Để tách muối từ nước biển ta dụng phương pháp nào sau đây

Lời giải và đáp án chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm: “Tách muối từ nước biển người ta dùng phương pháp nào”kèm kiến thức tham khảo là tài liệu trắc nghiệm môn Hóa học 8 hay và hữu ích do Top lời giải tổng hợp và biên soạn dành cho các bạn học sinh ôn luyện tốt hơn.

Trắc nghiệm:Tách muối từ nước biển người ta dùng phương pháp nào?

A. Phương pháp chưng cất.

B. Phương pháp bay hơi.

C. Phương pháp lọc.

D. Tất cả đều đúng.

Trả lời:

Đáp án đúng: B. Phương pháp bay hơi.

Giải thích:

Để tách muối từ nước biển người ta dùng phương pháp bay hơi.

Nước biển rất giàu hàm lượng muối ăn (NaCl), làm bay hơi hết nước ta sẽ thu được muối ăn ở dạng rắn khan.

Kiến thức mở rộng về hiện tương vật lý và hiện tượng hóa học

1. Hiện tượng vật lý

- Hiện tượng vật lý là hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu

- VD: nước đá để chảy thành nước lỏng, đun sôi nước chuyển thành hơi nước và ngược lại⇒ quá trinh trên có sự thay đổi về trạng thái của chất từ rắn – lỏng – khí

- Hòa tan muối ăn dạng hạt vào nước, sau đó nung nóng dung dịch muối ăn cho đến khi nước bay hơi hết, ta lại thu lại được muối ăn ở chất rắn.

2. Hiện tượng hóa học

- Là hiện tượng khi có sự biến đổi chất này thành chất khác.

Ví dụ 1:Trộn bột lưu huỳnh và một lượng vừa đủ bột sắt rồi chia thành 2 phần.

Phần 1: đưa nam châm lại gần, sắt bị nam châm hút => sắt và lưu huỳnh vẫn giữ nguyên trong hỗn hợp

Phần 2: đun nóng mạnh sau đó để nguội và đưa nam châm lại gần

Hiện tượng: hỗn hợp nóng sáng lên và chuyển dần thành chất rắn màu xám. Chất rắn này không bị nam châm hút

=> Khi đun nóng, lưu huỳnh đã tác dụng với sắt biến thành chất mới màu xám, không còn tính chất của săt nên không bị nam châm hút.

Ví dụ 2:Đun nóng đáy ống nghiệm đựng đường. Đường nóng chảy chuyển thành dung dịch trong suốt. Đun nóng thêm một thời gian nữa, dung dịch chuyển dần thành chất màu đen là than, đồng thời có những giọt nước ngưng tụ trên thành ống nghiệm.

=> Đây là hiện tượng hóa học. đường bị biến đổi thành 2 chất khác là than và nước.

3. Giải bài tập SGK

Bài 1 trang 47 SGK Hóa 8

Dấu hiệu nào là chính để phân biệt hiện tượng hóa học với hiện tượng vật lí?

Gợi ý đáp án:

Dấu hiệu chính để phân biệt hiện tượng hóa học với hiện tượng vật lí là :

Hiện tượng hóa học có sự xuất hiện chất mới ; hiện tượng vật lí vẫn giữ nguyên chất ban đầu (nghĩa là chỉ thay đổi về hình dạng, trạng thái….).

Ví dụ:

+ Nước đá để chảy thành nước lỏng, đun sôi nước lỏng chuyển thành hơi nước và ngược lại.

+ Hòa tan đường saccarozơ dạng hạt vào nước được dung dịch trong suốt, không nhìn thấy hạt đường nhưng nếm thấy vị ngọt.

- Hiện tượng hóa học: là hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác.

Ví dụ:

+ Lưu huỳnh cháy trong không khí tạo thành khí có mùi hắc là lưu huỳnh đioxit.

+ Trong lò nung đá vôi, canxi cacbonat chuyển dần thành vôi sống (canxi oxit) và khí cacbon đioxit thoát ra ngoài.

- Dấu hiệu chính để phân biệt hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học là có chất mới tạo thành.

Bài 2 trang 47 SGK Hóa 8

Trong số những quá trình kể dưới đây, cho biết đều là hiện tượng hóa học, đâu là hiện tượng vật lí. Giải thích.

a) Lưu huỳnh cháy trong không khí tạo ra chất khí mùi hắc (khi lưu huỳnh đioxit).

b) Thủy tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu.

c) Trong lò nung đá vôi, canxi cacbonat chuyển đến thành vôi sống (canxi oxit) và khí cacbon đioxit thoát ra ngoài.

d) Cồn để trong lọ không khí khi bay hơi.

