Có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng điện

Trẻ sơ sinh nằm nôi điện có tốt không? Bé mấy tháng có thể nằm nôi?

Nôi là thiết bị hỗ trợ trẻ sơ sinh ngủ ngon mà không một cha mẹ nào bỏ qua khi sắm sửa đồ cho trẻ. Ngoài nôi võng đưa tay, nôi điện được nhiều cha mẹ lựa chọn bởi công dụng rảnh tay, giúp cha mẹ có thể tranh thủ thời gian trẻ ngủ để làm những công việc khác. Vậy trẻ sơ sinh nằm nôi điện có tốt không? Thời điểm nào bắt đầu cho trẻ nằm nôi là tốt nhất? Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!

Có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng điện

Trẻ sơ sinh nằm nôi điện có tốt không?

Nằm nôi điện là một phát kiến mang tính sáng tạo của các nhà sản xuất cho các bà mẹ nuôi con thời hiện đại. Các chức năng cơ bản như đu đưa nhẹ nhàng, hát ru đều được tích hợp. Tuy vậy, vẫn có nhiều mẹ thắc mắc trẻ sơ sinh nằm nôi điện có tốt không?

Nằm nôi (nôi thường và nôi điện) mang lại nhiều lợi ích cho trẻ như:

  • Rèn có trẻ tính tự lập từ sớm: Trẻ được nằm nôi từ sớm sẽ bớt phụ thuộc vào người lớn, đồng thời tránh được một số thói quen xấu như liên tục đòi bế, bú lặt vặt hoặc bám mẹ quá mức.
  • Tốt cho sức khỏe của trẻ: Nhiều cha mẹ có thói quen cho con ngủ chung giường, thậm chí nằm giữa bố mẹ. Việc làm này có thể khiến trẻ bị ngạt thở do bố mẹ vô tình đè lên con hoặc nằm quá gần con. Đặc biệt nếu bố mẹ thường xuyên hút thuốc lá hoặc sử dụng chất kích thích, trẻ lại càng dễ gặp nguy hiểm.
  • Tốt hơn nhiều so với nằm võng: Cho trẻ sơ sinh nằm võng nhiều, đặc biệt là khi ngủ sẽ ảnh hưởng đến cột sống do độ cong của võng. So với võng thì nôi có thể nói là tránh được phần lớn hạn chế này.
  • Tiện ích riêng của nôi điện: So với nôi thường, cho trẻ sơ sinh nằm nôi điện tiện dụng hơn ở chỗ chỉ cần một vài thao tác cài đặt đơn giản là nó có thể tự động rung lắc với lực ổn định trong một thời gian mà không cần có lực đẩy cơ học từ bên ngoài. Nhờ vậy, cha mẹ có thêm rất nhiều thời gian rảnh để nghỉ ngơi hoặc làm việc khác khi bé đang ngủ.

Bé mấy tháng có thể nằm nôi điện?

Ngoài trẻ sơ sinh nằm nôi điện có tốt không? thì trẻ mấy tháng tuổi có thể nằm nôi là điều mà nhiều cha mẹ quan tâm. Thực tế, sau khi sinh, trẻ hầu như ngủ suốt ngày trong tháng đầu tiên mà không cần ru hay làm bất cứ động tác gì khác. Khi bé đã được sáu đến tám tuần tuổi là lúc mẹ có thể dạy bé tự ngủ. Thời điểm này cách dỗ bé ngủ rất quan trọng. Đây cũng là lúc bạn nên đặt bé vào nôi hay xuống giường khi bé buồn ngủ nhưng vẫn còn thức. Không cho trẻ ngủ võng, nằm võng điện quá sớm nếu trẻ chưa đủ 3 tháng tuổi.

Có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng điện

Trẻ nằm nôi điện có ảnh hưởng đến não không?

