Độ tuổi tăng chiều cao của con trai

TPO - Theo quan điểm trước đây, đến năm 18 tuổi thì con gái sẽ ngừng cao, còn con trai đến năm 20 tuổi. Về mặt sinh lý thì tới khoảng cuối năm 21 tuổi, các xương của chúng ta bắt đầu gắn kết chặt lại với nhau, nhưng không có nghĩa là chiều cao không còn cơ hội phát triển.

Bác sĩ cho đến bao nhiêu tuổi, chiều cao ngưng phát triển? Em cảm ơn bác sĩ.

                                                                                                                haianh1992@gmailcom

 Ths.Bs. Nguyễn Thị Hải Yến- Khoa Dinh dưỡng Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP. Hà Nội trả lời:

 Theo quan điểm trước đây đến năm 18 tuổi thì con gái sẽ ngừng cao, còn con trai thì đến năm 20 tuổi. Về mặt sinh lý thì tới khoảng cuối năm 21 tuổi, các xương của chúng ta bắt đầu gắn kết chặt lại với nhau, nhưng điều đó không có nghĩa là chiều cao không còn cơ hội phát triển.

Thực tế, chiều cao của chúng ta được các hormon tăng trưởng điều chỉnh một phần lớn, các yếu tố dinh dưỡng, vận động và môi trường sống cũng đóng góp tương đối vào quá trình này.

Theo các nhà khoa học, khi bạn bước qua tuổi 21 rồi, nếu cơ thể vẫn sản sinh được hormon tăng trưởng chiều cao, thì tất nhiên, bạn vẫn cứ cao lên vài cm nữa. Cơ thể mỗi người mỗi khác và sự ổn định hormon ở mỗi người cũng vậy cho nên có những người vừa dậy thì xong, chưa vào tuổi 18 đã ngừng phát triển, tăng chiều cao nhưng cũng có những bạn cứ cao thêm chút ít mỗi năm đến tận lúc 22, 23 tuổi.

Giai đoạn dậy thì là lúc các bé trai và bé gái trưởng thành và phát triển nhanh nhất cả về thể chất và tâm lý hơn bất kỳ lúc nào. Cơ thể trẻ lớn lên một cách mạnh mẽ, xương dài ra để phát triển chiều cao, trọng lượng cơ thể tăng lên đáng kể, sau giai đoạn này thì tốc độ tăng chiều cao sẽ chậm lại. Quá trình này thường bắt đầu xuất hiện ở lứa tuổi từ 8-13 đối với bé gái và 9-14 đối với bé trai.

Trong độ tuổi này trẻ cần phải thường xuyên kiểm tra xem mình đã đạt được chiều cao “chuẩn” của độ tuổi hay chưa. Nếu chưa đạt được chiều cao chuẩn theo khuyến nghị của tổ chức thế giới WHO thì cần có giải pháp để nâng cao tầm vóc. Bảng chiều cao chuẩn của con trai và con gái từ 8-18 tuổi dưới đây được xem là công cụ đắc lực giúp bạn có thể chủ động trong việc kiểm soát chiều cao của mình.

Độ tuổi tăng chiều cao của con trai

Độ tuổi tăng chiều cao của con trai

Hướng dẫn sử dụng bảng chiều cao chuẩn của trẻ từ 8-18 tuổi

Bảng được chia làm 4 cột: Tuổi: Tháng – Chiều cao trung bình – +1 SĐ – + 2 SĐ

– Cột Tuổi: Tháng – Bạn tham chiếu đúng theo độ tuổi và tháng để được kết quả chính xác

– Cột Chiều cao trung bình (cm) – Cho biết chiều cao chuẩn mà bạn cần phải đạt được

