Giáo án đây kỹ năng giao tiếp cho học sinh Trung học có số

Bởi Anh-Duc Hoang, To Thuy Diem Quyen

Giới thiệu về cuốn sách này

Page 2

Bởi Anh-Duc Hoang, To Thuy Diem Quyen

Giới thiệu về cuốn sách này

B GIO DC V O TOTRNG I HC S PHM H NI-------&-------Lấ MNH HNGRèN LUYệN Kỹ NĂNG GIAO TIếP CHO HọC SINHTRUNG HọC PHổ THÔNG TRONG DạY HọCPHầN CÔNG DÂN VớI ĐạO ĐứCChuyờn ngnhMó s: LL&PP Ging dy Giỏo dc chớnh tr: 60.14.01.11LUN VN THC S KHOA HC GIO DCNgi hng dn khoa hc: TS. Phm Vit ThngHÀ NỘI - 20142LờI CảM ƠNTôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban Chủ nhiệm và các thầy cô giáoKhoa Lí luận Chính trị Giáo dục công dân, Trờng Đại học S phạm Hà Nội đãtận tình truyền đạt những tri thức quý báu, giúp đỡ tôi hoàn thành tốt nhiệm vụkhóa học và luận văn.Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Phạm Việt Thắng đãtận tình hớng dẫn, chỉ bảo giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu khoa họcđể hoàn thành luận văn này.Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Sau Đại học - TrờngĐại học S phạm Hà Nội, Ban Giám hiệu Trờng THPT Lạng Giang số 1 Bắc Giang đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập,nghiên cứu cũng nh hoàn thành luận văn.Xin gửi lời tri ân đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, ngời thân đã luôn ởbên quan tâm, chia sẻ, động viên, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thànhluận văn này.Xin chân thành cảm ơn!Hà Nội, ngày tháng 10 năm 2014Tác giảLê Mạnh HùngMỤC LỤC1.1. Cơ sở lý luận của việc rèn luyện KNGT cho học sinh THPT trong dạy học phần Côngdân với đạo đức......................................................................................................................91.1.1. Kĩ năng giao tiếp..........................................................................................................9PHỤ LỤCDANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮTGV: Giáo viênGDCD: Giáo dục công dânHS: Học sinhKN: Kĩ năngKNGT: Kĩ năng giao tiếpKNS: Kĩ năng sốngPPDH: Phương pháp dạy họcSGK: Sách giáo khoaSL: Số lượngTHPT: Trung học phổ thôngDANH MỤC BẢNG1.1. Cơ sở lý luận của việc rèn luyện KNGT cho học sinh THPT trong dạy học phần Côngdân với đạo đức......................................................................................................................91.1.1. Kĩ năng giao tiếp..........................................................................................................9DANH MỤC BIỂU ĐỒ1.1. Cơ sở lý luận của việc rèn luyện KNGT cho học sinh THPT trong dạy học phần Côngdân với đạo đức......................................................................................................................91.1.1. Kĩ năng giao tiếp..........................................................................................................9MỞ ĐẦU1. Lí do chọn đề tàiCó thể nói, được giao tiếp với người khác là hạnh phúc và niềm tin cao nhấtmà nhân loại tạo ra cho mình. Giao tiếp là mặt đặc trưng nhất trong hành vi của conngười. Nó không những là điều kiện quan trọng bậc nhất của sự hình thành và pháttriển tâm lí, ý thức, nhân cách mà còn đảm bảo cho con người đạt được năng suất,chất lượng và hiệu quả trong mọi lĩnh vực, hoạt động, quyết định ‘‘85% thành côngtrong cuộc sống của chúng ta’’ [39, 5]. Để giao tiếp thành công, người tham giagiao tiếp cần xác định mục đích, nội dung, đối tượng, hoàn cảnh giao tiếp và từ đólựa chọn phương tiện giao tiếp phù hợp.