Giải phương trình bằng bất đẳng thức


Tài liệu gồm 174 trang, được biên soạn bởi thầy giáo Trần Đình Cư, tóm tắt lý thuyết, phân loại và phương pháp giải bài tập bất đẳng thức – bất phương trình, giúp học sinh lớp 10 tham khảo khi học chương trình Đại số 10 chương 4 (Toán 10).

BÀI 1. BẤT ĐẲNG THỨC. Dạng 1: Chứng minh bất đẳng thức dựa vào định nghĩa và tính chất. + Loại 1: Biến đổi tương đương về bất đẳng thức đúng. + Loại 2: Xuất phát từ một BĐT đúng ta biến đổi đến BĐT cần chứng minh. Dạng 2: Sử dụng bất đẳng thức Cauchy (Côsi) để chứng minh bất đẳng thức và tìm giá tri lớn nhất, nhỏ nhất. + Loại 1: Vận dụng trực tiếp bất đẳng thức Côsi. + Loại 2: Kĩ thuật tách, thêm bớt, ghép cặp. + Loại 3: Kĩ thuật tham số hóa. + Loại 4: Kĩ thuật Côsi ngược dấu. Dạng 3: Đặt ẩn phụ trong bất đẳng thức.

Dạng 4: Sử dụng bất đẳng thức phụ.


Tài liệu gồm 32 trang hướng dẫn giải phương trình vô tỉ bằng phương pháp đánh giá, tài liệu do tác giả Đinh Xuân Hùng biên soạn.

Phương trình – hệ phương trình – bất đẳng thức có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Đây cũng chính là những phần quan trọng nhất của đại số. Nó thường xuyên xuất hiện trong kì thi THPT Quốc gia hay các kì thi học sinh giỏi. Ta cần có những phương trình, hệ phương trình để dự đoán được điểm rơi của bất đẳng thức hay trong quá trình sáng tác một bất đẳng thức sẽ nảy sinh ra nhu cầu tìm nghiệm của phương trình – hệ phương trình – bất đẳng thức. Qua đấy có thể nói việc giải tốt phương trình và hệ phương trình là rất quan trọng. Nhiều bài toán về phương trình – hệ phương trình – bất đẳng thức là sự che dấu của một bất đẳng thức nào đó. Chúng ta cần phải linh hoạt khi sử dụng bất đẳng thức vào giải phương trình – hệ phương trình. Vì nếu không dùng đúng thì sẽ dẫn đến kết quả không như mong muốn. [ads]

Giải phương trình bằng phương pháp bằng đánh giá chính là một sự kết hợp tuyệt vời giữa bất đẳng thức và phương trình. Đã có rất nhiều tài liệu, sách viết về phương trình. Tuy vậy, những bài viết về giải phương trình bằng phương pháp bằng đánh giá chưa đề cập toàn diện về như cách giải hay là phương pháp sáng tác.Vì vậy,trong tài liệu này sẽ đề đi sâu vào cách giải phương trình bằng phương pháp đánh giá (Một trong những phương pháp hay và khó khi giải phương trình). Hy vọng nó sẽ là tài liệu hay giúp cho các bạn hiểu rõ hơn về phương pháp này.

Trường THPT Thăng Long Thành phố Hà Nội

Địa chỉ: Số 44 - Tạ Quang Bửu - Hai Bà Trưng - Hà NộiĐiện thoại : (+84) 2436682655Email: ©2008 Bản quyền thuộc về Trường THPT Thăng Long Hà Nội

