Đề thi thử đại học sư phạm hà nội 2022

Kì thi tuyển sinh đại học sắp tới, nhu cầu tìm kiếm nguồn tài liệu ôn thi chính thống có lời giải chi tiết của các em học sinh là vô cùng lớn. Thấu hiểu điều đó, chúng tôi đã dày công sưu tầm Đáp án đề thi đánh giá năng lực 2022 ĐH - Sư Phạm Hà Nội môn Hóa giúp các em làm quen với cấu trúc đề thi tuyển sinh đại học cùng nội dung kiến thức thường xuất hiện. Mời các em cùng quý thầy cô theo dõi đề tại đây.

Đề thi đánh giá năng lực 2022 môn Hóa ĐH Sư Phạm - Hà Nội

Tối 7/5, sau khi kỳ thi đánh giá năng lực kết thúc, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội công bố đề thi chính thức và đáp án tất cả các môn. Dưới đây là đề thi và đáp án môn Hóa học, mời các em học sinh và thầy cô tham khảo.

Đáp án đề thi ĐGNL năm 2022 Đại học Sư Phạm - Hà Nội môn Hóa

Đáp án cùng hướng dẫn giải chi tiết được chúng tôi cập nhật chính thức từ trường, hỗ trợ các em hiểu sâu vấn đề để quá trình ôn tập diễn ra thuận lợi nhất.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Đáp án đề thi đánh giá năng lực 2022 ĐH - Sư Phạm Hà Nội môn Hóa file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã công bố đề thi tham khảo kỳ thi đánh giá năng lực năm 2022 các môn nhằm giúp thí sinh làm quen với các dạng câu hỏi, thời gian làm bài.

Đề tham khảo kỳ thi đánh giá năng lực năm 2022 ĐH Sư Phạm - Hà Nội môn Vật Lý

Trích dẫn đề thi:

+ Hãy tìm biểu thức của cường độ dòng điện qua đoạn mạch khi:

+ Điều chỉnh C để điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện đạt giá trị cực đại. Tìm giá trị điện áp hiệu dụng cực đại đó.

+ Một lò xo có khối lượng không đáng kể, có độ cứng k. Một đầu lò xo được gắn cố định, một đầu treo một vật nặng nhỏ có khối lượng m. Ban đầu vật nặng ở vị trí cân bằng, kéo vật nặng theo phương thẳng đứng cho đến khi nó cách vị trí cân bằng một khoảng Dl động điều hoà. Cho gia tốc trọng trường là g.

+ Tìm độ biến dạng của lò xo khi vật nặng ở vị trí cân bằng thì thả nhẹ cho nó dao

+ Một thiết bị báo động có một đèn phát ra tia sáng nằm ngang và một đầu thu tia sáng. Đặt thiết bị sao cho vị trí cân bằng của vật nặng cách tia sáng một khoảng d. Vật nặng làm bằng vật liệu chắn sáng. Thiết bị sẽ báo động khi tia sáng bị vật nặng chắn. Bỏ qua khoảng thời gian chắn tia sáng của vật nặng [vật nặng có kích thước đủ nhỏ]. Biết thiết bị báo động sau những khoảng thời gian liên tiếp là Dt, 3Dt, Dt, 3Dt, ...Tìm biểu thức của d và Dt.

Đáp án đề tham khảo đánh giá năng lực 2022 Trường đại học Sư Phạm - Hà Nội môn Vật Lý

Đáp án chính thức được cập nhật liên tục tại chuyên trang của chúng tôi, Hướng dẫn giải được biên soạn chi tiết kèm phương pháp giải cụ thể, khoa học dễ dàng áp dụng với các dạng bài tập tương tự từ đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm trong ôn luyện thi các cấp. Hỗ trợ các em hiểu sâu vấn đề để quá trình ôn tập diễn ra thuận lợi nhất.

Đang cập nhật...

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Đề thi tham khảo đánh giá năng lực 2022 ĐH Sư Phạm - Hà Nội môn Vật Lý file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết

Mới đây trường THPT Chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội đã tổ chức cho học sinh lớp 12 năm học 2021-2022 thi thử tốt nghiệp THPT lần 1. Đề thi thử THPT Quốc gia môn hóa được đánh giá là một đề thi hay, đánh giá đúng năng lực học sinh. Với cấu trúc bám sát theo đề minh họa của Bộ GD&ĐT, các dạng câu hỏi quen thuộc giúp các em tự rèn luyện kĩ năng giải đề.