Ở mọi thời đại, giao tiếp, ứng xử giữa con người với con người diễn ra liêntục, trên mọi lĩnh vực của cuộc sống, trong sinh hoạt đời thường cũng như trongcông việc. Đó vừa là biểu hiện văn hóa của mỗi con người, vừa biểu hiện mức độvăn minh của xã hội. Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, khoa học - kĩ thuật,công nghệ, giao tiếp của con người được mở rộng với đa dạng các loại hình, quátrình giao tiếp diễn ra dễ dàng và nhanh chóng hơn song nó cũng đòi hỏi con ngườiđáp ứng những yêu cầu mới đặt ra. Tiên học lễ, hậu học văn - lời răn dạy của ngườixưa từ lâu đã trở thành một trong những nguyên tắc cơ bản của công tác giáo dục vàđào tạo ở nước ta, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay.Học sinh phổ thông chính là những chủ nhân tương lai của đất nước. Hànhtrang vững chắc cho các em bước vào cuộc sống tương lai ngoài tư cách, phẩm chấtđạo đức tốt, bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ, kiến thức sâu rộng, tư duy khoa học…, làKNS, trong đó không thể không kể đến KNGT, năng lực giao tiếp. Vì vậy, việc rènluyện KNGT cho HS THPT là rất cần thiết, đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhânlực mới, toàn diện.Không chỉ cung cấp kiến thức về đạo đức, pháp luật, kinh tế, chính trị, triết học,mĩ học,... phù hợp với đặc điểm lứa tuổi mà điều quan trọng hơn, GDCD ở trường THPTlà môn học rất thuận lợi góp phần hình thành và phát triển những kĩ năng cần thiết, đặcbiệt là KNGT.1Cùng với đổi mới nội dung, chương trình, PPDH,…vấn đề rèn luyện KNGTcho HS cũng đang là đòi hỏi cấp thiết được đặt ra. Thực tế cho thấy, ở các nhàtrường phổ thông, tầm quan trọng của môn học này chưa được quan tâm đúng mức,nhiều GV giảng dạy chưa vận dụng và khai thác tiềm năng thế mạnh của nó trongviệc rèn luyện KNGT cho HS. Vì thế, giao tiếp ở một bộ phận HS có chiều hướngthu hẹp về phạm vi và mức độ, các em ít cởi mở với nhau, dẫn đến hành động bộtphát mang tính cá nhân, tình trạng tự kỉ... Không ít HS phải chật vật khi giao tiếp vìkhông thể trao đổi những suy nghĩ và ý tưởng của mình một cách hiệu quả - cả ởdạng nói hay viết, trong khi truyền đạt được thông điệp của mình là yếu tố tối quantrọng để phát triển. Sự hạn chế này, khiến các em gần như không thể thể hiện đượchết khả năng của mình trong học tập cũng như trong cuộc sống - tạo ra những ràocản trên con đường đạt tới mục tiêu đã đặt ra. Nguyên nhân của thực trạng đó mộtphần là do thiếu KNGT. Do đó, lĩnh hội KNGT trở thành đòi hỏi cấp thiết đặt ra đốivới thế hệ trẻ.Việc trang bị kiến thức, rèn luyện và nâng cao năng lực giao tiếp cho HS quamôn học này là hết sức quan trọng, cần thiết. Song, đến nay vẫn chưa có công trìnhnào đi sâu nghiên cứu về rèn luyện KNGT cho HS THPT trong dạy học phần Côngdân với đạo đức. Mặt khác, đây cũng là vấn đề người viết yêu thích, tâm huyết,dành nhiều quan tâm, trăn trở trong thời gian qua.Với những lý do trên, đồng thời trên cơ sở kế thừa và phát huy công trìnhcủa những người đi trước, chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề: Rèn luyện kĩ nănggiao tiếp cho học sinh trung học phổ thông trong dạy học phần Công dân với đạođức để làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình.2. Lịch