Doanh nghiệp nước ngoài xử lý rác thải

Xử lý rác thải tốt không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn tiết kiệm năng lượng. Xử lý rác thải không chỉ là câu chuyện của Chính phủ mà còn là việc đầu tư kinh doanh của nhà đầu tư tư nhân. Vì vậy đã thu hút nhà đầu tư thành lập công ty xử lý rác thải có vốn nước ngoài

Show

Do nhu cầu tăng, không chỉ các nhà đầu tư Việt Nam mà ngày càng có nhiều nhà đầu tư nước ngoài tham gia công ty xử lý rác thải. Vậy làm thể nào để thành lập các doanh nghiệp một cách hợp pháp ? Trong bài viết này, chúng tôi tư vấn về tất cả các vấn đề pháp lý trước, trong và sau khi thành lập công ty công ty xử lý rác thải có vốn nước ngoài.

1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh việc thành lập công ty công ty xử lý rác thải có vốn nước ngoài

Cơ sở pháp lý điều chỉnh việc thành lập công ty công ty xử lý rác thải có vốn nước ngoài là các văn bản pháp luật sau đây:

  • Luật đầu tư 2014;
  • Luật doanh nghiệp 2014;
  • Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
  • Nghị định 118/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật đầu tư;
  • Quyết định 10/2007/QĐ-TTg ban hành hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam;
  • Biểu cam kết của Việt Nam trong WTO;
  • Các Hiệp định tự do thương mại song phương và đa phương mà Việt Nam tham gia (FTAs);
  • Các luật thuế hiện hành;
  • Nghị định 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu
  • Thông tư 83/2016/TT-BTC hướng dẫn thực hiện ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư.

1. Thế nào là xử lý rác thải:

Xử lý rác thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật (khác với sơ chế) để làm giảm, loại bỏ, cô lập, cách ly, thiêu đốt, tiêu hủy, chôn lấp chất thải và các yếu tố có hại trong chất thải.

2. Điều kiện kinh doanh xử lý rác thải

Nghị định 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu quy định một số điều kiện mà một doanh nghiệp thu gom xử lý rác thải sinh hoạt phải đáp ứng, đó là:

  • “Có báo cáo đánh giá tác động môi trường được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đối với dự án đầu tư cơ sở xử lý chất thải.

  • Có hệ thống, thiết bị xử lý (kể cả sơ chế, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng), khu vực lưu giữ tạm thời phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định.

  • Có các công trình bảo vệ môi trường tại cơ sở xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định.

  • Có chương trình quản lý và giám sát môi trường.

  • Cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt phải được cơ quan có thẩm quyền xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường trước khi chính thức hoạt động xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

  • Trước khi thực hiện vận hành thử nghiệm, chủ xử lý chất thải rắn sinh hoạt phải báo cáo cơ quan có thẩm quyền xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt về kế hoạch vận hành thử nghiệm. Thời gian vận hành thử nghiệm xử lý chất thải rắn sinh hoạt không quá 06 (sáu) tháng.”

Đặc biệt đối với xử lý chất thải nguy hại thì các điều kiện còn nghiêm ngặt hơn, đó là:

  • Có báo cáo đánh giá tác động môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt đối với dự án đầu tư cơ sở xử lý chất thải nguy hại

  • Địa điểm của cơ sở xử lý chất thải nguy hại (trừ trường hợp cơ sở sản xuất có hoạt động đồng xử lý chất thải nguy hại) thuộc các quy hoạch có nội dung về quản lý, xử lý chất thải do cơ quan có thẩm quyền từ cấp tỉnh trở lên phê duyệt theo quy định của pháp luật.

  • Các hệ thống, thiết bị xử lý (kể cả sơ chế, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng), bao bì, thiết bị lưu chứa, khu vực lưu giữ tạm thời hoặc trung chuyển, phương tiện vận chuyển (nếu có) phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định.

  • Có các công trình bảo vệ môi trường tại cơ sở xử lý chất thải nguy hại đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định.

