Có nên đặt bóng kích đẻ không

Trong một số trường hợp, bác sĩ yêu cầu thai phụ phải áp dụng phương pháp giục sinh. Hãy trang bị những kiến thức về giục sinh để chuẩn bị tâm lý trước và không lo lắng quá.

Mỗi lần mang thai là mỗi lần trải qua những điều mới mẻ khác nhau. Trong một số trường hợp đặc biệt, mẹ bầu chữa trâu [thai già tháng mà không có dấu hiệu chuyển dạ] hay không may mắc phải chứng tiền sản giật, huyết áp cao, bệnh tim mạch, tiểu đường, xuất huyết, suy thai, thai nhi không nhận đủ chất dinh dưỡng và dưỡng khí lá nhau, bị vỡ ối 24 – 48 giờ nhưng không có hiện tượng chuyển dạ… nên cần phải giục sinh, có khi bé vẫn chưa sẵn sàng để chào đời. Điều này khiến bạn lo lắng vì bạn không biết phương pháp giục sinh là như thế nào? Nếu đang rơi vào tình huống này, hãy cùng Hello Bacsi theo dõi những chia sẻ dưới đây nhé.

1. Đặt túi nước giục sinh

Điều này nghe có vẻ lạ nhưng đây là sự thật. Trước khi dùng hormone pitocin để kích thích cơn đau đẻ [phương pháp giục sinh], bác sĩ sẽ chèn một ống thông [ống thông tiểu Foley] có gắn quả bóng rất nhỏ vào cuối tử cung của bạn. Khi quả bóng được bơm căng nước sẽ gây áp lực lên cổ tử cung, giúp cổ tử cung mở và mềm hơn. Khi cổ tử cung bắt đầu giãn ra, quả bóng sẽ được xả nước và ống thông cũng sẽ được lấy ra.

2. Phương pháp giục sinh diễn biến rất chậm

Sau khi tiêm picotin, mọi thứ dường như tiến triển rất chậm. Hầu như không có bất cứ một cơn co thắt trong khoảng 8 – 9 giờ sau đó.

Bạn sẽ phải đi bộ rất nhiều, thậm chí, bạn sẽ thắc mắc rằng tại sao mình đi bộ nhiều như vậy mà không thấy đau đớn gì trong khi những sản phụ khác cứ lần lượt ra vô phòng sinh.

4. Đói

Bạn sẽ cảm thấy rất đói, nhưng không được ăn bất cứ món đặc nào sau khi tiêm picotin mà chỉ có thể ăn các món lỏng như súp, canh…

5. Vỡ ối nhân tạo

Nếu bạn không có bất cứ dấu hiệu chuyển dạ nào, bác sĩ sẽ phải can thiệp bằng phương pháp vỡ ối nhân tạo. Thủ thuật này được thực hiện bằng cách luồn que amnihook dọc theo ngón tay và xoay ngược lên để xé rách màng ối.

6. Túi nước ối có thể không vỡ

Bạn chưa bao giờ nghe thấy điều này? Thế nhưng, thực tế là có đấy, nếu sau khi thực hiện vỡ ối nhân tạo mà vẫn không có dấu hiệu chuyển dạ, bác sĩ sẽ để bạn nghỉ ngơi và thực hiện lại phương pháp này một lần nữa.

7. Những cơn co thắt mạnh mẽ

Bạn sẽ phải trải qua những cơn co thắt nhanh và mạnh hơn nhiều so với bình thường. Điều này sẽ khiến bạn cảm thấy cực kỳ khủng khiếp.

8. Nôn mửa

Bạn gần như không ăn bất cứ thứ gì nhưng khi bắt đầu đau đẻ, bạn sẽ muốn nôn mọi thứ có trong dạ dày ra.

9. Không ngồi xổm được

Lúc bạn thấy đau và co thắt, cơ thể bạn sẽ muốn ngồi xổm xuống để đưa đứa bé ra ngoài. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ không cho phép bạn làm như vậy vì điều này khiến họ không kiểm soát được tình hình.

Trong lúc sinh, bạn sẽ phải đối diện với tình huống này. Dù đã cảm thấy rất đau đớn nhưng cổ tử cung vẫn chưa mở rộng quá 5cm.