sử nghiên cứu2.1. Trên thế giớiGiao tiếp có vai trò quan trọng trong lịch sử phát triển loài người. Nó thúcđẩy sự phát triển của tư duy, là cơ sở của nhận thức xã hội và là phương tiện đểtruyền tải thông tin giữa người này với người khác. Giao tiếp là một vấn đề hấpdẫn, lôi cuốn sự tham gia nghiên cứu của nhiều nhà khoa học ở các nước khácnhau [như: Tâm lí học, Giáo dục học, Triết học...].2Ngay từ thời cổ đại, các nhà giáo dục, triết học [Khổng Tử, Xôcơrat, Platon,Comenxki...] đã quan tâm đến các vấn đề rèn luyện KNGT. Các hoạt động giáo dụclao động, giáo dục sức khoẻ, giáo dục hình thành năng lực thực hành, năng lực hợptác đã được quan tâm, coi trọng.Xôcơrat [470 -399 TCN] và Platon [428 - 437 TCN] - hai nhà triết học lỗi lạcHy Lạp đã nói đến đối thoại như là sự giao tiếp có trí tuệ, phản ánh mối quan hệ conngười - con người, là nơi bộc lộ đời sống tâm hồn của mỗi con người [43, 8].Nhà giáo dục lỗi lạc người Nga J.A Comenxki là người sáng lập ra hình thức tổchức dạy học trường lớp, tạo môi trường giao tiếp rộng mở cho người học. Tư tưởnggiáo dục của J.A Comenxki là kết hợp giữa giáo dục nhà trường với hoạt động thựchành bên ngoài cuộc sống, nhằm giải phóng hình thức học tập của hệ thống nhà trườnggiáo hội thời trung cổ. Ông khẳng định: “Học tập không phải là lĩnh hội kiến thức trongsách vở mà còn lĩnh hội kiến thức từ trong cuộc sống’’ [12, 53].Giữa thế kỉ XIX, C.Mác và Ph.Ăngghen - hai nhà triết học duy vật biện chứng– lịch sử đã nêu ra những phát hiện quan trọng liên quan đến giao tiếp khi nghiên cứulịch sử phát triển xã hội loài người và đưa ra kết luận: Một trong hai điều kiện quyếtđịnh để biến vượn người thành người chính là ‘‘lao động’’ và giao tiếp bằng ‘‘ngônngữ’’ [21, 168]. C.Mác đã có tư tưởng về nhu cầu giao tiếp xã hội giữa con ngườivới con người. Ông nhấn mạnh: “Sự phát triển của một cá thể phụ thuộc vào sự pháttriển của nhiều cá thể khác mà nó đã giao tiếp trực tiếp hay gián tiếp” [44, 493]. Nhưvậy, hai ông đã đánh giá cao vai trò của ngôn ngữ nói chung, rèn luyện KNGT nóiriêng trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người.Từ những năm đầu của thế kỷ XX, rèn luyện KNGT cũng trở thành lĩnh vựcthu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như:nhà triết học và tâm lý học người Mỹ G.Mit, nhà bác học người Đức C.Giaspe, nhàtriết học hiện sinh Nhật Bản Mactin Babơ, nhà triết học người Pháp Gien Marơsen,nhà triết học người Nga B.M. Beccheriev... Các công trình nghiên cứu của họ đãchú ý đến hiện tượng tiếp xúc giữa con người với con người.3Từ những năm 70 của thế kỷ trước, nhiều công trình nghiên cứu của B.PhLotnov, AA .Bodaliov... đã khẳng định giao tiếp là một phạm trù cơ bản.KNGT đã được các nhà tâm lí học Liên Xô cũ [A.A.Bodalev,V.A.Cancalich, N.V.Cuđơnia, A.N.Leonchiev] tìm hiểu về các giai đoạn, các nhómKNGT. Ngoài ra A.Cubanova, M.Rakhmatulina cũng đã đi sâu phân tích các loạiKNGT…Nhà tâm lý học V.P. Dakharov đã dành nhiều công sức để phân loại cácnhóm KNGT. Trong trắc nghiệm giao tiếp của mình, ông đã đưa ra 10 nhóm KNGT[43, 155]. Đó là sự phân định thật rõ ràng mạch lạc; nghiên cứu của ông tới nay vẫncòn giá trị lớn, đặc biệt trắc nghiệm này hiện nay vẫn được sử dụng ở Việt Nam.Học để cùng chung sống là một trong bốn trụ cột của nền giáo dục toàn cầutrong