Công thức tính sản lượng bình quân đầu người

sản lượng điện bình quân/ người=sản lượng điệndân số kWh/ người.

Tính bình quân lương thực theo đầu người của thế giới và một số nước (đơn vị: kg/người). Nhận xét.

* Tính bình quân lương thực theo đầu người.

- Công thưc tính:

- Áp dụng công thức tính:

- Tương tự, ta có bảng số liệu:

Nước Bình quân lương thực theo đầu người (kg/người)
Trung Quốc 312
Hoa Kì 1041
Ấn Độ 212
Pháp 1161
In - đô - nê - xi - a 267
Việt Nam 460
Thế giới 327

* Nhận xét:

- Những nước có số dân đông là Trung Quốc, Ân Độ, Hoa Kì, In-đô-nê-xi-a.

- Những nước có sản lượng lương thực lớn là Trung Quốc, Hoa Kì và Ấn Độ.

- Những nước có bình quân lương thực đầu người cao nhất, gấp 3,5 lần bình quân lương thực đầu người của toàn thố giới là Hoa Kì và Pháp.

-  Trung Quốc và Ân Độ tuy có sản lượng lương thực cao nhưng vì dân số nhiều nhất thế giới, nên bình quân lương thực đầu người thấp hơn mức bình quân toàn thê giới. In-đô-nê-xi-a có sản lượng lương thực ở mức cao, nhưng do dân đông nên bình quân lương thực ở mức thấp.

- Việt Nam, tuy là một nước đông dân, song nhờ có sản lượng lương thực ngày càng gia tăng nên bình quân lương thực đầu người vào loại khá

Click đây nếu phần lời giải bị che >>

* THỰC HÀNH - VẼ BIỂU ĐỒ CỘT

GDP bình quân đầu người chắc hẳn là một thuật ngữ chuyên ngành quen thuộc được sử dụng trong lĩnh vực kinh tế. Chúng ta vẫn thường được nghe và nhìn thấy thuật ngữ GDP bình quân đầu người trên báo chí cũng như nhiều những phương tiện truyền thông khác khi nói về thông tin kinh tế Việt Nam và các nước trên thế giới. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ GDP bình quân đầu người là gì và những vấn đề xoay quanh nó. Chính vì thế mà bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu GDP bình quân đầu người là gì cũng như những đặc điểm và công thức tính GDP?

Công thức tính sản lượng bình quân đầu người

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

1. GDP bình quân đầu người:

Trước hết chúng ta hiểu về GDP như sau:

GDP có nghĩa là tổng sản phẩm nội địa hay tổng sản phẩm quốc nội. GDP là một chỉ tiêu được dùng nhằm mục đích chính là để đo lường tổng giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm hoặc 1 quý).

Khái niệm GDP bình quân đầu người:

GDP bình quân đầu người, hay còn gọi là tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người, là một số liệu GDP của mỗi quốc gia trên cơ sở mỗi cá nhân. GDP bình quân đầu người sẽ được tính bằng cách chia GDP của một quốc gia cho số lượng dân số.

GDP bình quân đầu người được đánh giá cụ thể là một thước đo phổ quát trên toàn cầu để đo lường mức độ giàu có của các quốc gia. Trên toàn thế giới, GDP bình quân đầu người được sử dụng bởi các nhà kinh tế cùng với GDP để phân tích mức độ giàu có của một quốc gia và tăng trưởng kinh tế của nó.

GDP bình quân đầu người tiếng Anh là gì?

GDP bình quân đầu người tiếng Anh là GDP Per Capita.

Xem thêm: Thu nhập bình quân đầu người GDP là gì? Công thức và cách tính GDP bình quân đầu người?

2. Đặc điểm của GDP bình quân đầu người:

GDP bình quân đầu người được đánh giá là một loại thước đo phổ biến nhất nhằm mục đích chính là để thực hiện việc đo lường mức độ giàu có của một quốc gia, vì các thành phần tạo nên nó thường xuyên được theo dõi trên qui mô toàn cầu, dễ dàng cho việc tính toán và sử dụng. Thu nhập bình quân đầu người cũng là một lựa chọn thứ hai để phân tích mức độ giàu có của các quốc gia trên toàn cầu mặc dù nó ít được sử dụng rộng rãi.

