Công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc

[CTTĐTBP] - Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh vừa ban hành kế hoạch thực hiện Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới; phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy và các tệ nạn xã hội năm 2022. Theo Ban Thường trực, thông qua việc tổ chức thực hiện phong trào này nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức, trách nhiệm của các cấp ngành, tổ chức thành viên và nhân dân trên địa bàn tỉnh tôn trọng, chấp hành pháp luật. Tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân phát hiện và tố giác tội phạm, hỗ trợ cơ quan chức năng tấn công trấn áp, đẩy lùi tội phạm và tệ nạn xã hội, không để tội phạm lộng hành. Đẩy mạnh Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới và các chương trình phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy nhằm phát huy sức mạnh toàn dân tham gia đấu tranh phòng chống các loại tội phạm, ma túy...; giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn của tỉnh, phục vụ công cuộc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. Trong công tác tuyên truyền, cần tập trung đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả. Chú trọng việc xây dựng, nhân rộng và phát huy mạnh mẽ hiệu quả hoạt động của các mô hình tự quản, tự phòng, nhân rộng điển hình tiên tiến trong phòng chống tội phạm, nhất là ở địa bàn trọng điểm, phức tạp. Tuyên truyền Chương trình hành động số 15-CTr/TU ngày 13/02/2012 của Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị 09-CT/TW ngày 01/12/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới; Kế hoạch 156/KH-UBND ngày 30/11/2011 của UBND tỉnh về thực hiện chiến lược Quốc gia phòng chống ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030… nhằm làm cho mọi người, mọi gia đình, mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn khu dân cư nâng cao ý thức cảnh giác, đoàn kết đấu tranh các loại tội phạm, các tệ nạn xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn khu dân cư. Về công tác vận động, tập trung thực hiện tốt Đề án vận động toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện tố giác tội phạm, cảm hóa giáo dục, cải tạo người phạm tội gia đình và cộng đồng dân cư của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tại cộng đồng dân cư. Khuyến khích tổ chức các cơ sở dạy nghề, giải quyết việc làm để giúp đỡ người phạm tội và mắc các tệ nạn xã hội trở về hoà nhập cộng đồng và xây dựng cuộc sống gia đình ổn định. Phối hợp với các ngành liên quan tổ chức cho xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị, trường học, khu dân cư ký kết thực hiện đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh trật tự”; quản lý chặt chẽ các đối tượng bị quản thúc, quản chế..., làm tốt công tác đăng ký nhân hộ khẩu, công tác hướng dẫn, vận động người phạm tội ra đầu thú trước pháp luật.

Tập trung rà soát, lựa chọn, xây dựng các mô hình điển hình theo hướng tự quản tại khu dân cư phù hợp với tình hình, đặc điểm, phong tục, tập quán của mỗi địa phương như: Tổ tự quản, Tổ dân phố, Tổ hoà giải, Hội đồng an ninh trật tự, Tổ an ninh nhân dân, Đội thanh niên tình nguyện, Đội thanh niên xung kích... Phấn đấu đạt được ít nhất 75% khu dân cư được công nhận “không có tội phạm, ma túy và các tệ nạn xã hội” và được công nhận “khu dân cư văn hóa”; có trên 90% số hộ gia đình được công nhận “Gia đình văn hóa”; phối hợp thực hiện chuyển hóa thành công ít nhất 80% tổng số địa bàn trọng điểm, phức tạp về trật tự, an toàn xã hội được lựa chọn chuyển hóa theo kế hoạch của Ban chỉ đạo tỉnh./.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

  • Đang truy cập456
  • Hôm nay53,052
  • Tháng hiện tại1,809,464
  • Tổng lượt truy cập106,931,726

Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quan trọng đó, công tác xây dựng Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc [ANTQ] có ý nghĩa quan trọng, cốt lõi.

1. Trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự [ANTT], Đảng, Nhà nước, lực lượng công an luôn khẳng định Phong trào Toàn dân bảo vệ ANTQ có vị trí, vai trò quan trọng, là hình thức thích hợp, hiệu quả để tập hợp, thu hút đông đảo nhân dân tham gia bảo vệ ANTT, xây dựng nền an ninh nhân dân [ANND], thế trận ANND. Kết luận số 44/KL-TW ngày 22-1-2019 của Ban Bí thư [khóa XII] “về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TW của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Phong trào Toàn dân bảo vệ ANTQ trong tình hình mới” nêu rõ: “Phong trào Toàn dân bảo vệ ANTQ là cơ sở rất quan trọng để xây dựng "thế trận lòng dân", thế trận ANND gắn với thế trận quốc phòng toàn dân [QPTD] trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”. Điều 16 Luật An ninh quốc gia xác định: “Vận động toàn dân tham gia phong trào bảo vệ ANTQ” là nội dung hàng đầu để xây dựng nền ANND và thế trận ANND. Chỉ thị số 04/CT-BCA-V28 ngày 21-4-2014 của Bộ Công an “Về tăng cường xây dựng, củng cố nền ANND, thế trận ANND đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới” cũng nêu rõ: “Nâng cao chất lượng, hiệu quả Phong trào Toàn dân bảo vệ ANTQ làm nội dung nòng cốt của công tác xây dựng, củng cố nền ANND”...

2. Trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, công tác xây dựng Phong trào Toàn dân bảo vệ ANTQ đã được cả hệ thống chính trị quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện, được đông đảo nhân dân đồng tình, tích cực hưởng ứng nên đạt được nhiều kết quả quan trọng. Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an, cấp ủy, chính quyền các địa phương đã ban hành nhiều văn bản, từng bước tạo cơ sở chính trị, pháp luật vững chắc cho mọi hoạt động xây dựng phong trào bảo vệ ANTQ, điển hình như: Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Kết luận số 44-KL/TW, ngày 22-1-2019 “về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TW của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Phong trào Toàn dân bảo vệ ANTQ trong tình hình mới”. Quốc hội ban hành Luật Công an nhân dân [CAND] năm 2018, trong đó quy định rõ trách nhiệm của các bộ, ngành Trung ương, HĐND, UBND các cấp trong xây dựng nền ANND, thế trận ANND gắn với nền QPTD, thế trận QPTD[2]... Đảng ủy Công an Trung ương đã ban hành 3 kế hoạch tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện Kết luận số 44-KL/TW của Ban Bí thư; Bộ trưởng Bộ Công an đã ban hành 2 chỉ thị và hàng chục kế hoạch sơ kết, tổng kết thực hiện các chuyên đề trong công tác xây dựng Phong trào Toàn dân bảo vệ ANTQ, xây dựng, củng cố nền ANND, thế trận ANND. Cấp ủy đảng, chính quyền các địa phương đã lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức vận động nhân dân tham gia bảo đảm ANTT, xây dựng Phong trào Toàn dân bảo vệ ANTQ. Trung bình mỗi năm, cấp tỉnh ban hành 630 văn bản, cấp huyện ban hành 1.624 văn bản và cấp xã ban hành 10.084 văn bản về xây dựng Phong trào Toàn dân bảo vệ ANTQ[3].

Cấp ủy đảng, chính quyền, lực lượng công an các cấp đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân về chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về bảo vệ ANTT; nâng cao cảnh giác trước âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, các loại tội phạm, tệ nạn xã hội; cổ vũ, động viên các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt trong Phong trào Toàn dân bảo vệ ANTQ với nhiều hình thức đổi mới, phù hợp với đặc điểm đối tượng, địa bàn, tầng lớp dân cư. Kết quả đã tổ chức gần 400.000 buổi tuyên truyền tập trung với gần 30 triệu lượt người tham dự; biên tập, phát hành trên 5 triệu bản tài liệu; kẻ vẽ 3 triệu khẩu hiệu, pano, áp phích, tờ rơi ở nơi công cộng; xây dựng trên 30.000 phim, phóng sự, trên 200.000 tin, bài đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng... Thông qua tuyên truyền vận động, nhân dân đã cung cấp trên 400.000 tin có liên quan đến ANTT, giúp lực lượng chức năng khám phá 124.000 vụ, bắt gần 160.000 đối tượng; tham gia giáo dục, giúp đỡ 175.000 người lầm lỗi, 96.000 người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng; vận động gần 90.000 đối tượng truy nã ra đầu thú; tự giác giao nộp trên 200.000 súng, đầu đạn các loại[4].

