Giải bài tập công nghệ 8 ôn tập chương cuối năm 2024

- Bản vẽ kĩ thuật là tài liệu trình bày các thông tin kĩ thuật của sản phẩm dưới dạng các hình vẽ và các kí hiệu theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế.

- Bản vẽ kĩ thuật dùng để chế tạo, thi công, kiểm tra đánh giá sản phẩm hoặc để hướng dẫn lắp ráp, vận hành và sử dụng sản phẩm.

Câu hỏi 2 trang 28 Công nghệ 8: Vị trí các hình chiếu trên bản vẽ theo phương pháp chiếu góc thứ nhất được bố trí như thế nào?

Lời giải:

Vị trí các hình chiếu trên bản vẽ theo phương pháp chiếu góc thứ nhất được bố trí như sau:

- Hình chiếu đứng nằm phía trên hình chiếu bằng

- Hình chiếu cạnh nằm bên phải hình chiếu đứng

Câu hỏi 3 trang 28 Công nghệ 8: Nêu đặc điểm hình chiếu của các khối hình học: hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đều, hình chóp đều, hình trụ, hình nón và hình cầu.

Lời giải:

- Hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ, hình chóp đều: hình chiếu có dạng là hình dạng các mặt bao của nó.

- Hình trụ, hình nón, hình cầu: hình chiếu mặt đáy là hình tròn; các hình chiếu theo các hướng còn lại của hình trụ , hình nón là các đa giác; của hình cầu là các hình tròn giống nhau.

Giải bài tập SGK Công nghệ 8 bài: Tổng kết và ôn tập Phần 2 được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Công nghệ lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh

Bài 1 trang 110 Công nghệ 8: Muốn chọn vật liệu cho một sản phẩm cơ khí, người ta phải dựa vào những yếu tố nào?

Lời giải:

- Tính cơ học: tính cứng, tính dẻo, tính bền.

- Tính chất vật lí: nhiệt độ nóng chảy, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, khối lượng riêng

- Tính chất hóa học: tính chịu axit, muối, tính chống ăn mòn.

- Tính chất công nghệ: tính đúc, tính hàn, tình rèn, ...

- Dựa vào tính công nghệ để biết được khả năng cũng như mục đích, tác dụng của vật liệu để gia công sản xuất sao cho phù hợp.

Bài 2 trang 110 Công nghệ 8: Dựa vào dấu hiệu nào để nhận biết và phân biệt các vật liệu kim loại?

Lời giải:

Ta dựa vào tính cơ học, tính vật lí, tính hóa học.

Bài 3 trang 110 Công nghệ 8: Nêu phạm vi ứng dụng của các phương pháp gia công kim loại.

Lời giải:

- Cắt kim loại bằng cưa tay: nhằm cắt kim loại thành từng phần, cắt bỏ phần thừa hoặc cắt rảnh, ...

- Đục kim loại sử dụng khi lương dư gia công lớn hơn 0.5 mm.

- Dũa dùng để tạo độ nhẵn, phẳng trên các bề mặt nhỏ, khó làm được trên các máy công cụ.

- Khoan là phương pháp phổ biến để gia công lỗ trên vật đặ hoặc làm rộng lỗ có sẵn.

Bài 4 trang 110 Công nghệ 8: Lập sơ đồ phân loại các mối ghép, khớp nối. Lấy ví dụ cụ thể minh họa cho mỗi loại

Lời giải:

- Mối ghép cố định:

Mối ghép tháo được: vít, ren, then, ...

Mối ghép không tháo được: đinh tán, hàn, ...

- Mối ghép động:

Khớp tịnh tiến: cái bơm, xi-lanh, pít-tông, ...

Khớp quay: bàn đạp, trục, cổ xe, ...

Bài 5 trang 110 Công nghệ 8: Tại sao trong máy và thiết bị cần phải truyền và biến đổi chuyển động?

Lời giải:

- Các bộ phận của máy thường đặt xa nhau và đều được dẫn động từ một chuyển động ban đầu.

- Các bộ phận của máy thường có tốc độ quay không giống nhau.

- Truyền và biến đổi tốc độ cho phù hợp với tốc độ của các bộ phận trong máy.

Bài 6 trang 110 Công nghệ 8: Cần truyền chuyển động quay từ trục 1 với tốc độ là n1 (vòng/phút) tới trục 3 có tốc độ n3 < n1 hãy:

- Chọn phương án và biểu diễn cơ cấu truyền động.

