Gạch đầu dòng bị sai trừ bao nhiêu điểm

Theo nhiều giáo viên, thí sinh rất dễ mất điểm “oan” do viết chữ quá xấu khiến giám khảo không thể đọc được hay diễn đạt câu cú không mạch lạc, sai lỗi chính tả… Cô Cao Thị Nhỏ, giáo viên Bộ môn văn Trường THCS Chu Văn An (Q.1), cho biết: “Thí sinh thường bị mất điểm khi trình bày câu cú không mạch lạc, diễn đạt không cảm xúc ở phần nghị luận văn học và nghị luận xã hội. Ngoài ra, những em yếu thường gặp lỗi chính tả, cách dùng từ như văn nói do đọc truyện tranh quá nhiều.

Nếu đề yêu cầu chép thơ mà thí sinh sai hai lỗi chính tả thì bị trừ 0,25 điểm, sai một từ trừ 0,25 điểm, thiếu một dòng thơ trừ 0,5 điểm.

Ngoài ra, thí sinh phải đọc kỹ đề, gạch dưới những yêu cầu của đề thi. Những năm trước, nhiều em không đọc kỹ đề thi nên đề ra 3 yêu cầu chỉ làm được 2 yêu cầu hoặc đề ra phải ghi tên tác phẩm, tác giả nhưng lại thiếu một trong 2 yêu cầu này nên bị trừ 0,25 điểm”.

Cô Đinh Thị Ngọc Nhung, Tổ trưởng Bộ môn văn Trường THCS Nguyễn Gia Thiều (Q.Tân Bình), chia sẻ: “Khi cầm đề thi, thí sinh cần đọc kỹ đề, gạch dưới từng yêu cầu của đề để giải quyết từng vấn đề. Ngoài ra, các em nên chú ý đến chữ viết. Giám khảo không yêu cầu thí sinh phải viết chữ thật đẹp nhưng cần viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ để người chấm đọc dễ dàng hơn”. Sau đây là lưu ý thêm học sinh cần lưu ý:

1. Không học tủ

Học tủ là một phương pháp học kiến bạn dễ dàng gặp các rủi ro trong quá trình đi thi. Việc tin vào những lời đồn và dự đoán đề thi, nhiều bạn thí sinh còn loại trừ những bài đã được thi 1 – 2 trước đó vì cho rằng không ra.

Tuy nhiên, tư tưởng này có thể khiến các bạn học sinh học tủ, tâm trung một số bài mà bỏ qua những bài học khác. Khi đề thi ra không trúng tủ thì các bạn sẽ rất dễ gặp phải những lúng túng và dễ không làm được bài, mất trắng những điểm thi một cách đáng tiếc.

Vì vậy, nếu không thể học sâu thì bạn cũng nên cố gắng học hết được các chương trình và phát triển được các kĩ năng tóm tắt, bình giảng, phân tích, so sánh, giải thích, chứng minh… Và học trọng tậm một số tác phẩm, tác giả tiêu biểu, nắm vững về tiểu sử, phong cách sáng tác, các tác phẩm quan trọng, nghệ thuật sáng tác của các tác giả văn học tiêu biểu; Phải học thuộc lòng tất cả các bài thơ, các đoạn văn tiêu biểu và nắm được nội dung, nghệ thuật chính trong từng tác phẩm;

Qua đó dễ dàng xây dựng được dàn ý các bài viết dù đề dang ở dạng gì.

2. Ôn luyện kỹ năng viết bài theo các dạng đề khác nhau

Kiến thức cơ bản là cái để bạn có thể sử dụng để làm các ý chính, sử dụng vào bài văn. Đối với các đề thi yêu cầu khác nhau thì các bạn cần xử lý linh hoạt các kiến thức đó để làm văn.

Vì vậy, học văn cần phải biết các rèn luyện khả năng sử dụng ngôn ngữ viết sao cho đúng – đủ – hay và phù hợp với từng dạng đề.

Gạch đầu dòng bị sai trừ bao nhiêu điểm

Cách làm bài thi môn Văn đạt điểm cao

3. Đọc và phân tích kỹ đề bài

Nhiều bạn học sinh hkông năm rõ được yêu cầu của từng dạng bài văn như: phân tích, chứng minh, bình luận… nên cho rằng làm bài văn nào cũng như nhau.

Điều này hoàn toàn sai lầm bởi mỗi dạng văn đều có những đặc trưng khác nhau nên các bạn cần nắm rõ điều này và đọc, phân tích kỹ các yêu cầu của đề bài để xác định được dạng bài văn, qua đó nâng cao được điểm thi của mình.

