Dễ dãi thỏa hiệp là gì

Chúng ta được dạy nói “Vâng ạ!” hoặc “Đồng ý” từ khi còn nhỏ và hầu như nó đem lại tác động tích cực trong hầu hết các hoàn cảnh. Thế nhưng càng lớn lên, chúng ta phải đối diện với càng nhiều hoàn cảnh mà chỉ lúc đó bạn mới nhận ra, nói “Đồng ý” không phải là cách giải quyết tốt nhất!

Khi nói “Đồng ý”, chúng ta ngừng suy nghĩ và phản biện

Nhanh chóng nói “Đồng ý” khi đang trong một tình huống thảo luận, điều đó không những chẳng giúp giải quyết vấn đề tốt hơn mà còn khiến trách nhiệm của bạn với vấn đề giảm đi.

Thay vì hòa hoãn khi giải quyết vấn đề, bạn nên đưa ra những ý kiến phản hồi. Điều đó không những làm cho não bộ suy nghĩ linh hoạt hơn mà còn kích thích những đồng nghiệp cùng đẩy vấn đề lên cao hơn, tìm cách cải thiện cho đến khi tốt nhất.

Luôn nghĩ mọi việc sẽ ổn làm cho bạn cảm thấy nhàm chán

Những người luôn giải quyết vấn đề theo hướng này có xu hướng lười suy nghĩ và đánh đồng tất cả các câu hỏi, vấn đề thú vị thành một chủ đề nhàm chán.

Giao tiếp là một quy trình hai chiều, và khi người khác đã muốn lắng nghe ý kiến của bạn thì bạn nên tập trung để đưa ra ý kiến có giá trị, thay vì trả lời một cách qua quýt và ỡm ờ theo kiểu “Tôi không có ý kiến gì”, “Cũng được”, “Được thôi”… Ngay cả người trò chuyện với bạn cũng sẽ thấy chán nản khi không nhận được phản biện tích cực. Chẳng ai thích nói chuyện với một bức tường cả!

Dễ dãi thỏa hiệp là gì

Dễ dàng thỏa hiệp khiến bạn trở nên dễ dãi trong mắt người khác

Hợp tác làm việc là quá trình cần sự đóng góp từ cả hai phía (hoặc nhiều phía). Trong quá trình thảo luận, người đưa ý tưởng luôn muốn nhận được càng nhiều phản hồi càng tốt để công việc đạt được hiệu quả tốt nhất. Nếu là bạn thì bạn có thích những ý kiến mình đưa ra nhận được phản ứng hời hợt, nhạt nhẽo không? Bạn có đủ tin tưởng là với những ý tưởng bình bình đó thì mình có thể thành công?

Nhiều người cho rằng dễ dàng thỏa hiệp là một hình ảnh tốt, người khác sẽ nghĩ bạn là người dễ chịu, thoải mái nhưng đôi khi điều đó trở thành rào cản khiến bạn không thể nói lên suy nghĩ, phản hồi mang tính chất xây dựng của mình. Khi ai đó tìm đến bạn và xin ý kiến, tức là họ kỳ vọng nhiều vào những lời nhận xét của bạn sẽ đem đến một cái gì đó tốt đẹp hơn. Và rồi, bạn thờ ơ trả lại họ những ý kiến vô giá trị sao?

Một số người khác lại ngại nói ra ý kiến vì sợ sẽ làm tổn thương ai đó. Điều này có thể đúng, nhưng không tốt vì trung thực luôn là cách tốt nhất để cải thiện vấn đề. Sự thận trọng thái quá đôi khi chính là con dao hai lưỡi khiến công việc và các mối quan hệ chẳng đi đến đâu.

Thay vì dễ dàng đồng thuận, hãy tập đưa ra các phản hồi chi tiết

“Đồng ý” không giúp gì được cho kỹ năng giao tiếp của bạn đâu. Thay vào đó, hãy tập đưa ra chính kiến trước bạn bè và đồng nghiệp để thể hiện tính cách, cá tính rõ ràng hơn. Đó không cần là vấn đề gì quá sâu sắc, bạn chỉ cần nêu ra những điều khiến mình còn băn khoăn để cả hai phía tiếp tục đào sâu thêm vấn đề. Càng đi vào chi tiết thì các vấn đề càng rõ ràng, việc giải quyết cũng đưa lại kết quả tốt hơn.

