Có thể tạo ra cây xoài bằng hình thức chiết cành phương pháp này dựa trên cơ sở khoa học nào

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây

  • Giải Sinh Học Lớp 11
  • Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 11
  • Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 11
  • Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 11 Nâng Cao

Giải Bài Tập Sinh Học 11 – Bài 41: Sinh sản vô tính ở thực vật (Nâng Cao) giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Trả lời câu hỏi Sinh 11 nâng cao Bài 41 trang 155: Giải thích tại sao từ một phần cơ quan sinh dưỡng có thể sinh sản được cây con mang đặc tính giống hệt như cây mẹ? Từ đó, định nghĩa thế nào là sinh sản vô tính?

Lời giải:

– Dựa trên cơ sở của quá trình nguyên phân tế bào, và đặc điểm của tế bào thực vật theo nguyên tắc: Tính toàn năng của tế bào (mỗi tế bào mang đầy đủ lượng thông tin di truyền của cơ thể và có khả năng phát triển thành một cơ thể hoàn chỉnh) và khả năng biệt hóa của tế bào mà một phần cơ quan sinh dưỡng cũng có thể sinh sản được cây giống y hệt cây mẹ.

→ Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng, con sinh ra giống nhua và giống y hệt mẹ.

Trả lời câu hỏi Sinh 11 nâng cao Bài 41 trang 157: Thế nào là giâm (cành, lá, rễ)? Nêu ví dụ và trình bày cách giâm, cành, lá, rễ ở đây.

Lời giải:

Giâm là hình thức sinh sản sinh dưỡng tạo ra cây mới từ 1 bộ phận nào đó của cây.

– Ngắt 1 đoạn thân của một cây xoài đem trồng xuống đất, tưới nước đầy đủ.

– Giâm lá như lá cây thuốc bỏng chỉ cần ngắn 1 lá cắm xuống nền đất và tưới nước hoặc chát kích thích để chúng ra rễ nhanh.

Trả lời câu hỏi Sinh 11 nâng cao Bài 41 trang 157: Tại sao cây ăn quả lâu năm người ta thường chiết cành?

Lời giải:

Vì cây ăn quả lâu năm nếu muốn gieo từ hạt thành cây trưởng thành thì mất rất nhiều thời gian.

Chiết cành có thể rút ngắn được thời gian sinh trưởng, duy trì giống cây tốt trước đó.

Trả lời câu hỏi Sinh 11 nâng cao Bài 41 trang 157: Ghép cành khác với chiết cành ở những điểm nào?

Lời giải:

Ghép cành có sự kết hợp giữa các loài khác nhau trên cùng một thân gốc.

Trả lời câu hỏi Sinh 11 nâng cao Bài 41 trang 157: Vì sao mô thực vật có thể nuôi cây thành cây mới?

Lời giải:

Dựa trên nguyên lý cơ bản về sinh sản vô tính là mọi cơ thể sống đều cấu tạo từ tế bào, mõi tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống, mang một lượng thông tin di truyền đủ để mã hóa cho sự hình thành một cơ thể mới.

Bài 1 trang 159 sgk Sinh học 11 nâng cao: Thế nào là sinh sản vô tính?

Lời giải:

Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng, con sinh ra giống nhua và giống y hệt mẹ.

Bài 2 trang 159 sgk Sinh học 11 nâng cao: Trình bày cơ sở khoa học và phương pháp của các hình thức nhân giống (giâm, chiết, ghép, nuôi cấy mô).

Lời giải:

Dựa trên cơ sở của quá trình nguyên phân tế bào, và đặc điểm của tế bào thực vật theo nguyên tắc: Tính toàn năng của tế bào (mỗi tế bào mang đầy đủ lượng thông tin di truyền của cơ thể và có khả năng phát triển thành một cơ thể hoàn chỉnh) và khả năng biệt hóa của tế bào mà một phần cơ quan sinh dưỡng cũng có thể sinh sản được cây giống y hệt cây mẹ.

Bài 3 trang 159 sgk Sinh học 11 nâng cao: Nêu các ưu thế của sinh sản vô tính.

Lời giải:

– Rút ngắn thời gian và nhân nhanh giống cây trồng

– Bảo tồn được các giống cây trồng có đặc tính tốt, các giống cây quý.

