Giảm khả năng hấp phụ của đất thịt

Đáp án chính xác và giải thích chi tiết, dễ hiểu cho câu hỏi: “Khả năng hấp phụ của đất là gì?” kèm kiến thức tham khảo bổ trợ hay nhất là tài liệu học tập hay và hữu ích dành cho các bạn học sinh. Cùng Top lời giải ôn tập tốt nhé!

Câu hỏi: Khả năng hấp phụ của đất là gì?

Trả lời:

Khả năng giữ lại các chất dinh dưỡng, các phần tử nhỏ như hạt limon, hạt sét,... hạn chế sự rửa trôi dưới tác động của nước mưa, nước tưới gọi là khả năng hấp phụ của đất.

Kiến thức vận dụng để trả lời câu hỏi

1. Khái niệm về đất

Đất là 1 lớp mỏng khoáng vật trên bề mặt trái đất đã bị phong hóa kết hợp với thành phần hữu cơ. Thực vật phát triển trên đất, vì vậy đất là một trong những yếu tố căn bản đối với nông nghiệp. Với con người và hầu hết các sinh vật trên cạn, đất là thành phần tối quan trọng của địa quyển. Mặc dù chỉ là một lớp rất mỏng so với kích thước Trái đất, song đất lại là môi trường mà trên đó tạo ra lương thực thực phẩm cho hầu hết các sinh vật.

Sự hình thành đất là một quá trình lâu dài và phức tạp, có thể chia các quá trình hình thành đất thành ba nhóm: Quá trình phong hoá, quá trình tích luỹ và biến đổi chất hữu cơ trong đất, quá trình di chuyển khoáng chất và vật liệu hữu cơ trong đất. Tham gia vào sự hình thành đất có các yếu tố: Đá gốc, sinh vật, chế độ khí hậu, địa hình, thời gian. Các yếu tố trên tương tác phức tạp với nhau tạo nên sự đa dạng của các loại đất trên bề mặt thạch quyển. Bên cạnh quá trình hình thành đất, địa hình bề mặt trái đất còn chịu sự tác động phức tạp của nhiều hiện tượng tự nhiên khác như động đất, núi lửa, nâng cao và sụt lún bề mặt, tác động của nước mưa, dòng chảy, sóng biển, gió, băng hà và hoạt động của con người.

Đất là một hệ mở hệ này thường xuyên trao đổi chất và năng lượng với khí quyển, thủy quyển và sinh quyển. Trên quan điểm sinh thái học và môi trường, có thể xem đất là một cơ thể sống vì trong nó có nhiều sinh vật khác như: vi khuẩn nấm, tảo, thực vật, động vật. Do đó, đất cũng tuân thủ các quy luật sống: phát sinh, phát triển, thái hóa, già cỗi.

2. Thành phần của đất

Các loại đất dao động trong khoảng rộng về thành phần và cấu trúc theo từng khu vực. Các loại đất được hình thành thông qua quá trìnhphong hóacủa các loạiđávà sự phân hủy của cácchất hữu cơ. Phong hóa là tác động củagió,mưa,băng,ánh nắngvà các tiến trình sinh học trên các loại đá theothời gian, các tác động này làm đá vỡ vụn ra thành các hạt nhỏ. Các thành phầnkhoáng chấtvà các chất hữu cơ xác định cấu trúc và các thuộc tính khác của các loại đất.

Đất có thể chia ra thành hai lớp tổng quát hay tầng: Tầngđất bề mặt, là lớp trên cùng nhất, ở đó phần lớn các loại rễ cây, vi sinh vật và các loại hình sự sống động vật khác cư trú và tầngđất cái, tầng này nằm sâu hơn và thông thường dày đặc và chặt hơn cũng như ít các chất hữu cơ hơn.

Nước,không khícũng là thành phần của phần lớn các loại đất. Không khí, nằm trong các khoảng không gian giữa các hạt đất, và nước, nằm trong các khoảng không gian cũng như bề mặt các hạt đất, chiếm khoảng một nửa thể tích của đất. Cả hai đều đóng vai trò quan trọng trong sự sinh trưởng của thực vật và các loại hình sự sống khác trong thiết diện đứng của đất trong mộthệ sinh tháicụ thể.

Căn cứ vào tỉ lệ các loại hạt (thành phần đá và khoáng chất) trong đất người ta chia đất ra làm ba loại chính đất cát, đất thịt và đất sét. Chúng có các tỉ lệ các hạt cát, limon và sét như sau:

- Đất cát: 85% cát, 10% limon và 5% sét.

- Đất thịt:45% cát, 40% limon và 15% sét.

- Đất sét:25% cát, 30% limon và 45% sét.

Giữa các loại đất này còn có các loại đất trung gian. Ví dụ: Đất cát pha, đất thịt nhẹ...

Các loại đất nguyên thủy bị chôn vùi dưới các hiệu ứng của các sinh vật được gọi làđất cổ.

Các loại đất tiến hóa tự nhiên theo thời gian bởi các hoạt động của thực vật, động vật và phong hóa. Đất cũng chịu ảnh hưởng bởi các hoạt động sống của con người. Con người có thể cải tạo đất để làm cho nó thích hợp hơn đối với sự sinh trưởng của thực vật thông qua việc bổ sung các chất hữu cơ vàphân bóntự nhiên hay tổng hợp, cũng như cải tạo tưới tiêu hay khả năng giữ nước của đất. Tuy nhiên, các hoạt động của con người cũng có thể làm thoái hóa đất bởi sự làm cạn kiệt các chấtdinh dưỡng, ô nhiễm cũng như làm tăng sựxói mònđất.

