Công thức tính độ rượu lớp 9

Rượu là khái niệm không còn xa lạ trong đời sống hằng ngày và được đưa vào kiến thức Hoá Học của lớp 9. Vậy bạn có biết công thức, tính chất của độ rượu là như thế nào chưa? Nếu chưa thì hãy xem ngay bài viết bên dưới để biết thêm thông tin nhé!

1. Độ rượu là gì?

Độ rượu hay độ cồn là hàm lượng etanol nguyên chất có trong 100 ml dung dịch rượu ở nhiệt độ tiêu chuẩn (20°C) và được tính bằng (%) thể tích. Trong nhiều loại thức uống như bia, rượu hay nước trái cây lên men thường sẽ có thông số về độ cồn.

Công thức tính độ rượu lớp 9

Trong rượu vang có hàm lượng etanol

2. Tính chất và công thức hóa học của rượu

Đặc điểm tính chất vật lý của rượu etanol

– Rượu etanol là một chất lỏng không màu, trong suốt, có mùi thơm, vị cay, nhẹ hơn nước, tan trong nước vô hạn và dễ bay hơi.

– Khối lượng riêng: 0,789 g/cm3.

Công thức tính độ rượu lớp 9

Hình minh họa Ethanol

– Nhiệt độ sôi: 78,39 độ C.

– Nhiệt độ nóng chảy: 114,15 độ C.

Chúng tạo liên kết hydro nên nhiệt độ sôi cao hơn các dẫn xuất của hydrocarbon có khối lượng phân tử tương đương như sau: Axit > Ancol > Amin > Este > Xeton > Anđehit > Dẫn xuất halogen > Ete > Hidrocacbon.

Tính chất hóa học của rượu

Rượu phản ứng với kim loại kiềm, phản ứng cháy và phản ứng Este hóa với Axit axetic.

– Rượu có phản ứng với oxi

Rượu etylic dễ cháy, khi cháy không có khói và ngọn lửa có màu xanh da trời, toả khá nhiều nhiệt. Với phương trình phản ứng như sau:

C2H2OH + 3O2 → 2CO2 + 3H2O

Công thức tính độ rượu lớp 9

Rượu cháy trong không khí

– Tác dụng với Na, NaNH3

Etanol chỉ tác dụng với Na hay NaNH2 theo phản ứng như sau:

2C2H5OH + Na → 2C2H5ONa + H2↑

C2H5-OH + NaNH2 → C2H5-ONa + NH3

Công thức tính độ rượu lớp 9

Rượu có thể tác dụng với Na, NaNH3

– Có phản ứng với Axit axetic

Tổng quát phản ứng este hóa như sau:

ROH + R’COOH ↔ R’COOR + H2O

Phản ứng được thực hiện trong môi trường axit và đun nóng. Phản ứng có tính thuận nghịch nên chú ý đến chuyển dịch cân bằng như sau:

C2H5OH + CH3COOH ↔ CH3COOC2H5 + H2O

Công thức tính độ rượu lớp 9

Rượu phản ứng với Axit axetic

3. Công thức tính độ rượu

Độ rượu là số ml rượu có trong 100ml hỗn hợp rượu với nước.

Công thức tính độ rượu:

Công thức tính độ rượu lớp 9

Công thức tính độ rượu

Trong đó:

– Đ (r) là độ rượu (độ).

– V(r) là thể tích rượu etylic (ml).

– V(hh) là thể tích hỗn hợp rượu và nước (ml).

4. Phương pháp làm bài tập tính độ rượu

Để giải bài tập tính độ rượu, bạn sẽ thực hiện theo từng bước sau đây:

– Bước 1: Xử lý các dữ kiện đề bài đã cho trước.

– Bước 2: Tính Vr, Vhh.

– Bước 3: Áp dụng công thức tính độ rượu để tính độ rượu cần tìm.

Công thức tính độ rượu lớp 9

Hình minh họa hóa học

5. Cách pha loãng rượu trong bài tập

Theo đó, nếu bạn muốn giảm độ rượu của a lít rượu ở b độ để tạo thành rượu có nồng độ c thì cần áp dụng cách pha loãng rượu dưới đây.

Trước hết, áp dụng công thức tính độ cồn để tính thể tích rượu nguyên chất:

Vr = Độ rượu.Vdd = y lít.

Ứng dụng công thức tính nồng độ phần trăm:

C% = (Vct/ Vdd) x 100 => C% = (100 x y) / (a + lượng nước thêm vào).

=> Lượng nước cần pha thêm vào = (100 x y)/c – a.

Công thức tính độ rượu lớp 9

Các bạn học sinh thực hành trong phòng hóa học

6. Dụng cụ đo độ rượu được sử dụng phổ biến hiện nay

Cồn kế

Đây là một trong những dụng dụ được sử dụng phổ biến hiện nay nhờ độ chính xác cao và có thành thành hợp lý.

– Nguyên lý hoạt động: Tỷ trọng của nước càng cao thì độ cồn trong dung dịch càng thấp. Độ chìm của cồn kế ở trong dung dịch sẽ cho người sử dụng biết được nồng độ cồn của dung dịch đó là bao nhiêu.