– +1 SĐ – Chiều cao đạt được là lý tưởng

– +2 SĐ – Chiều cao lý tưởng vượt trội

Hướng dẫn đo chiều cao đơn giản chính xác nhất

Sử dụng thước đo chiều cao được đóng cố định vào tường

– Khi đo, thước đo phải cố định, thẳng, vuông góc với sàn nhà

– Vạch số 0 phải sát với sàn nhà

– Trẻ đi chân không, đứng thẳng, quay lưng vào tường

– Đầu, hai vai, mông, bắp chân, gót chân áp sát vào tường

– Mắt nhìn thẳng ra phía trước, 2 tay xuôi theo thân mình

– Dùng bảng gõ áp sát đỉnh đầu, vuông góc với thước đo

Lưu ý: Bỏ giày, mũ, áo khoắc trước khi đo, đo tối thiểu 1 tháng 1 lần

Cách tăng chiều cao bằng bổ sung dinh dưỡng và tập thể dục

Trong giai đoạn dậy thì này, phần sụn ở đầu xương đang phát triển rất nhanh để phát triển chiều cao. Lúc này cơ thể cần một chế độ dinh dưỡng đầy đủ đặc biệt là Canxi. Ngoài ra để xương dẻo giai và chắc khỏe thì các bạn nhỏ phải thường xuyên tập luyện các môn thể thao giúp kéo dãn cơ thể như kéo xà, bơi lội, bóng rổ…

Chế độ dinh dưỡng giàu Canxi (dạng nano dễ hấp thu) Vitamin D3, MK7 và các khoáng chất như Kẽm, Mn, Si, Magie, Đồng, Boron. Nên hạn chế đồ ăn nhiều giàu mỡ, có ga và chất kích thích. Sinh hoạt điều độ, ngủ sớm, ngủ đủ giấc giúp cho cơ thể tiết ra hooc môn tăng trưởng cho cơ thể đạt được chiều cao lý tưởng.

Độ tuổi tăng chiều cao của con trai

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, các vitamin và khoáng chất dễ hấp thu hỗ trợ tăng chiều cao tối đa có nhiều nhất ở trong sữa đặc biệt là sữa công thức. Các Vitamin D3 và MK7 sẽ giúp giúp xương chắc khỏe vừa dẻo dai bằng cách giúp cho cơ thể hấp thu tối đa Canxi từ ruột vào xương, tăng sản xuất Collage cho xương. Dưỡng chất MK7 là chất dẫn quan trọng giúp cơ thể hấp thu tối đa Canxi và tránh đào thải ra ngoài. Dưới đây là các loại sữa giàu Canxi, Vitamin D3, MK7… giúp tăng chiều cao cho trẻ.

Sữa Asumiru Nhật Bản giúp tăng cường hooc môn tăng chiều cao

Nghiên cứu khoa học cho thấy Hóc môn tăng trưởng của trẻ tiết ra mạnh nhất vào ban đêm khi trẻ ngủ say giấc. Chính vì vậy mẹ nên cho bé uống sữa Asumiru trước khi ngủ 1-2 tiếng để đạt hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra, khi mẹ cho bé sử dụng sữa Asumiru đúng thời điểm dạy thì của con thì hiệu quả vượt trội!

Độ tuổi tăng chiều cao của con trai

Canxi là khoáng chất quan trọng nhất đối với thời kỳ phát triển chiều cao của trẻ. Tuy nhiên, để cung cấp đủ Canxi theo nhu cầu dinh dưỡng của trẻ thì mẹ phải bổ sung rất nhiều thức ăn từ Cá, thịt, trướng, rau, củ…. ngoài ra còn phải bổ sung các chất xúc tác giúp cơ thể dễ dàng chuyển hóa.

Để giải quyết vấn đề này giúp mẹ, trong sữa Asumiru với công thức “Triple Calcium” là sự phối hợp của 3 loại Canxi khác nhau giúp tăng khả năng hấp thu Canxi đến mức cao nhất.

+ Canxi từ xương cá

+ Canxi từ khoáng chất hạt vừng

+ Canxi từ San hô thiên nhiên

Sự phối hợp các loại Canxi từ các nguồn này giúp nâng cao khả năng hấp thu canxi làm cho xương có chất lượng tốt với lượng và mật độ xương cao. Từ đó giúp hỗ trợ phát triển của hệ xương, tăng trưởng chiều cao tối đa.

