F mấy thì cách ly

 Hiện nay, việc áp dụng biện pháp cách ly y tế tại nhà đối với các trường hợp F2 vẫn chưa được triển khai thống nhất ở một số địa phương, đơn vị. Có rất nhiều trường hợp F2 đủ điều kiện kết thúc áp dụng biện pháp cách ly trước thời gian quy định [14 ngày] nhưng vẫn bị cách ly đến hết 14 ngày.  Thực hiện Quyết định số 3638/QĐ-BYT, ngày 30/7/2021, của Bộ Y tế ban hành “Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống COVID-19” và căn cứ diễn biến tình hình dịch bệnh trên địa bàn, Sở Y tế đề nghị các địa phương, đơn vị thống nhất thực hiện như sau: 

1. F2 là người tiếp xúc gần trong vòng 2 mét với F1 trong khoảng thời gian từ khi F1 có khả năng lây nhiễm từ ca bệnh [F0] cho đến khi F1 được cách ly y tế. 

2. Tổ chức cách ly F2 tại nhà trong khi chờ kết quả xét nghiệm Real time RTPCR của F1:  

2.1. Nếu kết quả xét nghiệm Real time RT-PCR lần 1 của F1 dương tính với SARS-CoV-2 thì chuyển cấp cách ly F2 lên thành F1.  

2.2. Nếu kết quả xét nghiệm Real time RT-PCR lần 2 của F1 âm tính và F2 có kết quả xét nghiệm [test nhanh hoặc PCR gộp mẫu] âm tính: F2 được kết thúc cách ly y tế tại nhà và tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 14 ngày, nếu xuất hiện triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh phải thông báo ngay cho cơ quan y tế và Tổ COVID cộng đồng.  

Lưu ý: trường hợp F2 đủ điều kiện và đã được kết thúc cách ly trước 14 ngày, nhưng sau đó F1 trở thành F0 ở những lần xét nghiệm sau thì F2 này cũng không trở thành F1, không phải cách ly y tế. 

Chi tiết cách thức phân loại các đối tượng cách ly [bắt buộc tập trung tại cơ sở y tế hay tại nhà] để ngừa lây nhiễm dịch Covid-19.

Chỉ cách ly với người nhiễm Covid-19 và người tiếp xúc gần

Chỉ cách ly tập trung với người nhiễm Covid-19 và người tiếp xúc gần

Thông tin mạng xã hội chia sẻ cách thức nhận diện, phân loại người có nguy cơ nhiễm Covid-19 từ F0 đến F4 để cách ly đang lan rộng khiến nhiều người hoang mang.

Trao đổi với PV Báo Giao thông, TS.BS. Đỗ Duy Cường, Trưởng khoa Truyền nhiễm, BV Bạch Mai cho biết: "Mấy ngày nay rộ lên tình trạng mỗi nơi làm/áp dụng một kiểu xác định F1, F2, F3, F4... tìm người tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với người bị Covid-19 để đưa đi cách ly.

Nhiều trường hợp không xử lý đúng dẫn tới hiện tượng cách ly tràn lan làm người dân hoang mang, lo sợ bị chính quyền/cơ quan tới bắt đi bệnh viện hoặc cho nghỉ việc ở nhà....

Chẳng hạn phải cách ly ở nhà vì đến chơi căn hộ ở tầng 17 của một chung cư X mà nơi này tầng 23 có người Y đi cùng chuyến bay với ông Z bị nhiễm..!?!.

Rồi lo sợ phải khai báo những thông tin nhạy cảm như khai chi tiết lịch trình đi đâu, với ai, làm gì... Điều này có thể dẫn tới việc gia tăng sự sợ hãi, kỳ thị.

Hậu quả người dân có thể che giấu dịch, không khai báo với cơ quan chức năng, cử người khác đi cách ly thay [!]...".

Theo BS. Cường, trong văn bản cách ly và theo dõi sức khỏe phòng, chống dịch bệnh Covid-19 của Bộ Y tế đã ghi rất rõ:

- Những người có tiếp xúc gần [nói chuyện, bắt tay, ăn uống cùng, đi cùng chuyến xe,...] với người nhiễm Covid-19 sẽ phải cách ly tại cơ sở y tế trong 14 ngày; Đồng thời, lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm khẳng định.

- Người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân thì cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú trong 14 ngày và thông báo cho chính quyền địa phương, phải giám sát chặt chẽ sức khỏe hàng ngày. Nếu có dấu hiệu sốt, ho, mệt mỏi, ớn lạnh, hoặc khó thở lập tức thông báo tới đường dây nóng, đi khám và cách ly tại cơ sở y tế để lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm.

- Những người có liên quan khác ngoài các trường hợp trên thì lập danh sách và hướng dẫn tự theo dõi sức khỏe trong 14 ngày, thấy có biểu hiện sốt, ho, mệt mỏi, ớn lạnh, hoặc khó thở thì chủ động đến cơ sở y tế khám, điều trị kịp thời.

