Doạ sảy thai ra máu như thế nào

Dọa sảy thai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục

Dọa sảy thai thường gặp ở những tuần lễ đầu của thai kỳ. Nguyên nhân có thể là sự bất thường về nhiễm sắc thể, bất đồng nhóm máu giữa mẹ và thai hay do một số bệnh của mẹ.

Sẩy thai ra máu như thế nào?

Sẩy thai tiến triển theo quá trình, gồm nhiều giai đoạn, từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc [thai bị đẩy ra ngoài]. Thông quan hiện tượng chảy máu âm đạo, mẹ bầu có thể biết được mức độ nguy hiểm của việc mất thai đang ở giai đoạn nào. Cụ thể như:

- Dọa sảy: Các mẹ bầu hãy để ý nếu nhận thấy âm đạo ra máu nhưng lượng máu lúc này ít và có màu đỏ sậm hay bầm đen thì đây có thể là một trong những dấu hiệu đầu tiên cảnh báo dọa sảy thai. Thông thường, lúc này thai phụ sẽ cảm thấy đau lưng dưới, chuột rút. Các biểu hiện này sẽ xuất hiện trong vài ngày. Mẹ đừng bao giờ xem thường vấn đề này, tốt nhất nên đi khám để nhận được chẩn đoán chính xác nhất.

Một trongnhững dấu hiệu đầu tiên của sảy thailà ra máu đỏ tươi với số lượng nhiều [Ảnh minh họa]

- Sảy thai không hoàn toàn: Lúc này thai phụ sẽ cảm thấy đau bụng và lưng. Đồng thời máu âm đạo xuất hiện và đi kèm theo chứng chuột rút nghiêm trọng.

- Sảy thai hoàn toàn: Máu sẽ ra đột ngột, mạnh mẽ theo từng cơn co tử cung. Bào thai lúc này bị đẩy ra ngoài tử cung.

- Thai chết lưu: Đây là dạng sảy thai mà thai đã bị hỏng nhưng vẫn lưu lại trong tử cung. Với trường hợp này, mẹ sẽ thấy máu âm đạo xuất hiện nhưng với số lượng ít, đổng thời các triệu chứng ốm nghén biến mất và tim thai không còn hoạt động.

Thường thì sau khi sảy thai, hiện tượng ra huyết sẽ kéo dài trong vòng khoảng từ 1 – 2 tuần và bạn có thể có cảm giác đau bụng trong thời gian này. Tuỳ theo kích thước thai nhi và hình thức sảy thai mà cảm giác đau bụng và lượng máu ra ở mỗi phụ nữ là khác nhau.

Chính vì thế, hện tượng chảy máu âm đạo trong bất kì thời điểm nào của thai kì là điều vô cùng quan trọng vì thế mẹ bầu không được phép coi thường. Dù số lượng máu ra nhiều hay ít, mẹ cũng cần đến bệnh viện kiểm tra trước khi quá muộn.

1. Dấu hiệu Sảy thai điển hình

Sảy thai là hiện tượng kết thúc thai kỳ trước tuần thai thứ 20, có thể do nhiều nguyên nhân và rất khó xác định rõ ràng. Thai lúc này mới ở giai đoạn phát triển đầu tiên nên cân nặng thường dưới 500g, bị tống khỏi buồng tử cung với những dấu hiệu đặc trưng.

Khi có Dấu hiệu sảy thai thường rất khó can thiệp giữ thai

Những dấu hiệu sảy thai gồm:

1.1. Chảy máu âm đạo

Hiện tượng chảy máu âm đạo diễn ra khá phổ biến và là hiện tượng bình thường ở 3 tháng đầu của thai kỳ. Tuy nhiên nếu âm đạo chảy máu đỏ tươi hoặc màu nâu mận chín lặp đi lặp lại thì có khả năng hormone cơ thể thai phụ đang sụt giảm và sảy thai có thể đang diễn ra. Một số trường hợp chảy máu nặng, có thể vón thành cục xuất hiện trong một vài ngày rồi biến mất.

Nếu bị chảy máu âm đạo bất thường, nhất là sau khi bị chấn thương ảnh hưởng đến vùng bụng hoặc thai phụ có tiền sử sảy thai thì cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Chảy máu âm đạo là dấu hiệu sảy thai phổ biến nhất

1.2. Mất triệu chứng thai nghén

Ở giai đoạn mang thai đầu, thai phụ thường gặp phải nhiều triệu chứng ốm nghén như: Chán ăn, buồn nôn, căng tức ngực,… nhưng đột nhiên biến mất thì rất có thể thai kỳ đã dừng lại.

1.3. Đau lưng, đau bụng dưới

Triệu chứng đau này khá giống khi bạn đến kỳ kinh nguyệt, tuy nhiên nếu nó xuất hiện trong thai kỳ thì cần hết sức cẩn thận. Đau bụng dưới là biểu hiện thường gặp nhất của thai ngoài tử cung, sảy thai. Đặc biệt nếu các cơn co thắt tử cung xảy ra gây khó thở, đau thắt, sau đó chảy máu âm đạo thì cần sớm tới bệnh viện khám càng sớm càng tốt.

1.4. Dịch âm đạo bất thường

Phụ nữ mang thai thường tiết nhiều dịch nhờn hơn để giúp môi trường âm đạo ẩm ướt, tuy nhiên nếu dịch nhờn quá nhiều có màu hồng do máu hoặc đi kèm cục máu đông thì đây là dấu hiệu nguy hiểm.

1.5. Chuột rút kèm chảy máu

Thai nhi đè nặng làm tăng áp lực vùng chậu, nếu đi kèm với khó thở, chảy máu âm đạo thì khả năng cao bạn đã bị sảy thai hoặc chuẩn bị sảy thai.