SỬ DỤNG BẤT ĐẲNG THỨC ĐỂ GIẢI PHƯƠNG TRÌNH VÔ TỈ

Quan tâm

6

Đưa vào sổ tay

SỬ DỤNG BẤT ĐẲNG THỨC ĐỂ GIẢI PHƯƠNG TRÌNH VÔ TỈ


1. PHƯƠNG PHÁP:
Một số phương trình được tạo ra từ dấu bằng của bất đẳng thức: $\left\{ \begin{array}
A \geqslant m \\
B \leqslant m \\
\end{array} \right.$ nếu dấu bằng ở (1) và (2) cùng đạt được tại ${x_0}$ thì ${x_0}$ là nghiệm của phương trình $A = B$
Ta có : $\sqrt {1 + x} + \sqrt {1 - x} \leqslant 2$ Dấu bằng khi và chỉ khi $x = 0$ và $\sqrt {x + 1} + \frac{1}{{\sqrt {x + 1} }} \geqslant 2$, dấu bằng khi và chỉ khi x=0. Vậy ta có phương trình: $\sqrt {1 - 2008x} + \sqrt {1 + 2008x} = \frac{1}{{\sqrt {x + 1} }} + \sqrt {1 + x} $
Đôi khi một số phương trình được tạo ra từ ý tưởng : $\left\{ \begin{array}
A \geqslant f\left( x \right) \\
B \leqslant f(x) \\
\end{array} \right.$ khi đó :
$A = B \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}
A = f\left( x \right) \\
B = f\left( x \right) \\
\end{array} \right.$
Nếu ta đoán trước được nghiệm thì việc dùng bất đẳng thức dễ dàng hơn, nhưng nếu nghiệm là vô tỉ việc không đoán nghiệm được, ta vẫn dùng bất đẳng thức để đánh giá nó.

Chú ý:
Khi giải phương trình vô tỷ bằng bất đẳng thức qua các phương trình hệ quả thì đến cuối bài toán phải thế nghiệm vào phương trình đầu để loại nghiệm ngoại lai.

Tóm tắt một vài bất đẳng thức cơ bản thường dùng để giải phương trình vô tỷ.
1. ${{\rm A}^{2n}} \geqslant 0, - {{\rm A}^{2n}} \leqslant 0\left( {n \in {{\rm N}^*}} \right)$ Dấu “=” xảy ra $ \Leftrightarrow $ A = 0
2. $\left| {{\rm A} = \left| { - {\rm A}} \right|} \right| \geqslant 0$ Dấu “=” xảy ra $ \Leftrightarrow $ A = 0
3. $\left| {\rm A} \right| \geqslant {\rm A}$. Dấu “=” xảy ra $ \Leftrightarrow {\rm A} \geqslant 0$
4. Bất đẳng thức Côsi với n số không âm: Nếu a1; a2; …., an không âm thì a1 + a2 + … + an $ \geqslant n\sqrt[n]{{{a_1} + {a_2} + ...{a_n}}}$
Dấu “=” xảy ra $ \Leftrightarrow $ a1 = a2 = … an
5. Bất đẳng thức BCS với 2 bộ số (a1; a2; …., an); (b1; b2; …., bn) ta có:
${\left( {{a_1}{b_1} + {a_2}{b_2} + ....{a_n}{b_n}} \right)^2} \leqslant \left( {a_1^2 + a_2^2 + ...a_n^2} \right).\left( {b_1^2 + b_2^2 + ... + b_n^2} \right)$
Dấu “=” xảy ra $ \Leftrightarrow \frac{{{a_1}}}{{{b_1}}} = \frac{{{a_2}}}{{{b_2}}} = ... = \frac{{{a_n}}}{{{b_n}}}$. Quy ước nếu mẫu bằng 0 thì tử cũng phải bằng 0.

VÍ DỤ
Bài 1.

Giải phương trình:$\frac{{2\sqrt 2 }}{{\sqrt {x + 1} }} + \sqrt x = \sqrt {x + 9} $
Giải:
Đk $x \geqslant 0$
Ta có : ${\left( {\frac{{2\sqrt 2 }}{{\sqrt {x + 1} }} + \sqrt x } \right)^2} \leqslant \left[ {{{\left( {2\sqrt 2 } \right)}^2} + x + 1} \right]\left[ {\frac{1}{{x + 1}} + {{\left( {\frac{{\sqrt x }}{{\sqrt {x + 1} }}} \right)}^2}} \right] = x + 9$
Dấu bằng $ \Leftrightarrow \frac{{2\sqrt 2 }}{{\sqrt {x + 1} }} = \frac{1}{{\sqrt {x + 1} }} \Leftrightarrow x = \frac{1}{7}$