  • Có đội ngũ nhân sự đáp ứng yêu cầu như sau:

    • Một cơ sở xử lý chất thải nguy hại phải có ít nhất 02 (hai) người đảm nhiệm việc quản lý, điều hành, hướng dẫn về chuyên môn, kỹ thuật có trình độ chuyên môn thuộc chuyên ngành liên quan đến môi trường hoặc hóa học và được cấp chứng chỉ quản lý chất thải nguy hại theo quy định;
    • Một trạm trung chuyển chất thải nguy hại phải có ít nhất 01 (một) người đảm nhiệm việc quản lý, điều hành, hướng dẫn về chuyên môn, kỹ thuật có trình độ chuyên môn thuộc chuyên ngành liên quan đến môi trường hoặc hóa học;
    • Nhân sự nêu trên phải được đóng bảo hiểm xã hội, y tế theo quy định của pháp luật; có hợp đồng lao động dài hạn trong trường hợp không có tên trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc giấy tờ tương đương) hoặc không thuộc ban lãnh đạo hoặc biên chế của tổ chức, cá nhân đăng ký cấp phép xử lý chất thải nguy hại;
    • Có đội ngũ vận hành và lái xe được đào tạo, tập huấn bảo đảm vận hành an toàn các phương tiện, hệ thống, thiết bị.
  • Có quy trình vận hành an toàn các phương tiện, hệ thống, thiết bị thu gom, vận chuyển (nếu có) và xử lý (kể cả sơ chế, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng) chất thải nguy hại.

  • Có phương án bảo vệ môi trường trong đó kèm theo các nội dung về: Kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường; kế hoạch an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe; kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố; kế hoạch đào tạo, tập huấn định kỳ; chương trình quan trắc môi trường, giám sát vận hành xử lý và đánh giá hiệu quả xử lý chất thải nguy hại.

  • Có kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và phục hồi môi trường khi chấm dứt hoạt động.

3. Điều kiện kinh doanh xử lý rác thải đối với nhà đầu tư nước ngoài

Trong khuôn khổ WTO, các hiệp định thương mại tự do, AFAS (Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ) thì Việt Nam cam kết không hạn chế đối với đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực xử lý rác thải.

Việt Nam khẳng định rằng các dịch vụ được cung cấp để thực thi quyền hạn của Chính phủ có thể được giao cho các công ty độc quyền công hoặc dành đặc quyền cho các nhà khai thác tư nhân. Trong vòng 4 năm kể từ ngày gia nhập, tỷ lệ sở hữu của nước ngoài trong liên doanh không được vượt quá 51%. Sau đó không hạn chế.

Theo luật, việc nhập khẩu chất thải là bị cấm. Việc xử lý và thải bỏ chất thải độc hại được pháp luật điều chỉnh.

Để đảm bảo phúc lợi công cộng, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không được thu gom rác trực tiếp từ các hộ gia đình, chỉ được cung cấp dịch vụ thu gom rác thải do chính quyền địa phương cấp tỉnh và thành phố chỉ định.

Vì lý an ninh quốc gia, việc tiếp cận một số khu vực địa lý có thể bị hạn chế.

4. Các hình thức đầu tư nước ngoài để kinh doanh công ty xử lý rác thải có vốn nước ngoài

Nhà đầu tư nước ngoài có thể lựa chọn một trong các hình thức sau:

  • Liên doanh với công ty Việt Nam: chi tiết có tại bài viết Thành lập công ty liên doanh
  • Góp vốn (mua cổ phần, phần vốn góp) vào công ty Việt Nam: phải xin chấp thuận của Sở Kế hoạch đầu tư nơi công ty Việt Nam đặt trụ sở. Chi tiết có tại bài viết Chuyển nhượng vốn cho người nước ngoài.

Lưu ý: vốn nước ngoài chỉ chiếm tối đa 51% trong vòng 4 năm đầu, sau đó có thể tăng lên.

5. Các bước thực hiện đầu tư

a)    Xin Chủ trương đầu tư:

Đối với các dự án xử lý rác thải có ảnh hưởng tới môi trường thì phải xin chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc UBND cấp tỉnh, tùy theo tính chất và quy mô dự án…Bạn hãy tham khảo bài viết Các dự án phải xin Chủ trương đầu tư.

b)    Xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

Về thẩm quyền cấp:

Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho công ty xử lý rác thải có vốn nước ngoài được quy định như sau:

  • Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
  • Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
  • Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi nhà đầu tư đặt hoặc dự kiến đặt trụ sở chính hoặc văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư sau đây:
    • Dự án đầu tư thực hiện trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
    • Dự án đầu tư thực hiện ở trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế.

Về thời gian:

Thời gian xin cấy Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là khoảng 15 ngày làm việc.

c)    Xin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:

Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, bước tiếp theo là xin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp để thành lập công ty thực hiện dự án đầu tư đã được cấp phép, quá trình này sẽ tương tự như đối với một công ty Việt Nam.