11. Gây tê màng cứng

Nếu không thể chịu đựng được nữa, hãy yêu cầu bác sĩ gây tê ngoài màng cứng.

12. Cơn đau của sản phụ là điều bình thường với bác sĩ

Bạn đang quá đau đớn nhưng bác sĩ gây tê lại hết sức từ từ và có vẻ không quan tâm lắm đến cơn đau của bạn. Điều này rất dễ hiểu vì một ngày bác sĩ đã phải tiếp xúc rất nhiều sản phụ và gặp phải những tình huống này. Do đó, cơn đau của các sản phụ trở nên bình thường với những bác sĩ. Bạn cũng không nên quan tâm việc này và đừng nhạy cảm hay tỏ thái độ bực tức. Cố gắng giữ bình tĩnh, bác sĩ vẫn sẽ hỗ trợ trong giai đoạn khó khăn này. Nếu quá đau, bạn có thể thông báo với bác sĩ biết tình trạng của mình để có hướng xử lý tốt nhất.

13. Kỳ vọng và sợ hãi

Những cơn đau sẽ kéo dài liên tục, thậm chí ngay cả sau khi sinh xong. Đây là điều mà bạn phải đối mặt khi gây tê ngoài màng cứng.

14. Bé cưng chào đời

Trong cơn đau đớn, bạn nghe bác sĩ nói đã nhìn thấy đầu của bé. Điều này sẽ khiến bạn có động lực để vượt qua quá trình đầy gian nan này đấy.

Có thể bạn quan tâm:

Giục sinh và những điều mà bạn nên biết

Thuốc giục sinh: Khi nào nên sử dụng?

Giục sinh là tên gọi  của một nhóm các phương pháp can thiệp y tế nhằm đẩy nhanh quá trình sinh nở. Giục sinh được các bác sĩ chuyên khoa khuyến nghị cho các thai phụ khó chuyển dạ tự nhiên, quá 40 tuần của thai kỳ, hoặc có dấu hiệu nguy cơ, ảnh hưởng đến sự an toàn của mẹ và con.

Giục sinh để đẻ sớm

Chị Đoàn Thúy Hạnh, 27 tuổi, trú tại Gò Vấp, TP.HCM cho biết, cách đây hơn 2 năm chị sinh bé Bo. Vì mang thai con đầu, nên từ tuần 35, chị đã chuẩn bị hết đồ sơ sinh chỉ mong ngày đón đứa con chào đời. Đợi từ tuần 35, 36 rồi đến 37,38, khiến chị hết sức lo lắng, vì không thấy có dấu hiệu sinh con.

Đến tuần thứ 40, chị Hạnh không có dấu hiệu chuyển dạ. Ngày nào chị Hạnh cũng tới phòng sản khoa để siêu âm cập nhật tình hình nước ối cũng và dấu hiệu chuyển dạ. Thậm chí, chị và chồng còn nghĩ đến việc đăng ký mổ đẻ cho nhanh, bởi rất nóng lòng chờ sinh.

Giục sinh cần được khuyến nghị, theo dõi, chỉ định nghiêm ngặt bởi các bác sĩ chuyên môn

Qua tuần 40 được 5 ngày, vẫn không có tín hiệu gì, mẹ chồng chị Hạnh đã nhờ người mua thuốc giục sinh, uống vào hy vọng sẽ giúp cơn co tử cung xuất hiện nhiều như dạng chuyển dạ. Tuy nhiên, chị Hạnh sợ không dám uống và chị chọn cách ăn thật nhiều dứa để kích thích co tử cung. Khi tròn 41 tuần, chị Hạnh có cơn đau bụng và được đi đẻ. Kết quả “mẹ tròn, con vuông”, như chị mong đợi cuối cùng cũng đến.

TS.BS Nguyễn Hữu Trung,Trưởng Phòng khám phụ sản [Bệnh viện Đại học Y Dược, cơ sở 2] cho biết,  “giục sinh” là từ rất hay dùng, bởi các sản phụ hay người thân đều mong muốn thai nhi chào đời chủ động, mà không phải trải qua sinh thường hay mổ sinh.

Giục sinh là một thủ thuật y khoa, khi sản phụ đã đến ngày dự sinh hoặc già tháng, nhưng không có dấu hiệu sinh nở, hoặc đã bắt đầu có nhưng diễn biến chậm, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc và thủ thuật y tế để kích thích quá trình chuyển dạ, giúp cho cuộc sinh diễn ra nhanh hơn.