Bài 4 trang 159 sgk Sinh học 11 nâng cao: Chọn phương án trả lời đúng. Phương pháp nhân giống vô tính nào có hiệu quả nhất hiện nay?

Lời giải:

A. Ghép cành

B. Chiết cành,

C. Giâm cành.

D. Nuôi cấy mô

Đáp án: B

Trình bày cơ sở khoa học và phương pháp của các hình thức nhân giống (giâm, chiết, ghép, nuôi cấy mô). 

Cơ sở khoa học:

Dựa trên cơ sở của quá trình nguyên phân tế bào, và đặc điểm của tế bào thực vật theo nguyên tắc: Tính toàn năng của tế bào (mỗi tế bào mang đầy đủ lượng thông tin di truyền của cơ thể và có khả năng phát triển thành một cơ thể hoàn chỉnh) và khả năng biệt hóa của tế bào mà một phần cơ quan sinh dưỡng cũng có thể sinh sản được cây giống y hệt cây mẹ.

Hướng dẫn giải:

* Giâm (cành, lá, rễ) là hình thức sinh sản sinh dưỡng tạo cây mới từ một đoạn thân, cành (mía, dâu tằm, sắn, khoai tây), một đoạn rễ (rau diếp) hay mảnh lá (thu hải đường). Trong hình thức sinh sản này có thể dùng chất kích thích cho sự ra rễ nhanh chóng hơn.

* Ở cây ăn quả nếu gieo từ hạt để tạo thành cây mới và thu hoạch quả phải đợi thời gian khá lâu. Trồng cây ăn quả bằng chiết cành, rút ngắn thời gian sinh trưởng, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả.

Khi chiết cành chọn cây khỏe, mập, gọt lớp vỏ, bọc đất mùn quanh lớp vỏ bóc hay ghim giữ phần vỏ bóc xuống lớp đất mặt, đợi khi ra rễ cắt rời cành đem trồng.

* Ghép là phương pháp nhân giống lợi dụng tính chất tốt của một đoạn thân, cành, chồi (cành ghép) của một cây này ghép lên thân hay gốc của một cây khác (gốc ghép), sao cho phần vỏ có các mô tượng đồng tiếp xúc và ăn khớp với nhau. Chỗ ghép sẽ liền lại và chất dinh dưỡng của gốc ghép sẽ nuôi cành ghép.

Hai cây cùng ghép có thể cùng loài, cùng giống, chỉ khác nhau một số đặc tính mong muốn ở gốc ghép (chịu lạnh, nóng, mặn, chống sâu bệnh, năng suất cao và phẩm chất hoa quả ngon).

Có nhiều kiểu ghép: ghép áp, ghép nêm, ghép dưới vỏ, ghép mắt, ghép cửa sổ, ghép chữ T, ...

Nuôi cấy mô: Dựa trên nguyên lí cơ bản về sinh sản sinh dưỡng là mọi cơ thể thực vật (cũng như động vật) đều gồm các tế bào, là các đơn vị cơ bản của sự sống cùng mang một lượng thông tin di truyền đủ để mã hóa cho sự hình thành một cơ thể mới. Do đó, trong môi trường thích hợp và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng có thể nuôi cấy mô để tạo nên cây hoàn chỉnh.

Phương pháp này góp phần tạo nhanh giống mới, sạch bệnh, có hiệu quả kinh tế cao (cây ăn quả, cây nhập nội...).

Xoài là loài cây ăn trái tương đối phổ biến ở nước ta. Không chỉ đem lại hương vị ngọt mát mà còn bổ sung rất nhiều chất dinh dưỡng. Xoài cũng đem lại nguồn thu kinh tế cho nhiều vùng của nước ta.

Có nhiều cách để nhân giống và trồng xoài như trồng từ hạt, ghép cây, chiết cành,… Hôm nay Niêm giám sẽ chia sẻ với bạn cách chiết cành xoài và chăm sóc sau khi chiết cực hiệu quả.

Tổng quan về xoài

Để chiết cành và chăm sóc chúng một cách hiệu quả nhất, chúng ta hãy tìm hiểu tổng quan về xoài nhé.