Đồng thời việc đọc và phân tích kỹ đề bài sẽ giúp các bạn học sinh có được những định hướng làm bài, tránh lan man, dài dòng mà không đúng trọng tâm của bài, nhớ gì, thích gì viết đó dẫn đến bài thi thiếu ý, không hai mà còn mất nhiều thời gian để thực hiện các câu hỏi khác.

4. Ghi nhớ các yêu cầu khi làm bài thi môn Văn

– Đối với các câu lý thuyết là trả lời đúng yêu cầu của đề thi, ngắn gọn, rõ ràng và đủ ý.

– Đối với những câu tự luận yêu cầu các bạn xác định đúng đề văn, đảm bảo trình bày đúng, đủ bố cục bài: mở bài, thân bài, kết bài.

– Phần trọng tâm thân bài cần triển khai được các ý một cách đầu đủ và lập luận chắc chắn, rõ ràng.

Hãy cố gắng viết các ý chính cần triển khai ra giấy nháp để tránh sót ý, lặp ý, bài văn có trình tự logic và khoa học.

Theo các giáo viên nhiều năm chấm thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT tại TP.HCM, thí sinh rất dễ bị mất điểm “oan” vì những lỗi như viết chữ xấu, không chú ý dấu, vẽ hình sai… Vậy làm thế nào để thí sinh có thể khắc phục những lỗi này? Dưới đây là những lưu ý khi làm bài thi của các giáo viên văn, toán và tiếng Anh.

Môn văn: Viết chữ rõ ràng, diễn đạt mạch lạc

Theo nhiều giáo viên, thí sinh rất dễ mất điểm “oan” do viết chữ quá xấu khiến giám khảo không thể đọc được hay diễn đạt câu cú không mạch lạc, sai lỗi chính tả… Cô Cao Thị Nhỏ, giáo viên Bộ môn văn Trường THCS Chu Văn An (Q.1), cho biết: “Thí sinh thường bị mất điểm khi trình bày câu cú không mạch lạc, diễn đạt không cảm xúc ở phần nghị luận văn học và nghị luận xã hội. Ngoài ra, những em yếu thường gặp lỗi chính tả, cách dùng từ như văn nói do đọc truyện tranh quá nhiều. Nếu đề yêu cầu chép thơ mà thí sinh sai hai lỗi chính tả thì bị trừ 0,25 điểm, sai một từ trừ 0,25 điểm, thiếu một dòng thơ trừ 0,5 điểm. Ngoài ra, thí sinh phải đọc kỹ đề, gạch dưới những yêu cầu của đề thi. Những năm trước, nhiều em không đọc kỹ đề thi nên đề ra 3 yêu cầu chỉ làm được 2 yêu cầu hoặc đề ra phải ghi tên tác phẩm, tác giả nhưng lại thiếu một trong 2 yêu cầu này nên bị trừ 0,25 điểm”. Cô Đinh Thị Ngọc Nhung, Tổ trưởng Bộ môn văn Trường THCS Nguyễn Gia Thiều (Q.Tân Bình), chia sẻ: “Khi cầm đề thi, thí sinh cần đọc kỹ đề, gạch dưới từng yêu cầu của đề để giải quyết từng vấn đề. Ngoài ra, các em nên chú ý đến chữ viết. Giám khảo không yêu cầu thí sinh phải viết chữ thật đẹp nhưng cần viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ để người chấm đọc dễ dàng hơn”.