Lưu ý những trường hợp nghi nhiễm có tiếp xúc gần, khi có dấu hiệu cần thông báo cho BV trước khi đến khám theo đường dây nóng và đến các BV có cơ sở cách ly đã được Bộ Y tế công bố để tránh lây lan ra cộng đồng [theo bảng dưới đây].

Danh sách các bệnh viện kèm số điện thoại, người nghi nhiễm cần liên hệ trước khi đi khám

Xét nghiệm âm tính lần 1, nếu xuất hiện triệu chứng ho sốt vẫn phải xét nghiệm lại

Theo bác sĩ Cường, những người đã có xét nghiệm Covid-19 [RT-PCR] âm tính lần 1 trong thời gian cách ly cũng chưa thật sự an toàn vì có thể đang trong thời gian ủ bệnh. Do đó, nếu sau đó xuất hiện triệu chứng, vẫn phải xét nghiệm lại.

Xét nghiệm Covid-19 không phải dạng test nhanh, không làm đại trà nên không phải ai muốn là cũng có thể xét nghiệm được. Bác sĩ sẽ chỉ định các trường hợp cần xét nghiệm.

Hà Nội tổ chức cách ly ra sao?

Hiện nay, thành phố Hà Nội đang tập trung điều tra dịch tễ để xác định các đối tượng tiếp xúc F1, F2, F3 với những ca bệnh Covid-19 đã được phát hiện, đồng thời tổ chức cách ly theo hướng nâng lên một cấp.

Quy trình phân loại cách ly với các ca nhiễm Covid-19 của Hà Nội

Cụ thể, đối với trường hợp tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm bệnh [F1] sẽ cách ly tại các cơ sở y tế;

Đối tượng tiếp xúc với người tiếp xúc gần [F2] cách ly tại nhà có sự giám sát

Người liên quan [F3] khuyến cáo nếu xuất hiện biểu hiện ho sốt phải đến cơ sở y tế.

Trong trường hợp, đối tượng tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19 thì toàn bộ F2 phải chuyển lên F1 và cách ly tại cơ sở y tế, để tránh bỏ sót và ngăn ngừa việc lây lan trong cộng đồng.

Còn theo thông tin từ Bộ Y tế, Việt Nam đã và đang áp dụng cơ chế cách ly 4 vòng để phòng chống dịch Covid-19. Cụ thể, gồm:

Quy trình 4 vòng cách ly của Việt Nam

Vòng 1: Cách ly tại cơ sở y tế với các trường hợp nhiễm bệnh và người nhà đã tiếp xúc gần với bệnh nhân [cũng coi như là bệnh nhân].

Vòng 2: Cách ly tại cơ sở cách ly tập trung dành cho người tiếp xúc gần với người nhà bệnh nhân hoặc bệnh nhân.

Vòng 3: Cách ly tại cộng đồng [tại nhà] đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc có sự giám sát chặt chẽ của chính quyền, y tế.

Vòng 4: Cách ly cả một cộng đồng nếu có nhiều ca bệnh.

2021/5/25

 Tại Việt Nam, người dương tính với vi rút SARS-CoV-2 [mắc COVID-19] [F0] và người tiếp xúc gần với người dương tính [F1] phải cách ly tại bệnh viện do cơ quan chức năng của Việt Nam quy định. Chúng tôi đã tổng hợp thông tin liên quan đến việc cách ly tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 và Bệnh viện Công an Tp Hà Nội như sau đây. Đây chỉ là ví dụ tham khảo, vì vậy đề nghị làm theo hướng dẫn thực tế của cơ quan chức năng của Việt Nam.  Nếu gặp khó khăn liên quan đến việc cách ly.v.v, xin vui lòng liên hệ tới Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam. Chúng tôi sẽ trao đổi cụ thể với quý vị trong trường hợp cần thiết.  ※Đầu mối liên hệ của Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam

  Tel: +84 -24-3846-3000, Email: ryouji32@ha.mofa.go.jp

   Ghi chú: Định nghĩa tiếp xúc gần là người có tiếp xúc trong vòng 2 mét với ca bệnh xác định [F0] trong khoảng thời gian 3 ngày trước khi khởi phát của ca bệnh xác định.v.v. Không có yêu cầu về thời gian tiếp xúc. Tuy nhiên, có khả năng việc áp dụng định nghĩa tiếp xúc gần có sự khác nhau tùy từng khu vực.

 [Quyết định số 3468/QD-BYT ngày 7 tháng 8 năm 2020 của Bộ Y tế liên quan đến định nghĩa người tiếp xúc gần [bản gốc]]. 

 Người dương tính với vi rút SARS-CoV-2 [mắc COVID-19] [F0] hoặc người tiếp xúc gần với người dương tính [F1] phải cách ly tại bệnh viện do cơ quan chức năng của Việt Nam chỉ định. Khác với trường hợp cách ly khi nhập cảnh, những trường hợp này không được cách ly tại khách sạn.  Nhiều trường hợp nơi cách ly tại Tp.Hà Nội [bệnh viện] như sau đây.