thế kỷ XXI đã được UNESCO đề xuất. Đây cũng chính là một trong nhữngtrụ cột quan trọng, then chốt của giáo dục hiện đại. Vấn đề đặt ra là kĩ năng nào làcần thiết cho mỗi người để thành công trong công việc và cuộc sống. Một trongnhững kĩ năng toàn cầu đỏi hỏi ở mỗi người là phải có “kĩ năng giao tiếp”. Chươngtrình giáo dục các giá trị sống của UNESCO, hay chương trình giảng dạy tiếng ởmột số quốc gia [Malaysia, Thái lan, Pháp, New Zealand...] đều chú trọng đến việcrèn luyện ngôn ngữ, KNGT cho HS ngay từ độ tuổi mầm non.Cuốn sách Kĩ năng hành nghề cho tương lai [được xuất bản nhờ sự phối hợpgiữa Hội đồng Kinh doanh, Phòng thương mại và công nghiệp, Bộ Giáo dục, Đàotạo và Khoa học và Hội đồng giáo dục quốc gia Úc] cũng đã trình bày các kĩ năngvà kiến thức bắt buộc phải có với người sử dụng lao động. Trong 8 kĩ năng được nóiđến thì KNGT được đề cập đến đầu tiên.Như vậy, giao tiếp và rèn luyện KNGT đã được các nhà nghiên cứu trên thếgiới khẳng định là phương thức tồn tại của xã hội loài người. Các nhà khoa học đãquan tâm nghiên cứu về cấu trúc, phương tiện, vai trò, cách thể hiện của giao tiếp,phân loại giao tiếp và KNGT.2.2 . Ở Việt NamỞ Việt Nam, cho tới nay cũng đã có không ít công trình nghiên cứu đề cậpđến vấn đề giao tiếp, KNGT dưới nhiều góc độ khác nhau.42.2.1. Nghiên cứu về rèn luyện KNGT dưới góc độ tâm lýTừ cuối những năm 1970 trở lại đây và nhất là hiện nay, vấn đề giao tiếp, rènluyện KNGT mới được các nhà tâm lí học Việt Nam tập trung nghiên cứu, mặc dùnăm 1963, Đỗ Long đã có bài luận Các Mác và phạm trù giao tiếp và đây được coilà tác phẩm đầu tiên đề cập về cơ sở lý luận của vấn đề rèn luyện KNGT ở nước ta.Tháng 12/1982, tại Hội nghị Tâm lí học toàn quốc lần thứ 6, bản báo cáokhoa học dưới đầu đề: “Giao tiếp - tâm lí - nhân cách” của tác giả Trần Trọng Thuỷđược công bố. Tác giả khẳng định vai trò quan trọng của rèn luyện KNGT trong sựhình thành và phát triển tâm lí - ý thức - nhân cách [59, 5].Sau đó, nhiều công trình nghiên cứu về giao tiếp và rèn luyện KNGT đãđược công bố như Giao tiếp và ứng xử sư phạm của Ngô Công Hoàn [1987],Luyện giao tiếp sư phạm của Nguyễn Thạc và Hoàng Anh [1991], Giáo trình tâm líhọc giao tiếp của Hoàng Anh [chủ biên] [1995], Giáo trình tâm lí học của Bùi VănHuệ [2000], Nhập môn khoa học giao tiếp của Nguyễn Sinh Huy và Trần TrọngThủy [2002], Giáo trình Giao tiếp sư phạm của Nguyễn Văn Lũy và Lê Quang Sơn[2014], … Các nhà nghiên cứu trên đã đề cập khá kĩ những vấn đề lí luận và giaotiếp trong tâm lí học. Nhiều công trình bàn đến giao tiếp ở đối tượng HS, sinh viêntrên các mặt như: đối tượng giao tiếp, nội dung giao tiếp, ngữ cảnh giao tiếp, phạmvi giao tiếp, KNGT… Đồng thời, họ cũng đã đề xuất được một số tác động, biệnpháp nhất định nhằm nâng cao hiệu quả giao tiếp của các đối tượng này.Nghiên cứu về KNGT sư phạm của sinh viên dưới góc độ Tâm lý học, tácgiả Hoàng Anh - trong luận án PTS của mình đã đề xuất quy trình rèn luyện kĩ năngsư phạm cho sinh viên các trường sư phạm. Năm 1995, Lưu Thu Thủy đã nghiêncứu quy trình giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa với bạn cùng lứa tuổi cho HSlớp 4, lớp 5 trường tiểu học. Tác giả đã nghiên cứu hành vi giao tiếp có văn hóa củaHS dưới hai góc độ: Các nét tính cách bộc lộ qua giao tiếp và các KNGT của HS;‘‘thiết kế quy trình giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho học sinh lớp 4, lớp 5trong phạm vi trường học’’ [60, 4]. Tuy nhiên, những hành vi giao tiếp bên ngoàitrường học của HS chưa được quan tâm, nghiên cứu.5Như vậy, dưới góc độ tâm lý, các nhà nghiên cứu đã khẳng định vai trò tolớn của rèn luyện KNGT trong việc hình thành, phát triển nhân cách con người.