Con sán lợn như thế nào

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thường nói giun sán là bệnh bị lãng quên, có lẽ từ đây bệnh không bị lãng quên nữa vì đã có nhiều người quan tâm.điều cần biết, Có thể dùng phương pháp y học cổ truyền với hạt bí đỏ phối hợp hạt cau tươi hoặc thuốc tây y để điều trị căn bệnh này.

Người có thể là vật chủ phụ của sán dây lợn trong những trường hợp người ăn phải trứng sán dây lợn từ ngoại cảnh xâm nhập theo thực phẩm, rau quả sống, nước uống... vào đường tiêu hóa; dưới tác dụng của dịch tiêu hóa ấu trùng thoát khỏi nang, xuyên qua thành ruột, vào vòng tuần hoàn tiếp tục chu du đi khắp cơ thể rồi cuối cùng đến cư trú tại các tổ chức liên kết.

Ở đây ấu trùng không thể tiếp tục phát triển thành sán dây lợn trưởng thành được mà sẽ tạo thành nang ấu trùng sán (cysticercus cellulosae) và người có nang ấu trùng sán được gọi là “người gạo”. Khi bị nhiễm sán dây lợn, người có thể bị bệnh sán dây lợn trưởng thành và bệnh ấu trùng sán dây lợn với các đặc điểm khác nhau tùy theo từng trường hợp.

Điều trị bệnh sán dây lợn trưởng thành

Lưu ý cần dùng thuốc chống nôn trước khi điều trị và trước khi uống thuốc tẩy sán.Thực tế có thể dùng phương pháp y học cổ truyền với hạt bí đỏ phối hợp hạt cau tươi hoặc thuốc tây y để điều trị.

Hạt bí đỏ, hạt cau tươi thường được dùng để điều trị theo y học cổ truyền. Hạt bí đỏ (Semina cucurbitae decortica) bóc vỏ, giã nhỏ, liều lượng 100 đến 200g. Hạt cau tươi với liều lượng 50 đến 100g tùy theo độ tuổi và thể trọng, trẻ em dưới 10 tuổi dùng khoảng 30g; đổ 500ml nước lã vào hạt cau tươi và đun sôi cho cạn dần còn khoảng 150 đến 200ml, nên nhỏ thêm gelatin 2,5% hoặc dùng 5 lòng trắng trứng thay cho gelatin để đỡ vị chát của cau và đỡ kích thích dạ dày.

Con sán lợn như thế nào

Theo quy định nên uống hạt bí đỏ trước, 2 giờ sau uống nước sắc hạt cau tươi, nửa giờ sau nữa uống thuốc tẩy sán magie sulfate 50% với liều 60ml. Lưu ý khi áp dụng phương pháp điều trị này, phải tôn trọng thực hiện đúng thứ tự về thời gian quy định mới bảo đảm được kết quả tốt; các nhà khoa học cho rằng phương pháp này đạt hiệu quả khả quan với khoảng 90 đến 100% các trường hợp tẩy ra cả đầu sán dây lợn.

Quinacrine (Atebrin) với liều lượng người lớn uống từ 0,9 đến 1,2g chia liều nhỏ. Một ngày trước khi uống thuốc này cần uống thuốc nhuận tràng để làm giảm bớt chất nhầy bám ở thân sán giúp thuốc điều trị dễ dàng ngấm vào thân sán nhiều hơn.Lưu ý sau khi uống thuốc một giờ phải dùng ngay thuốc tẩy sán, nếu dùng thuốc tẩy sán chậm hơn Quinacrine sẽ ngấm vào máu dễ gây độc hại cho cơ thể.

Niclosamide (Yomesan, Tredemine) uống một liều 4 đến 6 viên thuốc hàm lượng 0,5gam vào buổi sáng, nhai từng viên một và nhai thật kỹ trong khoảng thời gian 10 phút, sau đó uống theo với một ít nước; thuốc thường không gây độc nhưng có tác dụng hiệu quả điều trị cao.

Trên thực tế, cần chú ý phát hiện và điều trị bệnh sán dây lợn trưởng thành vì đây là biện pháp tích cực nhất để chủ động phòng ngừa nhiễm bệnh ấu trùng sán dây lợn.

Điều trị bệnh ấu trùng sán dây lợn

Hiện nay việc điều trị bệnh ấu trùng sán dây lợn vẫn được xem là vấn đề nan giải. Mặc dù đã có một số loại thuốc có tác dụng diệt ấu trùng sán dây lợn như Praziquantel, Methifolat, DEC (diethylcarbamazine)... nhưng cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa hiểu hết được cơ chế tác dụng của thuốc cũng như những phản ứng của cơ thể nói chung, đặc biệt đối với não. Thực tế nhiều trường hợp sau khi điều trị bệnh ấu trùng sán dây lợn, bệnh nhân lại bị mù mắt, thậm chí bị tử vong.

Kết quả giải phẫu bệnh lý cho thấy những nang ấu trùng sán dây lợn ký sinh ở não, sau khi điều trị nang ấu trùng sán có thể gây tổn thương vùng thị giác, gây mù mắt không hồi phục được hoặc có thể dẫn đến tình trạng phù não gây tử vong.

