCHQ-GSQL ngày 08 tháng 02 năm 2013: mục 4 về Giấy xác nhận chuyển tải khi hàng quá cảnh qua 1 nước không phải là thành viên [nhắc lại trong CV 1710/GSQL-GQ4 ngày 02/12/2016; và mục 2.2.3.đ Quyết định số 4286/QĐ-TCHQ ngày 31/12/2015].
  • 978/GSQL-TH ngày 21 tháng 7 năm 2014: Ghi giá CIF trên ô số 9
  • 6549/BCT-XNK ngày 01 tháng 07 năm 2015: hóa đơn bên thứ ba, thời hạn xác minh CO
  • 1335/GSQL-TH ngày 06 tháng 10 năm 2016: khác biệt giữa tên người xuất khẩu trên ô số 1 của C/O với tên người gửi hàng trên vận đơn trong trường hợp hóa đơn bên thứ 3
  • 508/GSQL-GQ4 ngày 13 tháng 03 năm 2017; 1478/GSQL-TH ngày 20 tháng 11 năm 2015 [hóa đơn thương mại do bên thứ ba thuộc ACFTA phát hành]

C. CÁC QUY ĐỊNH VỀ CO FORM E 3 BÊN

mẫu co form e

Theo định nghĩa, CO 3 bên là CO có hóa đơn được phát hành bởi bên thứ 3.

Tại công văn 12149/BCT-XNK ngày 14/12/2012 của Bộ Công Thương về hóa đơn bên thứ ba trong ACFTA có hướng dẫn như sau:

“Hóa đơn Bên thứ ba” là hóa đơn thương mại được phát hành bởi một công ty có trụ sở tại một Nước thứ ba [trong hoặc ngoài ACFTA] hoặc bởi một nhà xuất khẩu có trụ sở đặt tại các Bên tham gia Hiệp định ACFTA là đại diện cho công ty đó. Nước thứ ba là Nước/Vùng lãnh thổ phát hành hóa đơn mà không phải là Nước/Vùng lãnh thổ xuất khẩu/nhập khẩu.”

Điều mà doanh nghiệp quan tâm nhất đó là Khi nào thì Hải Quan chấp nhận C/O Form E có hóa đơn bên thứ 3 [Hay còn gọi là C/O Form E 3 bên] ?

Căn cứ điểm d khoản 14 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 36/2010/TT-BCT ngày 15/11/2010 của Bộ Công thương quy định: “Trường hợp hóa đơn phát hành tại bên thứ ba theo quy định tại Điều 23, Phụ lục 2 thì đánh dấu vào ô “Third Party Invoicing”, số hóa đơn phải được ghi rõ tại ô số 10, tên công ty phát hành hóa đơn và tên Nước mà công ty này đặt trụ sở tại nước đó phải được ghi rõ tại ô số 7”.

Có 3 trường hợp để giải quyết vấn đề:

TH1: Trường hợp thỏa hóa đơn nước thứ 3: Ngoài khối ACFTA

+ Công ty bán hàng: Công ty tại USA [Ngoài khối ACFTA]
+ Công ty sản xuất: Công ty tại Trung Quốc
+ Công ty nhập khẩu: Công ty Việt Nam
+ Hàng đi trực tiếp từ Trung Quốc qua Việt Nam
=> Hóa đơn do Công ty bên USA phát hành cho Công ty Việt Nam gọi là hóa đơn bên thứ ba

TH2: Trường hợp thỏa hóa đơn nước thứ 3: Trong khối ACFTA

+ Công ty bán hàng: Công ty tại Singapore [Trong khối ACFTA]
+ Công ty sản xuất: Công ty tại Trung Quốc
+ Công ty nhập khẩu: Công ty Việt Nam
+ Hàng đi trực tiếp từ Trung Quốc qua Việt Nam
=> Hóa đơn do Công ty bên Singapore phát hành cho Công ty Việt Nam được gọi là hóa đơn bên thứ ba.

TH3: Trường hợp thỏa hóa đơn bên thứ 3 cùng nằm trên lãnh thổ Trung Quốc

  • Nhà xuất khẩu, người bán hàng là: Công ty A tại China
  • Nhà sản xuất [Manufacture]: Công ty B tại China
  • Người mua hàng là: Công ty C tại Việt Nam

1. Invoice, Packing List, hợp đồng được ký kết giữa công ty C và công ty A.
2. Số Invoice và ngày Invoice phải thể hiện trên ô số 10 của FORM E.
3. Ô số 1 của CO form E show A. Shipper trên Bill show công ty A.
4. Trên ô số 7
Không thể hiện hay thể hiện chữ: “Manufacturer: Công ty B” đều được
5. Ô số 13 không tích “Third party Invoicing”
6. Trên tờ khai thể hiện công ty xuất khẩu là A và công ty nhập khẩu là C.

=>Đây là mua bán thương mại bình thường, cơ bản khi 1 bên trading mua của 1 nhà sản xuất rồi trực tiếp xuất khẩu. CO hoàn toàn hợp lệ và được chấp nhận.