Bé dưới 1 tuổi vẫn đang trong quá trình phát triển, chưa ổn định trong hộp sọ. Khi cho bé nằm nôi điện có hai trường hợp xảy ra:

Cho trẻ nằm với tần suất rung mạnh

Các loại nôi điện hiện này đều được thiết kế với tần suất rung lắc mạnh dù chọn chế độ rung nhỏ nhất. Việc cho trẻ nằm nôi điện nhiều với tần suất rung mạnh, việc này có thể khiến trẻ dễ chìm vào giấc ngủ nhưng có nguy cơ gây ra những tổn thương não cho trẻ. Cụ thể đó là xuất huyết não, di chứng đến phát triển tâm thần vận động hay như hội chứng trẻ bị lắc.

Nôi điện rung ở mức vừa phải

Đây là mức rung thích hợp nhất với trẻ sơ sinh. Tuy đã có nghiên cứu về việc nếu lắc quá mạnh, trong thời gian dài mới gây tổn thương não, nhưng các nhà khoa học cũng chưa chứng minh được những cử động lắc liên tục kéo dài cả giờ đồng hồ, lặp đi lặp lại nhiều lần trong ngày và diễn ra trong thời gian dài nhưng với tần số nhẹ có ảnh hưởng tới não của trẻ hay không.

Trẻ sơ sinh nằm nôi điện như thế nào?

Nằm nôi tốt cho trẻ và tiện cho cha mẹ. Tuy nhiên, trước và trong khi để con nằm nôi, cha mẹ cần lưu ý những điều sau:

  • Không để nôi rung lắc mạnh: Mặc dù lực rung lắc của nôi điện không mạnh đến nỗi có thể làm tổn thương nặng đến não, nhưng nếu lực này kéo dài liên tục thì không ai dám đảm bảo là chúng có gây ảnh hưởng gì đến sự phát triển của não bộ hay không. Hãy sử dụng chế độ rung nhẹ nhất khi con bạn còn nhỏ.
  • Chỉ rung lắc khi cần thiết: Cho trẻ sơ sinh nằm nôi điện rung lắc thường xuyên có thể làm trẻ hình thành thói quen xấu là phải đu đưa liên tục mới ngủ được, chỉ cần ngừng đu đưa là thức dậy ngay hoặc nếu đến chỗ lạ không có nôi trẻ sẽ rất khó ngủ. Cách tốt nhất là khi tập cho bé nằm nôi, chỉ nên đưa nhẹ lúc bé thiu thiu ngủ rồi ngừng ngay khi bé đã ngủ. Nếu thấy trẻ thỉnh thoảng giật mình cũng đừng lo lắng vì đó là hiện tượng bình thường ở trẻ sơ sinh và chúng sẽ giảm dần khi trẻ lớn hơn. Ngoài ra, không nên đung đưa bé, không cho bé ngậm núm vú giả để dỗ bé ngủ ngay từ sau sinh.
Có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng điện
  • Tạo không gian thông thoáng: Cha mẹ có thể để gối, chăn hoặc gấu bông vào nôi cho trẻ, nhưng hãy đảm bảo rằng trẻ vẫn có một khoảng rộng để xoay người và thay đổi tư thế khi đang ngủ.
  • Bạn có thể cho con mình tập nằm nôi ngay từ khi bé được vài tuần tuổi. Nhưng lưu ý hãy để nôi gần giường của cha mẹ để tiện theo dõi khi con ọ ọe hay thức giấc nhé

Các phương pháp giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon

Để không phụ thuộc vào nôi, cha mẹ cần thực hiện các phương pháp giúp trẻ ngủ ngon, sâu giấc như:

Tập thói quen ngủ ngoan cho trẻ

  • Nhận biết dấu hiệu cho thấy trẻ buồn ngủ

Các dấu hiệu buồn ngủ của trẻ như chớp mắt liên tục, lim dim, kéo dài, ngáp hay quầng thâm dưới mắt sẽ giúp phụ huynh cho trẻ đi ngủ để đảm bảo giấc ngủ cho trẻ.

