Để có cây khỏe mạnh không sâu bệnh cần phải làm gì sau khi gieo hạt

Chất lượng và sức khỏe của cây con sẽ quyết định mức độ thành công của việc trồng rau, nếu sử dụng những cây con yếu, có thể làm cây phát triển chậm, kém năng suất, dẫn đến sâu bệnh và các vấn đề khác, ngược lại, với những cây con khỏe mạnh sẽ trồng được một khu vườn khỏe mạnh mang lại nguồn thức ăn dồi dào.

Lợi ích của việc tự ươm cây con

Hiện tại có nhiều vườn ươm chuyên nghiệp cung cấp sẵn những giống cây con khỏe mạnh và sẵn sàng cho việc đưa lên trụ để trồng, tuy nhiên nếu tự ươm được cây tại nhà sẽ mang lại các lợi ích cho bạn như:

  • Tiết kiệm tiền: đây chính là yếu tố đầu tiên, vì giá thành cho một lần mua cây con có thể bằng hoặc nhiều hơn số tiền mà bạn mua 1 bịch hạt giống đủ để sử dụng cho cả một năm hoặc nhiều hơn. Giá 1 cây con rau ăn lá sẽ có giá từ 1.000đ – 2.000đ/cây.
  • Bạn có nhiều lựa chọn hơn: các vườn ươm sẽ chỉ cung cấp một số loại cây con nhất định, do đó sẽ có những loại cây bạn muốn trồng nhưng vườn ươm không cung cấp được, khi đó tự ươm sẽ là phương án cần thiết cho bạn.
  • Bạn kiểm soát chất lượng cây con: Bạn muốn đảm bảo rằng cây con của bạn không có dư lượng hóa chất hoặc sâu bệnh? Việc tự ươm sẽ giúp bạn hoàn toàn kiểm soát được việc đó.
  • Chủ động được cây con: không phụ thuộc vào thời gian giao hàng hay khoảng cách địa lý của các vườn ươm nên có thể tự chủ động ươm cây tại chính nhà của mình.

Lợi ích bổ sung: Nếu nhà bạn có con trẻ, thật tuyệt vời khi có thể cùng con trẻ ươm hạt, việc này sẽ giúp con trẻ có được các trải nghiệm vừa thú vị và vừa mang tính giáo dục, còn cách nào tốt hơn để tìm hiểu về vòng đời của thực vật hơn là quan sát nó ngay từ đầu?

Các bước ươm cây con

Việc tự ươm cây mang lại một số lợi ích như trên, tuy nhiên nó sẽ khá khó khăn với người bắt đầu, việc trồng cây sẽ chậm hơn và khó hơn một chút so với việc mua cây ươm sẵn từ vườn ươm.

Bước 1: chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc ươm

  • Hạt giống: chọn sử dụng những hạt tương đối tươi, sau một hoặc hai năm, hầu hết hạt giống cũng không nảy mầm, đặc biệt là nếu chúng không được bảo quản ở nơi tối và mát.
  • Khay ươm: thường là khay nhựa úp ly bán phổ biến tại các chợ
  • Giá thể: nên dùng giá thể mút xốp chuyên dụng để tăng tính vệ sinh cho cây.
  • Dung dịch vệ sinh, xử lý mầm bệnh nếu có.

Bước 2: tiến hành gieo hạt

Việc ngâm hạt qua đêm trong một bát nước ấm sẽ cải thiện và tăng tốc độ nảy mầm, tuy nhiên với các loại hạt giống nhỏ như xà lách và cải thì có thể gieo trực tiếp mà không cần phải ngâm.

Kế tiếp đặt tấm giá thể lên khay ươm, xã nước và nhấn đều để đảm bảo tấm giá thể mút xốp được ngậm kỹ nước, sau đó đổ nước trong khay ra.

Tiếp đến tra hạt vào các lỗ cắt sẵn trên tấm giá thể chuyên dụng, chỉ cần tra 2 – 4 hạt vào 1 lỗ đối với xà lách và cải, 6 – 12 hạt đối với các loại ít lá như rau muống, ngò rí,…[chú ý chỉ tra hạt sâu khoảng 2 – 3mm, sao cho vẫn cảm thấy vẫn nhìn thấy hạt, tránh gieo sâu quá sẽ dễ dẩn đến ngập úng hạt, hạt sẽ không nãy mầm được].

Sau khi tra hạt xong, đổ lại nước vào trong khay ươm đảm bảo nước ngập ½ tấm giá thể.

Bước 3: cung cấp điều kiện để hạt dễ nãy mầm

Đảm bảo độ ẩm là việc quan trọng nhất cho việc đảm bảo hạt có thể nãy mầm. Trong thời gian đầu có thể đặt khay ươm ở trong nhà và thường xuyên kiểm tra phun sương giữ ẩm cho tấm giá thể.