Quan điểm của y học hiện đại, giục sinh là làm “chín” cổ tử cung. Cổ tử cung là “cửa ngõ đầu tiên” của trẻ trước khi ra sinh ra đời. Ở những thai phụ cần được giục sinh tự nhiên, thông thường cổ tử cung vẫn chưa được chuẩn bị tốt.

Tuy nhiên, không phải sản phụ hoặc người nhà cứ muốn là được, vì đây không đơn thuần là một can thiệp vô hại mà kèm theo là các nguy cơ. Do đó, can thiệp này cần thực hiện với chỉ định bởi những bác sĩ chuyên khoa và phải thỏa mãn những điều kiện y khoa nghiêm ngặt.

Nguy cơ giục sinh

Theo bác sĩ Trung, bình thường thai nhi trải qua “9 tháng 10 ngày” trong bụng mẹ. Khi thai nhi muốn chào đời thì cuộc chuyển dạ phải được “khởi phát”; kiểu như xe gắn máy muốn đi thì phải được “khởi động” động cơ. Quá trình này còn được gọi là “khởi phát chuyển dạ”.

Thông thường, quá trình này được diễn ra tự nhiên mà không cần sự can thiệp, tác động nào của bác sĩ chuyên khoa phụ sản. Khi cuộc chuyển dạ chưa được khởi phát tự nhiên. Các bác sĩ chuyên khoa phụ sản khi thấy rằng, việc duy trì thai nhi trong bụng người mẹ sẽ gây nguy hiểm cho thai nhi hoặc người mẹ, thì sẽ can thiệp bằng cách “giục sinh - khởi phát chuyển dạ”. Đó là trường hợp thai quá ngày, nghi ngờ thai suy dinh dưỡng nặng, thiểu ối, ối vỡ sớm… Cũng có thể là những trường hợp mẹ bị tiền sản giật nặng, đái tháo đường không được kiểm soát…

Thai phụ tuyệt đối không được tự ý sử dụng các thuốc “giục sinh”

Nhiều phương pháp được sử dụng nhằm giục sinh. Tuy nhiên, vẫn có những phương pháp không hề an toàn. Ngày nay, chỉ còn một vài phương pháp được xem là “khá an toàn, có thể kiểm soát”,  cho phép sử dụng một cách chính thống. Được biết, khi sản phụ bước vào “giục sinh- khởi phát chuyển dạ”, người mẹ sẽ phải đối mặt rất nhiều nguy cơ.

Nguy cơ hàng đầu đó là vỡ tử cung- một tai biến sản khoa nghiêm trọng- có thể gây tử vong cả người mẹ và thai nhi, nếu không được xử trí khẩn cấp. Những nguy cơ khác như cơn gò quá nhiều gây suy thai, nếu không được phẫu thuật sớm, thai nhi có thể tử vong hoặc ngạt sau sinh. Giục sinh thất bại, sản phụ phải trải qua cuộc sinh mổ cũng là một nguy cơ của can thiệp này. Ngoài ra, sau sinh, băng huyết có thể xảy ra nếu chuyển dạ kéo dài.

Nguy cơ của giục sinh rất nhiều, có nhiều trường hợp nghiêm trọng, nên điều kiện giục sinh của hầu hết các trường hợp phải được thực hiện trong những bệnh viện có sẵn phòng mổ. Quá trình giục sinh phải được theo dõi kỹ lưỡng bởi các bác sĩ chuyên khoa phụ sản. Để sẵn sàng can thiệp phẫu thuật bất kỳ lúc nào nếu có các dấu hiệu như: cơn gò tử cung quá nhiều,  suy thai, dọa vỡ tử cung…

TS.BS NGUYỄN HỮU TRUNG


Những trường hợp thai quá ngày, nghi ngờ thai suy dinh dưỡng nặng, thiểu ối, ối vỡ sớm… Thai phụ bị tiền sản giật nặng, đái tháo đường không được kiểm soát. Thì bác sĩ chuyên môn có thể chỉ định “giục sinh” để đảm bảo mẹ tròn con vuông.


Video liên quan

Chủ Đề