GDP bình quân đầu người sẽ cho thấy giá trị sản xuất kinh tế có thể được quy cụ thể cho mỗi công dân. Nói cách khác, GDP bình quân đầu người sẽ phản ánh mức độ giàu có của quốc gia, vì giá trị thị trường GDP đầu người cũng có thể đóng vai trò là thước đo sự thịnh vượng.

Bản thân GDP cũng chính là một thước đo chính của năng suất kinh tế một quốc gia. GDP kinh tế của một quốc gia sẽ cho thấy giá trị thị trường của hàng hóa và dịch vụ mà nó tạo ra. Tại Mỹ, Văn phòng nghiên cứu kinh tế báo cáo GDP hàng quí.

Các chủ thể là các nhà kinh tế theo dõi báo cáo hàng quý này và so sánh các số liệu tăng trưởng hàng quí và hàng năm, giúp phân tích tình trạng tài chính tổng thể của nền kinh tế. Các nhà lập pháp sử dụng GDP khi đưa ra các quyết định về chính sách tài khóa. Các nhà kinh tế ngân hàng trung ương sử dụng GDP như một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến các quyết định về chính sách tiền tệ.

GDP bình quân đầu người thông thường được phân tích cùng với GDP. Các nhà kinh tế sử dụng số liệu này để hiểu rõ hơn về năng suất trong nước cũng như năng suất của họ so với các quốc gia khác. GDP bình quân đầu người sẽ xem xét cả GDP của một quốc gia và dân số. Chính bởi vì vậy mà điều quan trọng là phải hiểu mỗi yếu tố đóng góp vào kết quả chung như thế nào, và cách mà mỗi yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng GDP bình quân đầu người.

Trong trường hợp GDP bình quân đầu người của một quốc gia đang tăng với mức dân số ổn định thì GDP bình quân đầu người của quốc gia đó có khả năng là kết quả của những tiến bộ công nghệ, giúp cho sản lượng sản xuất tăng nhiều hơn với cùng một mức dân số. Một số quốc gia có thể có GDP bình quân đầu người cao nhưng dân số nhỏ, điều này có nghĩa là quốc gia đó đã xây dựng một nền kinh tế tự cung tự cấp dựa trên nguồn tài nguyên đặc biệt dồi dào.

Một quốc gia có thể có tăng trưởng kinh tế nhất quán nhưng nếu dân số của quốc gia đó lại tăng nhanh hơn GDP, tăng trưởng GDP bình quân đầu người sẽ là âm. Đây không phải là một vấn đề đối với đa số các nền kinh tế tiên tiến, bởi vì tốc độ tăng trưởng kinh tế của họ vẫn có thể vượt xa tốc độ tăng trưởng dân số của họ. Tuy nhiên, các quốc gia có mức GDP bình quân đầu người thấp – bao gồm nhiều quốc gia ở châu Phi – có thể có dân số tăng nhanh với mức tăng trưởng GDP ít dẫn đến sự suy giảm dần dần về mức sống.

3. Công thức và cách tính GDP:

Công thức tính GDP:

Xem thêm: GDP thực là gì? Đặc điểm, công thức tính và so sánh với GDP danh nghĩa?

Như đã phân tích bên trên, ta nhận thấy GDP được hiểu là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng của một đất nước. Các chuyên gia thường sử dụng chỉ số GDP để nhằm mục đích đưa ra các đánh giá đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế của một nước. Tuỳ theo mỗi góc độ khác nhau mà chỉ số GDP được tính theo các phương pháp khác nhau. Hiện nay, có ba cách tính GDP thông dụng nhất được áp dụng là phương pháp sản xuất, phương pháp sử dụng cuối cùng và phương pháp thu nhập. Tuy nhiên, dù tính GDP theo phương pháp nào thì kết quả tính GDP sẽ là như nhau. Cụ thể là các phương pháp và các công thức tính toán sau đây:

– Phương pháp sản xuất:

Xét về góc độ sản xuất, tổng sản phẩm quốc nội chính là tổng tất cả giá trị gia tăng của nền kinh tế một nước trong một thời gian nhất định.

