Công ty tnhh thương mại dịch vụ khải tin lừa đảo

80.000 người mắc bẫy

Cơ quan điều tra cũng đã thực hiện lệnh khám xét khẩn cấp nơi ở 2 đối tượng có vai trò chân rết, thu tiền cho Hùng là Nguyễn Thị Bắc, Trưởng hệ thống DHT Phương Bắc và Phạm Thị Thủy, Phó chủ nhiệm Câu lạc bộ (CLB) du khách. Con số người bị hại được xác định lên tới trên 80.000 người, với số tiền bị chiếm đoạt ước tính vài chục triệu USD.

Đầu mối của vụ án lừa đảo này bắt đầu từ vụ vỡ nợ hàng chục tỉ đồng của Nguyễn Thị Bắc (53 tuổi), Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và du lịch Thượng Hải, thuê trụ sở tại tầng 4 chợ Ngọc Thụy, quận Long Biên, Hà Nội, người mang danh hiệu "Vương miện đại sứ", đồng thời là Trưởng hệ thống DHT Phương Bắc.

Theo tường trình của bà Bắc, tháng 3/2010, bà được Lâm Phúc Hùng -  khi đó là Chủ nhiệm CLB du khách DHT vận động tham gia mua gói đặt phòng du lịch 340 USD của Công ty Diamond Holiday ở Mỹ (DHT). Chính sách trả thưởng hậu hĩnh (1.000 USD tiền thưởng khi huy động được 15 người chơi và 15.000 USD nếu vận động được 64 người tham gia)  mà ông Hùng chia sẻ chính là điều hấp dẫn bà Bắc khi bắt đầu gia nhập trò chơi này. Sau khi ký hợp đồng làm dịch vụ môi giới cho Công ty DHT Việt Nam, Nguyễn Thị Bắc đã thành lập CLB DHT Phương Bắc và trở thành Trưởng hệ thống này.

Với tham vọng đạt danh hiệu "Vương miện đại sứ" là cấp độ danh hiệu cao nhất trong chính sách trả thưởng của DHT có mức trả thưởng là hưởng 3% lợi nhuận của Tập đoàn DHT, bà Bắc đã huy động, lôi kéo rất nhiều người tham gia và còn vay thêm tiền thật để mua lại tiền thưởng trong ví điện tử của những người được thưởng (bật bàn), nâng cấp mã số ID của mình. Tuy nhiên, khi đạt đến cấp độ "Vương miện đại sứ", Nguyễn Thị Bắc chỉ được DHT trả vào ví điện tử số tiền ảo 2.100 USD, trong khi tiền thật mà Bắc đã trao cho Lâm Phúc Hùng và Ban lãnh đạo của Công ty DHT Đông Nam Á lên đến hàng tỉ đồng. 

Sau khi bị bắt giữ, bộ mặt thật của Tổng giám đốc Lâm Phúc Hùng được phơi bày. Theo Cơ quan điều tra, Lâm Phúc Hùng trước khi dựng ra Công ty DHT Đông Nam Á, từng đi xuất khẩu lao động tại Đức. Về nước, không có việc làm ổn định, Hùng tham gia bán hàng đa cấp. Một số mạng bán hàng này vỡ trận, trước khi thành lập DHT Đông Nam Á, Lâm Phúc Hùng đã "gia nhập" một trang mạng kinh doanh lữ hành quốc tế có dấu hiệu lừa đảo với hình thức tương tự như DHT sau này.

Công ty tnhh thương mại dịch vụ khải tin lừa đảo
Lâm Phúc Hùng tại một buổi tọa đàm và khi bị Cơ quan Công an đọc lệnh bắt giữ (ảnh nhỏ).

Bản thân Lâm Phúc Hùng khai nhận, đầu tháng 2/2010,  Hùng lên mạng Internet đọc được thông tin về Công ty DHT có trụ sở tại Mỹ hoạt động kinh doanh thương mại điện tử với gói dịch vụ du lịch 4 ngày 3 đêm cho 2 người với giá 325 USD. Những tài liệu về Tập đoàn DHT này đã được Lâm Phúc Hùng sao chép lại từ Internet để học tập và biến thành tài liệu đi tuyên truyền, thực hiện các hoạt động lừa đảo.

"Tiền thân" của DHT Đông Nam Á là CLB du khách DHT, được Lâm Phúc Hùng cùng Phạm Hồng Thanh (ở tổ 65 phường Trung Phụng, Đống Đa) và Phạm Thị Thủy thành lập vào tháng 2/2010 sau một chuyến du lịch Hồng Kông để tham khảo mô hình hoạt động của DHT. Hùng được bầu làm Chủ nhiệm CLB, Thanh là Phó chủ nhiệm với nhiệm vụ đào tạo, phát triển hệ thống; còn Phạm Thị Thủy là Phó chủ nhiệm với nhiệm vụ quản lý tài chính và tổ chức các tour du lịch. CLB hoạt động tự phát, không có giấy phép và cũng không ký hợp đồng môi giới dịch vụ với Tập đoàn DHT tại Mỹ cũng như DHT Hồng Kông.

Chỉ từ tháng 2 đến tháng 7/2010, CLB du khách DHT đã vận động được 3.000 người tham gia với số tiền thu của mỗi người là 340 USD. Trong số tiền thu được, riêng Lâm Phúc Hùng đã nhận 36.000 USD và 300 triệu đồng để trả tiền thuê văn phòng, tổ chức khai trương, hội thảo, mua sắm trang thiết bị… Thấy mạng lưới đã phát triển, tháng 9/2010, Lâm Phúc Hùng quyết định "nâng cấp" CLB thành Công ty CP thương mại Diamond Holiday (viết tắt là DHV) và đến đầu năm 2011 chuyển thành Công ty TNHH Diamond Holiday Đông Nam Á (DHT Đông Nam Á). Địa điểm hoạt động cũng thay đổi liên tục, từ phố Lê Thanh Nghị tới khu Văn Quán - Hà Đông và tòa nhà Lilama10 trên đường Lê Văn Lương. Trụ sở nào cũng hoành tráng, nhưng cũng chỉ là thuê mượn trong một thời gian ngắn.

Sử dụng truyền thông để lừa đảo

Xây dựng một trang web có địa chỉ www.dhtdongnama.com, người xem sẽ bị choáng ngợp trước những hình ảnh khuếch trương của Tổng giám đốc Lâm Phúc Hùng. Nào khai trương, nào tọa đàm, nào hội thảo tại những địa điểm sang trọng.  Những hoạt động xã hội từ thiện khắp mọi miền đất nước. Tưng bừng cờ hoa, băng rôn, khẩu hiệu, những khuôn mặt hồ hởi của các thành viên tham gia DHT.

Trong một bài viết được tung lên trang mạng này, DHT Đông Nam Á khẳng định với các thành viên rằng: "Sau những phản ánh của báo chí, các cơ quan chức năng đã có những đợt thanh kiểm tra pháp nhân và hoạt động của chúng ta. Sau đó, vàng thau đã rõ, chúng ta vẫn tồn tại và phát triển trong sự bảo hộ của pháp luật Nhà nước, đó là một sự thể rõ ràng mà không ai, kể cả những người có thiên kiến chưa tốt về DHT nói khác được.

Hơn tất thảy những điều trên, một năm qua các thành viên Việt Nam sáng tạo, năng động đã làm thay đổi tích cực cuộc sống của mình và gia đình bằng nhiều ngàn giải thưởng với tổng giá trị hàng chục tỉ đồng. Nhiều người đã có xe hơi, nhà lầu hoặc tài khoản lớn từ tiền thưởng của DHT. Hơn thế nữa, nhiều công dân Việt Nam qua DHT đã có được những niềm vui tưởng như huyền thoại: họ có mặt trong những chuyến du lịch kỳ thú khắp thế giới và trong nước, kể cả có mặt trên những con tàu du lịch thượng hạng mà trên thế giới chỉ hàng ngũ những nhà tư bản, những người nổi tiếng mới dám hưởng thụ".

Tại những buổi gặp mặt, Lâm Phúc Hùng lôi kéo được một số người có khả năng diễn thuyết giỏi, những người từng có địa vị trong  một số cơ quan Nhà nước… phát biểu ca ngợi mô hình hoạt động của DHT để gây niềm tin cho những người tham gia. Điều độc ác là hoạt động lừa đảo này lại nhằm vào những  bà con vùng sâu, vùng xa, bà con người dân tộc vốn cuộc sống đã khó khăn. Như ở tỉnh Quảng Trị,  hàng nghìn bà con dân tộc Vân Kiều, Pakô đã trở thành nạn nhân.

Công ty tnhh thương mại dịch vụ khải tin lừa đảo

Tổ chức khai trương rầm rộ văn phòng đại diện tại các địa phương, DHT Đông Nam Á đã lừa được nhiều người tham gia.

Một "chiêu" khác của Tổng giám đốc Lâm Phúc Hùng là kéo một số cơ quan truyền thông vào cuộc quảng cáo cho hoạt động của DHT Đông Nam Á dưới các hình thức như tư vấn, đưa tin các hoạt động từ thiện như ủng hộ đồng bào bị bão lụt, xây tặng nhà tình nghĩa… Vô tình, một vài cơ quan truyền thông nhẹ dạ đã mắc bẫy kẻ lừa đảo. Và Lâm Phúc Hùng chớp ngay thời cơ, sử dụng những thông tin, hình ảnh của DHT đã được đăng tải này để tung lên trang web của công ty cũng như các hội nghị khách hàng nhằm mục đích khuếch trương thanh thế, gây niềm tin cho khách hàng rằng DHT thực sự là một tập đoàn hoạt động theo mô hình thương mại điện tử chân chính. Tại buổi khám xét trụ sở của DHT Đông Nam Á, Cơ quan Công an còn thu giữ được trên bàn làm việc của Lâm Phúc Hùng một bản thảo câu hỏi và trả lời phỏng vấn truyền hình đã được soạn sẵn, xoay quanh hoạt động của DHT.

Nguồn kinh phí nào giúp Lâm Phúc Hùng khoa trương rầm rộ như vậy? Đó chính là từ khoản tiền đóng góp của các thành viên đã nhẹ dạ tham gia vào chuyến du lịch "kỳ nghỉ kim cương" mà DHT Đông Nam Á đã vẽ ra. Bị đánh trúng vào lòng tham hưởng lợi lớn từ một khoản tiền đóng góp nhỏ (375 USD tương đương 8 triệu đồng), những người chơi không khác nào thiêu thân, chỉ biết đóng tiền và lôi kéo người khác tham gia với mục đích duy nhất để nhận món tiền thưởng hấp dẫn mà những kẻ lừa đảo vẽ ra.  Đóng tiền thật, nhưng cái mà người chơi nhận được lại là tiền thưởng "ảo" nằm trong ví điện tử (Ewallet) đều không rút ra thành tiền mặt được. Người chơi tiếp tục được giải thích rằng muốn lấy tiền mặt ra, họ phải lôi kéo thêm nhiều người khác nữa cùng chơi để "thoát bàn".

Có lỗi của các cơ quan quản lý?

Đăng ký tới 52 ngành nghề kinh doanh nhưng thực chất, DHT Đông Nam Á chỉ có hoạt động duy nhất là huy động vốn trái phép thông qua "trò chơi" vừa du lịch vừa kiếm tiền. Thượng tá Cao Văn Lộc, Đội trưởng Đội Phòng chống tội phạm công nghệ cao phân tích, hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế của DHT Đông Nam Á là trái phép bởi theo quy định của ngành du lịch, ngoài đăng ký kinh doanh của Sở Kế ho‘ạch - Đầu tư, những doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này phải có giấy phép "con" của Tổng cục Du lịch. Theo đó, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành quốc tế phải có đủ các điều kiện như có từ 3 đến 5 hướng dẫn viên đạt tiêu chuẩn hướng dẫn viên du lịch quốc tế; doanh nghiệp phải ký quỹ 250 triệu đồng gửi tài khoản của Tổng cục Du lịch. Mặt khác, đối với hoạt động huy động vốn, công ty phải có giấy phép hoạt động ngoại hối niêm yết giá, chuyển tiền cũng như huy động vốn.

Thượng tá Đậu Văn Liên, Phó Trưởng phòng PC46 Công an Hà Nội đánh giá, đây là vụ án sử dụng công nghệ cao nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản có quy mô và phạm vi rất lớn. Phương thức thủ đoạn của các đối tượng thực chất là việc huy động vốn được thực hiện thông qua các hình thức quảng bá, tuyên truyền, lôi kéo nhiều người tham gia với các giải thưởng có giá trị từ 1.000 USD đến 50.000 USD. Khi bắt đầu thực hiện, các đối tượng dùng tiền của người chơi sau trả cho người chơi trước. Nhưng đến giai đoạn nhất định không lôi kéo được người tham gia thì hệ thống đó sẽ đổ vỡ và người gánh thiệt hại chính là các thành viên của hệ thống.

Tuy nhiên điều lạ lùng là không có những giấy phép cần thiết này nhưng DHT Đông Nam Á vẫn tồn tại và tổ chức các hoạt động trái phép trên trong một thời gian dài. Cho đến khi bị bắt giữ, Tổng giám đốc Lâm Phúc Hùng đã phát triển một mạng lưới chân rết ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Nhiều văn phòng đại diện của DHT Đông Nam Á được thành lập từ Bắc vào Nam, thậm chí tại cả các tỉnh miền núi phía Bắc.

Lật lại hồ sơ của DHT Đông Nam Á cho thấy ngày 23/5/2011, Thanh tra Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã ra Quyết định số 21/QĐ-XPHC xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch đối với Công ty CP Thương mại Diamond Holiday, với mức phạt tiền là 10 triệu đồng. Trong biên bản làm việc của đoàn thanh tra xác định từ tháng 1 đến tháng 4/2011, đã có 3.325 người tham gia gói dịch vụ do công ty tổ chức, và phía công ty đã thu về số tiền 1.243.905 USD. Cùng với việc xử phạt vi phạm hành chính, Thanh tra văn hóa cũng yêu cầu Công ty CP Thương mại Diamond Holiday chấm dứt ngay hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế khi chưa có giấy phép.

Nhưng thực tế, khâu hậu kiểm vẫn đang là điểm yếu của các cơ quan quản lý nên dù đã bị xử phạt hành chính như vậy, DHT vẫn tưng bừng hoạt động, phát triển mạng lưới trên khắp toàn quốc mà không bị "sờ gáy". Và hậu quả là từ con số hơn 3.000 thành viên đã đóng tiền vào trò du lịch ảo này, con số người bị hại đến nay đã tăng vọt lên trên 80.000 người với số tiền bị chiếm đoạt ước tính hàng chục triệu USD. Nếu như các cơ quan quản lý làm hết trách nhiệm, nghiêm túc, từ xử lý vi phạm đến hậu kiểm, thì con số thiệt hại có thể đã không lớn đến vậy?

H.V.