Để có thể chuyển gen giữa các loại sinh vật khác nhau người ta sử dụng phương pháp

Người ta có thể chuyển gen chịu lạnh của loài cá đang sống ở vùng Bắc Cực vào cây nhiệt đới để tạo ra giống cây trồng được ở vùng lạnh, hay chuyển gen diệt sâu ở một loại vi khuẩn vào cây bông để tạo ra giống bông kháng sâu trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển...

Nhiều nhà khoa học có uy tín đã lên tiếng, rằng những nguy cơ tiềm ẩn của sinh vật chuyển gen là không có cơ sở khoa học, và người dân hãy cứ yên tâm sử dụng. Tuy nhiên nỗi lo đó vẫn tồn tại cho đến hôm nay, bởi nhiều lý do: người tiêu dùng chưa quen với loại sản phẩm mới, thiếu những thông tin đáng tin cậy và cập nhật, lại luôn phải đối mặt với những luồng thông tin ngược chiều thường xuyên đưa trên các phương tiện thông tin đại chúng, và do thiếu hiểu biết chung về hệ thống sản xuất thực phẩm hiện đại.

Sự chấp nhận của xã hội chính là cơ hội để việc nghiên cứu và tiếp tục ứng dụng công nghệ sinh học này trong sản xuất thực phẩm và cả trong nền nông nghiệp.

Năm 1994 đánh dấu mốc sản phẩm chuyển gen đầu tiên được trồng và tiêu thụ ở một số nước đang phát triển, đó là giống cà chua mang đặc tính chậm nẫu. Ngay lập tức, nhiều luồng dư luận đã hình thành một cách mạnh mẽ. Các nhà khoa học tập trung vào nguy cơ tiềm tàng của cây chuyển gen trong khi người khác lại nhấn mạnh lợi nhuận mà công nghệ này mang lại. Các quan điểm trái ngược nhau xoay quanh nhiều vấn đề, rằng, sự biến đổi di truyền các cây trồng có thực sự gây hại cho bản thân chúng về lâu dài hay không; rồi thực phẩm chế biến từ sinh vật biến đổi gen có thực sự an toàn không, hậu quả sẽ như thế nào đối với người nếu ta sử dụng chúng; Cây trồng biến đổi gen có làm giảm tính đa dạng sinh học; vấn đề ô nhiễm di truyền; xét về mặt đạo đức, việc chủ động biến đổi các sinh vật là đúng hay sai...

Vấn đề được đẩy đến đỉnh điểm khi Tổ chức Hòa bình xanh chính thức công bố ngừng các nghiên cứu về thao tác gen cho đến khi các nhà khoa học chứng minh rõ trắng đen công nghệ biến đổi gen là hoàn toàn vô hại.

 Liên hợp quốc cũng chính thức vào cuộc từ năm 1995 bằng cách chi kinh phí và tổ chức một loạt các cuộc hội nghị chuyên đề về sử dụng và chuyển giao an toàn các sinh vật chuyển gen và các sản phẩm từ chúng. Ðầu năm 2000, với việc soạn thảo và thông qua một văn bản chính thức gọi là Nghị định thư Cartagena về an toàn sinh học áp dụng cho toàn cầu. Tính đến ngày 10-1-2004, đã có 79 nước phê chuẩn.

Ở Việt Nam, người trực tiếp tham dự các cuộc họp quan trọng để đi đến việc ra Nghị định thư Cartagena là Giáo sư, Tiến sĩ Lê Ðình Lương, hiện làm ở Trung tâm phân tích AND và công nghệ di truyền trực thuộc Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam. Ðề cập đến vấn đề này, Giáo sư Lương là người có cách nhìn khá lạc quan. Theo ông, trong một sản phẩm biến đổi gen, chỉ tiếp nhận một đến vài gen từ ngoài vào trong số 30 đến 40.000 gen sẵn có trong mỗi tế bào. Số lượng gen không đáng kể đó trước khi cấy lại được các nhà khoa học biết chắc chắn các thông số về nó. Chính vì thế, vấn đề an toàn với sản phẩm đó là hoàn toàn kiểm soát được.

Giáo sư Lê Ðình Lương nhấn mạnh, các nhà khoa học tạo ra giống cây trồng tốt khi mục đích tốt. Với mục đích xấu, họ có thể tạo ra thậm chí cả vũ khí sinh học hết sức nguy hại. Tuy nhiên, với điều  kiện phát triển như nước ta hiện nay, nguy cơ đó hầu như không đáng kể để phải đặt lên bàn cân giữa nguy hại và lợi ích mà sinh vật chuyển gen mang lại. Nói cách khác, hại hay không không phụ thuộc vào kỹ thuật mà phụ thuộc vào mục đích của người tạo ra sản phẩm đó.

Lý giải vì sao lại dấy lên làn sóng phản ứng mạnh mẽ ở châu Âu với sản phẩm chế biến từ sinh vật chuyển gen, Giáo sư Lương cho rằng, bởi cuộc sống của họ đã hoàn toàn no đủ, phồn vinh với nền nông nghiệp kinh điển. Họ không phải chấp nhận những rủi ro có thể có khi chấp nhận thử nghiệm công nghệ mới. Ðiều đó cũng hoàn toàn có lý trong điều kiện của họ.