Bạn có thể chọn một trong các loại hình công ty dưới đây. Để biết rõ về đặc điểm từng loại hình công ty, hồ sơ và thủ tục thành lập, bạn vui lòng tham khảo:

  • Thủ tục thành lập công ty cổ phần
  • Thủ tục thành lập công ty THNN một thành viên
  • Thủ tục thành lập công ty THNN hai thành viên trở lên

Thời gian xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty xử lý rác thải có vốn nước ngoài là 5 ngày làm việc.

Doanh nghiệp nước ngoài xử lý rác thải
9 vấn đề khi thành công ty xử lý rác thải có vốn nước ngoài không thể bỏ qua – Nguồn ảnh minh họa: Internet.

Một số lưu ý như sau:

Về ngành nghề kinh doanh:

Theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, công ty xử lý rác thải có vốn nước ngoài có thể áp dụng mã ngành nghề cấp 4 sau:

Mã ngành cấp 1 Mã ngành cấp 2 Mã ngành cấp 3 Mã ngành cấp 4 Tên ngành
E 38 381 3811 Thu gom rác thải không độc hại
Nhóm này gồm:
– Thu gom các chất thải rắn không độc hại (rác từ nhà bếp) trong khu vực địa phương, như là việc thu gom các rác thải từ hộ gia đình và các cơ sở kinh doanh bằng các túi rác, xe rác, thùng chứa .v.v.. có thể
E 38 381 3812 Thu gom rác thải độc hại
Nhóm này gồm: Việc thu gom rác thải độc hại ở dạng rắn hoặc dạng khác như chất gây nổ, chất gỉ sét, chất dễ cháy, chất độc, chất kích thích, chất gây ung thư, chất phá huỷ dần, chất lây nhiễm và các chất khác có hại cho sức khoẻ
E 38 381 3812 Thu gom rác thải y tế
Nhóm này gồm: Thu gom rác thải từ các cơ sở y tế.
E 38 381 3812 Thu gom rác thải độc hại khác
Nhóm này gồm:
– Thu gom các loại rác thải độc hại ở dạng rắn hoặc dạng khác như chất gây nổ, chất gỉ sét, chất dễ cháy, chất độc, chất kích thích, chất gây ung thư, chất phá huỷ dần, chất lây nhiễm và các chất khác có hại
E 38 382 3821 Xử lý và tiêu hủy rác thải không độc hại
Nhóm này gồm:
Việc xử lý trước khi tiêu hủy và xử lý khác đối với các chất thải rắn và không rắn không độc hại, như:
+ Hoạt động của các khu đất dùng cho tiêu hủy rác thải không độc hại,
+ Tiêu hủy rác thải
E 38 382 3822 Xử lý và tiêu hủy rác thải độc hại
Nhóm này gồm: Việc lọc bỏ xử lý trước khi đưa vào tiêu hủy các chất thải độc hại dạng rắn và không rắn, gồm các chất thải như chất gây nổ, chất gỉ sét, dễ cháy, chất độc, kích thích, chất gây ung thư, chất phá huỷ dần,
E 38 383 Tái chế phế liệu

Về vốn điều lệ:

Ngoài một số ngành nghề đặc biệt (thí dụ, kinh doanh bất động sản) mà pháp luật có quy định mức vốn tối thiểu (hay còn gọi là “vốn pháp định”), còn thì nhìn chung không có quy định vốn điều lệ tối thiểu là bao nhiêu.

Tuy nhiên, vốn điều lệ cần để ở mức hợp lý để đảm bảo trang trải các chi phí vận hành công ty. Vốn điều lệ sẽ quyết định mức lệ phí môn bài phải nộp hàng năm (chi tiết bên dưới). Mặt khác thì nếu để mức vốn điều lệ quá thấp sẽ giảm uy tín của công ty khi tham gia đấu thầu.

Đối với công ty xử lý rác thải có vốn nước ngoài, nếu để vốn thấp, nguy cơ không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là cao. Nhà đầu tư nước ngoài cũng cần chứng minh đã có đủ điều kiện góp vốn khi nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Về địa điểm đặt trụ sở công ty:

Cần chuẩn bị Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê địa điểm; lưu ý: không được đặt trụ sở công ty tại căn hộ chung cư.

Về người đại diện theo pháp luật:

Luật Doanh nghiệp 2014 cho phép công ty xử lý rác thải có vốn nước ngoài có thể có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật. Chức danh của người này có thể là Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Giám đốc hay một chức danh khác theo Điều lệ công ty quy định.