Xoài có tên khoa học là  Mangifera indica trong Tiếng Anh còn gọi là mango. Cây xoài thường mọc thẳng, đẻ nhánh nhiều, thân dày, tán rộng, tròn. Lá cây có màu xanh đen bóng. Chúng có hình elip hoặc hình mũi mác với cuống lá dài. 

Hoa xoài nở thành cụm dày đặc với các cánh hoa màu hồng kem. Quả có nhiều hình dạng nhưng nhìn chung có hình bầu dục gần giống, hai bên không đều nhau. Quả có thịt tương đối dày và bao quanh hạt.

Có thể tạo ra cây xoài bằng hình thức chiết cành phương pháp này dựa trên cơ sở khoa học nào

Thịt quả mềm và có màu vàng cam tươi. Vỏ quả có màu xanh vàng đến đỏ. Cây xoài có thể phát triển đến chiều cao 45 m và sống lâu năm có thể lên tới trên 100 năm. Xoài được cho là có nguồn gốc từ Ấn Độ và Myanma.

Cây xoài phát triển tốt nhất ở vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới điển hình như Việt Nam. Cây phát triển tối ưu ở nhiệt độ 24 – 27 °C. Xoài có thể chịu được hầu hết mọi loại đất miễn là thoát nước tốt. 

Chúng sẽ tăng trưởng tối ưu sẽ đạt được ở đất giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt. Tuy nhiên, những loại đất quá giàu dinh dưỡng sẽ thúc đẩy sự phát triển lá và cây và có thể không phát triển hoa và quả.

Giống như nhiều cây cùng họ như cam, chanh, bưởi.. trồng xoài từ hạt có thể mất nhiều thời gian để ra quả. Thời gian đó có thể kéo dài tới hơn mười năm. Và cũng khó chắc rằng quả sẽ có mùi vị giống như quả mà bạn lấy hạt.

Chiết cành là một phương pháp nhân giống xoài nhanh và hiệu quả. Cây sẽ ra quả sớm hơn và quả sẽ có mùi vị giống như cây mẹ.

5 bước chiết cành xoài

Nguyên lý của việc chiết này được cho là sự gián đoạn chuyển động của các chất hữu cơ như carbohydrate, auxin và các yếu tố tăng trưởng khác từ lá xuống gốc cây. Những vật liệu này tích tại khu vực bầu. Tại đây có môi trường đất giàu dinh dưỡng sẽ kích thích sự ra rễ.

Nên xem:   Nhân giống lan hồ điệp "đơn giản" mà hiệu quả ngay tại nhà

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ chiết cành

Chiết cành xoài tốt nhất là khi cây bắt đầu một mùa phát triển mới. Khi này cũng sẽ dễ dàng để loại bỏ cây hơn do chúng có lớp nhựa bên dưới. Thời điểm này cũng thích hợp để cây tạo rễ trước khi bước vào những giai đoạn thời tiết khắc nghiệt hơn.

Bạn có thể xác định thời điểm này khi cây bắt đầu có các chồi chuyển xanh màu xanh. Ở nước ta, các chuyên gia nông nghiệp khuyên rằng nên chiết vào mùa xuân. Đây là thời điểm ấm áp và xoài đang phát triển mạnh mẽ.

Khi chiết cành cũng nên tránh chiết vào mùa đông sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của cây. Đặc biệt là khu vực miền Bắc có mùa đông tương đối lạnh sẽ có thể gây chết mất cành chiết.

Trước khi chiết cành xoài bạn cần chuẩn bị một số dụng cụ. Bao gồm dao sắc, kéo, cưa. Một số nguyên liệu cần sử dụng để chiết cành là đất bó cây, ni lông bó cây, dây lạt hoặc dù,..

Nếu có điều kiện hãy khử trùng dao và kéo bằng cồn trước khi tiến hành chiết cây. Hoặc không bạn có thể rửa chúng bằng nước sạch và phơi khô.

Bước 2: Chọn cây và cành chiết

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loài xoài với các đặc tính khác nhau. Phổ biến ở Việt Nam là các loại xoài như xoài cát, xoài xiêm, xoài bưởi. Bạn nên chọn những loại phù hợp với điều kiện trồng trọt của bạn.