  • Dạy trẻ phân biệt giữa ngày và đêm

Một số trẻ sơ sinh có thói quen thức đêm ngay từ trong bụng mẹ và khi ra đời cũng duy trì thói quen như vậy. Trong vài ngày đầu sau sinh không thể thay đổi thói quen của trẻ ngay được mà chỉ có thể bắt đầu dạy khi trẻ được 2 tuần tuổi.

Ban ngày khi trẻ còn thức cần chơi với trẻ càng nhiều càng tốt, nói chuyện và hát cho trẻ nghe vào các cữ bú ban ngày, đảm bảo ánh sáng trong phòng ngủ và không cần loại bỏ các tiếng ồn thông thường ban ngày như tiếng tivi, radio,nhẹ nhàng đánh thức trẻ dậy khi trẻ thiu thiu ngủ. Khi về đêm cần giữ yên lặng và nói khẽ khi trẻ bú cữ đêm, giữ phòng tối và yên tĩnh.

  • Dạy trẻ tự ngủ

Khi trẻ được 6-8 tuần tuổi có thể bắt đầu dạy trẻ tự ngủ. Phụ huynh nên đặt trẻ vào nôi hay giường khi trẻ buồn ngủ nhưng vẫn còn thức. Cách thức dỗ trẻ trong 8 tuần đầu sau sinh rất quan trọng vì sẽ tạo thành thói quen cho trẻ cho nên cần lựa chọn hình thức khả thi với bản thân như: hát ru, nghe nhạc, vỗ nhẹ mông, gãi nhẹ đầu, Không nên cho trẻ ngủ trên tay rồi mới đặt xuống giường vì sẽ tạo thói quen xấu cho trẻ.

Có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng điện

Chuẩn bị giấc ngủ cho trẻ

Việc chuẩn bị tốt giấc ngủ cho trẻ rất quan trọng để giúp trẻ ngủ ngon và sâu giấc. Có 6 bước chuẩn bị như sau:

  • Cho trẻ ăn no trước khi đi ngủ: Cần đảm bảo trẻ đã được ăn no để lại trừ nguyên nhân do ăn uống khiến trẻ mất ngủ trong đêm.
  • Tạo không khí bình yên giúp trẻ đến với giấc ngủ, có thể sử dụng thiết bị tạo âm thanh trắng.
  • Cho trẻ ngủ sớm: cho trẻ ngủ vào khoảng 8 giờ tối để tạo thành nếp tốt, thuận lợi cho trẻ khi đến tuổi đi học.
  • Tránh tạo sự kích thích quá mức lên giác quan khi cho trẻ ngủ: Tạo không gian yên tĩnh, thoáng mát với ánh sáng và bày trí nhẹ sẽ tạo sự bình yên giúp hệ thần kinh trẻ được ổn định khi ngủ.
  • Sắp xếp giường ngủ cho trẻ với chăn và gối thật êm: Trẻ sẽ được ngủ trong môi trường mềm mại, êm ái và cảm giác an toàn như trong bụng mẹ đồng thời giúp giữ ấm cho trẻ suốt đêm, đó cũng là vật cản giúp trẻ không bị rơi xuống đất trong quá trình trở người khi ngủ.
  • Tạo sự thoải mái cho bé trước khi đi ngủ: Cha mẹ cần đặt trẻ vào không gian có ánh sáng mờ và nhiệt độ phù hợp, tắt tivi và giảm âm lượng nhạc, điện thoại để tạo sự thoải mái cho trẻ.

>>> Xem Thêm:

  • [Bật mí] Trẻ 2 tháng đi ngoài sủi bọt: Mẹ phải làm sao?
  • [ Nên Biết ] Những Cách Chữa Viêm Họng Cho Trẻ Dưới 1 Tuổi hiệu quả

Trên đây là tổng hợp của chúng tôi giúp giải đáp thắc mắc Trẻ sơ sinh nằm nôi điện có tốt không? cũng như những phương pháp giúp mang lại giấc ngủ sâu, ngon giấc cho trẻ. Hi vọng những chia sẻ này có thể giúp ích cho bạn.

Chúc bạn thành công!

22 tháng 03, 2021 - 1533 Lượt xem