6. Xin “giấy phép con” đối với công ty xử lý rác thải có vốn nước ngoài

Nếu coi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là “giấy phép lớn” thì công ty xử lý rác thải có vốn nước ngoài phải tiếp tục làm thủ tục xin một hoặc vài “giấy phép con” khác, đó là:

Xin xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường đối với công ty xử lý rác thải có vốn nước ngoài xử lý chất thải rắn sinh hoạt

Bộ Tài nguyên và Môi trường xác nhận hoặc điều chỉnh xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường đối với:

  • Cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt do Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;
  • Cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt tiếp nhận xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn liên tỉnh;
  • Cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt kết hợp với xử lý chất thải nguy hại (thay thế bằng Giấy phép xử lý chất thải nguy hại).

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận hoặc điều chỉnh xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt thuộc thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và cơ sở chỉ tiếp nhận xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn nội tỉnh.

Xin Giấy phép xử lý chất thải nguy hại

Nếu công ty xử lý rác thải có vốn nước ngoài thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại thì phải xin giấy phép.

Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại trên phạm vi toàn quốc cho công ty xử lý rác thải có vốn nước ngoài.

Giấy phép xử lý chất thải nguy hại quy định rõ địa bàn hoạt động, số lượng và loại chất thải nguy hại được phép xử lý, các phương tiện, hệ thống, thiết bị cho việc vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại (kể cả sơ chế, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng), các yêu cầu khác đối với chủ xử lý chất thải nguy hại.

Thời hạn Giấy phép xử lý chất thải nguy hại là 03 (ba) năm kể từ ngày cấp.

7. Các vấn đề liên quan tới kế toán, tài chính đối với công ty xử lý rác thải có vốn nước ngoài

Lập hồ sơ khai thuế ban đầu

Khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, công ty xử lý rác thải có vốn nước ngoài thực hiện đăng ký hồ sơ khai thuế ban đầu tại Chi cục thuế quận/huyện nơi công ty xử lý rác thải có vốn nước ngoài đặt trụ trở chính, đồng thời làm thủ tục đặt in và phát hành hóa đơn. Để biết thêm chi tiết, mời bạn tham khảo bài viết Thủ tục đăng ký hồ sơ khai thuê ban đầu.

Đối với công ty xử lý rác thải có vốn nước ngoài: Việc lập hồ sơ kê khai thuế ban đầu được tiến hành tại Cục thuế cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

Các loại thuế và phí cơ bản phải nộp

Công ty công ty xử lý rác thải có vốn nước ngoài phải nộp các loại thuế sau:

  • Lệ phí môn bài:
    • Doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 (ba triệu) đồng/năm;
    • Doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 (hai triệu) đồng/năm;
  • Thuế VAT: thuế suất 10% đối với hàng hóa, dịch vụ doanh nghiệp cung cấp. Để hiểu hơn về VAT, bạn hãy đọc bài viết Các vấn đề cơ bản về thuế giá trị gia tăng.
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp: xem mục 8 bên dưới
  • Thuế thu nhập cá nhân của nhân viên doanh nghiệp theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân
  • Thuế xuất nhập khẩu: Áp dụng nếu doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu.
  • Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp: xem mục 8 bên dưới

8. Ưu đãi đầu tư đối với công ty xử lý rác thải có vốn nước ngoài?

Các công ty xử lý rác thải có vốn nước ngoài thuộc diện được hưởng ưu đãi đặc biệt, đó là:

  • Thuế suất TNDN là 10% trong 15 năm theo điểm c khoản 1 Điều 15 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP
  • Thuế suất TNDN là 10% đối với phần thu nhập từ thực hiện hoạt động đáp ứng tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn các doanh nghiệp thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực môi trường (theo điểm a khoản 2 Điều 15 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP).
  • Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật tư, linh kiện để thực hiện dự án đầu (Căn cứ khoản 1 Điều 5 Thông tư 83/2016/TT-BTC);
  • Miễn tiền thuê đất 11 năm (sau khi miễn 3 năm thời gian xây dựng cơ bản) (căn cứ Điều 19 Nghị định 46/2014/NĐ-CP0
  • Trường hợp dự án thuộc danh mục này thực hiện tại vùng kinh tế xã hội khó khăn thì được miễn tiền thuê đất, tiền thuế sử dụng đất trong vòng15 năm (Điều 19 Nghị định 46/2014/NĐ-CP);
  • Miễn thuế SDĐ phi nông nghiệp (căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư 83/2016/TT-BTC)