Bài 2.
Giải phương trình : $13\sqrt {{x^2} - {x^4}} + 9\sqrt {{x^2} + {x^4}} = 16$
Giải:
Đk: $ - 1 \leqslant x \leqslant 1$
Biến đổi pt ta có : ${x^2}{\left( {13\sqrt {1 - {x^2}} + 9\sqrt {1 + {x^2}} } \right)^2} = 256$
Áp dụng bất đẳng thức Bunhiacopxki: ${\left( {\sqrt {13} .\sqrt {13} .\sqrt {1 - {x^2}} + 3.\sqrt 3 .\sqrt 3 \sqrt {1 + {x^2}} } \right)^2} \leqslant \left( {13 + 27} \right)\left( {13 - 13{x^2} + 3 + 3{x^2}} \right) = 40\left( {16 - 10{x^2}} \right)$Áp dụng bất đẳng thức Côsi: $10{x^2}\left( {16 - 10{x^2}} \right) \leqslant {\left( {\frac{{16}}{2}} \right)^2} = 64$
Dấu bằng $ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}
\sqrt {1 - {x^2}} = \frac{{\sqrt {1 + {x^2}} }}{3} \\
10{x^2} = 16 - 10{x^2} \\
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}
x = \frac{2}{{\sqrt 5 }} \\
x = - \frac{2}{{\sqrt 5 }} \\
\end{array} \right.$

BÀI TẬP:
Bài 1.

$\sqrt {x - 3} + \sqrt {5 - x} = {x^2} - 8x + 18$
ĐK: $x \leqslant x \leqslant 5$
Ta có: ${x^2} - 8x + 18 = {\left( {x - 4} \right)^2} + 2 \geqslant Z$
${\left( {\sqrt {x - 3} + \sqrt {5 - x} } \right)^2} = (x - 3) + (5 - x) + 2\sqrt {(x - 3).(5 - x)} $
$ = 2 + 2\sqrt {(x - 3).(5 - x)} \leqslant 2 + (x - 3) + (5 - x) = 4$
$ \Rightarrow \sqrt {x - 3} + \sqrt {5 - x} \leqslant Z$
Do đó $\sqrt {x - 3} + \sqrt {5 - x} = {x^2} - 8x + 18$
$ \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}
{\sqrt {x - 3} + \sqrt {5 - x} = 2} \\
{{x^2} - 8x + 18 = 2}
\end{array}} \right. \Leftrightarrow x = 4$
Vậy phương trình có nghiệm x = 4

Bài 2.
${x^2} + 2x + 4 = 3\sqrt {{x^3} + 4x} $
ĐK: $x \geqslant 0$
Áp dụng bất đẳng thức Côsi với 2 số không âm: $4x;{x^2} + 4$ có
$\begin{array}
\sqrt {{x^3} + 4x} = \frac{1}{2}\sqrt {4x({x^2} + 4)} \leqslant \frac{1}{2}.\frac{{{x^2} + 4x + 4}}{2} = \frac{{{x^2} + 4x + 4}}{4} \\
\Rightarrow \frac{{{x^2} + 2x + 4}}{3} \leqslant \frac{{{x^2} + 4x + 4}}{4} \Rightarrow {(x - 2)^2} \leqslant 0 \\
\end{array} $
Ta có: ${(x - 2)^2} \geqslant 0,\forall x$ nên $x - 2 = 0 \Leftrightarrow x = 2$
Thử lại x = 2 là nghiệm của phương trình
Vậy phương trình đã cho có nghiệm x = 2