- Nêu ứng dụng của cơ cấu này trong thực tế.

Lời giải:

- Nếu chuyển động quay của trục 1 với trục 3 là ngược chiều thì cần hai bánh răng. Một cái gắn trên trục 1, một cái gắn trên trục 3. Số răng trên bánh răng trục 3 lớn hơn số răng trên bánh răng trục 1.

- Nếu chuyển động quay của trục 1 với trục 3 là cùng chiều thì giữa hai bánh răng trên cần 1 bánh răng trung gian. Để không thay đổi tỷ số quay giữa trục 1 và trục 3 thì bánh răng trung gian bằng báng răng trục 1.

- Phương án này để làm thay đổi tốc độ quay giữa trục 1 và trục 3 (giảm tốc độ quay). Lợi về lực, thiệt về đường đi.

- Ứng dụng nhiều trong hộp số của xe có động cơ.

Ngoài các bài Giải BT Công nghệ 8 ngắn gọn trên các bạn tham khảo thêm tài liệu Giải bài tập Công nghệ 8, Soạn văn lớp 8, Học tốt Ngữ Văn lớp 8, Soạn Văn lớp 8 (ngắn nhất), Tài liệu học tập lớp 8

Giải bài tập SGK Công nghệ 8 bài: Tổng kết và ôn tập Chương 6 và Chương 7 được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Công nghệ lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh

Bài 1 trang 171 Công nghệ 8: Điện năng là gì? Điện năng được sản xuất và truyền tải như thế nào? Nêu vai trò của điện năng với sản xuất và đời sống.

Lời giải:

Điện năng là năng lượng của dòng điện.

Bài 2 trang 171 Công nghệ 8: Những nguyên nhân xảy ra tai nạn điện là gì? Nêu các biện pháp khắc phục.

Lời giải:

- Do chạm trực tiếp vào vật mang điện → Cần dùng đồ bảo hộ cách điện.

- Do vi phạm khoảng cách an toàn đối với lưới điện cao áp và trạm biến áp → Không đến gần trạm biến áp hoặc đứng dưới lưới điện cao áp.

- Do đến gần dây dẫn có điện bị đứt rơi xuống đất → Không lại gần chỗ dây điện dứt chạm mặt đất.

Bài 3 trang 171 Công nghệ 8: Các yêu cầu của dụng cụ bảo vệ an toàn điện là gì? Nêu tên một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện và giải thích các yêu cầu trên.

Lời giải:

- Các yêu cầu của dụng cụ bảo vệ an toàn điện là:

Cách điện tốt phần dẫn điện.

Chắc chắn, bền

- Một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện là: Kìm điện, tua vít điện, cờ lê điện, găng tay cao su, ủng cao su, thảm cao su, bút thử điện,...

Bài 4 trang 171 Công nghệ 8: Nêu các bước cứu người bị tai nạn điện. Vì sao khi cứu người bị tai nạn điện phải rất thận trọng nhưng cũng rất nhanh chóng?

Lời giải:

- Nhanh chóng tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện.

- Sơ cứu nạn nhân.

- Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất.

- Phải thận trọng là để tránh cho người cứu cũng bị điện giật lây. Nhanh chóng để đảm bảo an toàn cho người bị tai nạn điện.

Bài 5 trang 171 Công nghệ 8: Vật liệu kĩ thuật điện được chia thành mấy loại? Dựa vào tiêu chí gì để phân loại vật liệu kĩ thuật điện?

Lời giải:

- Vật liệu dẫn điện.

- Vật liệu cách điện.

- Vật liệu dẫn từ.

- Dựa vào tính chất vật lí của vật liệu để phân loại: tính dẫn điện, tính cách điện, tính dẫn từ, ...

Bài 6 trang 171 Công nghệ 8: Để chế tạo nam châm điện, máy biến áp, quạt điện người ta cần có những vật liệu kĩ thuật điện gì? Giải thích vì sao?

Lời giải:

- Để chế tạo nam châm điện, máy biến áp, quạt điện người ta cần có vật liệu dẫn điện, vật liệu cách điện, vật liệu dẫn từ, … là bởi những vật liệu đó có các đặc tính cơ bản của các sản phẩm trên.