9. Các vấn đề về lao động và bảo hiểm đối với công ty xử lý rác thải có vốn nước ngoài

Hợp đồng lao động

Công ty xử lý rác thải có vốn nước ngoài cần ký hợp đồng lao động theo các quy định tại Điều 15 Bộ luật Lao động 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Khi ký Hợp đồng lao động của công ty xử lý rác thải có vốn nước ngoài cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Chủ thể của hợp đồng lao động
  • Nội dung cơ bản của hợp đồng lao động
  • Thời hạn của hợp đồng lao động

Nội quy lao động, Thỏa ước lao động tập thể

Theo quy định của pháp luật, công ty xử lý rác thải có vốn nước ngoài có từ 10 nhân viên trở lên phải có Nội quy lao động đăng ký với Sở Lao động Thương binh Xã hội nơi công ty đặt trụ sở. Nội quy sẽ là căn cứ cho các quyết định của công ty về kỷ luật, khen thưởng, sa thải …người lao động. Bạn có thể tham khảo bài viết Soạn thảo và đăng ký Nội quy lao động.

Các công ty xử lý rác thải có vốn nước ngoài lớn với số hàng trăm nhân viên nên có Thỏa ước lao động tập thể. Công ty xử lý rác thải có vốn nước ngoài khởi nghiệp nên tham khảo ý kiến của luật sư về cách xây dựng Thỏa ước lao động tập thể để “đôi bên cùng có lợi”, ngăn ngừa tranh chấp lao động.

Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp…

Công ty xử lý rác thải có vốn nước ngoài có nghĩa vụ nộp các loại bảo hiểm (Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT) và bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho người lao động khi ký hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên.

Giấy phép lao động đối với người nước ngoài:

Theo quy định của Luật lao động, công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam phải có Giấy phép lao động. Nếu không có giấy phép lao động, người lao động sẽ bị trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam theo quy định của Chính phủ. Ngoài ra, người sử dụng lao động sử dụng công dân nước ngoài mà không có giấy phép lao động làm việc cho mình thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Một số trường hợp không phải xin giấy phép, bạn tham khảo bài viết Các trường hợp người nước ngoài không phải xin giấy phép lao động.

10. Dịch vụ thành lập công ty xử lý rác thải có vốn nước ngoài.

Luật pháp Việt Nam có những quy định chặt chẽ về hoạt động đầu tư nói chung và hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nói riêng. Nếu không am hiểu pháp luật đầu tư Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng có những hành vi vi phạm pháp luật và phải gánh rủi ro pháp lý. Để được tư vấn một cách đầy đủ, nhà đầu tư nước ngoài nên tham khảo dịch vụ của chúng tôi.

Lưu ý

  • Bài viết trên được các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Thái An – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội thực hiện phục vụ với mục đích phố biến kiến thức pháp luật cho cộng đồng hoặc nghiên cứu khoa học, không có mục đích thương mại.
  • Bài viết căn cứ các quy định của pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, tại thời điểm Bạn đọc bài viết này, rất có thể các quy định pháp luật đã bị sửa đổi hoặc thay thế.
  • Để giải đáp pháp lý cho từng vụ việc, Bạn hãy liên hệ với Công ty Luật Thái An qua Tổng đài tư vấn pháp luật. Nếu bạn cần dịch vụ, Bạn để lại tin nhắn hoặc gửi thư tới .

CÔNG TY LUẬT THÁI AN
Đối tác pháp lý tin cậy

  • Giới thiệu tác giả
  • Bài viết mới nhất

Doanh nghiệp nước ngoài xử lý rác thải

Tiến sỹ luật học, Luật sư Nguyễn Văn Thanh là thành viên Đoàn Luật sư TP. Hà Nội và Liên đoàn Luật sư Việt Nam.
Lĩnh vực hành nghề chính:
* Tư vấn pháp luật: Doanh nghiệp, Đầu tư, Xây dựng, Thương mại, Lao động, Dân sự, Hình sự, Đất đai, Hôn nhân và gia đình
* Tố tụng và giải quyết tranh chấp: Kinh doanh thương mại, Đầu tư, Xây dựng, Lao động, Bảo hiểm, Dân sự, Hình sự, Hành chính, Đất đai, Hôn nhân và gia đình

Doanh nghiệp nước ngoài xử lý rác thải