Bài 3.
${x^2} + 4 = 2\sqrt {{x^4} + 4} + 2\sqrt {{x^4} - 4} (*)$
Để giải bài toán này, đầu tiên ta cần chứng minh bài toán phụ
$a + b \leqslant \sqrt {2({a^2} + {b^2})} $ (I)
Dấu “ = ” xảy ra $ \Leftrightarrow a = b \geqslant 0$
${x^4} + 4 \geqslant 2\sqrt {{x^2} - 4} $ (Bất Đẳng thức Côsi)
$ \Leftrightarrow {x^4} + 4 \geqslant 4{x^2}(1)$
Áp dụng bài toán phụ
$\begin{array}
2\sqrt {{x^4} + 4} + 2\sqrt {{x^4} - 4} \leqslant \sqrt {2\left[ {4({x^4} + 4) + 4({x^4} - 4)} \right]} \\
\Leftrightarrow 2\sqrt {{x^4} + 4} + 2\sqrt {{x^4} - 4} \leqslant 4{x^2}(2) \\
\end{array} $
(1), (2), (*) cho ta
$\begin{array}
{x^4} + 4 = 2\sqrt {{x^4} + 4} + 2\sqrt {{x^4} - 4} = 4{x^2} \\
\Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}
{{x^4} = 4} \\
{2\sqrt {{x^4} + 4} = 2\sqrt {{x^4} - 4} }
\end{array}} \right. \Leftrightarrow x \in \varphi \\
\end{array} $
Vậy phương trình vô nghiệm.
(I) chứng minh bài toán phụ:
$a + b \leqslant \left| {a + b} \right| = \sqrt {{{(a + b)}^2}} \leqslant \sqrt {{{(a + b)}^2} + {{(a - b)}^2}} = \sqrt {2{{(a + b)}^2}} $

Bài 5.
$\sqrt {{x^2} + x} + \sqrt {x - {x^2}} = x + 1$
ĐK: $\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}
{{x^2} + x \geqslant 0} \\
{x - {x^2} \geqslant 0}
\end{array} \Leftrightarrow 0 \leqslant x \leqslant 1} \right.$
Áp dụng bất đẳng thức Côsi cho 2 số $\sqrt {{x^2} + x} ;\sqrt {x - {x^2}} $ ta có:
$\sqrt {{x^2} + x} + \sqrt {x - {x^2}} = \sqrt {({x^2} + x).1} + \sqrt {(x - {x^2})1} \leqslant \frac{{{x^2} + x + 1}}{2} + \frac{{x - {x^2} + 1}}{2} = x + 1$
Dấu “=” xảy ra, do đó $\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}
{{x^2} + x = 1} \\
{x - {x^2} = 1}
\end{array} \Leftrightarrow x = 0} \right.$
Thử lại x = 0 không là nghiệm của phương trình
Vậy phương trình đã cho vô nghiệm.

Bài 6.
$ - 16{x^4} + 72{x^3} - 81{x^2} + 28 - 16\left( {x - \sqrt {x - 2} } \right) = 0$
ĐK: x ≥ 2
Đặt $t = \sqrt {x - 2} ,t \geqslant 0$. Xét $f(t) = {t^2} - t + 2$ với $t \in \left[ {0; + \infty } \right)$
$\begin{array}
4f(t) = 4{t^2} - 4t + 8 = {(2t - 1)^2} + 7 \geqslant 7 \\
\Rightarrow f(t) \geqslant \frac{7}{4} \\
f(t) = \frac{7}{4} \Leftrightarrow t = \frac{1}{2} \in \left[ {0; + \infty } \right) \\
\end{array} $
Vậy: $x - \sqrt {x - 2} = x - 2 - \sqrt {x - 2} + 2 = {t^2} - t + 2 \geqslant \frac{7}{4}($với $t = \sqrt {x - 2} )$
Dấu “=” xảy ra $ \Leftrightarrow \sqrt {x - 2} = \frac{1}{2} \Leftrightarrow x = \frac{9}{4}$
Ta lại có: $\frac{{ - 16{x^4} + 72{x^3} - 81{x^2} + 28}}{{16}} = \frac{7}{4} - {\left( {x - \frac{9}{4}} \right)^2}{x^2} \leqslant \frac{7}{4}$
Dấu “=” xảy ra $ \Leftrightarrow x = \frac{9}{4}$ hay $x = 0$
Vậy $ - 16{x^4} + 72{x^3} - 81{x^2} + 28 - 16\left( {x - \sqrt {x - 2} } \right) = 0 \Leftrightarrow x = \frac{9}{4}$