Ngay khi bạn nhìn thấy thứ gì đó màu xanh lá cây ló ra từ hạt của bạn, bạn nên cho chúng nhiều ánh sáng. 

Hạt chứa tất cả các chất dinh dưỡng chúng cần trong tuần đầu tiên, sau 1 tuần bạn cần châm thêm dinh dưỡng cho cây con với nồng độ khoảng 400ppm

Vào thời điểm cây con của bạn có một vài cặp lá, nên tách hoặc nhổ bớt các cây con chỉ để lại một cây trên mỗi viên mút.

Để tránh cây bị sốc có thể đưa khay ươm ra trời tăng dần theo thời gian để cây quen với điều kiện bên ngoài, khi cây có lá thật rõ ràng thì có thể đưa lên trụ để trồng.

Một số lưu ý:

Bạn nên theo dõi chặt chẽ cây con của mình để biết các dấu hiệu cho thấy có điều gì đó không ổn ngay từ khi bạn gieo hạt.

Dưới đây là một số vấn đề phổ biến cần lưu ý:

  • Hạt sẽ không nảy mầm. Hạt của bạn bao nhiêu tuổi? [Càng tươi, càng tốt.] Hãy nhớ rằng một số hạt giống nhất định có thể mất đến hai tuần để nảy mầm. Ngoài ra, hãy kiểm tra để đảm bảo rằng bạn đã tạo ra các điều kiện nảy mầm lý tưởng.
  • Cây con mọc cao và gầy. Khả năng phát triển chân dài có nghĩa là cây của bạn không nhận đủ nắng, cần đưa ra nắng ngay khi thấy mầm xanh nhú ra khỏi viên mút xốp.
  • Phát triển chậm và / hoặc lá vàng nhạt. Sau 1 tuần cây hết dưỡng chất, cần bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây với nồng độ 400ppm

Chọn giống khỏe, sạch bệnh cho một khởi đầu hoàn hảo

Cây trồng “KHỎE MẠNH” là cây trồng xuất phát từ một nguồn giống khỏe, được trồng trên một nền đất khỏe, có một bộ rễ khỏe, được cung cấp dinh dưỡng và chăm sóc một cách hợp lý

Công thức cây trồng “KHỎE MẠNH”:

Giống khỏe – Đất khỏe – Kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc thích hợp

Giống khỏe:

Giống khỏe là giống có tỉ lệ nảy mầm cao, độ ẩm hạt đảm bảo, độ thuần đặc trưng cao, không có mầm mống sâu bệnh

Để có giống khỏe:

– Nếu mua giống: khuyến cáo bà con nông dân mua giống của những công ty có địa chỉ rõ ràng, trên bao bì ghi rõ thông tin tên loài, tên giống, nơi sản xuất, tỉ lệ nảy mầm, độ ẩm hạt đảm bảo, độ thuần đặc trưng,…

– Nếu tự để giống: chọn quả để giống tốt, quả lấy của cây sạch bệnh, đủ độ già, bảo quản đúng kỹ thuật

Lưu ý: Giống phải được xử lý trước khi trồng

Đất khỏe:

Đất khỏe là đất sạch nguồn, thích hợp với từng loại cây trồng và được làm đúng phương pháp

Làm đất, cải tạo, xử lý đất yếu tố quyết định năng suất cây trồng

Kỹ thuật chăm bón phù hợp:

Chăm sóc cây trồng hợp lý giúp hạn chế sâu bệnh

Thời kỳ vườn ươm: chọn đất khỏe, chủ động nước tưới, chủ động che chắn khi gặp thời tiếp bất thường,… Cây con khi lấy ra trồng phải mập, đúng tuổi, không có nguồn sâu bệnh.

Trồng cây đúng phương pháp, đúng mật độ. Bón phân cân đối, làm cỏ kịp thời, chế độ nước tưới phù hợp…

Trồng rau tại nhà không chỉ đơn giản là trồng và thu hoạch mà bạn cũng cần nắm bắt thông tin kỹ thuật. Bởi trong quá trình trồng có rất nhiều điều phát sinh như gieo hạt khó lên, rau bị úng vì tưới không đúng cách, rau bị vàng lá… dễ làm người trồng lúng túng.

Dưới đây là 8 mẹo nhỏ giúp bạn trồng rau tại nhà để bạn tham khảo cho kế hoạch trồng rau của mình.

1.Cần phải ngâm ủ hạt giống trước khi gieo

Ngâm ủ là biện pháp giúp đảm bảo tỷ lệ nảy mầm tốt nhất cho hạt giống. Nên ngâm hạt trong thời gian 6-10 giờ sau đó đem ủ lại trong lớp khăn ướt trong thời gian 1-2 ngày, khi thấy hạt vừa nức vỏ thì mới bắt đầu trồng vào chậu đất.