Lưu ý: Ngoài việc duy trì sử dụng các loại sữa giúp tăng chiều cao ở trên trong một thời gian nhất định. Để đánh giá hiệu quả của sản phẩm, theo định kỳ mẹ nên đo chiều cao và tham chiếu với Bảng Chiều Cao Chuẩn để theo dõi sự tăng trưởng của trẻ. Trường hợp bé tăng trưởng đều mẹ tiếp tục duy trì, trường hợp trẻ tăng chiều cao chậm hoặc không tăng thì mẹ cần đánh giá chế độ ăn uống và tập luyện của con để thay đổi cho phù hợp.

Mọi thắc mắc hoặc tư vấn lựa chọn sản phẩm sữa tăng chiều cao dành cho trẻ, các mẹ có thể liên hệ trực tiếp với bộ phận tư vấn dinh dưỡng của Sữa Bột Tốt thông qua Hotline: 024.3232.1527

Sự phát triển chiều cao của con trai thường kéo dài đến một thời điểm nhất định và nam giới hoàn toàn có hy vọng được cao hơn trong khoảng thời gian này thông qua tác động từ bên ngoài. Vậy con trai bao nhiêu tuổi thì hết tăng chiều cao? Đây là vấn đề được rất nhiều người quan tâm.

Giải đáp: Con trai bao nhiêu tuổi thì hết tăng chiều cao?

Chiều cao của con trai thường chỉ phát triển đến một thời điểm nhất định rồi dừng lại tùy thuộc vào quá trình khoáng hóa của xương. Thông thường, khi sụn tăng trưởng đã hợp nhất và xương mới không còn được sản sinh thì chiều cao của bé trai chính thức bước vào giai đoạn “dậm chân tại chỗ” do xương không còn tiếp tục kéo dài hơn.

Độ tuổi tăng chiều cao của con trai
Con trai bao nhiêu tuổi thì hết tăng chiều cao là thắc mắc được nhiều người quan tâm

Vậy, con trai bao nhiêu tuổi thì hết tăng chiều cao?

Trong hầu hết các trường hợp, quá trình tăng trưởng chiều cao của các bé trai diễn ra mạnh mẽ nhất ở giai đoạn dậy thì. Cho đến khi bước vào tuổi trưởng thành, sự phát triển chiều cao có khuynh hướng chậm lại. Mỗi năm chỉ cao thêm được khoảng 1 – 3cm nữa và dừng hẳn trong 2 – 3 năm sau đó, thông thường là năm 20 tuổi. 

Tuy nhiên, một số ít trường hợp quá trình phát triển chiều cao ở con trai kéo dài cho đến năm 25 tuổi mới chấm dứt do có chế độ ăn uống, vận động và nghỉ ngơi khoa học. Nếu sau độ tuổi này mà chiều cao của nam giới vẫn tiếp tục tăng thêm với tốc độ nhanh thì cần thận trọng đi khám bác sĩ bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng rối loạn tuyến yên.

Các giai đoạn phát triển chiều cao của con trai

Theo quá trình tăng trưởng chiều cao tự nhiên của con người, chiều cao của con trai cũng phát triển qua 3 giai đoạn chính như sau:

  • Giai đoạn bào thai: Nếu mẹ được chăm sóc tốt, có chế độ dinh dưỡng hợp lý và cơ thể khỏe mạnh thì trẻ có thể đạt được chiều cao ở mức tiêu chuẩn là 50cm, thậm chí là cao hơn. Đây được xem là tiền đề vững chắc cho sự tăng trưởng chiều cao của trẻ sau khi chào đời.
  • Giai đoạn 3 năm đầu đời: Quá trình phát triển chiều cao của con trai diễn ra khá mạnh mẽ trong năm đầu tiên sau khi ra đời. Có bé cao lên đến 25cm. Từ năm 2 tuổi đến năm 3 tuổi, mỗi năm các bé trai có thể cao thêm đến 10cm. Theo tiến độ này thì chỉ trong vòng 3 năm, chiều cao của trẻ có thể đạt đến mức 95cm. Điều này vô cùng có lợi đối với sự phát triển chiều cao trong của con trai trong giai đoạn tiếp theo.
  • Giai đoạn dậy thì: Tuổi dậy thì của con trai thường kéo dài từ năm 9 tuổi cho đến năm 14 tuổi. Một số trẻ dậy thì sớm hơn hoặc giai đoạn dậy thì kéo dài lâu hơn. Đây là giai đoạn quá trình khoáng hóa xương diễn ra với tốc độ mạnh nhất. Lượng hormone tăng trưởng cũng được cơ thể sản sinh nhiều hơn thúc đẩy quá trình tăng trưởng chiều cao của con trai diễn ra mạnh mẽ. Chính vì vậy mà nhiều bé trai có sự cao lớn vượt trội sau tuổi dậy thì.

Sự phát triển chiều cao của con trai ở tuổi dậy thì

Tuổi dậy thì là giai đoạn quan trọng nhất đối với sự phát triển chiều cao của con trai. Một số bé trai bước vào tuổi dậy thì khá sớm khi mới 8-9 tuổi nhưng cũng có bé dậy thì muộn ở tuổi 14, 15. Trong giai đoạn này, sự tăng trưởng chiều cao diễn ra với tốc độ khá nhanh, nhất là từ năm 12 – 15 tuổi.

Độ tuổi tăng chiều cao của con trai
Chiều cao của con trai phát triển vượt trội trong giai đoạn dậy thì

Giai đoạn dậy thì của con trai thường kéo dài trong khoảng 2 – 5 năm. Lúc này, các bé trai thường có sự phát triển đáng kinh ngạc về chiều cao. Trung bình mỗi năm, trẻ có thể cao lên khoảng 7,6cm trong suốt giai đoạn dậy thì. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng chiều cao của mỗi cá nhân có thể khác nhau vì thời điểm bắt đầu tuổi dậy thì không giống nhau. 

Một số bé trai mặc dù tuổi dậy thì kéo dài nhưng điều này cũng không đồng nghĩa với việc có chiều cao phát triển tốt hơn so với người khác. Sau 18 tuổi, chiều cao của con trai thường phát triển rất chậm. Đến một thời điểm nhất định, chiều cao của nam giới sẽ ngừng phát triển hẳn do các sụn tăng trưởng đã hợp nhất, quá trình khoáng hóa xương không còn khiến các đầu xương không tiếp tục dài ra.

Nhìn chung, giai đoạn dậy thì dài hay ngắn sẽ không ảnh hưởng đến chiều cao cuối cùng của con trai. Tuy nhiên, nó có tác động trực tiếp vào thời điểm bắt đầu và ngừng tăng trưởng chiều cao của trẻ.

Chiều cao của con trai có thể thay đổi trong ngày không?

Chiều cao của con trai hay con gái đều không giữ nguyên mà có sự chênh lệch vào một số thời điểm nhất định trong ngày. Nếu để ý, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy vào buổi sáng, chiều cao của bản thân sẽ lớn hơn một chút so với buổi tối.

Sở dĩ có hiện tượng này là do trong giấc ngủ dài vào ban đêm, toàn bộ cơ thể được thư giãn nên đĩa đệm cột sống và các khớp xương cũng thả lỏng. Điều này khiến chiều cao của con trai lúc mới ngủ dậy thì dài hơn so với buổi tối.