Bài 7.
$\sqrt {{x^2} + 2{y^2} - 6x + 4y + 11} + \sqrt {{x^3} + 3{y^2} + 2x + 6y + 4} = 4$
Ta có:
$\sqrt {{x^2} + 2{y^2} - 6x + 4y + 11} + \sqrt {{x^2} + 3{y^2} + 2x + 6y + 4} $
$\begin{array}
= \sqrt {\left( {{x^2} - 6x + 9} \right) + \left( {2{y^2} + 4y + 2} \right)} + \sqrt {\left( {{x^2} + 2x + 1} \right) + 3\left( {{y^2} + 2y + 1} \right)} \\
= \sqrt {{{(3 - x)}^2} + 2{{(y + 1)}^2}} + \sqrt {{{(x + 1)}^2} + 3{{(y + 1)}^2}} \\
\geqslant \sqrt {{{(3 - x)}^2}} + \sqrt {{{(x + 1)}^2}} = \left| {3 - x} \right| + \left| {x + 1} \right| \\
\end{array} $
Áp dụng tính chất $\left| {\rm A} \right| \geqslant {\rm A}$. Dấu “=” xảy ra $ \Leftrightarrow {\rm A} \geqslant 0$
Ta có:
$\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}
{\left| {3 - x} \right| \geqslant 3 - x} \\
{\left| {x + 1} \right| \geqslant x + 1}
\end{array} \Rightarrow } \right.\left| {3 - x} \right| + \left| {x + 1} \right| \geqslant 3 - x + x + 1 = 4$
Từ (1) suy ra:
$\sqrt {{x^2} + 2{y^2} - 6x + 4y + 11} + \sqrt {{x^2} + 3{y^2} + 2x + 6y + 4} \geqslant 4(2)$
Dấu đẳng thức xảy ra trong (2) khi và chỉ khi
$\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}
{y + 1 = 0} \\
{3 - x \geqslant 0} \\
{x + 1 \geqslant 0}
\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}
{y = - 1} \\
{ - 1 \leqslant x \leqslant 3}
\end{array}} \right.$
Vậy nghiệm của phương trình là
(x; y) = (x0; -1) với ${x_0} \in \left[ { - 1;3} \right]$

Bài
8.
$\sqrt[4]{{27{x^2} + 24x + \frac{{28}}{3}}} = 1 + \sqrt {\frac{{27}}{2}x + 6} $
Ta có:$\sqrt[4]{{27{x^2} + 24x + \frac{{28}}{3}}} = 1 + \sqrt {\frac{{27}}{3}x + 6} $
$ \Leftrightarrow 2\sqrt[4]{{\frac{{81{x^2} + 72x + 16}}{3} + 4}} = 1 + \sqrt {\frac{{3(9x + 4)}}{2}} $
$ \Leftrightarrow 2\sqrt[4]{{\frac{{{{(9x + 4)}^2}}}{3} + 4}} = 1 + \sqrt {\frac{{3{{(9x + 4)}^2}}}{2}} (1)$
ĐK: $9x + 4 \geqslant 0 \Leftrightarrow x \geqslant - \frac{9}{4}$
Đặt: $9x + 4 = y \geqslant 0$. Khi đó (1) trở thành :
$2\sqrt[4]{{\frac{{{y^2}}}{3} + 4}} = 1 + \sqrt {\frac{{3y}}{2}} $
$ \Leftrightarrow 4\sqrt[4]{{\frac{{{y^2}}}{3} + 4}} = 1 + \frac{{3y}}{2} + \sqrt {6y} $
Sử dụng bất đẳng thức Côsi, ta có:
$\sqrt {6y} \leqslant \frac{{6 + y}}{2}$
$\begin{array}
\Rightarrow 4\sqrt {\frac{{{y^2}}}{3} + 4} \leqslant 2y + 4 \\
\Leftrightarrow 4(\frac{{{y^2}}}{3} + 4) \leqslant {(y + 2)^2} \\
\Leftrightarrow \frac{{{{(y - 6)}^2}}}{3} \leqslant 0 \\
\end{array} $
Mà ${(y - 6)^2} \geqslant 0$ nên $y - 6 = 0 \Leftrightarrow y = 6 \Rightarrow x = \frac{{y - 4}}{9} = \frac{2}{9}$ (thoả điều kiện)
Thử lại $x = \frac{2}{9}$ là nghiệm của phương trình
Vậy phương trình đã cho có nghiệm $x = \frac{2}{9}$

