Đau trĩ như thế nào

Những dấu hiệu của bệnh trĩ bạn nên biết sớmCó nhiều nguyên nhân gây ra bệnh trĩ như:

  • Chế độ sinh hoạt không điều độ, ngồi quá lâu nhưng ít vận động.
  • Táo bón lâu ngày không điều trị dứt điểm.
  • Do chèn ép, gây áp lực lên hậu môn.
  • Các yếu tố di truyền.
  • Cơ thắt hậu môn bị thoái hóa, tình trạng này thường gặp ở người lớn tuổi.
  • Do quá trình mang thai, sinh đẻ, đây là nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai và sau khi sinh.

CÁC DẤU HIỆU CỦA BỆNH TRĨ

  • Một trong những dấu hiệu bạn hay thấy là khi đi đại tiện ra máu:

Đây là hiện tượng chảy máu mỗi khi đại tiện. Ban đầu có thể là vài giọt dính ở phân, giấy vệ sinh, nhưng sau đó có thể chảy thành tia với lượng nhiều hơn.

  • Dấu hiệu thứ hai, cũng rất dễ nhận biết, đó là đau rát hậu môn:

Đặc biệt là khi đi đại tiện. Điều này lý giải từ những va chạm của búi trĩ gây cảm giác đau rát cho người bệnh. Nguyên nhân xuất phát từ tình trạng táo bón nên thường xuyên phải rặn và dẫn đến đau rát.

  • Thứ ba là ngứa hậu môn: Khi bị trĩ sẽ khiến cho một số các búi trĩ sa ra ngoài tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công nên gây ra ngứa ngáy, khó chịu.
  • Dấu hiệu thứ tư là tiết dịch hậu môn: Khi bị trĩ thì sẽ có một số các dịch nhầy ra gây tình trạng ẩm ướt, khó chịu và nguy cơ viêm nhiễm hậu môn…
  • Dấu hiệu thứ năm là sưng đỏ hậu môn: Sưng phồng xung quanh hậu môn do các búi trĩ tạo nên, khi quan sát có thể nhìn thấy các bọng máu nổi lên gây đau đớn cho người bệnh.
  • Thứ sáu là dấu hiệu sa búi trĩ – lòi búi trĩ: Là biểu hiện sau khoảng thời gian mắc trĩ. Ban đầu sa xuống hậu môn nhưng vẫn có thể tự co lên được. Sau đó phải dùng tay đẩy lên hoặc người bệnh sờ thấy búi trĩ nằm ở rìa hậu môn.

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ

  • Sử dụng các liệu pháp dân gian.
  • Uống thuốc Đông y.
  • Điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp nội khoa: dùng thuốc bôi, uống thuốc Tây, đặt thuốc ở hậu môn…
  • Điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp ngoại khoa: chích xơ, tiêm xơ búi trĩ, phẫu thuật cắt trĩ, thắt động mạch, đốt điện lazer, thắt dây chun, phương pháp Longo…

Bài viết được đăng tải bởi:Bác sĩ TRẦN NGUYÊN PHÚ – PHÒNG KHÁM NGOẠI TỔNG QUÁT VÀ ĐƠN VỊ HẬU MÔN TRỰC TRÀNG – BỆNH VIỆN 199

Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: 216 Nguyễn Công Trứ – Quận Sơn Trà – TP Đà Nẵng
Hotline: 1900986868
Điện thoại: 02363 985 276
Email:

03/11/2020 13:05

Bệnh trĩ là một trong những bệnh lành tính ở vùng hậu môn thường xảy ra nhất. Hơn một nửa dân số mắc bệnh trĩ, thường bắt đầu sau tuổi 30. Tại Việt Nam thường có tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh trĩ nhiều hơn những nước Âu Mỹ. Hầu hết tất cả những bệnh nhân mắc bệnh trĩ đều chịu đựng một thời gian rất lâu trước khi tìm kiếm sự hỗ trợ của bác sỹ chuyên khoa.

Ngày nay có nhiều phương pháp điều trị bệnh trĩ hiệu quả và ít đau.

BỆNH TRĨ LÀ GÌ?

Trĩ thường được miêu tả là những đám rối tĩnh mạch của hậu môn trực tràng giãn ra, những búi trĩ này sẽ to dần lên do máu tĩnh mạch bị ứ đọng.

Tuỳ thuộc vào vị trí của búi trĩ người ta chia làm 2 loại: trĩ ngoại và trĩ nội

Trĩ ngoại (nằm bên ngoài hậu môn) phát triển ngay gần rìa hậu môn và được phủ bởi lớp da rất nhạy cảm của vùng rìa hậu môn. Chúng thường không đau. Tuy nhiên nếu hình thành cục máu đông (trĩ tắc mạch) nó sẽ rất đau và tạo thành khối cứng chắc. Trĩ ngoại cũng có thể chảy máu nếu nó bị vỡ ra.