Đồng thời, gắn rèn luyện KNGT với một số đối tượng cụ thể. Từ đó đưa ra nhữngđề xuất hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này.2.2.2. Nghiên cứu về rèn luyện KNGT dưới góc độ giáo dụcNgoài những công trình nghiên cứu KNGT dưới góc độ tâm lí, phải kể đếnmột số công trình nghiên cứu về KNS, trong đó có KNGT dưới góc độ giáo dục.Trong Giáo trình chuyên đề Giáo dục kĩ năng sống, Nguyễn Thanh Bìnhkhẳng định yêu cầu cụ thể đổi mới chương trình nội dung và phương pháp, trongđó: “Cốt lõi của việc đổi mới phương pháp dạy học là hướng vào học tập chủ động,chống thói quen thụ động, đồng thời coi dạy học thông qua tổ chức hoạt động củaHS là đặc trưng thứ nhất của phương pháp dạy học tích cực” [6, 77].Nguyễn Dục Quang trong Hướng dẫn Giáo dục kĩ năng sống cho học sinhphổ thông cho rằng: ‘‘Cách thức giáo dục KNS bao gồm những phương pháp tiếpcận, phương pháp dạy học tích cực và các hình thức tổ chức hoạt động giáo dụcKNS cần quan tâm đến vai trò của người học’’ [52, 33].Cuốn sách Giáo dục kĩ năng sống trong môn GDCD ở trường THPT, ĐặngThúy Anh và các cộng sự đã gắn giáo dục KNS vào hoạt động dạy học GDCD.Công trình này đã giới thiệu những vấn đề về nội dung, gợi ý phương pháp vàphương tiện dạy học tích cực có thể áp dụng trong dạy học để giáo dục KNS choHS và khẳng định: ‘‘Môn GDCD ở trường THPT rất thuận lợi cho việc giáo dục đadạng các KNS cho HS’’ [4, 12].Như vậy, nhìn từ góc độ giáo dục, vấn đề đổi mới phương pháp và gắn giáodục KNS, rèn luyện KNGT trong dạy học được đặt ra cấp thiết.Tóm lại, dưới góc độ tâm lý và giáo dục, hầu hết các nghiên cứu đều đề cậptới những vấn đề lí luận chung về giao tiếp - ứng xử. Các tác giả đề cập từ nhữngvấn đề khái quát như các quan niệm về giao tiếp - ứng xử, phân loại giao tiếp - ứngxử dến các vấn đề giao tiếp ứng xử cụ thể [như giao tiếp trong: nhà trường, gia đình,bạn bè, cơ quan, nơi công cộng...]. Các vấn đề này được lí giải dựa trên những quan6điểm khoa học đáng tin cậy. Trong đó, chủ yếu dựa trên quan điểm tiếp cận hoạtđộng - nhân cách, quan điểm phản ánh và quan điểm hành vi hiện đại.Từ những công trình nghiên cứu đã nêu trên, có thể thấy rằng vấn đề giaotiếp, rèn luyện KNGT đã được rất nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm,nhiều công trình thực sự có giá trị. Tuy nhiên, chưa có một công trình nào nghiêncứu sâu về rèn luyện KNGT cho HS THPT trong dạy học môn GDCD nói chung,cho HS THPT trong dạy học phần Công dân với đạo đức nói riêng. Vấn đề rènluyện KNGT cho HS THPT trong dạy học phần Công dân với đạo đức vẫn còn là“khoảng trống” chưa được quan tâm nghiên cứu.3. Mục đích nghiên cứu của luận vănThực hiện đề tài này, chúng tôi nghiên cứu một số phương pháp dạy họcphần Công dân với đạo đức nhằm nâng cao hiệu quả rèn luyện KNGT cho HSTHPT.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu4.1. Đối tượng nghiên cứuNhững KNGT cơ bản và cần thiết để rèn luyện cho HS THPT trong dạyhọc phần Công dân với đạo đức hiện nay.4.2. Phạm vi nghiên cứu- Luận giải cơ sở lí luận của việc rèn luyện KNGT cho HS THPT trong dạyhọc phần Công dân với đạo đức hiện nay.