Bài
9.
2$\sqrt {7{x^3} - 11{x^2} + 25x - 12} = {x^2} + 6x - 1$
Ta có:
$\begin{array}
2\sqrt {7{x^3} - 11{x^2} + 25x - 12} = {x^2} + 6x - 1 \\
\Leftrightarrow 2\sqrt {(7x - 4)({x^2} - x + 3)} = {x^2} + 6x - 1 \\
\end{array} $
Đk: $(7x - 4)({x^2} - x - 3) \geqslant 0$ vì(${x^2} - x = 3 = {(x - \frac{1}{2})^2} + \frac{{11}}{4} > 0)$
$ \Leftrightarrow 7x - 4 \geqslant 0 \Leftrightarrow x \geqslant \frac{4}{7}$
Áp dụng bất đẳng thức Côsi cho 2 số âm $7x - 4,{x^2} - x + 3$
Ta có:
$(7x - 4) + ({x^2} - x + 3) \geqslant 2\sqrt {(7x - 4)({x^2} - x + 3)} $
$ \Rightarrow {x^2} - 6x - 1 \geqslant 2\sqrt {7{x^3} - 11x + 25x - 12} $
Dấu đẳng thức xảy ra khi :
$\begin{array}
7x - 4 = {x^2} - x + 3 \\
\Leftrightarrow {x^2} - 8x + 7 = 0 \\
\Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}
{x = 1} \\
{x = 7}
\end{array}} \right. \\
\end{array} $ (thoả điều kiện)
Thử lại $x = 1;x = 7$ là nghiệm
Vậy phương trình đã cho có nghiệm $x = 1;x = 7$

Bài
10.
$\frac{{2\sqrt 2 }}{{\sqrt {x + 1} }} + \sqrt x = \sqrt {x + 9} $
Áp dụng bất đẳng thức Côsi cho 2 cặp: $2\sqrt 2 ;\sqrt {x + 1} $và $\frac{1}{{\sqrt {x + 1} }};\frac{{\sqrt x }}{{\sqrt {x + 1} }}$
Ta có:
${(\frac{{2\sqrt 2 }}{{\sqrt {x + 1} }} + \sqrt x )^2} = {(2\sqrt 2 .\frac{1}{{\sqrt {x + 1} }} + \sqrt {x + 1} .\frac{{\sqrt x }}{{\sqrt {x + 1} }})^2} \leqslant (8 + x + 1)(\frac{1}{{x + 1}} + \frac{x}{{x + 1}}) = x + 9$
Do dấu: “=” xảy ra nên
$\frac{{2\sqrt 2 }}{{\sqrt {x + 1} }} = \frac{1}{{\sqrt {x + 1} }}:\frac{{\sqrt x }}{{\sqrt {x + 1} }} \Leftrightarrow x = \frac{1}{7}$ (thoã mãn điều kiện)
Vậy phương trình đã cho có nghiệm $x = \frac{1}{7}$