Gạch đầu dòng bị sai trừ bao nhiêu điểm

Học sinh Trường THCS Trần Văn Ơn (Q.1) ôn tập môn toán lớp 9

Môn toán: Mất hết điểm vì sai dấu

Nhiều giáo viên cho rằng sự lơ là, thiếu tập trung rồi làm sai dấu, dẫn đến việc bị mất điểm hoàn toàn ở nhiều câu hỏi là hệ quả đáng tiếc nhất mà không ít thí sinh gặp phải. Thầy Mai Tấn Hùng, nhóm trưởng Bộ môn toán Trường THCS Trần Văn Ơn (Q.1), phân tích: “Không chỉ có thí sinh học lực trung bình mà ngay cả các thí sinh học khá giỏi cũng hay làm sai do ghi sai dấu. Chẳng hạn, ở câu 1 đề thường yêu cầu giải phương trình bậc 2, phương trình trùng phương nhưng thí sinh xác định hệ số a, b, c không chuẩn, tính Delta sai dấu dẫn đến việc không tính được nghiệm và mất điểm hoàn toàn. Tương tự, câu hỏi về hàm số, thí sinh thường lập bảng giá trị bị trật dấu. Về phần hình học, thông thường những thí sinh học trung bình, khá chỉ làm được hai câu nhỏ ở phần đầu, tuy nhiên các em lưu ý phải vẽ hình thật chính xác. Nếu vẽ sai hình, thường các em chỉ làm được câu hỏi nhỏ đầu tiên, 3 câu còn lại không thể làm được”. Tương tự, cô Huỳnh Thị Kim Tuyến, Tổ trưởng Bộ môn toán Trường THCS Nguyễn Văn Phú (Q.11), cho rằng: “Khi tính Delta, thí sinh không thuộc công thức nên thường sai dấu hoặc sai dấu khi thay thế giá trị. Các em nên sử dụng ngoặc đơn trong trường hợp này để tránh sai dấu. Ngoài ra, thí sinh thường bị sai dấu khi lập bảng giá trị hoặc ở phần tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất. Vì thế, thí sinh phải tập trung cao độ khi làm bài”. Cô Kim Tuyến khuyên: “Phần hình học, các em nên vẽ hình ở trang cuối để khi làm bài ở tờ giấy tiếp theo thì không phải lật đi lật lại nhìn hình. Đồng thời, các em nên chú ý đến yêu cầu của đề để tránh vẽ hình sai. Nếu vẽ sai hình, hầu hết thí sinh đều không thể làm các câu hỏi mà đề yêu cầu”.

Môn tiếng Anh: Sai chính tả dễ mất điểm “oan”

“Khi vào phòng thi, thí sinh nhớ mang theo phiếu số báo danh, thẻ học sinh vì thông thường các em sẽ dễ rơi vào trạng thái tâm lý lo lắng khi quên mang theo một trong 2 vật dụng này”, cô Nguyễn Thị Hồng Loan, Phó hiệu trưởng Trường THCS Trần Văn Ơn, lưu ý.

Cô Lê Thị Thu Thảo, nhóm trưởng Bộ môn tiếng Anh Trường THCS Võ Trường Toản (Q.1), chia sẻ: “Để đạt điểm trọn vẹn ở môn tiếng Anh, thí sinh cần viết chữ rõ ràng, chính xác. Thông thường, các em dễ bị mất điểm do lỗi chính tả, đặc biệt là ở phần work form. Khi cầm đề thi, các em nên đọc kỹ, câu dễ làm trước, câu khó làm sau. Các em không nên tập trung quá nhiều thời gian vào một câu hỏi khó mà phải biết phân chia thời gian phù hợp để kịp thời làm những yêu cầu khác của đề”.

Trong khi đó một giáo viên ở Q.10 đưa ra lời khuyên: “Lỗi phổ biến của thí sinh là ỷ lại, không chịu đọc lại bài nên khi chép đoạn văn thường bị sai chính tả, sai từ vựng, sai ngữ pháp. Ngoài ra, các em thường viết tắt nên bị trừ điểm ở lỗi này. Vì thế, khi làm bài thi các em nên viết rõ ràng, chính xác từng từ ngữ, trong tiếng Anh nhiều lúc chỉ sai một chữ cái đã bị mất điểm”.

Bài, ảnh: Dương Bình

Những vật dụng được mang vào phòng thi

Theo quy chế tuyển sinh vào lớp 10 THPT, những vật dụng thí sinh được mang vào phòng thi là bút viết, bút chì, compa, tẩy, thước kẻ, thước tính, máy tính bỏ túi không có chức năng soạn thảo văn bản và không có thẻ nhớ; các loại máy ghi âm và ghi hình chỉ có chức năng ghi thông tin mà không truyền được thông tin và không nhận được tín hiệu âm thanh, hình ảnh trực tiếp nếu không có thiết bị hỗ trợ khác. Thí sinh tuyệt đối không được mang vào phòng thi vũ khí, chất gây nổ, gây cháy, đồ uống có cồn, giấy than, bút xóa, tài liệu, thiết bị truyền tin hoặc chứa thông tin có thể lợi dụng để gian lận trong quá trình làm bài thi và quá trình chấm thi…

* Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT tại TP.HCM diễn ra trong hai ngày 11 và 12-6, có 124 hội đồng thi lớp 10 thường và 11 hội đồng thi lớp 10 chuyên. Năm nay TP.HCM có 85.000 học sinh tốt nghiệp THCS.