Dự luật dẫn độ ở hong kong là gì năm 2024

Vào hôm nay, 09/06/2020, đúng một năm sau cuộc biểu tình rầm rộ huy động cả triệu người để phản đối dự luật dẫn độ, mở đầu cho phong trào biểu tình liên tục đòi dân chủ cho Hồng Kông, lãnh đạo đặc khu đã lên tiếng đe dọa chính quyền sẽ không chấp nhận “tình trạng hỗn loạn”.

Trong một cuộc họp báo, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga đã lên tiếng cảnh cáo: “Hồng Kông không thể cho phép hỗn loạn như thế, tất cả các bên phải đều phải rút ra bài học”. Theo nhà lãnh đạo thân Bắc Kinh: “Người dân Hồng Kông phải chứng minh rằng mình là một công dân đàng hoàng, có hiểu biết của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, nếu muốn giữ các quyền tự do, tự trị của mình”.

Lãnh đạo Hồng Kông đã lớn tiếng đưa ra lời đe dọa kể trên trong bối cảnh phong trào dân chủ Hồng Kông giờ đây có dấu hiệu gần như bị tê liệt, sau những đợt bắt giam hàng loạt, trong bối cảnh vì dịch Covid-19, các cuộc tụ tập đều bị cấm và một đạo luật an ninh mới lại sắp được ban hành.

Hôm qua, một lãnh đạo cấp Trung Quốc, ông Trương Hiểu Minh (Zhang Xiaoming), phó giám đốc Văn Phòng Đặc Trách Hồng Kông và Ma Cao giải thích là luật an ninh áp dụng tại Hồng Kông sẽ giống như “một phần mềm chống virus”. Nhân vật này đồng thời nhấn mạnh là phe đòi dân chủ ở Hồng Kông đã đi quá xa.

Trong bối cảnh đó, các diễn đàn trên mạng được những người phản kháng sử dụng đã kêu gọi dân chúng họp lại tối nay, để đánh dấu ngày kỷ niệm đầu tiên của cuộc xuống đường quy mô cách nay đúng một năm. Nơi tập hợp sẽ được thông báo chỉ một giờ trước, để cảnh sát không kịp ngăn chặn.

Ngoài ra, các tổ chức sinh viên và công đoàn cho biết sẽ thăm dò các thành viên về khả năng đình công trong những ngày sắp tới.

Hồng Kông: Phong trào dân chủ đối mặt với tương lai mất tự do

Cách đây đúng một năm, ngày 09/06/2019, một triệu người đã xuống đường một cách ôn hòa, đòi bãi bỏ dự luật cho dẫn độ nghi phạm sang Trung Quốc. Không ai ngờ là cuộc tuần hành này đánh dấu bước khởi đầu cho một loạt biểu tình sau đó làm đảo lộn xã hội Hồng Kông, dẫn đến những thay đổi bất ngờ. Thông tín viên RFI tại Hồng Kông, Florence de Changy, thuật lại tình hình một năm sau:

Cách đây đúng một năm, một triệu người Hồng Kông đã xuống đường với trẻ em, người cao niên, để đòi rút lại luật dẫn độ sang Trung Quốc. Nhưng ngay buổi chiều, lãnh đạo Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga xác nhận ý muốn cho thông qua luật, hoàn toàn xem thường dân chúng.

Đối với nhiều người, chính thái độ đó đã khiến người dân tức giận và dẫn đến hàng chục cuộc đối đầu ngày càng dữ dội, đình công, hành động bất phục tùng, chiếm cứ nghị viện, phi trường, trường đại học trước một lực lượng an ninh bị người biểu tình tố cáo là lạm dụng bạo lực.

Quách Vĩnh Khang (Denis Kwok) là một trong những nghị sĩ đối lập dân chủ mà Bắc Kinh đòi loại ra, cho là ông không đủ tư cách vì “ngăn cản (hoạt động) của nghị viện”. Ông đã ghi nhận như sau về hệ quả của một năm lịch sử vừa qua: “Trong một năm, chúng tôi đã bị mất quyền tự do được nguyên tắc ‘một đất nước hai chế độ’ bảo đảm. Còn điều mà chúng tôi đạt được là sự đoàn kết của công dân Hồng Kông và sự chú ý của cộng đồng quốc tế. Tôi thiết nghĩ là cộng đồng quốc tế phải buộc Trung Quốc tôn trọng cam kết của họ”.