GDP = Giá trị tăng thêm + Thuế nhập khẩu.

Trong đó, ta hiểu giá trị tăng thêm của từng ngành kinh tế có thể là: thu nhập của người sản xuất, tiền công, bảo hiểm, thuế sản xuất, khấu hao tài sản cố định, giá trị thặng dư.

– Phương pháp sử dụng cuối cùng:

Xét về góc độ sử dụng (chi tiêu), tổng sản phẩm quốc nội sẽ bao gồm tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình, tiêu dùng cuối cùng của chính phủ, tích lũy tài sản và chênh lệch xuất –-nhập khẩu của một đất nước.

GDP = C + I + G + NX.

Trong đó:

+ C: là tổng giá trị tiêu dùng cho sản phẩm và dịch vụ của các hộ gia đình trong quốc gia đó.

+ I: là tổng giá trị tiêu dùng của các nhà đầu tư.

+ G: là tổng giá trị chi tiêu của chính phủ.

+ NX: là xuất khẩu ròng (tính bằng giá trị xuất khẩu trừ đi giá trị nhập khẩu), thể hiện sự chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu trong quốc gia đó

– Phương pháp thu nhập:

Xét về góc độ thu nhập, tổng sản phẩm quốc nội sẽ bao gồm thu nhập của người lao động, thuế sản xuất, khấu hao tài sản cố định dùng cho sản xuất và giá trị thặng dư sản xuất trong kỳ của một đất nước.

GDP = W + R + I + Pr + Ti + De

Trong đó:

+ W: là tiền lương.

+ R: là tiền thuê.

+ I: là tiền lãi

+ Pr: là lợi nhuận.

+ Ti: là các khoản thuế đánh vào dịch vụ, hàng hóa bán trên thị trường và trợ cấp của chính phủ cho sản xuất (thuế gián thu ròng).

+ De: là khấu hao tài sản cố định.

Ý nghĩa của chỉ số GDP:

Đối với một quốc gia, chỉ số tổng sản phẩm quốc nội có ý nghĩa rất lớn. Theo đó:

– Tổng sản phẩm quốc nội là thước đo để đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia và thể hiện sự biến động của sản phẩm/dịch vụ theo thời gian.

– Sự suy giảm chỉ số tổng sản phẩm quốc nội sẽ có tác động xấu đến nền kinh tế và có thể dẫn đến các tình trạng kinh tế suy thoái, lạm phát, thất nghiệp, đồng tiền mất giá… Đây là các tác động xấu, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như đời sống của người dân.

– Chỉ số tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người sẽ cho chúng ta biết mức thu nhập tương đối cũng như chất lượng sống của người dân ở mỗi quốc gia.

Tuy nhiên, chỉ số tổng sản phẩm quốc nội cũng có một số hạn chế nhất định:

Xem thêm: GDP danh nghĩa là gì? Đặc điểm và so sánh GDP thực?

– Chỉ số tổng sản phẩm quốc nội sẽ không phản ánh đầy đủ các hoạt động sản xuất như tự cung, tự cấp, không kiểm soát được chất lượng của hàng hóa.

– Chỉ số tổng sản phẩm quốc nội không tính đến, không định lượng được giá trị của các hoạt động kinh tế phi chính thức như việc làm ngoài giấy tờ, hoạt động thị trường chợ đen, công việc tình nguyện và sản xuất hộ gia đình.

– Chỉ số tổng sản phẩm quốc nội không tính đến lợi nhuận kiếm được trong một quốc gia bởi các lợi nhuận công ty nước ngoài được gửi lại cho các nhà đầu tư nước ngoài.

– Chỉ số tổng sản phẩm quốc nội chỉ xem xét sản xuất hàng hóa cuối cùng và đầu tư vốn mới mà bỏ qua hoạt động giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp thông qua các hoạt động chi tiêu, giao dịch trung gian giữa các doanh nghiệp.

Sự tăng trưởng của chỉ số tổng sản phẩm quốc nội không thể đo lường chính xác sự phát triển của một quốc gia hay đời sống người dân trong quốc gia đó bởi GDP chỉ nhấn mạnh đến sản lượng vật chất mà không xem xét đến thực trạng phát triển tổng thể của một quốc gia.