Tải và thử sức ngay với đề thi thử THPT Quốc gia 2022 này:

[Tải đề thi thử môn hóa 2022 có đáp án này về máy theo file đính kèm]

Câu 41: Poli[metyl metacrylat] và nilon-6 được tạo thành từ các monome tương ứng là

A. CH3-COO-CH=CH2 và H2N-[CH2]5-COOH.

B. CH2=C[CH3]-COOCH3 và H2N-[CH2]5-COOH.

C. CH2=C[CH3]-COOCH3 và H2N-[CH2]6-COOH.

D. CH2=CH-COOCH3 và H2N-[CH2]6-COOH.

Câu 42: Kim loại Zn có thể khử được ion nào sau đây:

A. Mg2+.

B. Sr2+.

C. H+.

D. Na+.

Câu 43: Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng?

A. Na.

B. Mg.

C. Cu.

D. Al.

Câu 44: Kali nitrat [KNO3] là những tinh thể không màu, bền trong không khí, tan nhiều trong nước. Khi đun nóng ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ nóng chảy [333°C], KNO3 bắt đầu bị phân huỷ thành khí X và KNO2. Chất X là

A. CO.

B. NO2.

C. O2.

D. H2.

Câu 45: Nhôm là nguyên tố đứng hàng thứ ba sau oxi và silic về độ phổ biến trong vỏ Trái Đất. Hợp chất của nhôm có mặt khắp nơi, như có trong đất sét, mica, boxit, criolit. Công thức của criolit là:

A. 3NaF.AlF3.

B. K2O.Al2O3.6SiO2.

C. Al2O3.2H2O.

D. Na3AlF4.

Câu 46: Chất nào sau đây làm giấy quỳ tím ẩm chuyển thành màu xanh?

A. CH3COOH.

B. C2H5NH2.

C. C6H5NH2.

D. NH2CH2COOH.

Câu 47: lon nào sau đây có tính oxi hóa mạnh nhất?

A. Mg2+.

B. Zn2+.

C. Cu2+.

D. K+.

Câu 48: Polisaccarit X là chất rắn dạng sợi, màu trắng, không mùi vị. X có nhiều trong bông nõn, gỗ, đay, gai. Thủy phân X thu được monosaccarit Y. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. X có cấu trúc mạch phân nhánh.

B. Phân tử khối của Y là 162.

C. Y không tan trong nước lạnh.

D. Y tham gia phản ứng với AgNO3 trong NH3 tạo ra amoni gluconat.

Câu 49: Chất nào sau đây không phải là axit béo?

A. Axit axetic.

B. Axit stearic.

C. Axit panmitic.

D. Axit oleic.

Câu 50: Trong hợp chất Cr2[SO4]3, crom có số oxi hóa là

A. +3.

B. +2.

C. +6.

D. +5.

Tham khảo thêm: Đề thi thử Hóa 2022 cụm trường THPT Bắc Ninh

Câu 51: Cho dung dịch X dư vào dung dịch AlCl3 và FeCl2 thu được kết tủa Y và dung dịch Z. Cho HCl dư vào dung dịch Z thu được dung dịch chứa AlCl3, KCl, HCl dư. Chất X là

A. Ba[OH]2.

B. КОН.

C. KNO3.

D. NaOH.

Câu 52: Sản phẩm của phản ứng giữa kim loại Al với khí clo là

A. AlCl3.

B. Al[OH]3.

C. Al2Cl3.

D. Al3Cl2.

Câu 53: Cu tan trong dung dịch nào sau đây:

A. Fe2[SO4]3.

B. H2SO4 loãng.

C. HCl loãng.

D. FeSO4.

Câu 54: Hóa chất được sử dụng rộng rãi trong các nhà máy hiện nay để xử lý các khí thải công nghiệp một cách tiện lợi, kinh tế và hiệu quả là

A. Than hoạt tính.

B. Nước tinh khiết.

C. Ca[OH]2.

D. NH3.

Câu 55: Cho các tơ sau: tơ xenlulozơ axetat, tơ capron, tơ nitron, tơ visco, tơ nilon-6,6. Có bao tơ thuộc loại tơ poliamit?

A. 5.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 56: Cho chất X tác dụng với dung dịch NaOH, thu được CH3COONa, C6H5ONa và H2O. Chất X là

A. CH3COOC6H5.

B. CH3COOH.

C. C2H3COOCH3.

D. C2H5COOH.

Câu 57: Chất nào sau đây là monosaccarit?