Trong khi đó, Trung Quốc đã mạnh dạn áp dụng công nghệ mới này một cách rộng rãi và đã giải quyết được về cơ bản  vấn đề an ninh lương thực. Nước ta chính thức cho phép sử dụng sản phẩm từ sinh vật chuyển gen với mục đích cứu đói cho dân, nhưng phải trải qua một loạt các khâu kiểm tra, kiểm nghiệm.

Có ý kiến cho rằng, nên thành lập hẳn một trang trại mới để kiểm nghiệm sinh vật chuyển gen. Giáo sư Lương cho rằng, thực hiện theo hướng này đòi hỏi đầu tư lớn, quá tốn kém nhưng ít hiệu quả vì khoa học công nghệ thì phát triển như vũ bão, trong khi để xây dựng được một trang trại như thế trang thiết bị phải  hiện đại, cập nhật. Luồng ý kiến thứ hai, chiếm sự ủng hộ của khá đông các nhà khoa học,  không nhất thiết phải lập một hệ thống mới mà ta cứ dùng ngay hệ thống sẵn có; việc kiểm nghiệm sinh vật chuyển gen cũng được tiến hành như với các sản phẩm khác từ bên ngoài nhập về. Vấn đề ưu tiên ở chỗ, trước khi nhập sản phẩm, ta nên có bước thẩm tra, sản phẩm này hiện đang trồng nước bản địa, người dân bản địa đang dùng...

Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Lê Doãn Diên, nguyên Viện trưởng Viện công nghệ sau thu hoạch, nhấn mạnh lợi ích cơ bản và thiết thực mà sinh vật chuyển gen mang lại. Tuy nhiên, theo ông, tất cả các hoạt động trong khoa học đều ẩn chứa những nguy cơ tiềm ẩn. Chúng ta không phủ nhận sinh vật chuyển gen bởi lợi ích từ sản phẩm này mang lại quá lớn. Tuy nhiên, trong nông nghiệp nên tạo định hướng, đầu tư trọng điểm. Mặt khác, nhà khoa học cũng như người sản xuất nên cung cấp thông tin cập nhật đến người tiêu dùng, chẳng hạn, nên đề rõ trên bao bì "Sinh vật chuyển gen" để người tiêu dùng lựa chọn...

Ði tắt đón đầu là một trong những cách ngắn nhất để phát triển nền kinh tế của một quốc gia. Tiếp thu tiến bộ khoa học công nghệ một cách có chọn lọc, chủ động nắm bắt và vận dụng cái mới - đó là quan điểm những nhà  khoa học, và cũng là một cách tiếp cận thế giới.

Để có thể chuyển gen giữa các loại sinh vật khác nhau người ta sử dụng phương pháp

Công nghệ gen là gì? Trong tiếng Anh, công nghệ gen được gọi là Genetic Engineering. Ngoài ra, một số những khái niệm như Gene technology, genetic modification, gene technology cũng đều nói về kỹ thuật gen trong công nghệ sinh học hiện đại.

Nói một cách khái quát, công nghệ gen là quy trình tạo ra những tế bào hoặc sinh vật có gen bị biến đổi hoặc có thêm gen mới. Quá trình này liên quan đến việc con người sử dụng các kỹ thuật trong sinh học tác động và tạo ra các biến đổi trên vật liệu di truyền nhằm đáp ứng mục đích nào đó. 

Ví dụ như mục đích chuyển gen từ một sinh vật này sang một sinh vật khác của một giống loài khác là để cho loài sau thừa hưởng những đặc tính tốt của loài trước, giúp tăng năng suất và hiệu quả của giống loài đó.

“Công nghệ gen là quá trình sử dụng công nghệ DNA tái tổ hợp (rDNA) để thay đổi cấu trúc di truyền của một sinh vật.”

Công nghệ gen có đặc điểm gì?

Theo định nghĩa công nghệ gen là gì thì công nghệ gen không phải là công nghệ sinh học, nó chỉ là một nhánh của công nghệ sinh học hiện đại. Từ khi công nghệ gen phát hiện mọi sinh vật đều sử dụng cùng một mã hóa gen, các nhà di truyền học đã tìm được cách tăng cường hoặc xóa bỏ một số đặc điểm đặc biệt của một sinh vật, dựa trên mục đích muốn duy trì hay phá bỏ.  

Công nghệ gen sử dụng một loạt các kỹ thuật nhằm kiểm soát hoặc chỉnh sửa gen. Đặc biệt là di chuyển chúng giữa các loài sinh vật vốn chẳng có gì liên quan đến nhau, được gọi là công nghệ tái tổ hợp DNA.

Chẳng hạn, gen từ một loài thực vật có thể được đưa vào cơ thể của một động vật, hoặc ngược lại, có thể chuyển gen từ động vật sang một thực vật, hoặc đưa gen của các vi sinh vật vào cơ thể của thực vật và ngược lại. Những sinh vật mới được tạo ra theo cách này sẽ được gọi là sinh vật biến đổi gen.