3. Khả năng hấp thụ của đất

Do trong đất có chứa những keo mang điện tích, nên có khả năng hấp thụ. Nếu xử lý đất bằng một muối phân ly trung tính (KCl) thì K+của muối này bị đất hấp phụ và trong dung dịch đất lại xuất hiện một cation khác.

Khả năng giữ lại những chất ở trạng thái hòa tan hoặc một phần khoán chất phân tán ở dạng keo hay những hạt rất nhỏ, vi sinh vật và những thể huyền phù thô khác gọi là khả năng hấp phụ của đất.

Khả năng hấp phụ của đất được chia ra 5 dạng sau:

- Hấp phụ cơ học: Là khả năng đất giữ lại những hạt tương đối thô trong các khe, lỗ hỏng. đất là một thể xốp, chứa nhiều lỗ hổng có kích thước khác nhau nên có khả năng giữ lại một cách cơ học những hạt có kích thước lớn hơn kích thước của lỗ hổng, hay các chổ uốn cong của mao quản.

- Hấp thụ lý học (hấp thụ phân tử):Là khả năng giữ lại những hạt có kích thước nhỏ, những phân tử, nguyên tử trên bề mặt keo đất. Các hạt đất có kích thước nhỏ thường co năng lượng bề mặt. Hấp thụ lý học phụ thuộc nhiều vào thành phần cơ giới, nếu đất nào có nhiều hạt sét (thành phần cơ giới nặng) thì có năng lượng bề mặt lớn do đó khả năng hấp phụ lý học càng lớn.

- Hấp thụ lý học:Là khả năng giữ lại trong đất các chất hoa tan ở dạng kết tủa, không tan, ít tan do kết quả của những phản ứng hóa học xảy ra trong dung dịch đất.

Na2SO4+ CaCl2------> CaSO4+ 2NaCl

Al3++ PO43--------> AlPO4

3Ca2++ 2PO43-------> Ca3(PO4)2

Dạng hấp phụ này rất phổ biến trong đất và dẫn đến sự cố định nhiều nguyên tố dinh dưỡng trong đất.

- Hấp phụ lý – hóa học (hấp thụ trao đổi): Là hấp phụ trao đổi giữa nhũung ion trên bề mặt các keo đất và những ion cùng dấu trong dung dịch đất. Thực chất là phản ứng lý – hóa giữa keo đất và ion trong dung dịch đất.

- Hấp phụ sinh học: Là khả năng giữ lại các chất dinh dưỡng bởi vi sinh vật từ dung dịch đất, chủ yếu là cây xanh và vi sinh vật.Đây là hình thức hấp phụ một chiều, đôi khi còn là trao đổi, vì rễ thực vật tiết ra ion H+để trao đổi với chất dinh dưỡng ở dạng cation.

Đặt tính nổi bật của hấp phụ sinh học là tính chọn lọc, tức mỗi loài thực vật chỉ thu và giữ trong chúng một số nguyên tố hóa học nhất định, do đó không làm chúng rửa trôi.

Xem thêm:

>>> Hiện trạng sử dụng tài nguyên đất?

Khả năng hấp phụ của đất phụ thuộc vào yếu tố nào?

A. Thành phần cơ giới

B. Số lương keo đất.

C. Số lượng hạt sét

D. Phản ứng dung dịch đất

I. Khi nồng độ oxi trong đất giảm thì khả năng hút nước của cây giảm.

III. Khả năng hút nước của cây không phụ thuộc vào lực giữ nước của đất.

1. Khi nồng độ oxi trong đất giảm thì khả năng hút nước của cây sẽ giảm

3. Khả năng hút nước của cây không phụ thuộc vào lực giữ nước của đất

4. Bón phân hữu cơ góp phần chống hạn cho cây

A. 1

B. 2

C. 3

1. Khi nồng độ oxi trong đất giảm thì khả năng hút nước của cây sẽ giảm.

3. Khả năng hút nước của cây không phụ thuộc vào lực giữ nước của đất.

4. Bón phân hữu cơ góp phần chống hạn cho cây

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

1. Khi nồng độ oxi trong đất giảm thì khả năng hút nước của cây sẽ giảm

3. Khả năng hút nước của cây không phụ thuộc vào lực giữ nước của đất

1. Khi nồng độ oxi trong đất giảm thì khả năng hút nước của cây sẽ giảm

3. Khả năng hút nước của cây không phụ thuộc vào lực giữ nước của đất

4. Bón phân hữu cơ góp phần chống hạn cho cây

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 1: Thành phần cơ giới của đất là gì?

A. Hạt cát, hạt sét, limon và bụi.

B. Đất sét, đất thịt, đất cát.

C. Các chất vô cơ và hữu cơ.

D. Tỉ lệ % các loại hạt cát, limon và sét có trong đất.

Câu 2: Trị số pH nào dưới đây gặp ở đất kiềm?

A. pH = 6

B. pH = 7

C. pH = 5

D. pH = 8

Câu 3: Căn cứ vào độ pH, người ta chia đất thành các loại là:

A. Đất sét, đất chua, đất kiềm.

B. Đất cát, đất chua, đất trung tính.

C. Đất sét, đất chua, đất kiềm.

D. Đất kiềm, đất chua, đất trung tính.

Câu 4: Đất giữ được nước và các chất dinh dưỡng là nhờ:

A. Các hạt cát, hạt sét, limon và chất mùn.

B. Các hạt cát, limon, các hạt khoáng và chất hữu cơ.

C. Các hạt cát, cát pha và chất khoáng.

D. Các hạt cát, chất khoáng và limon.

Thành phần nào của keo đất có khả năng trao đổi ion với các ion trong dung dịch đất:

A. Lớp ion quyết định điện.

B. Lớp ion bất động.

C. Lớp ion khuếch tán.

D. Nhân keo đất.