2. Chọn đất trồng rau phù hợp vừa sạch vừa an toàn cho sức khỏe

Thật ra việc tận dụng đất sẵn có tại nhà để trồng rau là điều không khả thi. Loại đất này thường đã bị chai cứng, ít dưỡng chất cần thiết cho rau. Mặt khác rau là loài cây có bộ rễ ăn cạn trên lớp mặt từ 5-12 cm, nếu đất không giữ ẩm tốt thì rau rất khó phát triển, cây rau vẫn sẽ lên nhưng bị còi cọc lá nhỏ dần.

Nếu bạn không muốn dùng phân vô cơ như NPK, Lân, DAP, Urê… khi trồng thì nên bổ sung thêm đất dinh dưỡng hay phân trùn quế để giúp cây kịp đà phát triển tốt.

3. Rơm rạ giữ ẩm cho đất


Mùa đông cây cần được giữ ấm
​Rơm rạ thường được người nông dân sử dụng để tạo độ ẩm cho đất, vào mùa hanh sử dụng rơm rạ còn giúp làm ấm thân cây, nhờ đó giúp các loại rau chống chọi tốt hơn thời tiết giá lạnh. Cách làm vô cùng đơn giản, sau khi làm tơi xốp đất và gieo hạt bạn chỉ cần dùng lớp rơm rải lên bề mặt là được, khi hạt nảy mầm và cây lớn lên sẽ được lớp rơm rạ giữ ấm.

4. Rắc vôi bột để chống sâu bệnh

Vôi bột có tác dụng diệt trừ sâu bệnh, khử mặn cho đất và cung cấp thêm canxi giúp rau có thêm dinh dưỡng. Trước khi làm đất trồng rau bạn nên rắc một ít vôi bột lên trên. Bạn có thể mua vôi bột tại các cửa hàng vật liệu xây dựng. Với chi phí rất nhỏ, bạn đã có thể trồng được vườn rau sạch mà không lo sâu bệnh.

5. Tạo độ ẩm cho đất bằng bã chè, vỏ chuối và cuống rau


Để cây khỏe mạnh đất phải có đủ độ ẩm cần thiết

Để tạo độ ẩm cho đất giúp rau mau lớn, bạn có thể tận dụng vỏ chuối, bã chè và cuống rau thừa cắt nhỏ, sau đó ủ với đất trồng rau vài ngày. Với bã chè bạn có thể rải lên trên bề mặt để tạo độ ẩm và lớp mùn cho đất. Cách đơn giản này bạn sẽ giúp bạn có được vườn rau xanh mơn mởn, mà không lo hóa chất độc hại có trong các phân bón hóa học khác

6. Vỏ trứng đuổi ốc sên ăn lá

Mùa mưa, ẩm ướt các loại ốc sên thường phát triển mạnh, chúng thường xuyên hiện ở những nơi có nhiều cây xanh để ăn lá. Để diệt trừ ốc sên cắn lá, bạn không cần dùng đến thuốc có chứa hóa chất độc hại. Cách đơn giản nhất là tận dụng vỏ trứng, đập vụn sau đó rải xung quanh cây. Cách này không chỉ giúp xua đuổi ốc sên mà còn có tác dụng diệt trừ một số côn trùng, sâu bệnh gây hại khác cho rau.

7. Tận dụng nước vo gạo để tăng chất dinh dưỡng cho cây


Có thể tận dụng nước vo gạo để tưới cho cây

Nước vo gạo có tác dụng giúp cây nhanh ra rễ và nhanh lớn. Do vậy, thay vì mua các loại phân bón hóa học bạn có thể tận dụng nước vo gạo để tưới cho rau mỗi ngày vào buổi sáng sớm hoặc chiều muộn. Cách này vừa không tốn kém lại cho hiệu quả cao, an toàn.

8. Diệt trừ sâu bệnh với nước gừng, ớt, tỏi ngâm

Cách làm như sau: Bạn dùng 200g gồm ớt, gừng và tỏi ngâm với 1 lít nước trong vòng nửa tháng. Sau đó, đem pha loãng và tưới cho cây. Nước ngâm gừng, tỏi và ớt sẽ giúp phòng tránh sâu bệnh hiệu quả cho cây và các loại rau rất hiệu quả.

Mọi chi tiết Quý Khách xin vui lòng liên hệ: 

VƯỜN XANH 24H

Địa chỉ: Số nhà 69 – Ngõ 29 – phố Khương Hạ- Thanh Xuân – Hà Nội

Hotline : 046.686.7678 – 098.495.7227

Email:

Video liên quan

Chủ Đề