Gợi ý đáp án:

- Hiện tượng hóa học (a) và (c) vì :

Câu a: lưu huỳnh cháy → khí lưu huỳnh đioxit : có sự tạo thành chất mới

Câu c: canxi cacbonat → hai chất khác : có sự tạo thành chất mới

- Hiện tượng vật lí (b) và (d) vì thủy tinh và cồn vẫn giữ nguyên chất ban đầu. Thủy tinh chỉ thay đổi trạng thái từ thủy tinh rắn thành thủy tinh nóng chảy. Cồn trong lọ kín không có sự thay đổi gì.

Bài 3 trang 47 SGK Hóa 8

Khi đốt nến (làm bằng parafin), nến chảy lỏng thấm vào bấc, sau đó nến lỏng chuyển thành hơi. Hơi nến cháy trong không khí tạo ra khí cacbon đioxit và hơi nước.

Hãy phân tích và chỉ ra ở giai đoạn nào diễn ra hiện tượng vật lí, giai đoạn nào diễn ra hiện tượng hóa học. Cho biết: Trong không khí có khí oxi và nến cháy là do có chất này tham gia.

Gợi ý đáp án:

Hiện tượng vật lý diễn ra ở giai đoạn nến chảy lỏng thấm vào bấc và giai đoạn nến lỏng chuyển thành hơi, trong giai đoạn này nếu (chất paraffin) chỉ biến đổi về trạng thái.

Hiện tượng hóa học diễn ra ở giai đoạn nến cháy trong không khí, khi đó chất parafin đã biến đổi thành chất khác.

Parafin + Oxi → Khí cacbon đioxit + Nước.

Để tách muối từ nước biển ta dụng phương pháp nào sau đây

Cát Tường

Cách hợp lí để tách muối từ nước biển là: A. Lọc B. Bay hơi C. Chưng cất

D. Để yên thì muối sẽ tự lắng xuống

Tổng hợp câu trả lời (3)

C

d

B Bay hơi nước biển ta thu được muối

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Trong các chất sau đây chất nào là đơn chất A. nước B. muối ăn C. thủy ngân D. khí cacbonic
  • Câu 7 : Cho các chất sau đâu là đơn chất hợp chất, phân tử : O, H2, P2O5, O3, CH4, CH3COOH, Ca, Cl2 A. Hợp chất: CH4, P2O5, CH3COOH Đơn chất: O, Ca Phân tử: H2, Cl2 B. Hợp chất: CH4, P2O5, CH3COOH Đơn chất: H2, Cl2 Phân tử: O, Ca C. Hợp chất; CH4, Ca Đơn chất: H2 Phân tử: Ca D. Hợp chất: P2O5 Đơn chất: O Phân tử: Cl2
  • Cho nguyên tử của nguyên tố C có 11 proton. Chọn đáp án sai A. Đấy là nguyên tố Natri B. Số e là 16 e C. Nguyên tử khối là 22 D. Stt trong bảng tuần hoàn là 11
  • Chọn từ sai trong câu sau“Phân tử khối là hạt đại diện cho nguyên tố, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất vật lí của chất”. A. Phân tử khối B. Vật lí C. Liên kết D. Đáp án A và B
  • Câu 12: Phân biệt bốn chất lõng bằng hai phương pháp: giấm, rượu, nước đường, nước muối. Câu 14: Tách sắt ra khỏi hổn hợp có lẫn bột lưu huỳnh và bột nhôm. Câu 15. Tính khối lượng bằng gam của các nguyên tử: Fe. Ba, CI, O, Zn. Câu 16. So sánh xem phân tử khí cacbonic (CO2) nặng hay nhẹ hơn phân tử SO2, CI2; O2, H2S. Bảo nhiêu lần? Câu 17. Hợp chất tạo bởi 2 NTHH là C và H, trong đó C chiếm 82.75% về khối lượng; PTK của hợp chất là 58 đvC. Xác định số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong hợp chất trên.
  • Nguyên tử khối là gì? A. Nguyên tử khối của một nguyên tử là khối lượng tương đối của một nguyên tử nguyên tố đó. B. Nguyên tử khối của một nguyên tử là khối lượng của một nguyên tử nguyên tố đó. C. Nguyên tử khối của một nguyên tử là khối lượng tương đối của nguyên tố đó. D. Nguyên tử khối của một nguyên tử là khối lượng một nguyên tử nguyên tố đó.
  • AlCl3 có tan trong nước không ?
  • Dãy chất nào sau đây đều là kim loại A. nhôm, đồng, lưu huỳnh, bạc B. sắt, chì, kẽm , thủy ngân C. oxi, nitơ, cacbon,canxi D. vàng , magie, nhôm ,clo
  • Hoà tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500 ml dung dịch H2SO4 0,1M vừa đủ. Sau phản ứng hỗn hợp muối sunfat khan thu được khi cô cạn dung dịch có khối lượng là A. 7,71 gam. B. 6,91 gam. C. 7,61 gam. D. 6,81 gam.
  • Trong nguyên tử luôn luôn có gì

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 8 hay nhất

xem thêm