A. Xenlulozơ.

B. Saccarozơ.

C. Glucozơ.

D. Tinh bột.

Câu 58: Phân bón nào sau đây có hàm lượng đạm cao nhất:

A. NH4NO3.

B. [NH4]2SO4.

C. [NH2]2CO.

D. NH4Cl.

Câu 59: Ankin X có công thức đơn giản là C3H5. Hiđro hoá hoàn toàn X thu được ankan Y. Trong phân tử Y có chứa 1 nguyên tử cacbon bậc IV. Vậy tên gọi của X là:

A. 2,2-dimetylbut-3-in.

B. 3,3-dimetylpent-2-in.

C. 3,3-dimetylbut-1-in.

D. 3,3-dimetylpent-1-in.

Câu 60: Cho 5,48 gam một kim loại hóa trị II phản ứng hết với nước dư, thu được 3,0688 lít H2 [đktc]. Kim loại đó là

A. K.

B. Ca.

C. Na.

D. Ba.

Câu 61: Số nguyên tử cacbon trong phân tử Lysin là

A. 6.

B. 4.

C. 5.

D. 3.

Câu 62: Những kim loại nào sau đây có thể được điều chế theo phương pháp nhiệt luyện [nhờ chất khử CO] đi từ oxit kim loại tương ứng?

A. Fe, Ni.

B. Al, Cu.

C. Ca, Cu.

D. Mg, Fe.

Câu 63: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng nóng, dư sinh ra 2 muối

A. Fe3O4.

B. Fe2O3.

C. Fe[OH]3.

D. FeO.

Câu 64: Tiến hành đồng trùng ngưng axit ε-aminocaproic và axit ω-aminoenantoic, thu được poliamit X. Đốt cháy hoàn toàn 48,7 gam X với O2 vừa đủ rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy qua dung dịch NaOH dư thì còn lại 4,48 lít khí [đktc]. Tỉ lệ số mắt xích của axit ε-aminocaproic và axit ω-aminoenantoic trong X là.

A. 3 : 5.

B. 2 : 3.

C. 1 : 3.

D. 3 : 4.

Câu 65: Hòa tan hoàn toàn 24,3 gam hỗn hợp [Al, Mg, Zn] trong dung dịch HCl loãng dư, thu được V lít khí H2 [đktc] và dung dịch chứa 59,8 gam muối. Giá trị của V là

A. 22,4.

B. 13,44.

C. 17,92.

D. 11,2.

Câu 66: Cho m gam hỗn hợp gồm hai chất hữu cơ đơn chức, mạch hở tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 22,4 gam KOH, thu được muối của một axit cacboxylic và một ancol X. Cho toàn bộ X tác dụng hết với Na thu được 6,72 lít khí H2 [ở đktc]. Hai chất hữu cơ đó là

A. hai este.

B. hai axit.

C. một este và một ancol.

D. một este và một axit.

Câu 67: Kim loại nhẹ nhất là.

A. Hg.

B. Na.

C. Li.

D. Cs.

Câu 68: Công thức của sắt[III] nitrat là

A. Fe2[SO4]3.

B. Fe[NO2]3.

C. Fe[NO2]2.

D. Fe[NO3]3.

Câu 69: Hỗn hợp khí X gồm O2 và O3 có tỉ khối so với H2 là 22. Đốt cháy hoàn toàn 0,672 lít hỗn hợp Y [đktc] gồm [metyl amin và đimetyl amin; với tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 1] thì cần vừa đủ V lít [đktc] hỗn hợp X. Giá trị của V là

A. 2,24.

B. 1,792.

C. 1,12.

D. 1,344.

Câu 70: Cho các phát biểu sau:

[a] Tơ tằm thuộc loại tơ tổng hợp.

[b] Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.

[c] Xenlulozơ thuộc loại polisaccarit.

[d] Thủy phân hoàn toàn anbumin thu được hỗn hợp α-amino axit.

[e] Ở điều kiện thích hợp, triolein tham gia phản ứng cộng H2.

[g] Poli[etylen terephtalat] được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.

Số phát biểu đúng là

A. 5.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Tham khảo thêm: Đáp án đề thi thử Hóa 2022 Sở GD Vĩnh Phúc lần 2

Câu 71: Thực hiện các thí nghiệm sau:

[a] Sục khí CO2 [dư] vào dung dịch Ca[OH]2.

[b] Nhỏ từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch Al2[SO4]3.

[c] Nhỏ từ từ dung dịch Ba[OH]2 đến dư vào dung dịch Al2[SO4]3.

