Dịch cấp độ 3 là màu gì


TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ Y TẾ TỈNH QUẢNG NINH
Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Trọng Diện - Giám đốc Sở Y tế
Địa chỉ: Tầng 19, Trụ sở Liên cơ quan số 3, phường Hồng Hà - thành phố Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh
Điện thoại: 0203.3825446 ; Fax: 0203.3827218; Email:
Giấy phép xuất bản: Số 06/GP-STTTT ngày 23/9/2016 của Sở Thông tin và Truyền thông

Cơ quan chịu trách nhiệm chính: Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

Địa chỉ: Số 250 - đường Hùng Vương – TP Nam Định

Điện thoại: (0228) 3631116 Fax: (0228) 3631330.

Email:

Theo tổng hợp của Bộ Y tế cập nhật đến 22 giờ ngày 23/10, cả nước có 22 tỉnh, thành đang ở cấp độ dịch Covid-19 màu xanh, bình thường mới (cấp độ 1), giảm 4 địa phương so với trước đó vài ngày. Bốn địa phương chuyển từ cấp độ dịch màu xanh sang màu vàng là: Bình Thuận, Đồng Nai, Tây Ninh, Trà Vinh.


Cụ thể, 22 tỉnh, thành phố đạt cấp 1 (vùng xanh) gồm: Bà Rịa-Vũng Tàu, Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Điện Biên, Hà Giang, Hà Nội, Hải Phòng, Hòa Bình, Kon Tum, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Ninh Bình, Phú Yên, Quảng Ninh, Sóc Trăng, Sơn La, Thái Bình, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái.

41 tỉnh, thành phố đạt cấp 2 (mức vàng), không có tỉnh thành nào ở mức cam hay đỏ. Trong đó có những địa phương toàn tỉnh màu vàng – không có xã, phường nào màu đỏ như: Long An (với lý do tỷ lệ người trên 65 tuổi tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng Covid-19 đạt 51,59%), Đồng Nai,Gia Lai, Đắk Nông, Bình Phước, Bình Định, Bình Dương, Cà Mau, Đà Nẵng, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hưng Yên, Khánh Hoà, Kiên Giang, Nghệ An, Ninh Thuận, Quảng Bình, Quảng Trị, Vĩnh Long, Vĩnh Phúc, Trà Vinh, Thừa Thiên Huế…

Như vậy, trong 5 thành phố trực thuộc trung ương, có 2 địa phương thuộc cấp độ 1 là Hà Nội và Hải Phòng, 3 thành phố còn lại gồm TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ là vùng vàng, thuộc cấp độ 2.

Cả nước có 143 huyện, xã phường, ấp/thôn ở mức mức cam - mức nguy cơ cao (trong đó có 16 huyện) và 59 xã phường mức đỏ - nguy cơ rất cao. Các chỉ số này đều tăng so với những ngày trước đó.

Theo đó, 3 tiêu chí đánh giá cấp độ dịch COVID-19 gồm:

Tiêu chí 1: Các ca mắc mới tại cộng đồng/ số dân/ thời gian

Tiêu chí 2: Độ bao phủ vaccine

Tiêu chí 3: Đảm bảo khả năng thu dung, điều trị của cơ sở khám chữa bệnh các tuyến.

Hướng dẫn tạm thời của Bộ Y tế nêu rõ yêu cầu đối với các tiêu chí là:

- Tiêu chí 1: Số ca mắc mới tại cộng đồng/100.000 người/tuần

Số ca mắc mới tại cộng đồng/100.000 người/tuần (ca mắc mới) được phân theo 04 mức độ từ thấp đến cao theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới (mức 1: 0 - < 20; mức 2: 20 – <50; mức 3: 50 - <150; mức 4: ≥150).

Các địa phương có thể điều chỉnh giảm hoặc tăng số ca mắc mới trong từng mức độ cho phù hợp với tình hình thực tế.

- Tiêu chí 2: Tỷ lệ người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 01 liều vaccine phòng COVID-19

Tỷ lệ người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 liều vaccine phòng COVID-19 phân theo 02 mức (≥70% người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 liều vaccine; <70% người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 liều vaccine). Các địa phương có thể điều chỉnh tỷ lệ tiêm chủng phù hợp với tình hình thực tiễn địa phương.

Hướng dẫn của Bộ Y tế nêu rõ trong tháng 10/2021, yêu cầu tối thiểu 80% người từ 65 tuổi trở lên được tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19. Từ tháng 11/2021, yêu cầu tối thiểu 80% người từ 50 tuổi trở lên được tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19.

- Tiêu chí 3: Đảm bảo khả năng thu dung, điều trị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh các tuyến

Theo đó, Bộ Y tế hướng dẫn các tỉnh, thành phố có kế hoạch thiết lập cơ sở thu dung, điều trị và kế hoạch bảo đảm số giường hồi sức cấp cứu (ICU) tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc tỉnh, thành phố (bao gồm cả y tế tư nhân) sẵn sàng đáp ứng tình hình dịch ở cấp độ 4.

Các quận, huyện, thị xã, thành phố (huyện) có kế hoạch thiết lập trạm y tế lưu động, tổ chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại cộng đồng và có kế hoạch cung cấp ô xy y tế cho các trạm y tế xã, phường, thị trấn (xã) để đáp ứng khi có dịch xảy ra. 

Bộ Y tế nêu rõ trường hợp không đạt được tiêu chí 3 thì không được giảm cấp độ dịch.

Phải tăng lên 1 cấp độ dịch nếu không đạt được yêu cầu về tỷ lệ tiêm vaccine của người cao tuổi (trừ khi địa bàn đang có dịch ở cấp độ 4 hoặc không có ca mắc).

Đồng thời Bộ Y tế cũng nêu rõ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ tình hình thực tiễn về diễn biến dịch, độ bao phủ vaccine, điều kiện thực tế (mật độ dân cư, điều kiện kinh tế xã hội, ...), khả năng ứng phó có thể điều chỉnh các tiêu chí, cấp độ dịch cho phù hợp, đảm bảo quy định tại Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ.

Bộ Y tế cũng yêu cầu, để đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần: xây dựng kịch bản và phương án bảo đảm công tác y tế phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 theo từng cấp độ dịch; tổ chức triển khai khi có dịch xảy ra trên địa bàn.

Tăng cường tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực truy vết, xét nghiệm, cách ly y tế và điều trị trên địa bàn. Tăng cường khả năng thu dung, điều trị và chăm sóc người mắc COVID-19.

- Vùng xanh (cấp 1 - bình thường mới): ở cấp xã hoặc phạm vi nhỏ hơn, số ca mắc dưới 20 ca/tuần, nhiều hơn hoặc bằng 70% người trên 18 tuổi được tiêm ít nhất 1 liều vaccine

Nếu số ca mắc từ dưới 20 đến 50 ca/tuần nhưng số người từ 18 tuổi đã tiêm ít nhất 1 mũi vaccine trên hoặc bằng 70 % cũng xếp là vùng xanh.

- Vùng vàng (cấp 2 - nguy cơ trung bình): số ca mắc từ 20-50 ca/tuần, tỉ lệ tiêm chủng dưới 70%.

- Vùng cam (cấp 3 - nguy cơ cao): số ca mắc 50-150 ca/tuần, tỉ lệ tiêm chủng dưới 70%. Nếu tỉ lệ tiêm chủng trên 70% xếp ở mức 2.

- Vùng đỏ (cấp 4 - nguy cơ rất cao): số ca mắc trên 150 ca/tuần, tỉ lệ tiêm vaccine dưới 70%. Nếu tỉ lệ tiêm chủng trên 70% xếp ở mức 3.