Về cành cây bạn nên chiết cành từ những cây xoài tươi tốt, đang phát triển không có dấu hiệu sâu bệnh. Các cây có độ tuổi từ 5 năm tới 15 năm là hợp lý nhất. Bạn cũng nên chọn những cây đã từng ra trái ít nhất một tới hai mùa để đảm bảo giống cây tốt nhất.

Với những cây xoài đã già hơn, bạn chỉ nên chiết những cành còn trẻ. Và tốt nhất không nên chiết trong giai đoạn cây đang ra hoa kết trái. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới năng suất ra quả mà còn khiến tỉ lệ chiết thành công của bạn giảm xuống.

Các cành có đường kính khoảng từ 1 cm tới 1.5 cm là hợp lý để chiết, các cành này nên có ít nhất một năm tuổi. Bạn cũng nên làm thông thoáng các cành chiết trước khi bắt đầu.

Dùng kéo hoặc cưa tỉa bớt cành yếu, cành già cỗi. Điều này vừa giúp bạn dễ thao tác trong chiết cành vừa giúp cây thông thoáng tập trung cho phát triển cành chiết.

Bước 3: Khoanh và lột vỏ

Bước tiếp theo đó là khoanh và lột vỏ. Vào mùa xuân sẽ dễ lột vỏ hơn. Dùng dao sắc rạch hai đường quanh cành cách nhau khoảng một 2cm. Tiếp tục cắt vuông góc qua vỏ cây giữa hai vết cắt này. Sau đó bóc vỏ giữa hai vết cắt đó.

Nên xem:   Cách trồng nhãn trên đất ruộng

Có thể tạo ra cây xoài bằng hình thức chiết cành phương pháp này dựa trên cơ sở khoa học nào

Nếu có thời gian bạn nên để vết cắt một tới hai ngày rồi mới tiến hành bó đất. Một số người nói rằng, bạn có thể dùng dao cùn cạo một lớp mỏng sau khi bóc vỏ. Tuy nhiên cách này yêu cầu bạn có một số kĩ năng nhận biết nhất định. Nếu cạo quá sâu có thể khiến cành kém phát triển thậm chí chết.

Bạn cũng có thể dùng thuốc kích thích ra rễ bôi vào vết cắt để cành ra rễ tốt hơn. Các chế phẩm thuốc kích rễ hiện nay được bán khá phổ biến trên thị trường. Bạn chỉ cần chấm một ít thuốc kích thích vào bông gòn và bôi vào chỗ lột vỏ trước khi bó bầu.

Việc cạo hay để vết bóc vỏ một thời gian sẽ làm gián đoạn dòng chảy của nước và chất dinh dưỡng từ rễ cây đến cuối cành. Bạn hãy nhớ làm cho vết cắt thật sắc và gọn gàng. Đây là vị trí mà rễ mới sẽ bắt đầu phát triển.

Bước 4: Bọc đất

Đất dùng để bó cành nên là đất thịt giàu dinh dưỡng, tơi xốp có khả năng giữ nước tốt. Các chuyên gia nông nghiệp khuyên bạn có thể chọn các đất thịt làm tới chúng. Có thể trộn thêm ít rơm băm nhỏ hoặc một chút phân chuồng.

Có thể tạo ra cây xoài bằng hình thức chiết cành phương pháp này dựa trên cơ sở khoa học nào

Sau đó làm ướt đất bằng nước đến khi có thể nặn đất thành những hình gần cầu kích thước cỡ bằng nắm tay. Tuy nhiên đất cũng không nên có quá nhiều nước sẽ khiến việc bó bầu trở nên khó khăn.

Bạn có thể kiểm tra xem có bị thừa nước hay không bằng cách nắm đất trên tay nếu chúng chảy xuống chứng tỏ đã quá nhão. Bạn cần trộn thêm đất khi đó. Nếu đất nằm im thì coi như hỗn hợp đất tọa bầu đã đạt yêu cầu.

Số lượng bầu nên tương đương số cành bạn chiết, không nên làm thừa tránh lãng phí.

Bước 5: Bọc giấy bóng và buộc cố định

Sau khi bọc đất quanh vị trí bóc vỏ bạn cần bọc chúng lại bằng ni lông. Kích thước tùy vào bầu đất nhưng thông thường có hình vuông hoặc hình chữ nhật cỡ khoảng dài khoảng 40 cm rộng khoảng 30cm. Bạn cũng nên dùng ni lông có màu trong để dễ dàng quan sát trong lúc chúng phát triển.