Trĩ nội (nằm phía trong hậu môn) thường không đau, chảy máu, thòi trĩ ra ngoài khi đại tiện là những triệu chứng thường xuất hiện. Tuy nhiên nó có thể rất đau nếu búi trĩ nội bị sa ra ngoài hoàn toàn, từ phía trong hậu môn thòi ra ngoài lỗ hậu môn và không thể ấn lại được vào trong (búi trĩ bị nghẹt).

Trĩ nội được chia làm 4 độ:

– Độ I: trĩ không sa ra ngoài

– Độ II: trĩ sa ra ngoài và tự tụt vào trong hậu môn sau khi đại tiện

– Độ III: trĩ sa ra ngoài và phải dùng tay để đẩy lại vào trong

– Độ IV: trĩ sa ra ngoài và không thể đẩy lại vào trong

Đau trĩ như thế nào

Người bệnh đang được PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng – Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật Đại trực tràng – Tầng sinh môn, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức khám và tư vấn

NGUYÊN NHÂN GÂY RA BỆNH TRĨ

Nguyên nhân chính xác gây nên bệnh hiện nay chưa được xác định rõ và thường được phát triển ở những bệnh nhân có các yếu tố thuận lợi làm tăng áp lực trong trực tràng gây chèn ép vào hệ thống tĩnh mạch vùng hậu môn, làm cản trở máu tĩnh mạch trở về và do đó máu tĩnh mạch đọng lại và tĩnh mạch giãn ra tạo thành búi trĩ. Búi trĩ này sẽ to dần lên và thòi ra ngoài nếu những yếu tố này tiếp diễn.

Các yếu tố thuận lợi bao gồm:

– Tuổi

– Táo bón mãn tính hoặc tiêu chảy

– Thời kỳ mang thai

– Di truyền

– Đại tiện khó khăn, phải rặn nhiều

– Chức năng đường ruột kém, thường xuyên phải dùng thuốc nhuận tràng, thụt hậu môn

– Ngồi đại tiện quá lâu trong nhà vệ sinh (đọc sách báo …)

CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH TRĨ

Nếu bạn thấy xuất hiện những dấu hiệu sau, bạn có thể đang bị trĩ:

– Chảy máu khi đại tiện

– Xuất hiện các khối thòi ra ngoài khi đại tiện

– Ngứa vùng hậu môn

– Đau

– Xuất hiện những khối cứng nhỏ ở rìa hậu môn

ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ NHƯ THẾ NÀO?

Nếu bệnh nhẹ có thể khỏi chỉ bằng cách điều chỉnh chế độ ăn nhiều chất xơ (rau, củ, quả …) uống nhiều nước (2-3 lít/ ngày). Loại bỏ các yếu tố gây tăng áp lực trong trực tràng (không rặn mạnh, không ngồi toilet lâu…) ngồi ngâm hậu môn vào chậu nước ấm khoảng 10 phút có thể giảm đau, sưng nề và giảm hiện tượng thòi búi trĩ ra ngoài.

Với những phương pháp trên thì hầu hết các triệu chứng của bệnh trĩ như đau phù nề sẽ giảm trong vòng 2 đến 7 ngày. Những khối trĩ ngoại tắc mạch có thể hết trong vòng 4 đến 6 tuần. Trong trường hợp khối trĩ tắc mạch đau nhiều liên tục, bác sỹ sẽ phải trích rạch lấy bỏ khối máu cục trong búi trĩ. Thủ thuật này thường được thực hiện tại phòng khám và được gây tê tại chỗ và bệnh nhân thường sẽ dễ chịu, đỡ đau hơn rất nhiều.

Những bệnh nhân bị bệnh trĩ nặng thường phải điều trị bằng thủ thuật hoặc phẫu thuật.

– Thắt trĩ bằng vòng cao su: Có hiệu quả đối với búi trĩ nội nhỏ và sa ra ngoài khi đại tiện (trĩ độ I, II). Một cái vòng cao su nhỏ được đặt vào gốc búi trĩ, ngăn cản máu vào búi trĩ và cắt đứt búi trĩ. Búi trĩ và vòng cao su sẽ rụng và rời ra ngoài trong khoảng vài ngày. Vết thương thường sẽ liền sau đó 12 tuần. Thủ thuật này thỉnh thoảng gây cho bệnh nhân khó chịu, hoặc chảy ít máu và thường phải thực hiện nhiều lần để đạt được kết quả điều trị tốt.

– Tiêm xơ búi trĩ: có thể được sử dụng ở những búi trĩ chảy máu và thường không thòi ra ngoài khi đại tiện (trĩ nội độ I). Phương pháp này thường không đau và làm cho búi trĩ xơ cứng lại.

– Mổ trĩ bằng máy cắt nối (phương pháp LONGO): kỹ thuật mổ này sử dụng máy cắt nối đặc biệt, cắt và nối niêm mạc vùng hậu môn trực tràng, giúp búi trĩ được kéo lên vào trong hậu môn và teo dần đi, nó không thể cắt bỏ những búi trĩ ngoại. Phương pháp Longo thường đau hơn thắt vòng cao su hay tiêm xơ nhưng lại ít đau hơn nhiều so với phương pháp cắt trĩ cổ điển.

– Cắt trĩ – phẫu thuật cắt bỏ những búi trĩ: là phương pháp có thể cắt bỏ triệt để cả trĩ nội và trĩ ngoại. Phương pháp này được chỉ định khi:

+ Các cục máu đông hình hành liên tục trong búi trĩ ngoại (tắc mạch).

+ Thất bại điều trị bằng phương pháp thắt vòng cao su.

+ Trĩ sa ra ngoài nhiều gây cản trở sinh hoạt, không đẩy lại vào trong được (trĩ độ III, IV).

+ Trĩ chảy máu nhiều mà điều trị nội khoa và thủ thuật thất bại.

Phẫu thuật cắt trĩ – cắt bỏ những phần mô, búi trĩ gây chảy máu và thòi ra ngoài. Tùy vào điều kiện của từng cơ sở y tế có thể dùng những loại dụng cụ khác nhau để thực hiện phẫu thuật. Phẫu thuật thường được thực hiện khi bệnh nhân được gây tê (tê tại chỗ, tê tuỷ sống) hoặc gây mê.

BỆNH TRĨ CÓ THỂ TIẾN TRIỂN THÀNH UNG THƯ KHÔNG?

Câu trả lời là KHÔNG. Không có mối liên quan nào giữa bệnh trĩ và ung thư. Tuy nhiên những triệu chứng của bệnh trĩ, đặc biệt là đại tiện máu là dấu hiệu giống với bệnh nhân bị ung thư đại trực tràng và một số bệnh đường tiêu hoá khác. Vì vậy khi xuất hiện dấu hiện này bệnh nhân phải được khám ở phòng khám bởi những bác sỹ chuyên khoa sâu về hậu môn đại trực tràng. Những bệnh nhân từ 50 tuổi trở lên nên được tầm soát ung thư đại trực tràng. Hãy gặp bác sỹ chuyên khoa hậu môn trực tràng đầu tiên để được tư vấn, khám và điều trị bệnh hiệu quả.

BÁC SỸ PHẪU THUẬT CHUYÊN KHOA HẬU MÔN TRỰC TRÀNG LÀ AI?

Phẫu thuật viên chuyên khoa đại trực tràng là chuyên gia trong điều trị các bệnh về đại trực tràng và hậu môn bằng phẫu thuật hoặc không cần phẫu thuật. Họ được đào tạo và đã hoàn thành các khoá huấn luyện chuyên sâu về điều trị những bệnh này. Họ được đào tạo và trang bị đầy đủ các kiến thức về chẩn đoán, điều trị những bệnh lành tính cũng như ác tính của đại trực tràng. Thực hiện thành thạo các thủ thuật và phẫu thuật điều trị những bệnh đại trực tràng và hậu môn.

Đau trĩ như thế nào

Nhằm giúp người dân hiểu biết hơn về bệnh trĩ, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tổ chức chương trình Tư vấn trực tuyến với chủ đề “NHẬN THỨC VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ”. Chương trình được phát trực tiếp trên các kênh truyền thông của bệnh viện:

Fanpage: facebook.com/bvvietduc

Youtube: youtube.com/benhvienvietduc1906

Khách mời: PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng

Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật Đại trực tràng – Tầng sinh môn, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Trưởng Khoa Phẫu thuật Tiêu hóa, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Giảng viên kiêm nhiệm Bộ môn Ngoại, Trường Đại học Y Hà Nội

Quý khán giả quan tâm có thể đặt câu hỏi trên Fanpage và kênh Youtube của bệnh viện để được chuyên gia tư vấn trực tiếp hoặc gọi điện đến TỔNG ĐÀI 19001902

BS Phạm Phúc Khánh – Trung tâm Phẫu thuật Đại trực tràng – Tầng sinh môn