Cơ sử dữ liệu database lưu trữ như thế nào

Nội dung

  • Database là gì ? Vai trò và tầm quan trọng của Database
      • Database là gì ?
      • Phân loại Database
        • Phân loại Database theo mục đích sử dụng
        • Phân loại Database theo hệ điều hành phổ biến
    • Vai trò và tầm quan trọng của Cơ Sở Dữ Liệu
      • Lưu trữ thông tin có hệ thống
      • Đảm bảo an toàn dữ liệu
      • Đảm bảo khả năng truy xuất đồng thời của nhiều người dùng trên dữ liệu
      • Linh hoạt thay đổi theo nhu cầu của người dùng
      • Công tác quản lí dễ dàng hơn
      • Ứng dụng của Database

Database là thuật ngữ được sử dụng nhiều trong các lĩnh vực dữ liệu, lập trình phần mềm, công nghệ thông tin, website … là thành phần vô cùng quan trọng để xây dựng và phát triển phần mềm, ứng dụng trên nền tảng mobile, PC. Vậy Database là gì? Vai trò và tầm quan trọng của Database như thế nào? Bạn hãy đọc bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết nhé.

Đối với Hosting, số Database phản ánh số website độc lập về nội dung. Điều này đồng nghĩa với việc mỗi website riêng sẽ cần ít nhất 1 Database.

Database là gì ?

Database là từ được sử dụng phổ biến trong các lĩnh vực thuộc công nghệ thông tin, dữ liệu, lập trình và phần mềm… .Database là cơ sở dữ liệu, là một bộ sưu tập dữ liệu được tổ chức bày bản và thường được truy cập từ hệ thống máy tính hoặc tồn tại dưới dạng tập tin trong hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Database còn có thể được lưu trữ trên thiết bị có chức năng ghi nhớ như: thẻ nhớ, đĩa cứng, CD…

Database (cơ sở dữ liệu) là một tập hợp những data (dữ liệu) có liên quan với nhau .  Database được duy trì dưới dạng một tập hợp các tập tin trong hệ điều hành hay được lưu trữ trong các hệ quản trị cơ sở dữ liệu.  (Theo Wikipedia)

Phân loại Database

Phân loại Database theo mục đích sử dụng

  • Database dạng file: Đây là dạng dữ liệu được lưu trữ dưới dạng các file. Database dạng file thường được sử dụng nhất là *.mdb Foxpro, một số định dạng file khác là text, ascii, *.dbf.
  • Database quan hệ: Đây là dạng dữ liệu (thực thể) khác nhau được lưu trữ trong các bảng dữ liệu.  Giữa các thực thể này có mối liên hệ với nhau gọi là các quan hệ với nhau. Các hệ quản trị hỗ trợ Database quan hệ nổi tiếng có thể kể đến: MS SQL server, Oracle, MySQL…
  • Database hướng đối tượng: Đây là dạng dữ liệu cũng được lưu trữ trong các bảng dữ liệu. Điều khác biệt là  các bảng có bổ sung thêm các tính năng hướng đối tượng như lưu trữ thêm các hành vi, nhằm thể hiện hành vi của đối tượng. Mỗi bảng xem như một lớp dữ liệu. Một dòng dữ liệu trong bảng là một đối tượng. Các hệ quản trị có hỗ trợ Database hướng đối tượng như: MS SQL server, Oracle, Postgres SQL
  • Database bán cấu trúc: Đây là dạng dữ liệu được lưu dưới định dạng XML, các thông tin mô tả dữ liệu, đối tượng được trình bày trong các thẻ tag. Với ưu điểm lưu trữ được hầu hết các loại dữ liệu khác nhau, Database bán cấu trúc là hướng mới trong nghiên cứu và ứng dụng về cơ sở dữ liệu.

Phân loại Database theo hệ điều hành phổ biến

  • Database sử dụng hệ điều hành Linux: MySQL, Mariadb
  • Database sử dụng hệ điều hành Windows: SQL Server – MSSQL

Vai trò và tầm quan trọng của Cơ Sở Dữ Liệu

Trong thời đại công nghệ 4.0, Database chiếm vị trí quan trọng và trở thành một phần không thể thiếu trong hầu hết các hoạt động đời sống hàng ngày.

Lưu trữ thông tin có hệ thống

Cấu trúc sắp xếp có tính hệ thống – đây là điều làm nên sự khác biệt lớn nhất giữa dữ liệu thông thường và cơ sở dữ liệu Database. Dữ liệu  sẽ được lưu trữ theo một cấu trúc nhất định , có tính nhất quán cao.