Các mô hình trong Phong trào Toàn dân bảo vệ ANTQ được xây dựng rất đa dạng, phong phú. Nhiều mô hình, điển hình tiên tiến, điểm sáng, gương sáng theo hướng tự quản, tự phòng, tự bảo vệ, tự hòa giải từ cơ sở được triển khai thực hiện ở nhiều địa phương trong cả nước, được nhân dân đồng tình, tích cực tham gia và đem lại hiệu quả thiết thực, nổi bật, như: “Khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường an toàn về ANTT”; ban, tổ bảo vệ dân phố, đội dân phòng; dòng họ, tộc họ tự quản về ANTT; tổ, nhóm liên gia tự quản về ANTT, “Tổ công nhân tự quản”, “Khu nội trú sinh viên an toàn, không có tội phạm và tệ nạn xã hội”, “Xứ, họ đạo bình yên”, “Camera phòng, chống tội phạm”... Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an phối hợp với Ban Dân vận Trung ương, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, bộ, ngành, đoàn thể tham mưu với Đảng, Nhà nước lãnh đạo, chỉ đạo công tác bảo đảm ANTT; phối hợp bàn bạc, thảo luận tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ ANTT. Tiếp tục thực hiện hàng chục nghị quyết, thông tư, chương trình, quy chế, kế hoạch liên tịch, liên ngành; sơ kết, tổng kết, ký mới 3 thông tư liên tịch, 4 chương trình, 7 quy chế phối hợp về công tác bảo đảm ANTT, phòng, chống tội phạm, xây dựng Phong trào Toàn dân bảo vệ ANTQ[5].

Phong trào Toàn dân bảo vệ ANTQ đã gắn kết chặt chẽ và cùng phát triển với các phong trào cách mạng khác do Đảng, Nhà nước, ban, bộ, ngành, đoàn thể phát động. Lực lượng CAND, lực lượng bán chuyên trách và các tổ chức nhân dân tự quản bảo vệ ANTT ở cơ sở được quan tâm xây dựng ngày càng vững mạnh. Lực lượng CAND được xây dựng, bố trí theo hướng “Bộ tinh, tỉnh mạnh, huyện toàn diện, xã bám cơ sở”. Việc bố trí gần 45.000 công an chính quy đảm nhiệm các chức danh công an xã trên địa bàn toàn quốc đã giúp tăng cường công tác nắm tình hình, giải quyết từ sớm, từ đầu các vấn đề về ANTT ngay tại cơ sở, tình hình ANTT ở cơ sở có chuyển biến tốt lên rõ rệt. Từ Phong trào Toàn dân bảo vệ ANTQ đã xuất hiện hàng vạn tập thể, cá nhân tiêu biểu xuất sắc, có nhiều thành tích trong phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, bảo vệ ANTT ở cơ sở, được ghi nhận, tôn vinh.

3. Có thể khẳng định trong những năm qua, công tác xây dựng Phong trào Toàn dân bảo vệ ANTQ đã góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng. Trong thời gian tới, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến hết sức nhanh chóng, phức tạp, thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen. Để phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của toàn dân trong Phong trào Toàn dân bảo vệ ANTQ, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, chúng ta cần phải quan tâm thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau:

Một là, tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, sự quản lý điều hành của chính quyền đối với công tác xây dựng Phong trào Toàn dân bảo vệ ANTQ. Tổ chức thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các ban, bộ, ngành về xây dựng, củng cố nền ANND, thế trận ANND. Tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, hoàn thiện các văn bản pháp luật để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng Phong trào Toàn dân bảo vệ ANTQ; phát động Phong trào Toàn dân bảo vệ ANTQ trên không gian mạng để ứng dụng những thành tựu phát triển khoa học, công nghệ vào sự nghiệp bảo vệ ANTT...