Sảy thai khiến người mẹ đau bụng dữ dội

1.6. Thử thai âm tính

Nếu bạn đã thử thai dương tính nhưng sau đó thử lại thấy âm tính thì rất có thể bạn mang thai ngoài tử cung, sảy thai.

Trong một số trường hợp, sảy thai do thai ngoài tử cung khiến thai phụ có những triệu chứng toàn thân khác như: Tiêu chảy, nôn mửa, đau bụng dữ dội một bên, đau vai, cảm giác lâng lâng dễ ngất xỉu,…

Nếu bà bầu gặp phải những triệu chứng bất thường trên, cần tới khám bệnh viện sớm nhất có thể để chẩn đoán và can thiệp kịp thời. Nếu không may sảy thai mà tử cung bị nhiễm trùng hoặc gặp phải tình trạng khác, người bệnh cần được can thiệp y tế để loại bỏ bào thai và mô sót lại, giúp tử cung tự lành.

Bệnh căn

Việc sẩy thai tự nhiên đơn thuần có thể là kết quả của một số loại virut như rõ nhất là cytomegalovirus, virut herpes, parvovirus và rubella virus - hoặc do các rối loạn có thể thỉnh thoảng gây sẩy thai hoặc sẩy thai liên tiếp [ví dụ, bất thường về nhiễm sắc thể hoặc di truyền mendelian, các thiếu hụt trong giai đoạn hoàng thể]. Các nguyên nhân khác bao gồm bất thường về miễn dịch, chấn thương lớn, và các bất thường tại tử cung [ví dụ như u xơ, dính buồng]. Thông thường nhất, nguyên nhân là không rõ.

Các yếu tố nguy cơ sẩy thai tự nhiên bao gồm:

  • Tuổi mẹ > 35

  • Tiền sử sẩy thai tự nhiên

  • Hút thuốc lá

  • Sử dụng một số loại thuốc nhất định [ví dụ: cocaine, rượu, liều cao caffein]

  • Bệnh mãn tính kiểm soát kém [ví dụ, tiểu đường, cao huyết áp, rối loạn tuyến giáp quá mức] ở người mẹ

Các rối loạn tuyến giáp cận lâm sàng, tử cung ngả sau, và các chấn thương nhỏ chưa được chứng minh là nguyên nhân gây sẩy thai tự nhiên.

Triệu chứng và Dấu hiệu

Các triệu chứng của sẩy thai tự nhiên bao gồm đau co thắt vùng chậu, chảy máu, và cuối cùng là đẩy tổ chức thai ra ngoài. Sẩy thai muộn tự nhiên có thể bắt đầu với dịch tràn ra khi các màng vỡ. Hiếm khi chảy máu rầm rộ. Cổ tử cung mở rộng cho thấy việc sẩy thai là không thể tránh khỏi.

Nếu các thành phần của phôi thụ thai vẫn còn trong tử cung sau khi sẩy thai tự nhiên, thì xuất huyết âm đạo có thể xảy ra, đôi khi trì hoãn chậm sau vài giờ đến vài ngày. Nhiễm trùng cũng có thể phát triển, gây sốt, đau, và đôi khi nhiễm khuẩn huyết.

Chẩn đoán

  • Tiêu chuẩn lâm sàng

  • Thông thường siêu âm và định lượng beta -hCG [beta-hCG]

Chẩn đoán doạ sẩy thai, sảy thai không thể tránh khỏi, không hoàn toàn, hoặc hoàn toàn thường dựa trên các tiêu chuẩn lâm sàng [xem Bảng: Các triệu chứng và dấu hiệu đặc trưng trong sẩy thai tự nhiên Các triệu chứng và dấu hiệu đặc trưng trong sẩy thai tự nhiên Sẩy thai tự nhiên là phôi thai hay thai chết hay sự tụt ra các thành phần thụ thai trước 20 tuần tuổi thai mà không có sự can thiệp. Doạ sẩy thai là chảy máu âm đạo mà không có sự giãn mở cổ... đọc thêm ] và xét nghiệm nước tiểu thấy có thai. Tuy nhiên, siêu âm và định lượng beta-hCG huyết thanh thường được thực hiện để loại trừ thai ngoài tử cung và để xác định liệu các thành phần của thai có còn trong tử cung hay không [gợi ý rằng sẩy thai không hoàn toàn thì rõ hơn là hoàn toàn]. Tuy nhiên, kết quả có thể không kết luận được, đặc biệt là trong giai đoạn thai sớm.

Hỏng thai bị nghi ngờ nếu tử cung không to dần lên hoặc nếu định lượng beta-hCG thấp so với tuổi thai hoặc không tăng gấp đôi trong vòng 48 đến 72 giờ. Thai bi hỏng được xác nhận nếu siêu âm cho thấy bất kỳ điều nào sau đây:

  • Sự biến mất của hoạt động tim phôi đã được phát hiện trước đó

  • Không có hoạt động như vậy khi chiều dài đầu mông thai là > 7 mm

  • Không có phôi thai [xác định bởi siêu âm âm đạo] khi đường kính đường kính trung bình [trung bình của đường kính đo bằng 3 mặt phẳng trực giao] là > 25 mm

Đối với hỏng thai liên tiếp Hỏng thai liên tiếp Sẩy thai tự nhiên là phôi thai hay thai chết hay sự tụt ra các thành phần thụ thai trước 20 tuần tuổi thai mà không có sự can thiệp. Doạ sẩy thai là chảy máu âm đạo mà không có sự giãn mở cổ... đọc thêm , xét nghiệm để xác định nguyên nhân mất thai là cần thiết.

Video liên quan

Chủ Đề