[d] Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca[HCO3]2 dư.

[e] Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe[NO3]2.

[g] Đun nóng nước cứng tạm thời.

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, có bao nhiêu thí nghiệm thu được kết tủa?

A. 5.

B. 2.

C. 4.

D. 3.

Câu 72: Hấp thụ hết V lít CO2 [đktc] vào 2 lít dung dịch NaOH thu được dung dịch X chứa 25,72 gam chất tan. Chia dung dịch X thành 2 phần bằng nhau:

– Cho từ từ đến hết 0,19 lít dung dịch HCl 1M vào phần 1 thu được V1 lít CO2 [đktc]

– Cho phần 2 tác dụng với dung dịch Ba[OH]2 dư thu được 21,67 gam kết tủa.

Giá trị của [V + V1] là:

A. 5,824.

B. 6,496.

C. 6,272.

D. 6,048.

Câu 73: Cho 20,6 gam hỗn hợp X gồm Na và Ba tác dụng với khí O2 khô, sau một thời gian thu được m gam hỗn hợp Y gồm các kim loại dư, các oxit Na2O, BaO và Na2O2. Hòa tan Y trong nước dư thu được 1,0 lít dung dịch Z và 2,8 lít hỗn hợp khí T có tỉ khối so với H2 là 4,0. Nếu dẫn 0,84 lít hoặc 4,76 lít CO2 vào 500 ml dung dịch Z thì đều thu được lượng kết tủa như nhau. Biết khi cho peoxit Na2O2 tác dụng với nước sẽ thu được hidroxit tương ứng và khí oxi. Các thể tích khí được đo ở đktc. Giá trị của m là:

A. 25,4.

B. 22,2.

C. 23,8.

D. 23,0.

Câu 74: Cho các phát biểu sau:

[a] Ở điều kiện thường, glucozơ và anilin đều là chất rắn và dễ tan trong nước.

[b] Khi tham gia phản ứng tráng bạc, glucozơ bị oxi hóa thành amoni gluconat.

[c] Amilozơ và amilopectin trong tinh bột đều cấu trúc mạch phân nhánh.

[d] Ở điều kiện thường, CH3NH2 và CH3CH2NH2 là chất khí và có mùi khai.

[e] Để rửa ống nghiệm có dính anilin có thể trạng ống nghiệm bằng dung dịch HCl.

[g] Gạch cua nổi lên trên khi nấu riêu cua là hiện tượng đông tụ chất béo.

[h] Thành phần hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có chứa nguyên tố cacbon và nguyên tố hiđro.

Số phát biểu đúng là

A. 6.

B. 4.

C. 5.

D. 3.

Câu 75: Chỉ số axit là số mg KOH cần để trung hòa lượng axit béo tự do có lẫn trong 1 gam chất béo. Một loại chất béo X có chỉ số axit là 6,5299. Lấy 85,76 gam X cho tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch Y chứa 2 muối có tỉ lệ số mol là 21:10. Nếu đốt cháy hoàn toàn 0,165 mol X cần vừa đủ a mol khí O2 [đktc]. Biết X chỉ chứa 1 axit béo tự do và X tạo bởi các axit béo đã học trong chương trình. Giá trị của a là

A. 11,250.

B. 11,595.

C. 1,1595.

D. 1,1250.

Câu 76: Hỗn hợp A gồm axit xitric [C6H8O7: có 3 nhóm –COOH và 1 nhóm -OH], phenyl acrylat và 3 hidrocacbon mạch hở. Lấy 0,12 mol hỗn hợp A tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp muối B. Đốt cháy hoàn toàn lượng muối B này thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có 6,36 gam Na2CO3 và 7,392 lít CO2. Nếu đốt cháy hoàn toàn 0,12 mol hỗn hợp A thì cần 21,504 lít O2 và thu được 9,72 gam H2O. Biết các thể tích khí được đo ở đktc. Khi cho 17,2 gam hỗn hợp A tác dụng với dung dịch Br2 dư thì số mol Br2 phản ứng là.

