Danh mục dịch vụ công nghệ thông tin

Thứ tư,08/12/2021 14:46

Danh mục dịch vụ công nghệ thông tin
Từ viết tắt
Danh mục dịch vụ công nghệ thông tin
Danh mục dịch vụ công nghệ thông tin
Xem với cỡ chữ

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban hành Thông tư số 19/2021/TT-BTTTT quy định danh mục 16 sản phẩm, dòng sản phẩm công nghệ thông tin (CNTT) trọng điểm, có hiệu lực thi hành từ ngày 2/2/2022.

Danh mục dịch vụ công nghệ thông tin

Máy tính cho giáo dục, điện thoại di động thông minh 4G và các thế hệ mạng sau... thuộc danh mục sản phẩm CNTT trọng điểm

Theo Thông tư, 16 sản phẩm, dòng sản phẩm CNTT trọng điểm gồm: Thiết bị, phần mềm mạng viễn thông 5G và các thế hệ sau; thiết bị, phần mềm nền tảngIoT; điện thoại di động thông minh 4G và các thế hệ mạng sau; máy tính cho giáo dục; camera thông minh, camera AI và các phần mềm phân tích, xử lý và quản lýdữliệu thu được từ camera; sản phẩm vi mạch (IC) cho viễn thông, CNTT, IoT; sợi quang, cáp quang và các thiết bị truyền dẫn, kết nối trong thông tin quang.

Bên cạnh đó, thiết bị, phần mềm nền tảng định danh và xác thực điện tử; thiết bị và phần mềm của hệ thống điện toán đám mây; phần mềm nền tảng phát triển các sản phẩm ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI)vàphân tích dữ liệu lớn (Big Data); sản phẩm phần mềm ứng dụng công nghệ blockchain; phần mềm nền tảng số phục vụ triển khai 8 ngành, lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi số; phần mềm nền tảng tích hợp và chia sẻ dữ liệu; phần mềm cổng dịch vụ công và một cửa điện tử; phần mềm điều hành tác nghiệp và quản lý văn bản; sản phẩm an toàn thông tin mạng (sản phẩm an toàn cho thiết bịđầucuối; sản phẩm an toàn lớp mạng; sản phẩm an toàn lớp ứng dụng; sản phẩm bảo vệ dữ liệu) cũng là những sản phẩm CNTT trọng điểm thuộc danh mục sản phẩm, dòng sản phẩm CNTT trọng điểm.

Thông tư 19 sẽ có hiệu lực kể từ ngày 2/2/2022 và thay thế Thông tư số 01/2017/TT-BTTTT ngày 16/2/2017 ban hành danh mục sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm.

Tuy nhiên, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng hướng dẫn rõ, các dự án đầu tư, sản xuấtsảnphẩm CNTT trọng điểm theo quy định tạiThông tư 01/2017/TT-BTTTT đã được áp dụng chính sách ưuđãi, ưu tiên trước ngày Thông tư 19 có hiệu lực, sẽ tiếp tục hưởng chính sách ưu đãi, ưu tiên đầu tư nghiên cứu - pháttriển, sản xuất cho đến hết thời hạn ưu đãi, ưu tiên theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại Luật Công nghệ thông tin, sản phẩm CNTT trọng điểm là sản phẩm CNTT bảo đảm được một trong những yêu cầu: Thị trường trong nước có nhu cầu lớn và tạo giá trị gia tăng cao; có tiềm năng xuất khẩu; có tác động tích cực về đổi mới công nghệ và hiệu quả kinh tế đối với các ngành kinh tế khác; đáp ứng được yêu cầu về quốc phòng, an ninh.

Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm được xây dựng nhằm hình thành hệ thống sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm, làm sở cứ phục vụ cho các hoạt động đầu tư, áp dụng các chính sách thuế và chính sách ưu đãi, quản lý xuất nhập khẩu, đồng thời cũng để quản lý chất lượng và các hoạt động khác liên quan tới sản phẩm CNTT.

Phụ lục III- Danh mục hàng hóa, dịch vụ Công nghệ thông tin không được áp dụng thuế giá trị gia tăng 8% theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP

Phụ lục III- Danh mục hàng hóa, dịch vụ Công nghệ thông tin không được áp dụng thuế giá trị gia tăng 8% theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP

Áp dụng từ ngày 01/02/2022


Tags:

Ý kiến bạn đọc:

Thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao tại Điều 4, Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 5/9/2019 quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã ban hành Thông tư số 40/2020/TT-BTTT quy định tiêu chí xác định sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) sản xuất trong nước được ưu tiên đầu tư, thuê, mua sắm.

Theo quy định của Thông tư, việc ưu tiên được thực hiện trong các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin: Dự án đầu tư, mua sắm ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng kinh phí chi đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách nhà nước; Các hoạt động thuê, mua sắm ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng kinh phí chi thường xuyên từ nguồn vốn ngân sách nhà nước; Dự án ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn vốn khác nhau trong đó vốn ngân sách nhà nước chiếm tỷ lệ từ 30% trở lên hoặc lớn nhất trong tổng mức đầu tư của dự án. Bộ TT&TT sẽ xem xét, thực hiện công bố Danh mục sản phẩm, dịch vụ CNTT được ưu tiên đầu tư, thuê, mua sắm trong cơ quan nhà nước theo quy định trong quý III năm 2021.