Người dân Hồng Kông đặt hy vọng cuối cùng vào sự hỗ trợ của quốc tế, vì một năm sau, nếu luật dẫn độ đã thật sự bị rút lại, nhưng Bắc Kinh lại thông báo muốn áp đặt một luật an ninh đi xa hơn nữa trong việc hạn chế các quyền tự do cá nhân và chính trị của người Hồng Kông.

Giấy phép xuất bản số 110/GP - BTTTT cấp ngày 24.3.2020 © 2003-2024 Bản quyền thuộc về Báo Thanh Niên. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

Hai nhà lập pháp Jeremy Tam và Alvin Yeung đến từ Đảng Công dân Hong Kong đứng quan sát khi người biểu tình chiếm giữ các con đường của Hong Kong sáng 12-6 - Ảnh: REUTERS

Ngày 12-6, Hội đồng lập pháp Hong Kong đã hoãn lại cuộc tranh luận thứ hai về dự luật dẫn độ trong bối cảnh biển người biểu tình chiếm giữ các con đường lớn và tụ tập đông đúc quanh tòa nhà Hội đồng lập pháp Hong Kong.

Nếu được thông qua, dự luật sửa đổi có tên "Người phạm tội bỏ trốn và Hỗ trợ pháp lý lẫn nhau về vấn đề hình sự" sẽ cho phép Hong Kong dẫn độ các nghi phạm tới những nơi mà hiện Hong Kong không có thỏa thuận dẫn độ, trong đó có Trung Quốc đại lục.

Trưởng đặc khu hành chính Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) đã khẳng định dự luật trên cần thiết để bịt kín các lỗ hổng pháp lý. Bà nhấn mạnh dự luật sẽ được thông qua sớm với phần bỏ phiếu cuối cùng dự kiến sẽ diễn ra vào thứ năm tuần sau (20-6).

Tuy nhiên, giới chỉ trích lo ngại dự luật này sẽ cho phép Trung Quốc đại lục làm suy yếu quyền tự trị của Hong Kong và mở đường để Bắc Kinh nhắm tới các đối tượng bất đồng quan điểm chính trị.

Dự luật qua 3 vòng thảo luận

Theo điều 62 của Luật Cơ Bản (được xem là ‘hiến pháp’ của Hồng Kông), một dự luật, vốn được đề nghị bởi chính quyền hành pháp, được xem xét thông qua sau khi trải qua ba vòng thảo luận ở Hội đồng Lập pháp.

Hiện tại, dự luật này, theo như kế hoạch, được đưa ra thảo luận vòng thứ 2 ở Hội đồng lập pháp vào ngày 12-6 (nhưng bị hoãn lại do sức ép của người biểu tình) và được thông qua sau vòng thảo luận thứ 3 trước cuối năm nay theo như quy định.

Theo báo USA Today, sau đây là những gì sẽ diễn ra với Hong Kong nếu dự luật gây nhiều tranh cãi trên được thông qua vào cuối tháng 6 theo như dự kiến của chính quyền Hong Kong.

Đe dọa quan hệ Mỹ - Hong Kong

Trong bối cảnh quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đang căng thẳng vì nhiều vấn đề, nổi bật là chiến tranh thương mại, mối quan hệ giữa Mỹ và đặc khu hành chính Hong Kong đáng được xem xét nếu dự luật dẫn độ trên được thông qua.

Mối quan hệ hiện tại giữa Mỹ và Hong Kong được đánh giá tích cực. Theo Đạo luật chính sách Mỹ - Hong Kong 1992, Mỹ công nhận chế độ bán tự trị của Hong Kong và ủng hộ nền dân chủ của nơi đây.

Luật dẫn độ gây tranh cãi ở Hong Kong - Nguồn: SCMP

Tuy nhiên, dự luật dẫn độ mới đề xuất sẽ khiến Hong Kong chịu ảnh hưởng lớn của Trung Quốc đại lục trong bối cảnh Mỹ đang lo ngại về hệ thống tư pháp của Trung Quốc.