Vì vậy không nên tiến hành điều trị bệnh ấu trùng sán dây lợn khi chưa có các biểu hiện bệnh lý lâm sàng. Việc chỉ định điều trị nội khoa bệnh ấu trùng sán dây lợn khi bệnh nhân có biểu hiện động kinh, tăng áp lực sọ não, thay đổi nhân cách với biểu hiện tâm thần và phải được thực hiện tại bệnh viện có sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa thần kinh và phải sử dụng corticoides liệu pháp để tránh phản ứng của cơ thể.

Tại Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương, trước đây, khi theo dõi các trường hợp bệnh ấu trùng sán dây lợn đến điều trị ghi nhận người bệnh thường có các biểu hiện lâm sàng như sốt, đau đầu, buồn nôn hoặc nôn, sẩn ngứa dị ứng toàn thân, động kinh, tăng áp lực nội so...

Tất cả bệnh nhân đều được chẩn đoán xác định có ấu trùng sán dây lợn ký sinh trong não hoặc các tổ chức khác bằng phương pháp chụp cắt lớp vi tính hay chụp cộng hưởng từ và được điều trị theo 3 phác đồ: Albendazole 15mg/kg/24 giờ chia hai lần trong ngày phối hợp với Prednisolone 20mg/24giờ, điều trị trong 30 ngày. Albendazole 15mg/kg/24giờ chia 2 lần trong ngày không phối hợp với Prednisolone, điều trị trong 30 ngày. Albendazole 20mg/kg/24 giờ chia 2 lần trong ngày phối hợp với Prednisolon 20mg/24 giờ, điều trị trong 20 ngày.

Kết quả điều trị bệnh nhân được theo dõi trên diễn biến lâm sàng, xét nghiệm cơ bản, chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ ghi nhận tác dụng thuyên giảm về triệu chứng lâm sàng của 3 phác đồ đều như nhau, các triệu chứng nhức đầu và nhược cơ được cải thiện sau một đợt điều trị, số ít bệnh nhân còn biểu hiện động kinh sau 3 đợt điều trị nhưng cơn động kinh nhẹ hơn về cường độ và thời gian; số bệnh nhân có nang ấu trùng sán ký sinh dưới da vẫn còn nhưng các nang đã teo nhỏ lại.

Việc chỉ định điều trị ngoại khoa bệnh ấu trùng sán dây lợn được thực hiện bằng phương pháp phẫu thuật để lấy bỏ nang ấu trùng sán ở mắt, tổ chức dưới da, tại nơi có nguy cơ chèn ép thần kinh...

Các biện pháp phòng bệnh sán dây lợn

Trên thực tế, sự phân bố bệnh sán dây lợn tại nước ta không đồng đều; thường phát hiện ở những nơi còn nuôi lợn thả rong, cho lợn ăn phân người và còn tập tục ăn thịt lợn sống chưa nấu chín kỹ... Nguồn bệnh nguy hiểm nhất là người vì người bị nhiễm sán dây lợn trưởng thành sẽ gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường từ nguồn phân thải. Nếu phát hiện và điều trị tích cực cho những người bệnh không những đạt được mục đích là giải quyết tận gốc nguồn lây lan mầm bệnh ra môi trường mà còn là biện pháp tích cực nhất để phòng bệnh ấu trùng sán dây lợn.

Về mặt kinh tế, các nhà khoa học cho rằng điều trị một bệnh nhân nhiễm ấu trùng sán dây lợn tốn kém gấp nhiều lần so với chi phí để điều trị bệnh nhân mắc bệnh sán dây lợn trưởng thành. Lưu ý bệnh sán dây lợn lây nhiễm qua đường tiêu hóa do ăn phải thịt lợn có nang ấu trùng sán còn sống chưa được nấu chín kỹ; tại nước ta một số vùng có tập quán ăn nem chua, ở miền núi còn thói quen ăn lạp là loại thịt sống, nhiều nơi vẫn còn tập tục ăn thịt lợn sống chưa nấu chín kỹ... nguy cơ bị nhiễm bệnh sán dây lợn là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy các biện pháp phòng bệnh cần tập trung giải quyết một số vần đề cần thiết như:

- Tích cực phát hiện và điều trị người mắc bệnh sán dây lợn trưởng thành.

- Vệ sinh cá nhân và vệ sinh công cộng thường xuyên, không phóng uế bữa bãi, sử dụng nhà vệ sinh đúng quy cách, không nuôi lợn thả rong, không cho lợn ăn phân người.

- Tăng cường kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm về thịt lợn tại các lò mổ lợn hoặc tại các gia đình có mổ thịt lợn. Kiểm tra để phát hiện dấu hiệu “lợn gạo” hay nang ấu trùng sán lợn ở thịt lợn giết mổ để tiêu hủy theo đúng quy định, không được sử dụng làm thực phẩm. Kỹ thuật đơn giản thường được áp dụng để phát hiện là dùng dao sắc cắt ngang miếng thịt lợn ở phần mông hay phần lưng con lợn, nếu có “lợn gạo” hay nang ấu trúng sán lợn sẽ thấy xuất hiện ra mặt cắt.

- Thực hiện đầy đủ về vệ sinh ăn uống, không ăn thịt lợn còn sống chưa được nấu chín kỹ, không nên ăn nem chua... Nếu muốn dùng thịt lợn sống theo tập tục không thể loại bỏ được, phải thực hiện đúng quy định ướp thịt lợn ở âm 100C trong vòng 4 ngày trước khi ăn.