Với đặc điểm này, Database giúp người dùng thuận tiện trong việc tạo lập, lưu trữ, tìm kiếm và sử dụng dữ liệu một cách chính xác và nhanh chóng.

Đảm bảo an toàn dữ liệu

Đảm bảo toàn vẹn và an toàn dữ liệu là điểm quan trọng hàng đầu trong công tác lưu trữ dữ liệu. Và Database xứng đáng nhận “điểm 10” về độ an toàn dữ liệu.

Nếu muốn lưu dữ liệu ra file text,  bạn nên sử dụng cách lưu ra File .xml và file .csv là tốt nhất. Khi lưu ra hai loại file bạn hoàn toàn có thể chuyển đổi vào Database dễ dàng và an toàn. Thông thường cách này thường dùng trong việc sao lưu Database ra ngoài để đọc được dễ dàng.

Đảm bảo khả năng truy xuất đồng thời của nhiều người dùng trên dữ liệu

Nhiều người có thể sử dụng Database cùng lúc mà không phải qua các khâu rườm rà phức tạp nhờ vào việc truy xuất từ các cách khác nhau.  Do đó, bạn sẽ gặp nhiều thuận lợi trong việc  việc  sử dụng, quản lý, truy cập dữ liệu,…

Linh hoạt thay đổi theo nhu cầu của người dùng

Bạn có thể linh hoạt thay đổi kích cỡ và độ phức tạp của một Database.  Có những Database chỉ gồm vài trăm bản ghi (danh sách học sinh của một lớp) và có những Database có dung lượng rất lớn (như Database quản lí hàng hoá của một hệ thống siêu thị).

Song song đó, hình thức lưu trữ Database  cũng khá đa dạng. Database có thể được lưu trữ dưới nhiều dạng khác nhau như ổ cứng, USB hay đĩa CD.

Công tác quản lí dễ dàng hơn

Một Database được thiết kế nhầm hỗ trợ trong việc tạo lập, cập nhập và khai thác thông tin được dễ dàng hơn. Dữ liệu sẽ được cập nhật thường xuyên và hoàn toàn không trùng lặp. Sử dụng Database giúp tạo ra các sản phẩm chuyên nghiệp hơn, lưu trữ có hệ thống, dễ dàng trong công tác quản lí.

Với ưu điểm đó, Database ngày càng phổ biến trong lĩnh vực lập trình ứng dụng nói riêng và công nghệ thông tin nói chung.

Ví dụ: Hệ thống đặt vé máy bay của Vietnam Airlines: ứng dụng Database được phát huy tính năng khá tốt. Trong trường hợp nhiều hành khách đặt vé cùng lúc, Database sẽ giúp doanh nghiệp tránh khỏi những sai sót không mong muốn. Điển hình như: khách hàng mua phải vé đã bán cho người khác, một vé nhưng nhiều khách hàng đặt, ….

Ứng dụng của Database

Hệ thống cơ sở dữ liệu đóng vai trò vô cùng quan trong trong thời đại thông tin – kỹ thuật như hiện nay. Chức năng chính của Database có thể kể đến là: lưu trữ, truy xuất và cập nhật dữ liệu cùng nhiều ứng dụng khác.

Database giúp quản lý các dịch vụ bảo mật và phục hồi hệ thống quản trị dữ liệu, giúp thực thi các ràng buộc bên trong hệ cơ sở này. Đồng thời, quản lý và kiểm soát tất cả các máy khách kết nối, truy cập vào hệ thống dữ liệu ở hệ thống nguồn. Hỗ trợ xử lý tất cả các truy cập dữ liệu và các chức năng điều khiển khác.

Ngoài ra, Database còn cung cấp tính năng kiểm soát đồng thời, giúp bảo mật chặt chẽ hơn. Tạo môi trường đa người dùng với điều kiện kết nối an toàn. Nhiều người có thể truy cập đồng thời và truy xuất được những dữ liệu cần thiết

Trên đây là những kiến thức bổ sung về Database cũng như các mô hình hệ thống cơ sở dữ liệu. Đây hứa hẹn là những thông tin vô cùng cần thiết cho những người học tập và ứng dụng công nghệ thông tin. Trong tương lai, hứa hẹn lĩnh vực này sẽ tạo nên một xu hướng phát triển bùng nổ.

Quý khách có thể tham khảo thêm dịch vụ Database hosting do P.A Việt Nam cung cấp

https://www.pavietnam.vn/vn/Database-hosting.html