Không thỏa hiệp với chính mình

Thỏa hiệp chưa bao giờ là một cách giải quyết tốt, kể cả khi trả lời vấn đề của người khác, hay giải quyết vấn đề của chính mình. Bạn có thể cho rằng, cuộc sống của mình đang rất ổn nhưng điều đó đồng nghĩa với không có động lực nào để tạo ra bước đột phá tốt hơn.

Khi đối diện với khó khăn, chúng ta thường có xu hướng tự hòa hoãn, ám thị bản thân rằng Mọi chuyện sẽ ổn thôi, mình có thể kiểm soát được vấn đề. Nhưng điều đó chẳng giúp ích được gì, lại càng khiến vấn đề tồi tệ hơn mà thôi. Thay vì thế, bạn có thể bộc bạch trung thực: “Tôi sợ ngày mai mọi chuyện sẽ không được tốt đẹp gì” để có động lực thúc đẩy.

Hãy nhớ rằng, không ai thành công khi bước đi trên một con đường trải hoa hồng. Họ gặp khó khăn và mạnh dạn đối diện với chúng. Tự tin đưa ra ý kiến đóng góp sẽ giúp công việc chung đạt được hiệu quả cao hơn, con người bạn cũng được bộc lộ rõ ràng và tích cực hơn.

Người Đức có một câu chuyện thần thoại nổi tiếng được lưu truyền hàng trăm năm qua, lâu lâu được kể lại để nhắc nhở mọi người về hạnh phúc và cái giá phải trả. Đó là câu chuyện về chàng trai có tên là Faust.

Faust là một học giả thành công và thông minh nhưng rất tham vọng. Cảm thấy buồn chán với những giới hạn về kiến thức cũng như quyền lực mà Chúa đã ban tặng cho con người, Faust đi đến quyết định thỏa hiệp với quỹ dữ Satan.

Dễ dãi thỏa hiệp là gì

Trong thỏa hiệp đó, quỷ sẽ cho Faust một kiến thức và quyền lực siêu việt trong vòng 24 năm, nhưng đổi lại vào cuối kì hạn, quỷ sẽ sở hữu linh hồn của Faust và giam nó ở địa ngục vĩnh viễn. Faust suy nghĩ rồi đi đến quyết định chấp nhận thỏa hiệp này với tự tin vào năng lực của mình, sẽ tìm được cách đối phó với quỷ khi giai đoạn 24 năm trôi qua.

Quãng thời gian sau đó thật sự là tuyệt vời dành cho Faust. Thông minh, giàu có, những người phụ nữ xinh đẹp quay quanh anh, được đi chu du khắp thế giới và trải nghiệm hầu hết những niềm vui mà thế giới có thể cho.

Vấn đề là khi kì hạn 24 năm trôi qua, Faust đã không tìm được cách hóa giải thỏa hiệp và cuối cùng, khi đến hạn, quỷ dữ trở lại mang lấy linh hồn của chàng trai xuống địa ngục vĩnh viễn. Câu chuyện về Faust đã trở thành một trong những thỏa hiệp kinh điển nhất trong giới kinh tế, được gọi tên là Faustian Bargain.

Hiểu rõ được năng lực, không vượt quá giới hạn cho phép, đánh đổi giữa niềm vui và đau khổ là những điều mà con người từ xưa đến nay luôn quan tâm, nhưng vấn đề là thỉnh thoảng một chút kiêu ngạo và tự tin đã khiến sự tỉnh táo đó biến mất.

Quay trở lại câu chuyện thực tế, một trong những vấn đề nóng bỏng nhất hiện nay là sức khỏe của hệ thống ngân hàng và nợ xấu. Trong tuần qua, Ngân hàng Nhà nước đã chính thức ban hàng thông tư 06 thay thế cho thông tư 36 với một số điều khoản khá dễ dãi so với bản dự thảo trước đây.

Theo đó, hệ số rủi ro của các khoản cho vay bất động sản được nâng từ mức 150% lên mức 200% thay vì 250% như dự thảo, thời gian áp dụng được giãn ra cho đến đầu năm sau. Tỉ lệ nguồn vốn ngắn hạn được dùng để cho vay trung và dài hạn được điều chỉnh xuống 40% thay vì 30% như dự kiến trước đó và thời điểm áp dụng cũng được giãn ra cho đến 2017 và 2018.

