Đối tượng nào được ở nhà công vụ năm 2024

(LSVN) - Đại biểu Quốc hội Đỗ Đức Duy (Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái) đề nghị làm rõ quy định đối tượng về đối tượng được thuê nhà công vụ.

Đối tượng nào được ở nhà công vụ năm 2024

Ảnh minh họa.

Ngày 05/6, góp ý dự án Luật Nhà ở (sửa đổi) tại tổ, nhiều Đại biểu Quốc hội đánh giá cao sự chuẩn bị công phu kỹ lưỡng dự án Luật sau gần 10 năm thực hiện Luật Nhà ở năm 2014. Đặc biệt, dự án Luật này được chuẩn bị, đồng thời với dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), Luật Đất đai (sửa đổi) mà Quốc hội sẽ thảo luận tại kỳ họp này và thông qua tại kỳ họp tới.

Góp ý về dự án Luật, Đại biểu Quốc hội Đỗ Đức Duy (Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái) đề nghị làm rõ quy định đối tượng về đối tượng được thuê nhà công vụ.

Theo Đại biểu Quốc hội Đỗ Đức Duy, tại điểm e, khoản 1, Điều 47, dự án Luật Nhà ở (sửa đổi) có quy định, nhân tài có đóng góp quan trọng cho quốc gia thì có thể được bố trí nhà công vụ nhưng hiện nay pháp luật chưa có quy định thế nào là nhân tài. Theo đó, Đại biểu đề nghị cần phải có quy định rõ hơn nội dung này.

Nhiều Đại biểu cũng ghi nhận trong dự thảo dự án Luật lần này có bổ sung thêm khái niệm nhà lưu trú công nhân như một loại hình nhà xã hội để tạo điều kiện cho công nhân các khu công nghiệp có chỗ ở.

Tuy nhiên, Đại biểu Đỗ Đức Duy cho rằng, khái niệm nhà lưu trú công nhân mà chỉ được giới hạn trong các khu công nghiệp thì không phù hợp.

Cụ thể, theo Đại biểu, thực tế các khu công nghiệp đã được quy hoạch về xây dựng trong giai đoạn trước đây, hiện có thể thiếu quỹ đất để xây dựng nhà lưu trú cho công nhân. Do đó, luật nên mở rộng theo hướng ban quản lý khu công nghiệp hoặc các doanh nghiệp trong khu công nghiệp có thể thuê đất kinh doanh dịch vụ ở gần các khu công nghiệp để xây dựng nhà lưu trú cho công nhân thuê hoặc mở rộng thêm đối tượng.

Đồng quan điểm, Đại biểu Quốc hội Đỗ Thị Lan (Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh) cho rằng, không nên quy định mỗi khu công nghiệp, cụm công nghiệp đều phải có nhà ở cho công nhân, mà nên theo quy hoạch của địa phương.

"Đơn cử, mỗi địa phương có tới gần 20 khu công nghiệp, cụm công nghiệp, nếu mỗi khu công nghiệp, cụm công nghiệp lại bố trí riêng nhà ở cho công nhân thì có thực sự cần thiết không và có quỹ đất không? Việc quy định nhà ở lưu trú cho công nhân nên phù hợp với quy hoạch của địa phương, phù hợp với nhu cầu và yêu cầu phát triển đô thị”, Đại biểu Quốc hội Đỗ Thị Lan nêu ý kiến.

Cùng liên quan đến vấn đề này, Đại biểu Quốc hội Dương Bình Phú (Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Yên) thì cho rằng, việc xây dựng nhà lưu trú công nhân ở trong hàng rào khu công nghiệp cần được cân nhắc kỹ, để bảo đảm tính khả thi và thống nhất của hệ thống pháp luật.

Theo Đại biểu, tại Khoản 1, Điều 19 và khoản 9, Điều 77 của Luật Đầu tư xác định, phần diện tích đất phát triển nhà ở, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp phải nằm ngoài phạm vi ranh giới địa lý của khu công nghiệp và bảo đảm khoảng cách an toàn môi trường theo quy định của pháp luật về xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan. Như vậy, Đại biểu cho rằng, quy định của dự thảo Luật là chưa thống nhất với Luật Đầu tư về quy hoạch khu nhà ở, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động trong khu công nghiệp.

Cũng theo Đại biểu, với các tiêu chí rất rộng về công trình tiện ích kèm theo nhà lưu trú công nhân như trong dự thảo Luật, nếu không có cơ chế kiểm soát chặt chẽ, minh bạch có thể dẫn đến nguy cơ lạm dụng việc đề xuất đầu tư dự án khu công nghiệp để sử dụng phần diện tích đất này vào mục đích kinh doanh thương mại, dịch vụ là đất có giá trị cao để hưởng lợi, cũng như làm ảnh hưởng đến mục tiêu sản xuất, kinh doanh của khu công nghiệp.

(Chinhphu.vn) - Bộ Quốc phòng ban hành Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-BQP ngày 11/12/2023 quy định và hướng dẫn quản lý sử dụng nhà ở công vụ trong Bộ Quốc phòng.

Đối tượng nào được ở nhà công vụ năm 2024

Nhà ở công vụ trong Bộ Quốc phòng là nhà ở kiểu căn hộ (căn nhà) khép kín, dùng để bố trí cho cán bộ, nhân viên đủ điều kiện được thuê ở trong thời gian đảm nhiệm công tác; là tài sản thuộc sở hữu Nhà nước do Bộ Quốc phòng quản lý sử dụng.

Thông tư này quy định và hướng dẫn quản lý sử dụng nhà ở công vụ trong Bộ Quốc phòng, gồm: Nguyên tắc áp dụng; các loại nhà ở công vụ; tiêu chuẩn, trang thiết bị nội thất; các quy định về quản lý sử dụng; quyền và trách nhiệm các cơ quan, đơn vị, đối tượng được thuê nhà ở công vụ trong quản lý sử dụng, vận hành nhà ở công vụ; hợp đồng thuê, giá thuê, thanh toán tiền thuê nhà ở công vụ; chế độ báo cáo, giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm; trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên quan.

Đối tượng áp dụng:

Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng đang phục vụ tại ngũ được điều động, luân chuyển theo yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, người làm việc trong các tổ chức cơ yếu hưởng lương từ ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quản lý (sau đây viết gọn là cán bộ, nhân viên). (*)

Cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan đến quản lý sử dụng nhà ở công vụ trong Bộ Quốc phòng.

Đối tượng và điều kiện được thuê nhà ở công vụ

Đối tượng được thuê nhà ở công vụ: Cán bộ, nhân viên theo quy định tại (*) nêu trên hiện đang công tác có đủ điều kiện theo quy định dưới đây.

Điều kiện được thuê nhà ở công vụ:

- Có nhu cầu thuê nhà ở công vụ;

- Có quyết định điều động, luân chuyển công tác của cấp có thẩm quyền;

- Thuộc diện chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình và chưa được thuê, thuê mua hoặc mua nhà ở xã hội tại nơi đến công tác hoặc đã có nhà ở thuộc sở hữu của mình tại nơi đến công tác nhưng có diện tích nhà ở bình quân trong hộ gia đình dưới 15 m2 sàn/người;