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của con trai

Có nhiều yếu tố tác động đến sự phát triển chiều cao của con trai như:

  • Chế độ ăn uống: Nghiên cứu cho thấy, những bé trai có chế độ dinh dưỡng đầy đủ thường có thân hình cao lớn, khỏe mạnh hơn so với những trẻ khác. Nếu ăn uống thiếu dưỡng chất, nhất là protein, vitamin A, D và canxi thì trẻ rất dễ bị còi xương, suy dinh dưỡng và chậm phát triển về chiều cao.
  • Di truyền: Yếu tố di truyền cũng chi phối đến chiều cao của con trai. Khoảng 80% chiều cao của nam giới chịu ảnh hưởng của gen di truyền và 20% còn lại là tác động từ yếu tố bên ngoài. Chiều cao dự đoán của các bé trai khi trưởng thành thường được tính bằng cách lấy chiều cao của bố mẹ cộng lại với nhau, sau đó đem chia cho 2 và lấy kết quả tính được cộng thêm 6cm.
  • Rèn luyện thể chất: Vận động giúp kích thích xương phát triển, đồng thời tăng cường lưu thông máu đến nuôi dưỡng xương khớp.
Độ tuổi tăng chiều cao của con trai
Chế độ vận động hàng ngày có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển chiều cao của con trai
  • Giấc ngủ: Trong giấc ngủ say, cơ thể sẽ sản xuất nhiều hormone tăng trưởng các các loại hormone tuyến giáp kích thích sự phát triển của xương. Tình trạng mất ngủ, thiếu ngủ, rối loạn giấc ngủ đều có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng chiều cao của bé. Vì vậy, trong giai đoạn phát triển chiều cao các bé trai cần đảm bảo được ngủ đủ giấc và đi ngủ sớm.
  • Thuốc men: Một số thuốc tân dược được sử dụng trong điều trị bệnh rối loạn ADHD hay sử dụng thuốc corticosteroid kéo dài đều có thể làm chậm sự phát triển chiều cao của con trai.
  • Mất cân bằng hormone: Tình trạng rối loạn hormone có thể khiến chiều cao của con trai phát triển chậm lại hoặc tăng vọt.
  • Các vấn đề về sức khỏe: Một số bệnh lý có thể khiến bé trai còi cọc, chậm phát triển về chiều cao như bệnh ở tuyến giáp, bệnh về xương (gãy xương, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp, biến dạng cột sống, còi xương), hội chứng turner, loạn sản sụn xương, hội chứng down, hội chứng Russell-Silver, béo phì.

Cha mẹ nên đưa con đi khám ngay nếu bé trai có bất thường về sự phát triển chiều cao có những tình trạng sau:

  • Thừa cân, béo phì
  • Suy dinh dưỡng
  • Chiều cao phát triển quá nhanh hoặc quá chậm so với bình thường khiến trẻ co hoặc hơn nhiều so với các bé trai cùng trang lứa.
  • Trẻ mắc các bệnh lý cần được điều trị để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao sau này, nhất là các vấn đề ở xương khớp, tuyến giáp.
  • Đến 14 tuổi mà trẻ chưa bước vào tuổi dậy thì.

Chiều cao trung bình của con trai 

Theo kết quả của chương trình Tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc 2019- 2020, nam thanh niên Việt Nam có chiều cao trung bình là 168,1 cm. So sánh con số này với năm 2010 thì chiều cao của con trai Việt đã được cải thiện khoảng 3,7cm nhưng vẫn còn thấp hơn so với chiều cao trung bình của thế giới.

Tại các nước trong cùng khu vực Đông Nam Á, chiều cao trung bình của nam thanh niên Việt Nam cao hơn so với một số nước như Campuchia, Lào hay Indonesia nhưng lại thấp hơn Thái Lan, Malaysia hay Singapore.

Có nhiều nguyên nhân khiến cho chiều cao trung bình của con trai Việt Nam thấp hơn so với tiêu chuẩn được Tổ chức Y tế thế giới đưa ra là do:

  • Chế độ dinh dưỡng không nghèo nàn trong thời kỳ mang thai khiến cơ thể mẹ không đủ cung cấp được các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển khung xương của thai nhi. Sau khi chào đời, việc ăn uống không đầy đủ cũng khiến cho con trai chậm phát triển chiều cao.
  • Nhiều phụ nữ lấy chồng và sinh con sớm khi cơ thể chưa phát triển hoàn thiện làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng chiều cao của con trai.
  • Ít vận động. Hoạt động thể chất tại các trường học chưa được chú trọng.
  • Thường xuyên thức khuya và ngủ không đủ giấc.

