Đánh giá năng lực của nhà thầu tư vấn năm 2024

(Xây dựng) - Ông Hoàng Minh Đức (Thái Nguyên) hỏi, theo quy định hiện tại, từng thành viên liên danh có phải đáp ứng năng lực, kinh nghiệm đối với phần việc mà thành viên đó đảm nhận trong liên danh hay không?

Đánh giá năng lực của nhà thầu tư vấn năm 2024
Tiêu chí đánh giá năng lực, kinh nghiệm nhà thầu liên danh.

Ông Đức đã tham khảo Thông tư số 08/2022/TT-BKHĐT nhưng không thấy có quy định tương tự đối với các tiêu chuẩn đánh giá về năng lực (doanh thu bình quân hằng năm; yêu cầu về nguồn lực tài chính cho gói thầu; nhân sự chủ chốt; thiết bị thi công chủ yếu) đối với từng thành viên liên danh.

Ông Đức cũng muốn biết, nếu viết E-HMST mà quy định "từng thành viên liên danh phải bảo đảm đáp ứng năng lực, kinh nghiệm đối với phần việc mà thành viên đó đảm nhận trong liên danh" thì có bị coi là không phù hợp với Thông tư số 08/2022/TT-BKHĐT hay không?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời vấn đề này như sau:

Việc quy định tiêu chí đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu (bao gồm nhà thầu độc lập và nhà thầu liên danh) được thực hiện theo hướng dẫn tại Bảng số 01 (đối với gói thầu hàng hóa bao gồm Bảng số 02) Khoản 2.1 Mục 2 Chương III Mẫu E-HSMT cung cấp dịch vụ phi tư vấn, hàng hóa, xây lắp ban hành kèm theo Thông tư số 08/2012/TT-BKHĐT ngày 31/5/2022 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Ngoài ra, Bảng số 1 nêu trên là webform trên Hệ thống và không chỉnh sửa được các nội dung thuộc bảng này (trừ phần in nghiêng dành cho bên mời thầu điền vào).

Ngay sau khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) có văn bản công bố đánh giá năng lực nhà thầu tham gia các dự án đầu tư xây dựng do Bộ quản lý năm 2015, một số nhà thầu đã lên tiếng không đồng tình với đánh giá này.

Tổng công ty Xây dựng Hà Nội – CTCP cho biết, họ là nhà thầu uy tín, chuyên nghiệp đã trải qua hơn 55 hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Để đảm bảo không ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh đã gây dựng, nhà thầu này kiến nghị Bộ NN&PTNT xem xét một cách khách quan, tổng thể các yếu tố, tôn trọng Hợp đồng đã ký giữa Trường Đại học Thủy lợi và tổng Công ty Xây dựng Hà Nội trong việc đánh giá tiến độ gói thầu cũng như năng lực của Nhà thầu. Đồng thời, đề nghị Bộ NN&PTNT chỉ đạo Ban Quản lý dự án kịp thời giải quyết những vướng mắc tại công trình, phối hợp chặt chẽ giữa Tư vấn giám sát, Tư vấn thiết kế, Nhà thầu thi công; có phương án động viên, hỗ trợ vật chất để Nhà thầu đủ điều kiện hoàn thành vượt tiến độ.

Đánh giá hồ sơ dự thầu gói thầu dịch vụ tư vấn

(MPI) - Câu hỏi của Công ty Cổ phần Hóa chất cơ bản miền Nam.

(Nội dung câu hỏi kèm theo)

Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến như sau:

Nghị định số 63/2014/NĐ-CP (Điều 15 Khoản 1) quy định việc đánh giá hồ sơ dự thầu phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu và các yêu cầu khác trong hồ sơ mời thầu, căn cứ vào hồ sơ dự thầu đã nộp, các tài liệu giải thích, làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà thầu để bảo đảm lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm, có giải pháp khả thi để thực hiện gói thầu.

Theo hướng dẫn tại Khoản 15.1 Mục 15 Chương I Mẫu E-HSMT cung cấp dịch vụ tư vấn ban hành kèm theo Thông tư số 04/2017/TT-BKHĐT ngày 15/11/2017 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu liên danh là tổng năng lực và kinh nghiệm của các thành viên trên cơ sở phạm vi công việc mà mỗi thành viên đảm nhận, trong đó từng thành viên phải chứng minh năng lực và kinh nghiệm của mình là đáp ứng yêu cầu của HSMT cho phần việc được phân công thực hiện trong liên danh.

Đối với vấn đề của Quý Công ty, việc đánh giá E-HSMT được thực hiện theo quy định nêu trên và thuộc trách nhiệm của bên mời thầu, tổ chuyên gia (Điều 75 và Điều 76 Luật Đấu thầu).