Có thể tạo ra cây xoài bằng hình thức chiết cành phương pháp này dựa trên cơ sở khoa học nào

Buộc chặt hai đầu bằng lạt hoặc dây dù và không để cho khí và nước lọt vào. Vậy là xong quá trình chiết bây giờ bạn chỉ cần chăm sóc cây và đợi khoảng 2 tới 3 tháng là cây sẽ ra rễ.

Chăm sóc sau khi chiết

Sau khi chiết cành bạn cần chú ý tới cành chiết. Nếu bầu cây bị ánh nắng trực tiếp chiếu vào quá nhiều, bạn nên che phủ cho nó. Những ngày mưa nhiều có thể có nước đọng trong bầu cây. Hãy tạo một lỗ nhỏ để thoát nước.

Nên xem:   Cách khắc phục hiện tượng vú sữa ra hoa không đậu quả

Khi bạn đã tạo những lỗ nhỏ thì vào những ngày nắng thì cây có thể cần tưới thêm nước để không bị khô. Nếu không tạo lỗ, bầu cây sẽ có thể giữ ẩm trong suốt quá trình mà không cần tưới thêm.

Các cành gần bầu cây nên được loại bỏ. Bạn có thể nhìn thấy quá trình chúng ra rễ trong khi bọc bầu bằng ni lông trong sau khoảng 7 tuần.

Trồng cây con

Bạn có thể tách các cành chiết ra trồng khi nhìn thấy các rễ xung quanh bầu chuyển từ màu trắng trong sang màu vàng nhạt. Thông thường sẽ là khoảng 2 tới 3 tháng hoặc có thể kéo dài tới 4 hoặc 5 tháng. Tuy nhiên không nên muộn hơn, hoặc để sáng tới mùa thu hay mùa đông sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển cây.

Có thể tạo ra cây xoài bằng hình thức chiết cành phương pháp này dựa trên cơ sở khoa học nào

Cắt nhánh cây ngay bên dưới bầu rễ mới, nên cắt bằng kéo sắc hoặc cưa sắt để tránh làm hỏng rễ. Trồng vào chậu hoặc khu vực trồng cây con. Khu vực nên nên được làm ẩm một ngày trước khi trồng. Nên dùng thuổng hay xẻng tạo những hố tương đối lớn để trồng cây.

Phân thường xuyên để kích thích cây non hình thành bộ rễ lớn hơn. Bạn cũng có thể bổ sung thêm chất kích rễ cho cây. Cũng nên tránh khu vực nhiều gió hoặc nhiều người đi qua. Nước nên được cung cấp thường xuyên vào buổi sáng sớm hoặc chiều muộn.

Rễ cây lúc này còn nhỏ sẽ có nhiều hạn chế trong cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Do đó hãy giữ cây trong bóng râm khoảng 5 tới 6 tháng cho tới khi cây ra được vài lớp lá mới. Sau đó hãy trồng nó ra ngoài ruộng vườn.

Dinh dưỡng từ xoài

Xoài là một loại trái cây ít calo, giàu chất xơ. Xoài cũng là một nguồn cung cấp vitamin A và C. Ngoài ra nó còn cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng khác như folate, B6, sắt, canxi, kẽm và vitamin E.

Xoài không chỉ là một loài trái cây thanh mát mà còn là một nguồn cung cấp chất chống oxy hóa dồi dào. Chúng có chứa một số chất phytochemical như gallotannin và mangiferin đã được nghiên cứu là lợi ích sức khỏe của con người.

Xoài còn có nhiều lợi ích trong việc hỗ trợ tiêu hóa, giúp tim mạch khỏe mạnh. Ăn xoài thường xuyên cũng giúp cho bạn có mái tóc đẹp hơn và một trái tim khỏe mạnh, phòng chống đột quỵ cũng như nhồi máu cơ tim.

Trên đây là những chia sẻ về cách chiết cành xoài. Như bạn có thể thấy quá trình chiết cành không hề khó nếu bạn có những kĩ thuật cơ bản. Hy vọng nó sẽ giúp ích cho bạn. Chúc bạn may mắn và thành công.

Theo: Biển Lặng