Có nên lấy ráy tai cho trẻ sơ sinh

 23,169 

Vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh thường xuyên sẽ giúp tai bé luôn sạch sẽ, từ đó làm giảm nguy cơ bị nhiễm trùng, đảm bảo sức khỏe cho trẻ. Tuy nhiên, nếu không thực hiện đúng cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh có thể gây ra hậu quả khôn lường như tai bị đau, sưng tấy, bé bị viêm tai,…

Bài viết dưới đây sẽ mách bạn 4 cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh an toàn và đúng cách theo lời khuyên từ các chuyên gia sức khỏe hàng đầu.

Vệ sinh tai thường xuyên giúp tai con yêu luôn sạch sẽ nhưng mẹ đừng nên quá lạm dụng.

Nhiều cha mẹ cho rằng ráy tai là chất bẩn, làm cho tai mất vệ sinh và ảnh hưởng đến chức năng của tai. Nhưng thực tế, ráy tai chính là “lá chắn” bảo vệ tai bé khỏi các tác nhân xấu từ bên như bụi bặm, vi khuẩn, thậm chí là các côn trùng nhỏ. Từ đó giúp bảo vệ tai bé khỏi nhiễm trùng.

Ngoài ra ráy tai còn có tác dụng hạn chế tình trạng nước tràn vào tai làm ảnh hưởng đến thính giác của bé. Cùng với đó là khả năng giữ độ ẩm và bôi trơn bên trong lòng ống tai khiến bé luôn trong trạng thái thoải mái nhất.

Đối với trẻ sơ sinh, cách tốt nhất để giữ cho tai bé sạch sẽ là hãy lau ở phía ngoài tai bé bằng khăn ấm khi bé thức dậy buổi sáng và sau khi tắm. Vì mới sinh nên tai bé còn rất nhỏ và có nhiều nếp gấp. Mẹ hãy lau thật kỹ các nếp gấp ở vành tai, phía sau tai để vệ sinh tai cho bé.

Đặc biệt, hãy giữ cho tai bé luôn khô ráo. Nhất là khi tắm cho bé, mẹ cẩn thận đừng để nước vào trong tai con bởi điều này có thể dẫn đến hiện tượng nhiễm trùng, hăm tai, viêm tai,… ở trẻ nếu tai không được làm khô kịp thời.

Vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh thường xuyên là cần thiết tuy nhiên cha mẹ cần biết cách vệ sinh tai sao cho hợp lý thì mới đạt hiệu quả.

Với các tác dụng kể trên của ráy tai, ba mẹ không nhất thiết phải lấy chúng ra khỏi tai con nếu lượng ráy tai ít. Theo các chuyên gia, ba mẹ chỉ nên lấy ráy tai cho trẻ sơ sinh trong hai trường hợp sau:

Vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh đúng cách làm giảm nguy cơ nhiễm trùng tai cho bé.
  • Khi ráy tai đã tích tụ quá nhiều trong tai bé. Ráy tai quá khô, vón cục, không tự thoát ra ngoài được. Lúc này mẹ cần vệ sinh tai cho bé bằng một chiếc khăn bông mỏng mềm. Sau đó thấm nhẹ xung quanh vành tai. Tiếp đó xoắn nhẹ một góc của chiếc khăn, từ từ đưa sâu vào bên trong tai và tiếp tục xoắn lại. Ráy tai sẽ theo đường xoắn của khăn bông và dễ dàng được lấy ra. .
  • Khi ráy tai gây tắc nghẽn hoàn toàn ống tai ngoài. Điều này làm giảm thính lực ở trẻ. Cùng với đó là cảm giác tắc nghẽn ở tai khiến trẻ luôn trong trạng thái khó chịu, quấy khóc. Trường hợp này bắt buộc phải lấy ráy tai cho trẻ vì nếu để lâu, thính lực của bé có khả năng cao bị suy giảm. Đặc biệt khi bé tắm, nút ráy tai gặp nước sẽ trương to lên, che lấp toàn bộ màng nhĩ làm trẻ mất tạm thời khả năng nghe.