– Cấu tạo của cồn kế:

+ Phần bầu chân không: Giữ cho cồn kế nổi trong nước.

+ Vạch chia độ: Để xác định một cách chính xác độ rượu của dung dịch.

+ Các hạt chì (Phía dưới đáy của bầu): Giữ cho bầu có độ chìm trong dung dịch.

Công thức tính độ rượu lớp 9

Minh họa cồn kế

Máy đo độ rượu

Một thiết bị khác hơn được các chú công an sử dụng thường xuyên nhờ sự hiện đại, chính xác cao đó là máy đo độ rượu.

Công thức tính độ rượu lớp 9

Máy đo độ cồn

Đây là một thiết bị điện tử có độ chính xác cao hơn nhiều lần so với cồn kế, tuy nhiên không được sử dụng rộng rãi như cồn kế.

7. Các câu hỏi xuất hiện trong bài toán tính độ rượu

Khi làm bài toán về tính độ rượu, bạn sẽ thường gặp một số dạng như:

– Tính độ của rượu.

– Tính thể tích hoặc khối lượng ancol etylic.

Công thức tính độ rượu lớp 9

Bạn học sinh làm bài tập hóa học

– Tính thể tích dung dịch rượu thu được.

– Thể tích nước cho vào.

8. Ý nghĩa của việc tính độ rượu

– Giúp người dùng biết dùng các phương pháp bảo quản hợp lý đối với từng độ rượu khác nhau. Ví dụ đối với những rượu có nồng độ trên 50 sẽ được chôn cất để bảo quản tốt hơn.

– Người dùng có thể pha chế rượu loãng hơn hoặc “đậm đặc” tùy theo nhu cầu sử dụng.

Công thức tính độ rượu lớp 9

Người dùng sẽ dễ dàng chọn rượu phù hợp theo độ rượu

– Độ rượu được in trên sản phẩm bia, rượu, nước trái cây có cồn còn giúp người dùng lựa chọn được những sản phẩm phù hợp.

– Độ rượu trên sản phẩm còn là căn cứ để nhà nước áp dụng các mức thuế phù hợp cho từng doanh nghiệp. Nếu nồng độ rượu càng cao thì thuế càng cao.

9. Bài tập về tính độ rượu có bài giải

Bài 1: Hòa tan m gam ancol etylic (D=0,8 gam/ml) vào 234 ml nước (D=1 gam/ml) tạo thành dung dịch A. Cho A tác dụng với Na dư thu được 170,24 lit (đktc) khí H2. Dung dịch A có độ rượu bằng bao nhiêu?

Bài giải

Na + C2H5OH → C2H5ONa + 1/2H2

———-x————-x———–x/2

Na + H2O → NaOH + 1/2H2

——–y———y———y/2

Theo bài ta có DH2O = 1 gam/ml

⇒ mH2O = 234 gam ⇒ nH2O = 234/18 = 13 mol = y

Mà nH2 = x/2 + y/2 = 170,24/22,4 = 7,6 mol

⇒ nC2H5OH = x = 2,2 mol

⇒ mC2H5OH = 2,2.46 = 101,2 gam

⇒ VC2H5OH = m/D = 101,2/0,8 = 126,5 ml

⇒ Vdd = 126,5 + 234 = 360,5 ml

⇒ D = 126,5.100/400 = 31.625 độ

Bài 2: Lên men 1 lit ancol etylic 23 độ thu được giấm ăn. Biết hiệu suất lên men là 100% và khối lượng riêng của ancol etylic là 0,8 gam/ml. Khối lượng axit axetic trong giấm là bao nhiêu?

Bài giải

Vrượu= Độ rượu.Vdd = 0,23.1000 = 230 ml

⇒ mrượu = Vrượu.D = 230.0,8 = 184 gam

C2H5OH + O2 → CH3COOH + H2O

46 ——————————–60

184 ————————-→ m = ?

⇒ mCH3COOH = 184.60/46 = 240 gam

Bài 3: Biết khối lượng riêng của C2H5OH là 0,8 gam/ml, khi đó khối lượng glucozo cần để điều chế 1 lit dd rượu etylic 40º với hiệu suất 80% là bao nhiêu?

Bài giải

Vruou= Độ rượu.Vdd = 0,23.1000 = 230 ml

⇒ mrượu = Vrượu.D = 230.0,8 = 184 gam

C2H5OH + O2 → CH3COOH + H2O

46 ——————————–60

184 ————————-→ m = ?

⇒ mCH3COOH = 184.60/46 = 240 gam

C6H12O6 ——————–→ 2C2H5OH

180 ——————————— 92

m = ? ←—————————- 320

⇒ Vancol = Độ rượu.Vdd = 0,4.1000 = 400 ml

⇒ mancol = Vancol.D = 400.0,8 = 320 gam

⇒ mglucozo = 320.180.100/(92.80) = 782,6 gam

Bài 4: Đốt cháy hoàn toàn 9,2 gam rượu etylic.

a) Tính thể tích khí CO2 tạo ra (đktc)

b) Tính thể tích không khí (đktc) cần dùng cho phản ứng trên, biết oxi chiếm 20% thể tích của không khí.