*Trường hợp không phải hóa đơn nước thứ 3:

+ Công ty B [Đứng tại ô số 7 trong C/O]: Công ty tại Trung Quốc

+ Công ty A [Đứng tại ô số 1 trên C/O]: Công ty tại Trung Quốc

+ Công ty C [Đứng tại ô số 2 trên C/O]: Công ty Việt Nam

+ Hàng đi trực tiếp từ Trung Quốc qua Việt Nam

=> Hóa đơn do Công ty B tại TQ phát hành cho Công ty C tại VN, đây là trường hợp mua bán 3 bên nhưng không có quy định tại công văn 12149/BCT-XNK ngày 14/12/2012 của Bộ Công Thương về hóa đơn bên thứ ba. Tuy nhiên theo công văn số 1733/GSQL-TH ngày 25/12/2014 của Cục giám sát quản lý Hải Quan trả lời công văn số 2932/HQĐNa-GSQL ngày 12/12/2014 thì trường hợp này cũng được coi là hóa đơn do bên thứ ba phát hành. Vì vậy chiếu theo quy định vẫn phải tick vào ô 13 mục: “Third party invoicing”.

D. CO FORM E 3 BÊN HỢP LỆ VÀ KHÔNG HỢP LỆ

  • Công ty A là công ty xuất khẩu: công ty bán hàng [Seller] ở Hongkong, Mỹ…
  • Công ty B: người gửi hàng [Shipper] ở China
  • Công ty C là nhà nhập khẩu tại Việt Nam.
  • Công ty C mua hàng của công ty A và giao hàng từ China.

Bộ HS hợp lệ bao gồm:

1. Invoice, packing list, hợp đồng được ký kết giữa công ty C và công ty A. Trên hợp đồng và invoice, có thể thể hiện: Shipper: Công ty B. 
2. Số invoice và ngày invoice phải thể hiện trên ô số 10 của FORM E.
3. Ô số 1 của bill có thể là công ty A hoặc Công ty B. Nếu ô số 1 trên bill thể hiện công ty B, muốn show chi tiết hơn, có thể show thêm công ty A ở Notify party trên bill.
4. Trên ô số 7 của FORM E thể hiện: The third party: Công ty A hoặc chỉ show tên “Công ty A”
5. Trên ô số 7 thể hiện được: Công ty A với nội dung:
“The third party: Công ty A” hoặc chỉ là “Công ty A” 
Không thể hiện chữ: “Manufacturer: Công ty A”
6. Tích vào ô số 13: Third party Invocing
7. Trên tờ khai thể hiện công ty xuất khẩu là A và công ty nhập khẩu là C.

C/O 3 bên không hợp lệ

  • Công ty C ký hợp đồng với công ty A [nhà máy sản xuất, người xuất khẩu]
  • Invoice, packing list đều được issue bởi công ty A
  • Tại ô số 1 của FORM E thể hiện người xuất khẩu là công ty B, ô số 7 thể hiện: Manufacture: Công ty A

=>Như vậy chứng từ thể hiện công ty C mua trực tiếp từ nhà sản xuất, xuất khẩu là công ty A, nhưng người đứng trên ô số 1 FORM E lại thể hiện là công ty B. Trường hợp này gọi là C/O FORM E ủy quyền và C/O FORM E không được chấp nhận, chắc chắn bị bác C/O luôn và không được hưởng ưu đãi thuế.

E. CÁCH ĐIỀN CO FORM E 3 BÊN

Mẫu CO form E và cách điền được hướng dẫn như sau:

CO form E 3 bên cần lưu ý điền đúng các thông tin sau:

  • Ô số 1: Phải thể hiện nhà sản xuất tại quốc gia tham gia ACFTA 
  • Ô số 7: Trong ô đó phải có tên công ty phát hành hóa đơn. Tên nước cụ thể mà công ty phát hành đang đặt trụ sở để hoạt động. 
  • Ô số 10: Số và ngày hóa đơn phải được ghi rõ chi tiết. 
  • Ô số 13: Cần phải tick vào mục Third Party Invoicing

F. HỒ SƠ XIN CẤP CO FORM E

  • ĐKKD, ĐK MST
  • Đơn xin cấp CO, mẫu CO
  • Invoice, packing list, BL
  • Tờ khai hải quan
  • Chứng từ chứng nhận nguồn gốc xuất xứ [kiểm định, quy trình sản xuất, nguyên liệu, …]

Ms Thanh Trang rất hy vọng bài viết hữu ích cho doanh nghiệp nhập khẩu hàng từ Trung Quốc nói chung và hàng trang thiết bị y tế nói riêng, để tránh việc anh chị bị bác CO và phải chịu mức thuế cao chưa ưu đãi.

Chi tiết liên hệ tư vấn miễn phí hồ sơ, thủ tục, giấy tờ hàng y tế, hàng thường:

Ms Thanh Trang [Emma]- 0889.324.123 [zalo/tel]
Email:

 ==========================================

AIRSEAGLOBAL GROUP – SỐ 1 DỊCH VỤ NHẬP KHẨU THIẾT BỊ Y TẾ TẠI VIỆT NAM

Các dịch vụ cung cấp :

– NHẬN KÊ KHAI GIÁ, CÔNG KHAI GIÁ THIẾT BỊ Y TẾ

– PHÂN LOẠI TBYT [ CÓ CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ ]

– LƯU HÀNH C,D [Mới nhất theo NĐ 98]

– CÔNG BỐ LOẠI A, B, CÔNG BỐ SẢN XUẤT.

– ISO9001, ISO13485, ISO22001, HACCP, ISO45001,…

– CÔNG BỐ ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH TBYT BCD

– HẢI QUAN THIẾT BỊ Y TẾ

– VẬN CHUYỂN AIR / SEA EXW , FOB VỀ VIỆT NAM

– HỖ TRỢ CHECK HỒ SƠ THẦU GIÁ RẺ

Mob/zalo: 0889324123- Ms Thanh Trang

Mail:

Add: AIRSEAGLOBAL – Phòng 2410-2412-2414, tòa Eurowindow, 27 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, HN

Chủ Đề