Cùng với đó là hàng loạt các vấn đề nghiêm trọng khác như đau tai, viêm tai giữa,… Đối với trẻ nhỏ đang trong giai đoạn học nói, nút ráy tai để quá lâu sẽ ảnh hưởng đến quá trình học nói của bé. Bé chậm nói hơn bình thường.

Sau đây là 4 cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh hiệu quả, an toàn mà các chuyên gia khuyên ba mẹ nên áp dụng:

Sử dụng nước muối sinh lý là cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh đơn giản mà vô cùng hiệu quả. Nước muối có tác dụng làm mềm lớp sáp ở tai, giúp cho việc vệ sinh dễ dàng hơn và các mẹ hoàn toàn có thể làm vệ sinh tai tại nhà cho con mà không cần đi tới các cơ sở y tế.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Chuẩn bị nước muối sinh lý, một chiếc khăn sạch mềm và tăm bông vô khuẩn mềm.
  • Bước 2: Để trẻ nằm trên giường, đầu nghiêng sang một bên.
  • Bước 3: Đưa ống nước muối sinh lý đến gần cửa tai, bóp nhẹ ống nước muối sinh lý, nhỏ từ 3-4 giọt.
  • Bước 4: Dùng ngón tay ấn nhẹ vào nắp tai trẻ để che ống tai, ngăn nước muối chảy ra ngoài. Đợi khoảng một vài phút cho ráy tai mềm và tự bong ra.
  • Bước 5: Thẳng đầu trở lại, dùng khăn khô lau sạch dịch thừa chảy ra ngoài
  • Bước 6: Thực hiện các thao tác tương tự với tai còn lại.
  • Bước 7: Dùng tăm bông vô khuẩn mềm để thấm hút dịch ra bên ngoài tai và khều các mẩu ráy tai đã trôi ra ngoài ống tai.

Lưu ý:

  • Mẹ hãy lựa chọn loại khăn có chất liệu mềm, mỏng để tránh làm xước tai bé.
  • Không nên nhỏ nước muối sinh lý vào tai hàng ngày, tránh tạo ra môi trường ẩm ướt trong tai, khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập, phát triển và gây bệnh.
  • Trong trường hợp trong tai bé còn đọng nước muối sinh lý, mẹ hãy ấn nắp bình tai hoặc kéo vành tai trẻ khoảng 5 phút. Nhờ vậy nước muối sẽ phân tán vào lớp da và mỡ dưới da, giúp tai mau khô ráo.
  • Quan trọng nhất vẫn là lựa chọn được sản phẩm nước muối sinh lý an toàn cho con.
Dung dịch nước muối đẳng trương Fysoline Hồng không chứa chất bảo quản, an toàn cho trẻ sơ sinh từ 0 ngày tuổi.

Nước muối sinh lý đẳng trương Fysoline Hồng với 100% nước muối tinh khiết, 0% chất bảo quản là sản phẩm được các bác sĩ Nhi khoa hàng đầu khuyên dùng. Đây là dòng nước muối sinh lý phù hợp với mọi đối tượng, không gây kích ứng, an toàn cho trẻ sơ sinh từ 0 ngày tuổi.

Thiết kế thông minh dạng ống đơn liều, vô trùng an toàn với đầu ống tròn nhỏ, nhẵn, sử dụng Fysoline Hồng sẽ giúp tránh gây tổn thương viêm màng tai, tạo cảm giác dễ chịu cho bé khi được vệ sinh tai.

Được sản xuất bởi Gifrer – Thương hiệu Pháp hơn 100 năm kinh nghiệm với chứng thực theo tiêu chuẩn an toàn châu Âu, Fysoline Hồng là sản phẩm nước muối sinh lý dành cho trẻ sơ sinh được các mẹ đặt trọn niềm tin.

Dùng dầu ô liu để vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh được rất nhiều mẹ thông thái ưa chuộng sử dụng hiện nay. Dầu oliu giúp ráy tai vón cục trở nên mềm hơn, từ đó ráy tai dễ dàng thoát ra khỏi ống tai, giúp tai trẻ thông thoáng, dễ chịu.

Cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh bằng dầu oliu có tác dụng làm mềm ráy tai khô cứng, vón cục.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Đổ một ít dầu oliu vào một cái lọ nhỏ, có thể là lọ thuốc nhỏ mắt sạch.
  • Bước 2: Cho trẻ nằm nghiêng. Nhỏ từ 2-3 giọt dầu ô liu vào tai phía trên rồi kéo nhẹ tai trẻ để giúp dầu dễ đi xuống ống tai.
  • Bước 3: Nằm tại chỗ vài phút để dầu phát huy tác dụng. Nếu dầu chảy ra bên ngoài, hãy lấy khăn mềm để thấm dầu.
  • Bước 4: Thực hiện tương tự với bên tai còn lại

Lưu ý:

  • Nếu sử dụng dầu oliu ấm để vệ sinh tai cho trẻ thì cần kiểm tra nhiệt độ dầu trước khi nhỏ vào tai trẻ. Tránh để dầu quá nóng làm bé bị bỏng.
  • Chỉ sử dụng một lượng nhỏ dầu oliu mới đem lại hiệu quả
  • Nếu tai bé đang trong tình trạng tổn thương, tuyệt đối không sử dụng dầu oliu để vệ sinh tai. Hãy đưa con đến gặp bác sĩ để được tư vấn phương pháp vệ sinh tai phù hợp.
  • Phương pháp này cũng không dành cho trẻ bị dị ứng với dầu oliu

Đây là cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh hiệu quả và an toàn mà không phải mẹ nào cũng biết. Có tác dụng diệt khuẩn nhẹ nhàng, giấm rất thích hợp cho làn da nhạy cảm của trẻ sơ sinh.

Giấm kết hợp cùng cồn nhẹ 70 độ có tác dụng vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Hòa giấm và cồn nồng độ nhẹ [70 độ] vào một chiếc bát theo tỷ lệ 1:1
  • Bước 2: Dùng tăm bông thấm dung dịch vệ sinh ráy tai vừa pha.
  • Bước 3: Cho tăm bông vừa thấm dung dịch làm sạch ráy tai vào trong tai.
  • Bước 4: Để tăm bông làm ẩm lớp ráy tai khô trong vài phút. Sau đó, lau tai từ trong ra ngoài một cách nhẹ nhàng.
  • Bước 5: Thực hiện vệ sinh tương tự cho tai còn lại.

Mẹ cần cực kỳ cẩn thận khi sử dụng tăm bông để vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh, đánh để tăm bông chọc vào màng nhĩ gây tổn thương tai bé.

Với ráy tai nhiều và khô cứng, oxy già là giải pháp phù hợp để lấy ráy tai ra cho bé. Khi tác động vào bề mặt ráy tai cần làm sạch, oxy già sẽ làm mềm ráy tai. Từ đó mẹ có thể lấy ráy tai cho bé dễ dàng.

Oxy già 3 – 5 độ hòa loãng với nước phù hợp để vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Hòa oxy già [3%] với nước theo tỷ lệ 1:1
  • Bước 2: Đặt bé ở tư thế nằm nghiêng, bên tai cần lấy ráy tai hướng lên trên
  • Bước 3: Dùng bơm tiêm nha khoa không có kim hút hỗn hợp làm mềm ráy tai đã pha chế
  • Bước 4: Nhỏ từ 5-10 giọt hỗn hộp vào tai cho tới khi ngập ống tai ngoài. Cần nhỏ từ từ, từng giọt một.
  • Bước 5: Giữ trẻ nằm yên trong 5 phút
  • Bước 6: Nghiêng đầu trẻ theo hướng ngược lại để các giọt thuốc chảy ra ngoài. Sau đó dùng khăn hoặc giấy ăn mềm thấm nước xung quanh.
  • Bước 7: Làm tương tự với tai còn lại.

Lưu ý:

Sau khi vệ sinh tai cho bé, mẹ cần lau sạch tai không để oxy già còn đọng lại vì có thể gây bỏng tai, phù nề tai,… thậm chí là thủng màng nhĩ.

Trên đây là 4 cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả mà các mẹ có thể tham khảo để thực hiện tại nhà. Trong quá trình làm, nếu có thắc mắc mẹ hãy liên hệ với các chuyên gia của Fysoline để được giải đáp chính xác và nhanh chóng nhé!

Thông tin liên hệ:

Video liên quan

Chủ Đề