- Khảo sát thực trạng việc rèn luyện KNGT cho HS THPT trong dạy học phầnCông dân với đạo đức tại 3 trường THPT của huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.Tiến hành thực nghiệm sư phạm việc rèn luyện KNGT cho HS THPT trongdạy học phần Công dân với đạo đức tại Trường THPT Lạng Giang số 1, huyệnLạng Giang, tỉnh Bắc Giang.5. Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của tác giảLuận văn góp phần bổ sung, hệ thống hoá, làm sáng tỏ tầm quan trọng vàyêu cầu của việc rèn luyện KNGT cho HS THPT trong dạy học phần Công dân vớiđạo đức.7Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việcgiảng dạy môn GDCD nhằm hình thành, phát triển KNGT cũng như các kĩ năng cầnthiết khác cho HS THPT.6. Phương pháp nghiên cứu- Phương pháp nền tảng xuyên suốt quá trình nghiên cứu luận văn làphương pháp luận biện chứng duy vật.- Các phương pháp nghiên cứu lí luận:+ Phương pháp phân tích và tổng hợp.+ Phương pháp nghiên cứu những tài liệu có liên quan đến đề tài.+ Kết hợp phương pháp logíc và lịch sử, phương pháp so sánh và hệ thống,phương pháp cụ thể và trừu tượng....- Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:+ Phương pháp thực nghiệm sư phạm+ Phương pháp điều tra xã hội học, khảo sát, phỏng vấn+ Phương pháp quan sát+ Phương pháp lấy ý kiến của các chuyên gia+ Phương pháp thống kê toán học...7. Cấu trúc của luận vănNgoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục; nội dungcủa luận văn sẽ được triển khai trên 3 chương, 9 tiết.8Chương 1CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIAO TIẾPCHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG DẠY HỌCPHẦN CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC1.1. Cơ sở lý luận của việc rèn luyện KNGT cho học sinh THPT trong dạy học phầnCông dân với đạo đức1.1.1. Kĩ năng giao tiếp* Kỹ năngKĩ năng là một vấn đề rất phức tạp. Cho đến nay, trên thế giới và ở nướcta vẫn tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về kĩ năng và nó được nhìn dưới nhữnggóc độ khác nhau.Một số tác giả nước ngoài, tiêu biểu là K.K.Platonov, G.G. Golubev,X.I.Kixegof có quan niệm sâu sắc về kĩ năng. Kĩ năng theo họ là biểu hiện nănglực hành động của con người. Chẳng hạn K.K. Platonov cho rằng ‘‘Kĩ năng lànăng lực thực hiện có kết quả công việc trong những điều kiện nhất định, baohàm cả điều kiện thời gian’’ [50, 10]. Theo ông, bất kì một kĩ năng nào cũnggồm các yếu tố: biểu tượng, khái niệm, vốn tri thức, khả năng tập trung, khảnăng tự kiểm tra, tự điều chỉnh quá trình hoạt động. Trong quá trình hoạt động,các yếu tố này sẽ được mở rộng hơn, sâu sắc và hoàn thiện hơn, tạo thành mộtnhân tố phức hợp có thể gọi là năng lực mới cá nhân. Kĩ năng theo quan niệmcủa ông được hình thành trên cơ sở của tri thức và những kĩ xảo đã có. Nó khôngbó hẹp ở mặt kĩ thuật của hành động cho nên không thể quan niệm rằng nó ởmức độ thấp hơn kĩ xảo. Chính nhờ những kĩ xảo có tính chất nền tảng như kĩxảo tập trung, kĩ xảo tự kiểm tra, tự điều chỉnh đã hình thành trước đó mà kĩnăng mới có thể hình thành và phát triển. Đi sâu nghiên cứu theo hướng này, ôngcòn phát hiện thấy trong cấu trúc của kĩ năng không chỉ có tri thức, kĩ xảo màcòn có một yếu tố