Bài 7 trang 171 Công nghệ 8: Đồ dùng điện gia đình được phân thành mấy nhóm? Nêu nguyên lí biến đổi năng lượng của mỗi nhóm.

Lời giải:

- Đồ dùng điện gia đình được chia thành ba nhóm: Điện quang, điện nhiệt, điện cơ

Đồ dùng loại điện quang: Biến đổi điện năng thành quang năng, dùng để chiếu sáng. ...

Đồ dùng loại điện nhiệt: Biến đổi điện năng thành nhiệt năng, dùng để đốt nóng,...

Đồ dùng loại điện cơ: Biến đổi điện năng thành cơ năng, dùng để dẫn động, quay máy.

Bài 8 trang 171 Công nghệ 8: Nêu những ứng dụng của động cơ điện một pha trong các đồ dùng điện gia đình.

Lời giải:

Những ứng dụng của động cơ điện một pha trong các đồ điện gia đình như: Quạt điện, máy bơm nước, tủ lạnh, đầu đĩa, đầu băng, Radiocatxet, máy biến áp một pha xoay chiều dòng điện, …

Bài 9 trang 171 Công nghệ 8: Cần phải làm gì để sử dụng tốt đồ dùng điện gia đình?

Lời giải:

- Dùng điện vào nguồn điện có điện áp bằng điện áp định mức của đồ dùng điện.

- Không cho đồ dùng điện làm việc vượt quá công suất định mức, dòng điện vượt quá trị số định mức.

- Thường xuyên kiểm tra an toàn điện ở dây dẫn, phích cắm, ổ cắm, dò điện ra vỏ, lau chùi vỏ, ...

Bài 10 trang 171 Công nghệ 8: Nêu nguyên lí làm việc và công dụng của máy biến áp một pha.

Lời giải:

- Khi đóng điện, ở hai đầu cuộn sơ cấp có điện áp vào U1, hiện tượng cảm ứng điện từ làm xuất dòng điện cảm ứng trong cuộn thứ cấp, ở hai đầu cuộn thứ cấp có điện áp ra U2.

- Máy biến áp một pha dùng để tăng hoặc giảm điện áp xoay chiều trong gia đình.

Bài 11 trang 171 Công nghệ 8: Một máy biến áp một pha có U1=220V; N1=400 vòng; U2=110V, N2=200 vòng. Khi điện áp sơ cấp giảm U1=200V, để giữ U2 không đổi nếu số vòng dây N1 không đổi thì phải điều chỉnh cho N2 bằng bao nhiêu?

Lời giải:

N2 = N1.U2/U1 =220 vòng.

Bài 12 trang 171 Công nghệ 8: Vì sao phải tiết kiệm điện năng? Nêu các biện pháp tiết kiệm điện năng.

Lời giải:

- Tiết kiệm điện năng là vì:

Tiết kiệm tiền cho gia đình

Tiết kiệm điện cho hộ gia đình, ưu tiên điện cho các nhà máy sản xuất, bệnh viện, …

Tiết kiệm nguồn tài nguyên, tránh gây ô nhiễm môi trường do tác động của các nhà máy điện phải hoạt động quá công suất.

- Các biện pháp:

Không sử dụng các thiết bị điện khi không cần thiết và trong giờ cao điểm.

Tắt các đồ dùng điện khi không còn sử dụng hoặc tạm thời không sử dụng.

Đọc kĩ yêu cầu hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất về các thiết bị điện để dùng sao cho phù hợp nhất.

Bài 13 trang 171 Công nghệ 8: Tính tiêu thụ điện năng của gia đình em trong một tháng (coi điện năng tiêu thụ của các ngày như nhau)

Lời giải:

- Giá tiền điện năng là 4000 vnd/1 số điện

- 1 số điện = 1kW = 1000W.

- Một ngày sử dụng khoảng 2 số thì 1 tháng sẽ dùng 60 số.

- Tiền điện 1 tháng là: 60.4000 = 240000 vnd.

Ngoài các bài Giải BT Công nghệ 8 ngắn gọn trên các bạn tham khảo thêm tài liệu Giải bài tập Công nghệ 8, Soạn văn lớp 8, Học tốt Ngữ Văn lớp 8, Soạn Văn lớp 8 (ngắn nhất), Tài liệu học tập lớp 8