Ngoài ra, tiêu chuẩn đánh giá về kinh nghiệm và năng lực của nhà thầu tư vấn được thực hiện theo hướng dẫn tại Mục 2 Chương III Mẫu E-HSMT cung cấp dịch vụ tư vấn ban hành kèm theo Thông tư số 04/2017/TT-BKHĐT. Theo đó, việc E-HSMT đưa yêu cầu “doanh thu trung bình về dịch vụ tư vấn trong 03 năm (2018-2020)” để đánh giá kinh nghiệm và năng lực là không phù hợp, có thể dẫn đến hạn chế sự tham gia của nhà thầu./.

Căn cứ khoản 1 Điều 45 Nghị định 23/2024/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn đánh giá về năng lực tài chính, khả năng thu xếp vốn gồm các tiêu chí sau đây:

- Yêu cầu về vốn chủ sở hữu được xác định trên cơ sở tổng vốn đầu tư của dự án;

Đối với dự án quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 23/2024/NĐ-CP và có sử dụng đất, yêu cầu về vốn chủ sở hữu tối thiểu được xác định theo quy định của pháp luật về đất đai. Đối với các dự án khác, yêu cầu về vốn chủ sở hữu tối thiểu được xác định theo quy định của pháp luật quản lý ngành, lĩnh vực. Trường hợp pháp luật quản lý ngành, lĩnh vực không quy định thì yêu cầu về vốn chủ sở hữu tối thiểu không thấp hơn 15% tổng vốn đầu tư.

Trường hợp liên danh, vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư liên danh bằng tổng vốn chủ sở hữu của các thành viên liên danh, từng thành viên liên danh phải đáp ứng yêu cầu tương ứng với phần góp vốn chủ sở hữu theo thỏa thuận liên danh. Nhà đầu tư đứng đầu liên danh phải có tỷ lệ góp vốn chủ sở hữu tối thiểu là 30%, từng thành viên liên danh có tỷ lệ góp vốn chủ sở hữu tối thiểu là 15%.

- Yêu cầu về khả năng huy động vốn vay của nhà đầu tư; trường hợp liên danh, vốn vay của nhà đầu tư liên danh bằng tổng vốn vay của các thành viên liên danh;

- Yêu cầu về các chỉ tiêu tài chính (nếu có).

Đánh giá năng lực của nhà thầu tư vấn năm 2024

Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư trong đấu thầu (Hình từ internet)

Tiêu chuẩn đánh giá về kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư

Căn cứ khoản 2 Điều 45 Nghị định 23/2024/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn đánh giá về kinh nghiệm thực hiện các dự án tương tự căn cứ lĩnh vực; quy mô đầu tư; thời gian và mức độ hoàn thành công trình, dự án; tỷ lệ vốn chủ sở hữu mà nhà đầu tư đã tham gia vào dự án tương tự, gồm các tiêu chí sau đây:

- Kinh nghiệm đầu tư, xây dựng công trình, dự án tương tự (đối với dự án có cấu phần xây dựng); kinh nghiệm đầu tư dự án tương tự (đối với dự án không có cấu phần xây dựng);

- Kinh nghiệm vận hành, kinh doanh công trình, dự án tương tự;

- Yêu cầu về kinh nghiệm của nhân sự chủ chốt, trang thiết bị chuyên dùng (nếu có);

- Yêu cầu nhà đầu tư kê khai lịch sử tranh chấp, khiếu kiện đối với dự án đã và đang thực hiện; đánh giá của cơ quan có thẩm quyền về quá trình hoạt động của nhà đầu tư tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi triển khai dự án (nếu có).

Lưu ý:

- Trường hợp liên danh, kinh nghiệm thực hiện các dự án tương tự nêu trên của nhà đầu tư liên danh bằng tổng số dự án của các thành viên liên danh đã thực hiện.

- Nhà đầu tư được sử dụng kinh nghiệm của đối tác để chứng minh kinh nghiệm thực hiện các dự án tương tự nêu trên. Đối tác là tổ chức ký kết hợp đồng với nhà đầu tư để tham gia thực hiện dự án đầu tư kinh doanh và được nhà đầu tư đề xuất trong hồ sơ dự thầu trên cơ sở yêu cầu về kinh nghiệm quy định tại hồ sơ mời thầu.

Một số lưu ý khác về tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư

- Trường hợp dự án áp dụng hình thức đấu thầu trong nước nhưng cần thúc đẩy sử dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, kinh nghiệm quản lý quốc tế, hồ sơ mời thầu có thể quy định nhà đầu tư trong nước được sử dụng đối tác là nhà thầu nước ngoài.

- Đối với dự án đầu tư kinh doanh thực hiện trình tự, thủ tục quy định tại Điều 43 Nghị định 23/2024/NĐ-CP, tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm phải được cập nhật, bổ sung căn cứ yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm được phê duyệt, các quy định nêu trên và các văn bản quy định tại Điều 12 Nghị định 23/2024/NĐ-CP.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].