Công thức tính bề rộng miền giao thoa

  • Một vật dao động điều hòa với biên độ A = 5 cm, khi vật có li độ 2,5cm thì tốc độ của vật là 5 √ 3 cm/s. Hãy xác định vận tốc cực đại của dao động?

    26/09/2022 |   0 Trả lời

  • Một con lắc đơn dao động tắt dần chậm cứ sau mỗi chu kì thì biên độ của nó giảm đi 3% thì phần năng lượng bị mất đi trong một dao động toàn phần là

    30/10/2022 |   0 Trả lời

  • 31/10/2022 |   0 Trả lời

  • Hai máy tăng áp A B mắc như hình vẽ, tỷ số giữa cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp ở hai máy A, B lần lượt là 0,88 và 0,79. Cho rằng cả 2 máy biến áp điều hoạt động lý tưởng. điện trở dậy nổi 2 biến áp không đáng kể, điện áp U=110v thì điện áp ở 2 đầu tài X là bao

    02/11/2022 |   0 Trả lời

  • 04/11/2022 |   0 Trả lời

  • Hai điểm A B cách nhau 2 cm dao động cùng pha với cùng tần số 400hz cho vận tốc truyền sóng trên mặt nước là 90 cm/s. Tìm số dao động cực đại cực tiểu trong khoảng AB?

    06/11/2022 |   0 Trả lời

Trang chủ Diễn đàn > VẬT LÍ > LỚP 12 > Chương 5: Sóng ánh sáng > Bài 25: Giao thoa ánh sáng >

Thảo luận trong 'Bài 25: Giao thoa ánh sáng' bắt đầu bởi Doremon, 13/10/14.

(Bạn phải Đăng nhập hoặc Đăng ký để trả lời bài viết.)

Trong bài này, HocThatGioi sẽ chia sẻ cho các bạn về Dạng bài tập tìm số vân sáng vân tối trên trường giao thoa. Bài viết sẽ hướng dẫn cách để giải dạng bài tập tìm số vân sáng vân tối trên trường giao thoa và sẽ có các bài tập rèn luyện để giúp làm tốt hơn dạng bài này, hãy cùng HocThatGioi đi vào bài học nhé!

Xét miền giao thoa là chiều rộng của khu vực chứa toàn bộ hiện tượng giao thoa hứng được trên màn- kí kiệu L

Cách tìm số vân tối vân sáng trên một khoảng L.

Để tìm được số vân tối và vân sáng trên miền giao thoa ta cần ghi nhớ những công thức sau:

Số vân sáng:

Công thức tính số vân sáng

N_s=2.[\frac{L}{2i} ]+1

Trong đó:
N_s là số vân sáng
L là bề rộng trường giao thoa
i là khoảng vân

Số vân tối:

Công thức tính số vân tối

N_t=2.[\frac{L}{2i}+0,5 ]

Trong đó:
N_t là số vân tối
L là bề rộng trường giao thoa
i là khoảng vân

Giải thích: [x] là phần nguyên của x
Ví dụ: [1,333]=1

Sau đây sẽ là một ví dụ minh họa cho bài tập tìm số vân tối vân sáng trên miền giao thoa:

Trong thí nghiệm y âng về giao thoa ánh sáng đơn sắc \lambda =0,7 \mu m, khoảng cách giữa 2 khe S_1, S_2a=0,35mm, khoảng cách từ 2 khe đến màn quan sát là D=1m, bề rộng của vùng có giao thoa là L=13,5mm. Số vân sáng, vân tối quan sát được trên vùng giao thoa là bao nhiêu?

Ta có khoảng vân là:
i=\frac{\lambda .D}{a}=\frac{0,7.1}{0,35}=2mm Áp dụng công thức tính số vân sáng vân tối trên miền giao thoa: Số vân sáng là:

N_s=2.[\frac{L}{2i} ]+1=2[ \frac{13,5}{2.2}]+1=7 (vân sáng)

Số vân tối là:

N_t=2.[\frac{L}{2i}+0,5 ]=2.[\frac{13,5}{2.2}+0,5 ]=6 (vân tối)


Vậy trên miền giao thoa L7 vân sáng và 8 vân tối

Dạng bài tập này sẽ chia thành 2 trường hợp:

Trường hợp 1:

Xét đoạn MN , với 2 điểm M, N thuộc trường giao thoa nằm 2 bên vân sáng trung tâm thì:

Số vân sáng:

Công thức tính số vân sáng

N_s=[\frac{OM}{i} ]+[\frac{ON}{i} ]+1

Trong đó:
N_s là số vân sáng
i là khoảng vân

Số vân tối:

Công thức tính số vân tối

N_t=[\frac{OM}{i}+0,5 ]+[\frac{ON}{i}+0,5 ]

Trong đó:
N_t là số vân tối
i là khoảng vân

Trường hợp 2:

Xét đoạn MN , với 2 điểm M, N thuộc trường giao thoa nằm cùng phía so với vân sáng trung tâm thì:

Số vân sáng:

Công thức tính số vân sáng

N_s=[\frac{OM}{i} ]-[\frac{ON}{i} ]+1

Trong đó:
N_s là số vân sáng
i là khoảng vân

Số vân tối:

Công thức tính số vân tối

N_t=[\frac{OM}{i}+0,5 ]-[\frac{ON}{i}+0,5 ]

Trong đó:
N_t là số vân tối
i là khoảng vân

Giải thích: [x] là phần nguyên của x
Ví dụ: [2,45]=2

Sau đây là ví dụ tìm số vân tối và vân sáng trên đoạn thẳng MN bất kì:

Trong thí nghiệm y âng về giao thoa ánh sáng đơn sắc \lambda =0,6 \mu m, khoảng cách giữa 2 khe S_1, S_2a=0,3mm, khoảng cách từ 2 khe đến màn quan sát là D=1m, 2 điểm M, N nằm khác phía so với vân trung tâm là khoảng cách với vân trung tâm là OM=5,5mm, ON=7.5mm . Số vân sáng, vân tối quan sát được trên đoạn MN là bao nhiêu?

Ta có khoảng vân là:
i=\frac{\lambda .D}{a}=\frac{0,6.1}{0,3}=2mm Áp dụng công thức tính số vân sáng vân tối trên miền giao thoa: Số vân sáng là:

N_s=[\frac{OM}{i} ]+[\frac{ON}{i} ]+1=[\frac{5,5}{2} ]+[\frac{7,5}{2} ]+1=6 (vân sáng)

Số vân tối là:

N_t=[\frac{OM}{i}+0,5 ]+[\frac{ON}{i}+0,5 ]=[\frac{5,5}{i}+0,5 ]+[\frac{7,5}{i}+0,5 ]=7 (vân tối)


Vậy trên đoạn thẳng MN6 vân sáng và 7 vân tối

Sau đây là các bài tập để rèn luyện làm tốt dạng bài tập này:

Câu 1: Trong thí nghiệm y âng về giao thoa ánh sáng đơn sắc \lambda =0,65 \mu m, khoảng cách giữa 2 khe S_1, S_2a=0,3mm, khoảng cách từ 2 khe đến màn quan sát là D=2m, bề rộng của vùng có giao thoa là L=10mm. Số vân sáng, vân tối quan sát được trên vùng giao thoa là bao nhiêu?

Câu 2: Trong thí nghiệm y âng về giao thoa ánh sáng đơn sắc \lambda =0,85 \mu m, khoảng cách giữa 2 khe S_1, S_2a=0,4mm, khoảng cách từ 2 khe đến màn quan sát là D=1m, bề rộng của vùng có giao thoa là L=20,5mm. Số vân sáng, vân tối quan sát được trên vùng giao thoa là bao nhiêu?

Câu 3: Trong thí nghiệm y âng về giao thoa ánh sáng đơn sắc \lambda =0,75 \mu m, khoảng cách giữa 2 khe S_1, S_2a=0,2mm, khoảng cách từ 2 khe đến màn quan sát là D=1m, 2 điểm M, N nằm cùng phía so với vân trung tâm là khoảng cách với vân trung tâm là OM=8,7mm, ON=3mm . Số vân sáng, vân tối quan sát được trên đoạn MN là bao nhiêu?

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của HocThatGioi về Dạng bài tập tìm số vân sáng vân tối trên trường giao thoa. Nếu các bạn thấy hay và bổ ích, hãy chia sẻ cho bạn bè của mình để cùng nhau học thật giỏi nhá. Đừng quên để lại 1 like, 1 cmt để tạo động lực cho HocThatGioi và giúp HocThatGioi ngày càng phát triển hơn nhé! Chúc các bạn học thật tốt!

Bài viết khác liên quan đến sóng ánh sáng