A. 0,1300.

B. 0,1625.

C. 0,1600.

D. 0,2000.

Câu 77: Cho m gam hỗn hợp E gồm ba este đều đơn chức X, Y, Z [\[MX < MY < MZ\]] tác dụng với một lượng vừa đủ 0,5 lít dung dịch NaOH 1M, cô cạn hỗn hợp sau phản ứng thu được 47 gam chất rắn chứa 2 chất mạch hở và 11 gam hỗn hợp G gồm 2 ancol đồng đẳng kế tiếp. Cho toàn bộ hỗn hợp G tác dụng với Na dư thu được 3,36 lít H2 [đktc]. Phần trăm khối lượng của este X trong E có giá trị gần nhất là

A. 39,18%.

B. 30,96%.

C. 37,19%.

D. 35,21%.

Câu 78: Hỗn hợp E gồm amin X [no, mạch hở]; anken Y và ankin Z, Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol E cần dùng vừa đủ 0,37 mol O2, thu được N2, CO2 và 0,32 mol H2O. Nếu thêm vào 0,1 mol hỗn hợp E một nửa lượng Z có trong E rồi đốt cháy thu được 0,33 mol H2O và 0,225 mol CO2. Biết trong X mỗi nguyên tử cacbon liên kết với tối đa 1 nguyên tử nitơ, và trong hỗn hợp E ban đầu có thành phần phân trăm số mol của X nằm trong khoảng từ 50% đến 70%. Thành phần phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp E có giá trị gần nhất là

A. 17,36%.

B. 8,27%.

C. 30,00%.

D. 18,25%.

Câu 79: Hòa tan hết a gam hỗn hợp X gồm Cu, R và R[NO3]2 vào dung dịch chứa 0,42 mol H2SO4 loãng và 0,02 mol NaNO3, thu được dung dịch Y [chứa 58,74 gam chất tan chỉ gồm hỗn hợp muối trung hòa] và V lít khí NO [đktc]. Cho Y phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 0,82 mol NaOH, thu được 31,2 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. R là kim loại có hóa trị không đổi trong hợp chất. Nếu nung nóng 2a gam hỗn hợp X ở trên trong không khí đến phản ứng hoàn toàn thì thu được m gam chất rắn E [chứa CuO, RO]. Giá trị của m là:

A. 48,00 gam.

B. 44,40 gam.

C. 40,0 gam.

D. 47,60 gam.

Câu 80: Dung dịch A chứa các ion Cu2+, Al3+, Fe2+, Cr3+ và SO42-. Người ta tiến hành các bước thí nghiệm như sau:

Bước 1: Lấy 1 ít dung dịch A vào ống nghiệm, sau đó thêm từ từ dung dịch NH3 2M đến dư vào ống nghiệm này, để lắng kết tủa rồi lọc, tách được dung dịch B và hỗn hợp kết tủa C [có chứa 3 hidroxit của 3 cation ở trên]

Bước 2: Cho dung dịch NaOH 2M đến dư vào kết tủa C, lắc đều rồi thêm tiếp từ từ từng giọt dung dịch H2O2 [dư]. Sau đó lọc tách được dung dịch D và kết tủa E. Biết H2O2 có thể oxi hóa các hợp chất của Fe và hợp chất của Cr lên mức oxi hóa cao nhất.

Cho các phát biểu sau:

[1] Dung dịch B có chứa phức Cu2+ với NH3.

[2] Kết tủa C gồm 3 hidroxit lưỡng tính.

[3] Kết tủa E có màu nâu đỏ

[4] Dung dịch D có màu da cam của ion Cr2O72-.

[5] Nếu sục CO2 đến dư vào dung dịch D sẽ thu được kết tủa màu trắng.

[6] Nếu thêm muối NH4Cl rắn vào dung dịch D rồi đun nóng nhẹ sẽ thấy có khi có mùi khai thoát ra và kết tủa trắng xuất hiện.

Số phát biểu đúng là:

A. 2.

B. 3.

C. 5.

D. 4.

Đáp án đề thi thử Hóa 2022 Chuyên Sư phạm Hà Nội lần 1

Câu Đ/a Câu Đ/a Câu Đ/a Câu Đ/a
41 B 51 B 61 A 71 C
42 C 52 A 62 A 72 D
43 C 53 A 63 A 73 C
44 C 54 C 64 A 74 D
45 A 55 B 65 D 75 B
46 B 56 A 66 C 76 D
47 C 57 C 67 C 77 C
48 D 58 C 68 D 78 A
49 A 59 C 69 D 79 A
50 A 60 B 70 C 80 D

-/-

Mong rằng với các mẫu đề thi thử thpt quốc gia môn hóa 2022 mới nhất được cập nhật sẽ giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập thật tốt. Đừng quên xem thêm nhiều đề thi thử Hóa 2022 của các tỉnh khác trên cả nước đã được Đọc tài liệu cập nhật liên tục

Video liên quan

Chủ Đề