Hai là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân về bảo vệ ANTT. Tuyên truyền sâu rộng đường lối, quan điểm của Đảng về xây dựng nền ANND, thế trận ANND bảo vệ Tổ quốc; âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch; các phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm... Hướng dẫn cho nhân dân phương pháp phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, tích cực tham gia xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở... Chủ động, linh hoạt, sáng tạo, sử dụng nhiều hình thức tuyên truyền phù hợp; chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin; tạo các kênh trao đổi an toàn, thuận tiện, các diễn đàn để nhân dân tham gia đấu tranh, tố giác tội phạm, phản bác các quan điểm sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch.

Ba là, tiếp tục tham mưu chỉ đạo, tổ chức đổi mới hình thức, biện pháp xây dựng Phong trào Toàn dân bảo vệ ANTQ bảo đảm thiết thực, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng khu vực, lĩnh vực, địa bàn, đáp ứng nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa-xã hội, bảo đảm QPAN ở từng địa phương, đơn vị. Nâng cao chất lượng phong trào ở các địa bàn trọng điểm, chiến lược, phức tạp về ANTT. Xây dựng, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến theo hướng xã hội hóa, tự phòng, tự quản, tự bảo vệ, tự hòa giải về ANTT từ cơ sở; vận động nhân dân chủ động phát hiện, tố giác tội phạm, tham gia giáo dục, giúp đỡ, cảm hóa người vi phạm pháp luật, người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng.

Bốn là, tiếp tục tăng cường mối quan hệ phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ giữa CAND với Quân đội nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị-xã hội trong công tác xây dựng Phong trào Toàn dân bảo vệ ANTQ. Tập trung thực hiện tốt các văn bản liên ngành đã ký kết; chú trọng công tác hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị-xã hội tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ ANTT phù hợp, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị. Lồng ghép công tác xây dựng Phong trào Toàn dân bảo vệ ANTQ với việc thực hiện các cuộc vận động, Phong trào Thi đua yêu nước, các chương trình phát triển kinh tế, văn hóa-xã hội, bảo đảm QPAN, đối ngoại ở từng đơn vị, địa phương.

Năm là, quan tâm tham mưu xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở, phát huy vai trò của bí thư chi bộ, trưởng các đoàn thể, trưởng thôn, trưởng xóm, người có uy tín trong cộng đồng; điều chỉnh và bổ sung chức năng, nhiệm vụ, chính sách, chế độ, tạo điều kiện cho lực lượng bán chuyên trách và các tổ chức quần chúng bảo vệ ANTT cơ sở đủ sức hoàn thành tốt nhiệm vụ; xây dựng lực lượng chuyên trách xây dựng phong trào từ Bộ Công an đến công an cấp huyện, bảo đảm thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.

Sáu là, tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, sơ kết, tổng kết, khắc phục kịp thời những hạn chế, yếu kém trong quá trình tổ chức xây dựng Phong trào Toàn dân bảo vệ ANTQ; động viên khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc. Thực hiện đúng, đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách đối với người bị thương, hy sinh, bị thiệt hại về tài sản trong khi tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và trong Phong trào Toàn dân bảo vệ ANTQ.

Thượng tướng BÙI VĂN NAM, Thứ trưởng Bộ Công an

[1] Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật-2021, Tập 1, tr.157

[2] Điều 12, 13, Luật Công an nhân dân, năm 2018

[3] Đề tài khoa học độc lập cấp quốc gia “Nâng cao hiệu quả Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong điều kiện công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế hiện nay". Mã số ĐTĐL.XH.06/16, trang 86

[4] Báo cáo số 1060/BC-BCA-V05 ngày 11-11-2020 của Bộ Công an

[5] Báo cáo số 1060/BC-BCA-V05 ngày 11-11-2020 của Bộ Công an

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề