Đánh giá cuối ngày, giáo án mầm non

Tài liệu đính kèm: Tải về

Những nội dung sửa đổi, bổ sung về đánh giá sự phát triển của trẻ trong Chương trình Giáo dục mầm non theo Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT.

Chương trình Giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25/7/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình Giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25/7/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định những điểm sửa đổi, bổ sung về đánh giá sự phát triển của trẻ như sau:

1.1. Khái niệm đánh giá sự phát triển của trẻ:

Chương trình GDMN [TT 17/2009]

Chương trình GDMN [TT 28/2016]

Đánh giá sự phát triển của trẻ là quá trình thu thập thông tin về trẻ một cách có hệ thống và phân tích, đối chiếu với mục tiêu của Chương trình giáo dục mầm non nhằm theo dõi sự phát triển của trẻ và điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ.

Đánh giá sự phát triển của trẻ là quá trình thu thập thông tin về trẻ một cách có hệ thống và phân tích, đối chiếu với mục tiêu của Chương trình Giáo dục mầm non, nhận định về sự phát triển của trẻ nhằm điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ một cách phù hợp.

1.2. Đánh giá sự phát triển của trẻ nhà trẻ:

Chương trình GDMN [TT 17/2009]

Chương trình GDMN [TT 28/2016]

1. Đánh giá trẻ hằng ngày

1.1. Mục đích đánh giá

Đánh giá những diễn biến tâm – SL của trẻ hằng ngày trong các HĐ, nhằm phát hiện những biểu hiện tích cực hoặc tiêu cực để kịp thời điều chỉnh KH hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.

Đánh giá nhằm kịp thời điều chỉnh kế hoạch hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ hằng ngày.

1.2. Nội dung đánh giá

- Tình trạng sức khoẻ của trẻ.

- Thái độ, trạng thái cảm xúc và hành vi của trẻ.

- Kiến thức và kỹ năng của trẻ.

- Tình trạng sức khoẻ của trẻ.

- Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ.

- Kiến thức, kĩ năng của trẻ.

1.3. Phương pháp đánh giá

- Quan sát.

- Trò chuyện, giao tiếp với trẻ.

- Phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ.

- Trao đổi với phụ huynh.

Hằng ngày, giáo viên theo dõi trẻ trong các hoạt động, ghi lại những tiến bộ rõ rệt và những điều cần lưu ý vào sổ kế hoạch giáo dục hoặc nhật ký của lớp để điều chỉnh kế hoạch và biện pháp giáo dục.

- Quan sát.

- Trò chuyện, giao tiếp với trẻ.

- Phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ.

- Trao đổi với cha, mẹ/người chăm sóc trẻ.

Hằng ngày, giáo viên theo dõi và ghi chép lại những thay đổi rõ rệt của trẻ và những điều cần lưu ý để kịp thời điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, giáo dục.

2. Đánh giá trẻ theo giai đoạn

2.1. Phương pháp đánh giá

- Quan sát.

- Trò chuyện, giao tiếp với trẻ.

- Đánh giá qua bài tập.

- Phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ.

- Trao đổi với phụ huynh.

Kết quả đánh giá được giáo viên ghi lại trong hồ sơ cá nhân trẻ.

- Quan sát.

- Trò chuyện, giao tiếp với trẻ.

- Phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ.

- Sử dụng bài tập tình huống.

- Trao đổi với cha, mẹ/người chăm sóc trẻ

Kết quả đánh giá được giáo viên lưu giữ trong hồ sơ cá nhân của trẻ.

2.2. Thời điểm và căn cứ đánh giá

- Đánh giá cuối độ tuổi [6, 12, 18, 24 và 36 tháng tuổi] dựa vào các chỉ số phát triển của trẻ.

- Đánh giá cuối độ tuổi [6, 12, 18, 24, 36 tháng] dựa vào kết quả mong đợi.

- Đánh giá mức độ phát triển thể chất của trẻ cần sử dụng thêm chỉ số về cân nặng, chiều cao cuối độ tuổi.

1.3. Đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo:

Chương trình GDMN [TT 17/2009]

Chương trình GDMN [TT 28/2016]

1. Đánh giá trẻ hằng ngày

1.1. Mục đích đánh giá

Đánh giá những diễn biến tâm – sinh lý của trẻ hằng ngày trong các hoạt động, nhằm phát hiện những biểu hiện tích cực hoặc tiêu cực để kịp thời điều chỉnh kế hoạch hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.

Đánh giá nhằm kịp thời điều chỉnh kế hoạch hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ hằng ngày.

1.2. Nội dung đánh giá

- Tình trạng sức khoẻ của trẻ.

- Thái độ, trạng thái cảm xúc và hành vi của trẻ.

- Kiến thức và kỹ năng của trẻ.

- Tình trạng sức khoẻ của trẻ.

- Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ.

- Kiến thức, kĩ năng của trẻ.

1.3. Phương pháp đánh giá

  • Quan sát.
  • Trò chuyện, giao tiếp với trẻ.
  • Phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ.
  • Trao đổi với phụ huynh.

Hằng ngày, giáo viên theo dõi trẻ trong các hoạt động, ghi lại những tiến bộ rõ rệt và những điều cần lưu ý vào sổ kế hoạch giáo dục hoặc nhật ký của lớp để điều chỉnh kế hoạch và biện pháp giáo dục.

- Quan sát.

- Trò chuyện, giao tiếp với trẻ.

- Phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ.

- Trao đổi với cha, mẹ/người chăm sóc trẻ.

Hằng ngày, giáo viên theo dõi và ghi chép lại những thay đổi rõ rệt của trẻ và những điều cần lưu ý để kịp thời điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, giáo dục.

2. Đánh giá trẻ theo giai đoạn [CT cũ: Đánh giá trẻ cuối chủ đề và theo giai đoạn]

2.1. Mục đích đánh giá

Xác định mức độ đạt được của trẻ ở các lĩnh vực phát triển cuối chủ đề và theo giai đoạn, trên cơ sở đó điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, giáo dục cho chủ đề và giai đoạn tiếp theo.

Xác định mức độ đạt được của trẻ ở các lĩnh vực phát triển theo giai đoạn [cuối chủ đề/tháng, cuối mỗi độ tuổi] trên cơ sở đó điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, giáo dục cho giai đoạn tiếp theo.

2.2. Nội dung đánh giá

Đánh giá mức độ phát triển của trẻ về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm - xã hội và thẩm mĩ cuối chủ đề và giai đoạn.

Đánh giá mức độ phát triển của trẻ về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm và kĩ năng xã hội, thẩm mĩ.

2.3. Phương pháp đánh giá

  • Quan sát.
  • Trò chuyện với trẻ.
  • Phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ.
  • Sử dụng tình huống.
  • Đánh giá qua bài tập.
  • Trao đổi với phụ huynh.

Kết quả đánh giá được giáo viên ghi lại trong hồ sơ cá nhân trẻ.

- Quan sát.

- Trò chuyện với trẻ.

- Phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ.

- Sử dụng tình huống hoặc bài tập/trắc nghiệm.

- Trao đổi với cha, mẹ/người chăm sóc trẻ.

Kết quả đánh giá được giáo viên lưu giữ trong hồ sơ cá nhân của trẻ.

2.4. Thời điểm và căn cứ đánh giá

- Đánh giá cuối chủ đề dựa vào mục tiêu của chủ đề.

- Đánh giá cuối độ tuổi [cuối 3, 4, 5 tuổi] dựa vào các chỉ số phát triển của trẻ.

- Đánh giá cuối giai đoạn dựa vào mục tiêu giáo dục chủ đề/tháng, kết quả mong đợi cuối độ tuổi.

- Đánh giá mức độ phát triển thể chất cần sử dụng thêm chỉ số về cân nặng, chiều cao cuối độ tuổi.

Video liên quan

Chủ Đề