Hiện nay, công nghệ gen được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực thực phẩm trồng trọt, động vật chăn nuôi ở các trang trại. Ví dụ như nghiên cứu gen để đảm bảo gà không thể truyền bệnh cúm gia cầm sang các loài chim hoặc gia súc không thể phát triển các virus truyền nhiễm gây ra bệnh “bò điên”.

Trong thực vật, áp dụng công nghệ gen để tạo ra những cây trồng biến đổi gen như ngô, đậu tương nhằm mục đích tăng năng suất cây trồng, hoặc giúp cây trồng có tuổi thọ lâu hơn, hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu.

Ngoài ứng dụng trong ngành nuôi trồng, công nghệ gen còn có các ứng dụng khác nữa. Trong y học, liệu pháp gen sẽ áp dụng cho những bệnh nhân bị những bệnh liên quan đến việc tạo thành gen.

Nó cũng được sử dụng để tạo ra những loại vắc xin và thuốc mới, hoặc để vẽ bản đồ gen người để chẩn đoán bệnh hiệu quả hơn, tạo ra đột phá trong điều trị bệnh nhân.

Ngoài ra, trong y học, công nghệ gen tạo ra những động vật biến đổi gen như là nguồn cung cấp nội tạng và mô trong y tế.

Những ứng dụng công nghệ gen trong đời sống 

Là thành tựu từ năm 1980, biến đổi gen ngày nay được ứng dụng phổ biến trong cuộc sống. Người ta có thể thêm hoặc bỏ bớt gen, lấy gen từ sinh vật khác chuyển vào vật mong muốn.

Trong đó, cây trồng biến đổi gen là một trong những kết quả phổ biến nhất của công nghệ gen hiện nay. Nhờ kỹ thuật này, người sản xuất có thể tạo ra giống cây trồng như mong muốn, mà không tốn nhiều thời gian.

Về mặt nguyên tắc, kỹ thuật này chỉ tiến hành biến đổi ở những gen không liên quan đến giá trị dinh dưỡng của thực phẩm, hoặc nếu có thì sẽ tác động theo hướng tăng cường hàm lượng dinh dưỡng. Vì thế cây trồng biến đổi gen sẽ giúp người sản xuất tăng năng suất, chất lượng sản phẩm đồng thời tăng sức sống của cây trồng, vật nuôi dưới tác động của dịch bệnh hoặc thuốc diệt cỏ.

Các loại thực phẩm như ngô, khoai, cà chua, bí đỏ, đậu nành, đu đủ, dưa hấu… là những điển hình trong việc áp dụng công nghệ biến đổi gen. Ngoài tăng năng suất, tăng đề kháng và tăng khả năng chịu đựng với thuốc diệt cỏ, cây trồng biến đổi gen còn nhằm mục đích thu được màu sắc đẹp hơn, vòng đời lâu hơn.

Mặc dù công nghệ gen tạo ra nhiều đột phá và chiếm ưu thế rõ rệt, nhưng ngày nay nhiều người đặt ra câu hỏi, về việc các sản phẩm đến từ công nghệ gen có gây hại cho người sử dụng hay không?

Những người ủng hộ công nghệ gen và sản phẩm biến đổi gen cho rằng, công nghệ gen có giúp tăng năng suất nông nghiệp, giảm ứng dụng phân bón, giúp các cây trồng có khả năng kháng bệnh và sống lâu hơn. Từ đó giúp ngành nông nghiệp tăng năng suất, thúc đẩy thu nhập và giúp giải quyết nạn đói, nghèo của nhiều quốc gia.

Ngược lại, nhiều người phản đối liệt kê một loạt các mối quan tâm xung quanh công nghệ gen, bao gồm phản ứng dị ứng, đột biến gen, kháng kháng sinh và thiệt hại môi trường tiềm ẩn.

Các nghiên cứu chỉ ra, thực phẩm biến đổi gen có thể gây ra các vấn đề lâu dài. Nhiều thực phẩm biến đổi gen kháng thuốc diệt cỏ dẫn thuốc diệt cỏ độc hại lại được dùng nhiều hơn mỗi năm. Điều này không chỉ gây nguy hại đối với môi trường, kéo dài có thể gây ảnh hưởng lên hệ sinh thái.

Bởi vậy để đảm bảo an toàn, theo Cơ quan Quản lý dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA), các loại thực vật biến đổi gen cần phải đáp ứng quy định an toàn như các loại thực phẩm không biến đổi gen. Cũng không thể đưa ra kết luận giống nhau về tất cả các sản phẩm biến đổi gen, vì thế cần được kiểm tra, đánh giá từng loại cụ thể.

Hy vọng bài viết trên giúp bạn hiểu hơn về công nghệ gen là gì, đặc điểm cũng như tác động của công nghệ gen, cụ thể là những sản phẩm từ công nghệ gen có ưu nhược gì để bạn có lựa chọn phù hợp trong đời sống.

Nguyễn Lý