Hùng Quân

Số/ký hiệu Thông tư 01/2017/TT-BTTTT
Ngày ban hành 16/02/2017
Ngày có hiệu lực 02/04/2017
Ngày hết hiệu lực
Người ký Trương Minh Tuấn
Trích yếu Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm
Cơ quan ban hành Bộ Thông tin và Truyền thông
Loại văn bản Thông tư
Căn cứ ban hành văn bản

Luật 67/2006/QH11 Luật Công nghệ thông tin 

Văn bản triển khai, hướng dẫn
Văn bản bị sửa đổi
Văn bản này bị sửa đổi bởi
Văn bản bị bãi bỏ
Văn bản này bị bãi bỏ bởi
Văn bản được hợp nhất
Văn bản này được hợp nhất bởi

BỘ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số: 01/2017/TT-BTTTT

Hà Nội, ngày 16 tháng 02 năm 2017

THÔNG TƯ

Ban hành Thông tư ban hành Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 71/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Công nghệ thông tin về công nghiệp công nghệ thông tin;

Căn cứ Nghị định số 132/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Công nghệ thông tin,

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư ban hành Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Ban hành kèm theo Thông tư này Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm (sau đây gọi tắt là Danh mục).

Điều 2. Nguyên tắc xây dựng và mục đích áp dụng Danh mục

1. Danh mục bao gồm các sản phẩm công nghệ thông tin bảo đảm ít nhất một trong các tiêu chí quy định tại Điều 50 Luật Công nghệ thông tin.

2. Danh mục được xây dựng nhằm hình thành hệ thống sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm; làm sở cứ phục vụ cho các hoạt động đầu tư; áp dụng các chính sách thuế và chính sách ưu đãi; quản lý xuất nhập khẩu; quản lý chất lượng và các hoạt động khác liên quan tới sản phẩm công nghệ thông tin.

3. Danh mục sẽ được cập nhật, bổ sung theo yêu cầu của thực tiễn.

4. Danh mục được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Điều 3. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 2 tháng 4 năm 2017.

Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Thông tin và Truyền thông (Vụ Công nghệ thông tin) để nghiên cứu, trình Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông chỉnh sửa, bổ sung Danh mục./.

 Nơi nhận:

- Thủ tướng Chính phủ; - Các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng Trung ương Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Tòa án nhân dân tối cao; - Kiểm toán nhà nước; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); - Sở TT&TT các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương; - Các Hiệp hội CNTT; - Công báo; Cổng TTĐT CP; - Tổng cục Hải quan; - Bộ TTTT: Bộ trưởng và các Thứ trưởng; Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ; Cổng TTĐT Bộ;

- Lưu: VT, CNTT.

BỘ TRƯỞNG

Trương Minh Tuấn

PHỤ LỤC

DANH MỤC SẢN PHẨM CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRỌNG ĐIỂM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2017/TT-BTTTT ngày 16/2/2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông)

STT

Tên sản phẩm

Ghi chú

1

Thiết bị thu/phát/chuyển đổi tín hiệu sử dụng trong truyền hình số thế hệ thứ 2 và các thế hệ sau

2

Thiết bị Ipv6 bao gồm:

- Thiết bị mạng lõi

- Thiết bị định tuyến

- Thiết bị đầu cuối FTTH

- Thành phần hỗ trợ Ipv6 trong điện thoại thông minh, máy tính bảng, thiết bị IoT

3

Thẻ RFID, thiết bị đọc thẻ RFID

RFID: thiết bị định dạng thông qua sóng radio

4

Phần mềm nền tảng mở kết nối IoT

Tập hợp các công nghệ, thư viện mở cho phép phát triển các ứng dụng quản lý các thiết bị IoT và khai thác dữ liệu thu được từ các thiết bị này

5

Phần mềm nền tảng mở phân tích dữ liệu lớn

Tập hợp các công nghệ, thư viện mở cho phép phát triển các ứng dụng tổ chức, khai thác, phân tích dữ liệu lớn với hiệu suất cao

6

Phần mềm nền tảng mở Chính phủ điện tử

Tập hợp các công nghệ, thư viện mở cho phép phát triển các ứng dụng dùng trong chính phủ điện tử có tính kết nối, module hóa cao

7

Sản phẩm đảm bảo an toàn thông tin bao gồm:

a. Sản phẩm an toàn hạ tầng mạng:

- Tường lửa cơ bản/tích hợp/web/cơ sở dữ liệu

- Thiết bị phòng chống mối nguy hại thường trực (APT)

- Thiết bị phòng chống tấn công từ chối dịch vụ (DoS/DDoS)

- Thiết bị quản lý truy cập thiết bị đầu cuối (NAC)

- Thiết bị kết nối mạng riêng ảo (VPN Gateway)

- Thiết bị hỗ trợ xác thực mạnh

- Thiết bị mã hóa kênh truyền vật lý

b. Sản phẩm an toàn máy chủ và ứng dụng:

- Phần mềm phòng chống phần mềm độc hại (anti-virus)

- Phần mềm tường lửa ứng dụng

- Phần mềm phòng chống xâm nhập (Host based IDS)

c. Sản phẩm an toàn dữ liệu:

- Sản phẩm mã hóa dữ liệu

- Sản phẩm chống thất thoát dữ liệu

- Sản phẩm khôi phục dữ liệu

d. Sản phẩm an toàn thông tin:

- Sản phẩm giám sát an toàn thông tin

- Sản phẩm kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin

- Sản phẩm hỗ trợ điều tra, phân tích sự cố an toàn thông tin

- Sản phẩm quản lý vận hành hệ thống tập trung

đ. Sản phẩm an toàn cho thiết bị đầu cuối và thiết bị di động:

- Sản phẩm gateway loT an toàn

- Phần mềm an toàn thông tin trên thiết bị di động

e. Sản phẩm an toàn thông tin đặc thù theo lĩnh vực: quốc phòng, an ninh, điều khiển công nghiệp.

Sản phẩm bao gồm phần cứng và phần mềm