"Ngoài việc can thiệp sâu vào công việc nội bộ Hong Kong, dự luật đã được đề xuất có thể tạo ra nhiều nguy cơ nghiêm trọng cho an ninh quốc gia và các lợi ích kinh tế của Mỹ ở Hong Kong" - Ủy ban xem xét an ninh và kinh tế Mỹ - Trung bày tỏ lo ngại trong một tài liệu công bố mới đây.

Theo Michael C. Davis - một chuyên gia tại Trung tâm Wilson (Mỹ) chuyên về các vấn đề châu Á, Mỹ có thể sẽ lo ngại các tài sản công nghệ cao có nguy cơ "tìm đường" sang Trung Quốc đại lục. Tuy nhiên, ông hi vọng Mỹ sẽ không thay đổi thái độ lâu nay với Hong Kong.

"Chính phủ Mỹ quan tâm về những người dân nước này và số lượng lớn doanh nghiệp ở Hong Kong. Mỹ hiện có quyền lợi riêng ở Hong Kong" - ông Davis giải thích.

Ít hấp dẫn trong mắt du khách và doanh nghiệp nước ngoài

Các nhóm kinh doanh và quyền con người thời gian qua đã lên tiếng quan ngại về các tác động tiêu cực đối với cộng đồng thương mại của dự luật dẫn độ mới được đề xuất ở Hong Kong.

Trong một lá thư, Phòng thương mại Mỹ ở Hong Kong cũng cảnh báo đề xuất sửa đổi sẽ "làm giảm sự hấp dẫn của Hong Kong với các công ty quốc tế vốn xem Hong Kong là căn cứ cho các hoạt động trong khu vực".

Về vấn đề này, ông Davis cũng nói rằng với dự luật trên, những doanh nhân hoạt động ở Hong Kong sẽ bị đe dọa nghiêm trọng khi đối mặt với các cáo buộc.

Đồng thời, theo ông Davis, những du khách quốc tế "nói xấu về chính phủ Trung Quốc" cũng có khả năng bị dẫn độ tới Trung Quốc đại lục một khi đặt chân tới Hong Kong - nơi được xem là trung tâm tài chính quốc tế.

Dự luật dẫn độ ở hong kong là gì năm 2024

Cờ Trung Quốc vẫn tung bay trong khi cờ Anh được hạ xuống trong sự kiện Anh trao trả Hong Kong cho Trung Quốc vào ngày 1-7-1997 - Ảnh: AP

Ảnh hưởng của Trung Quốc đại lục ở Hong Kong

Sau nhiều năm nằm dưới chế độ thuộc địa của Anh, Hong Kong chính thức được trao trả cho Trung Quốc vào năm 1997. Trung Quốc đồng ý cai quản Hong Kong theo nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ". Đặc khu này được phép duy trì các cơ quan chính trị và tư pháp riêng biệt trong 50 năm sau đó.

Tuy nhiên, Trung Quốc thời gian qua nỗ lực can thiệp và xây dựng ảnh hưởng ở thành phố này. Theo ông Davis - người đã sống ở Hong Kong trong 30 năm, nếu được thông qua, dự luật dẫn độ sẽ gây đe dọa không chỉ về chính trị, mà còn cả bản sắc của Hong Kong vốn rất khác biệt với Trung Quốc đại lục.

Trong khi đó, Samuel So, một người tham gia biểu tình phản đối dự luật dẫn độ, chia sẻ: "Chúng tôi thật sự muốn một màu sắc riêng trong bản sắc của mình. Chúng tôi muốn được gọi là người Hong Kong".

Nhận định về dự luật trên, Winnie King - một chuyên gia về Trung Quốc tại Đại học Bristol (Anh) - chia sẻ với ABC News: "Dự luật dẫn độ sẽ làm suy yếu tính hợp pháp của hệ thống pháp lý Hong Kong. Dự luật cho thấy ảnh hưởng của Trung Quốc không còn thâm nhập 'dần dần' (vào Hong Kong) về bản chất nữa".