Bài 1
1.
$\sqrt {{x^2} + x + 1} - \sqrt {{x^2} - x + 1} - 4{x^2} + 4 = \frac{{32}}{{{x^2}\left( {2{x^2} + {3^2}} \right)}}$
Xét :$4{x^2} + \frac{{32}}{{{x^2}{{\left( {2{x^2} + 3} \right)}^2}}} = \frac{1}{2}\left[ {4{x^2} + \left( {2{x^2} + 3} \right) + \left( {2{x^2} + 3} \right) + \frac{{64}}{{{x^2}\left( {2{x^2} + 3} \right)}}} \right] - 3$
Áp dụng bất đẳng thức Côsi:
$4{x^2} + \frac{{32}}{{{x^2}{{\left( {2{x^2} + 3} \right)}^2}}} \geqslant \frac{1}{2}\left( {\sqrt[4]{{4{x^2}.{{\left( {2{x^2} + 3} \right)}^2}.\frac{{64}}{{{x^2}{{\left( {2{x^2} + 3} \right)}^2}}}}}} \right) - 3 = \frac{1}{2}4\sqrt[4]{{6.64}} - 3 = 5$
Suy ra vế trái $ = 4{x^2} + \frac{{32}}{{{x^2}{{\left( {2{x^2} + 3} \right)}^2}}} - 4 \geqslant 5 - 4 = 1$
Xét : $\begin{array}
\sqrt {{x^2} + x + 1} - \sqrt {{x^2} - x + 1} < 1 \Leftrightarrow \sqrt {{x^2} + x + 1} < 1 + \sqrt {{x^2} - x + 1} \\
\Leftrightarrow {x^2} + x + 1 < 1 + {x^2} - x + 1 + 2\sqrt {{x^2} - x + 1} \\
\Leftrightarrow 2x - 1 < 2\sqrt {{x^2} - x + 1} \\
\end{array} $

Nếu $2x - 1 < 0 \Leftrightarrow x < \frac{1}{2} \Rightarrow (1)$luôn đúng
Nếu $2x - 1 \geqslant 0 \Leftrightarrow x > \frac{1}{2}$
(1) $ \Leftrightarrow 4{x^2} - 4x + 1 < 4({x^2} - x + 1) \Leftrightarrow 1 < 4$đúng
Vế trái < 1$ \leqslant $ vế phải. Vậy phương trình vô nghiệm


Bài 1
3.
$\sqrt[4]{{1 - {x^2}}} + \sqrt[4]{{1 - x}} + \sqrt[4]{{1 + x}} = 3$
ĐK:
$ - 1 \leqslant x \leqslant 1$ áp dụng bất đẳng thức Côsi, ta có:
$\begin{array}
\sqrt[4]{{1 - {x^2}}} = \sqrt[4]{{(1 - x)(1 + x)}} = \sqrt {\sqrt {1 - x} .\sqrt {1 + x} } \leqslant \frac{{\sqrt {1 - x} + 1}}{2} \\
\sqrt[4]{{1 - {x^2}}} = \sqrt {\sqrt {1 + x} .1} \leqslant \frac{{\sqrt {1 + x} + 1}}{2} \\
\end{array} $
Cộng từng số bất đẳng thức cùng chiều ta có:
$\sqrt[4]{{1 - {x^2}}} + \sqrt[4]{{1 - x}} + \sqrt[4]{{1 + x}} \leqslant 1 + \sqrt {1 - x} + \sqrt {1 + x} $
Mặt khác, theo bất đẳng thức Côsi ta có:
$\begin{array}
\sqrt {1 - x} = \sqrt {(1 - x)1} \leqslant \frac{{(1 - x) + 1}}{2} = \frac{{2 - x}}{2} \\
\sqrt {1 - x} = \sqrt {(1 + x)1} \leqslant \frac{{(1 + x) + 1}}{2} = \frac{{2 + x}}{2} \\
\Rightarrow 1 + \sqrt {1 - x} + \sqrt {1 + x} \leqslant 1 + \frac{{2 - x}}{2} + \frac{{2 + x}}{2} = 3 \\
\end{array} $
Vậy $\sqrt[4]{{1 - {x^2}}} + \sqrt[4]{{1 - x}} + \sqrt[4]{{1 + x}} \leqslant 3$
Do đó phương trình có nghiệm $ \Leftrightarrow $ dấu bất đẳng thức trong (1) xảy ra.
$\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}
{\sqrt {1 - x} = \sqrt {1 + x} } \\
{1 - x = 1} \\
{1 + x = 1}
\end{array} \Leftrightarrow x = 0} \right.$ (Thoả điều kiện)
Vậy phương trình đã cho nghiệm x = 0

Phương trình vô tỉ Bất đẳng thức

hủy

Trợ giúp

Nhập tối thiểu 8 ký tự, tối đa 255 ký tự.

Thẻ

Phương trình vô tỉ ×179
Bất đẳng thức ×676

Lượt xem

25443

Bài 106644

Bài 100637

Bài 101502

Bài 102571

Bài 102576