Ngoài ra, thông tư 06 cũng cho phép các ngân hàng đầu tư vào trái phiếu chính phủ nhiều hơn khi điều chỉ tỉ lệ sử dụng nguồn ngắn hạn đầu tư vào trái phiếu từ 15% lên 25% đối với nhóm các ngân hàng thương mại nhà nước và từ 15% lên 35% đối với ngân hàng nước ngoài.

Có thể thấy trước sức ép của các ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định trì hoãn việc thắt chặt tín dụng, nhất là đối với các khoản cho vay bất động sản.

Ai cũng biết rủi ro của hệ thống ngân hàng vẫn đang ở mức không hề nhỏ. Đống nợ xấu trị giá hàng trăm nghìn tỉ đồng được giam cầm ở VAMC vẫn chưa có cách nào phán quyết. Chỉ cần một sự suy giảm chút ít của giá trị tài sản trên thị trường là có thổi bay lợi nhuận hàng nghìn tỉ đồng của ngân hàng.

Theo đánh giá của các chuyên gia công ty chứng khoán Vietcombank, khi thực hiện thông tư 36, mục tiêu của Ngân hàng Nhà nước là khuyến khích các ngân hàng cho vay sản xuất kinh doanh nhưng dòng tiền lại đổ quá mạnh vào bất động sản, khiến rủi ro ngày càng gia tăng.

Có những thống kê cho thấy tỉ lệ cho vay bất động sản trên tổng dư nợ tín dụng hiện chỉ đúng ở mức 10%. Nhưng có lẽ thống kê này chưa tính đến những khoản cho vay khác được thế chấp bằng nhà cửa, đất đai mà con số nếu được tính toán đầy đủ có thể lớn hơn tỉ lệ 10% khá nhiều.

Thông tư 06 thật sự mang đến một niềm vui dạt dào cho các ngân hàng như chàng Faust. Nhưng cũng giống như câu chuyện nổi tiếng của người Đức, có lẽ ngân hàng đang đặt cược vào một sự đổi chác mà chưa biết mình sẽ có đủ năng lực để hóa giải khi kì hạn cuối xảy ra, nhất là khi có thể hành động của Ngân hàng Nhà nước sẽ tạo ra tâm lí ỷ lại cho các ngân hàng, khiến họ tiếp tục thực hiện các cuộc phiêu lưu tín dụng.

Cũng giống như cuộc khủng hoảng nhà đất ở Mỹ 2008, thời điểm đạt đỉnh của thị trường địa ốc thực sự không thể xác định chính xác. Chỉ khi có một quả bom bất ngờ nổ (như Lemon Brothers) thì lúc đó tất cả mới biết. Sức tàn phá của quả bom cũng như các dư chấn sau đó thật khủng khiếp cỡ nào thì ai cũng có thể hình dung.

Nhưng quả thật trong thế giới hiện nay, quyền lực của các ngân hàng trung ương dường như không còn lớn như trước. Với những sức ép về mặt chính trị, các nhà điều hành dường như ngày càng dễ dãi hơn trong việc nới lỏng kỉ luật trên thị trường cũng như không ngần ngại thực hiện những cuộc đổi chác mang đặc điểm của một Faustian bargain.

Cục dữ trữ liên bang Mĩ đã bơm hàng nghìn tỉ USD vào thị trường, Ngân hàng Trung Ương Châu Âu thực hiện các gói nới lỏng, Ngân hàng Trung Ương Trung Quốc tiếp tục bơm hàng đống tiền để hãm đà suy giảm của thị trường địa ốc theo các nguyên tắc thị trường.

Sự thanh bình đó cũng đã kéo dài khá lâu rồi, nếu tình từ 2008 đến nay thì cũng đã gần 8 năm, xấp xỉ gần một chu kì kinh tế. Thời điểm của sự đổi chác linh hồn dường như đang dần đến. Có lẽ vào giờ phút này nhiều người đang nhìn nhau tự hỏi rằng “Liệu chàng Faust sẽ đủ thông minh cũng như năng lực để không để linh hồn của mình xuống địa ngục cùng quỷ dữ?”

Nam Việt