Trong những năm gần đây, đời sống kinh tế và vật chất của người Việt ngày càng được nâng cao góp phần đáng kể vào việc cải thiện chiều cao của nam thanh niên. Đây là một tín hiệu đáng mừng nhưng để phấn đấu đạt được mức chiều cao lý tưởng thì nam giới cần tích cực thực hiện các biện pháp tác động thông qua chế độ dinh dưỡng, vận động cũng như lối sống hàng ngày.

Cách tăng chiều cao cho con trai

Mặc dù yếu tố gen di truyền là không thể thay đổi nhưng nam giới vẫn có thể tác động thông qua những yếu tố khác để cải thiện chiều cao của bản thân. Dưới đây là một số cách cải thiện chiều cao cho con trai:

  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng: Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu protein, canxi, vitamin A, D, phospho và các dưỡng chất khác trong chế độ ăn. Đây là những chất rất cần thiết cho sự phát triển của hệ cơ xương khớp. Ngoài ra, nam giới cần chú ý ăn sáng đầy đủ, không bỏ bữa, hạn chế ăn vặt hoặc lạm dụng các thức ăn nhanh thường xuyên.
Độ tuổi tăng chiều cao của con trai
Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng giúp con trai phát triển chiều cao tốt hơn
  • Tắm nắng: Thói quen tắm nắng trước 9h sáng hoặc sau 4h chiều sẽ giúp cơ thể được bổ sung một lượng lớn vitamin D. Chất này giúp tăng cường khả năng hấp thụ canxi trong cơ thể, tạo điều kiện cho xương phát triển tốt hơn làm tăng chiều cao cho con trai.
  • Ngủ sớm và đủ giấc: Đi ngủ sớm, ngủ đủ giấc và có được giấc ngủ say vào ban đêm sẽ giúp tăng cường sản sinh hormone tăng trưởng. Điều này giúp đảm bảo cho sự phát triển chiều cao vượt trội của con trai. Vì vậy, nam giới nên hạn chế thức khuya ,cố gắng đi ngủ sớm vào buổi tối và ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi ngày.
  • Tập thể dục: Các hoạt động thể chất có thể giúp kích thích sự phát triển của xương, giúp xương kéo dài hơn. Vì vậy, các bé trai đang trong giai đoạn phát triển mạnh cần tăng cường tập thể dục, thể thao mỗi ngày và tham gia các hoạt động ngoài trời để cao lớn, khỏe mạnh hơn. Các bộ môn thể thao có độ rướn như cầu lông, bóng rổ hay bơi lội… đặc biệt có lợi cho sự tăng trưởng chiều cao của con trai.
  • Điều trị các vấn đề về sức khỏe: Một số bệnh lý có thể ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của nam giới cần được điều trị triệt để từ sớm để không ảnh hưởng đến quá trình khoáng hóa xương.
  • Sử dụng viên uống tăng chiều cao: Sự xuất hiện của các loại thực phẩm chức năng tăng chiều cao đã tiếp thêm hy vọng cải thiện chiều cao cho phái mạnh. Tuy nhiên, cần sáng suốt lựa chọn những sản phẩm uy tín để sử dụng nhằm tránh gặp phải tình trạng “tiền mất tật mang”.

Những thông tin trên đây đã giúp bạn tìm ra lời giải đáp cho thắc mắc “Con trai bao nhiêu tuổi thì hết tăng chiều cao?” Nhìn chung, các bé trai đều cần một khoảng thời gian nhất định để phát triển hoàn thiện về chiều cao. Thời điểm kết thúc tăng chiều cao ở nam giới còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Phái mạnh nên duy trì lối sống lạnh mạnh, có chế độ dinh dưỡng hợp lý và tích cực vận động ngay từ khi còn nhỏ để đảm bảo phát triển tối ưu về chiều cao.