 〇 Nếu là ca bệnh dương tính [F0] thì cách ly tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2


 〇 Nếu là người tiếp xúc gần [F1] thì cách ly tại Bệnh viện Công an Tp.Hà Nội
 Ngoài ra, cách xử lý đối với người tiếp xúc [F2] với người tiếp xúc gần [F1] khác nhau tùy theo khu vực, có trường hợp phải cách ly nghiêm ngặt tại nhà, có trường hợp được ra khỏi nhà. Chi tiết cụ thể xin vui lòng liên hệ tới tỉnh, thành quản lý nơi lưu trú.

 Về nguyên tắc bệnh nhân mắc COVID-19 [F0] tại Tp.Hà Nội và các tỉnh lân cận sẽ được chuyển đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 để điều trị. Với đội ngũ nhân viên y tế chuyên môn về điều trị các bệnh truyền nhiễm, Bệnh viện là cơ sở điều trị chuyên sâu về bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam. Bệnh viện có các khoa nội, ngoại, sản, nhi.v.v.  Địa chỉ: Thông Bầu, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Tp. Hà Nội.  Điện thoại liên hệ trong trường hợp khẩn cấp: 0243-5810-170

 Trang web: //benhnhietdoi.vn/

 Chức năng: có thể xét nghiệm PCR, ECMO, chạy thận nhân tạo.v.v. [Thông tin do Đại sứ quán xác nhận với Bệnh viện Công an Tp. Hà Nội. Tình hình thực tế có thể khác]. a. Ngôn ngữ: có phiên dịch Anh – Việt [việc có phiên dịch hay không có thể thay đổi tùy theo tình tình thực tế] b. Liên hệ với bên ngoài: Có thể liên hệ với bên ngoài. Ngoài ra được mang đồ ăn, vật dụng.v.v từ bên ngoài vào. Có bố trí bãi đỗ xe dành cho người đưa vật dụng đến.

c. Chi phí: Bệnh nhân sẽ gánh vác toàn bộ chi phí gồm cả chi phí y tế, thực phẩm

 Cơ quan chức năng Việt Nam sẽ liên hệ bằng điện thoại yêu cầu phải cánh ly và thông báo về những điểm chính sau đây. Thông thường sẽ liên hệ trước khi cách ly từ 3 đến 5 giờ.  ➀ Thông báo về việc sẽ phải [có khả năng] cách ly tập trung  ➁ Hỏi thông tin về những người đã tiếp xúc trong 14 ngày trước đó, địa chỉ liên hệ của người đó, những nơi đã đến và thời gian [để xác định F2 [người tiếp xúc với người tiếp xúc gần]]  ➂ Thông báo địa điểm cách ly [bệnh viện] và thời gian đến đón [di chuyển từ nơi ở đến nơi cách ly]  Xe ô tô sẽ đến nơi ở để đưa đi cách ly. Đối tượng cách ly lên xe theo hướng dẫn của cán bộ cơ quan chức năng của Việt Nam. Có thể mang theo hành lý đến nơi cách ly [bệnh viện]
   Địa chỉ: Số 9 Phố Văn Phú, Phú La, Hà Đông, Hà Nội  [không có trang web] [Thông tin do Đại sứ quán xác nhận với Bệnh viện Công an Tp.Hà Nội và Sở Y tế Hà Nội. Tình hình thực tế có thể khác]. a. Ngôn ngữ:  Chỉ sử dụng tiếng Việt, không có phiên dịch b. Liên hệ với bên ngoài  Có thể liên hệ với bên ngoài. Ngoài ra được đem đồ ăn, vật dụng.v.v. từ bên ngoài vào. c. Chi phí  Về nguyên tắc chi phí xét nghiệm, ăn uống, lưu trú.v.v. miễn phí [Chính phủ Việt Nam gánh vác]. a. Trường hợp chỉ có bố mẹ được xác định là người tiếp xúc gần [F1]  Bố mẹ sẽ cách ly tập trung tại Bệnh viện Công an Tp. Hà Nội, con được cách ly tại nhà. Tuy nhiên, nếu con còn bé và không có người chăm sóc ở nhà thì có thể vào Bệnh viện Công an Tp. Hà Nội cùng với bố mẹ.  Theo các ví dụ trước đây, nếu là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi thì mặc dù bố mẹ là F1 thì cũng có trường hợp được cách ly tại nhà. Chi tiết cụ thể do Trung tâm Y tế địa phương quyết định tùy theo tình hình thực tế.v.v. b. Trường hợp con được xác định là người tiếp xúc gần [F1]

 Trường hợp trẻ dưới 15 tuổi, trong 7 ngày đầu thì cách ly tập trung tại cơ sở cách ly [Bệnh viện Công an Tp.Hà Nội], thời gian sau đó có thể lựa chọn cách ly tại nhà. Xét nghiệm PCR: thực hiện 2 lần vào ngày đầu tiên, ngày thứ 7 cách ly tập trung và 1 lần vào ngày cuối cùng cách ly tại nhà. Bố mẹ có thể cùng vào cách ly tập trung để chăm sóc con, tuy nhiên phải xét nghiệm PCR 2 lần.

Video liên quan

Chủ Đề