hết sức quan trọng đó là tư duy sáng tạo.Sau này, trong các công trình nghiên cứu của mình, một số tác giả Việt Nam[như: Nguyễn Ánh tuyết, Ngô Công Hoàn, Nguyễn Quang Uẩn, Trần Quốc9Thành…] đã thể hiện rõ chịu ảnh hưởng sâu sắc của quan niệm kĩ năng là biểu hiệncủa năng lực thực hiện công việc.Quan niệm này, giúp lí giải được kĩ năng của những hành động phức tạp củacon người. Trong rất nhiều trường hợp để hành động đúng, con người không chỉtuân theo các thao tác thuần túy kĩ thuật mà còn phải có hiểu biết, có tư duy sángtạo, có khả năng tập trung ý chí, khả năng tự điều khiển, tự kiểm tra, tự điều chỉnhnhận thức, thái độ và hành vi.Nghiên cứu KNGT, một loạt các kĩ năng bậc cao của con người bị chi phốibởi các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là quan hệ liên nhân của con người, chúng tôichấp nhận quan niệm kĩ năng là biểu hiện của năng lực làm luận cứ lí luận chonghiên cứu của đề tài này.Các nhà giáo dục Việt Nam luôn quan niệm kĩ năng như là khả năng của conngười thực hiện có kết quả hành động tương ứng với mục đích và điều kiện trong đóhành động xảy ra. Một số tác giả khác lại quan niệm kĩ năng là sự thực hiện có kếtquả một số thao tác hay một loạt các thao tác phức hợp của hành động bằng cáchlựa chọn và vận dụng tri thức vào quy trình đúng đắn.Theo Từ điển Tiếng Việt [2006], của Bùi Đức Thịnh thì: “Kĩ năng là khả năngvận dụng hiểu biết vào thực tế của việc làm” [58, 555].Tác giả Phạm Trung Thanh và các cộng sự cho rằng: “Kĩ năng là năng lực vậndụng có kết quả những tri thức về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hộiđể thực hiện những nhiệm vụ tương ứng” [57, 242 ]. Theo tác giả, kĩ năng đượcxem là mặt năng lực chứ không phải là mặt kĩ thuật của hành động. Với mức độnày, kĩ năng chỉ cho phép con người hành động để thực hiện những nhiệm vụ tươngứng mà chưa có khả năng hành động những nhiệm vụ mới trong những điều kiện vàhoàn cảnh mới. Điều đó cho thấy, theo cách hiểu này thì công việc chỉ hoàn thànhtrong điều kiện, hoàn cảnh thay đổi, chất lượng chưa cao, các thao tác chưa thuầnthục và còn phải tập trung hết sức chú ý căng thẳng.Tác giả Ngô Công Hoàn và Vũ Xuân Chúc cho rằng: “Kĩ năng là tổng hợpnhững thao tác, cử chỉ, phối hợp hài hòa, hợp lý nhằm đảm bảo cho hành động đạt10kết quả cao với sự tiêu hao năng lượng tinh thần, cơ bắp ít nhất trong những điềukiện thay đổi” [23, 69]. Theo cách hiểu này, kĩ năng không chỉ là sự phối hợp hàihòa, hợp lý các thao tác, cử chỉ mà còn cả những vận dụng của chân tay và trí tuệnhư “ bàn tay vàng”, “ nghệ thuật sư phạm”. Kĩ năng chính là khâu cuối cùng củaquá trình xã hội hóa được bộc lộ trong hoạt động, đó là sự chín muồi của các phẩmchất, nhân cách và năng lực của một cá nhân trong một nghề nhiệp nhất định. Kĩnăng có tiền đề vật chất là cấu tạo và chức năng hoạt động của các giác quan, hệthần kinh, cơ bắp, tim mạch…, những cái đó không phải là cái quyết định. Cáiquyết định là tri thức và sự tập luyện, rèn luyện trong thực tế của con người ởnhững hoạt động nhất định. Vì thế, muốn có kĩ năng cần phải rèn luyện nhiều vàthực hiện một cách thường xuyên.Tác giả Nguyễn Văn Đồng cho rằng, “Kĩ năng là năng lực vận dụng nhữngtri thức đã được lĩnh hội để thực hiện hiệu quả một hoạt động tương ứng trongnhững điều kiện cụ thể” [18, 33].Nguyễn Quang Uẩn có quan niệm: ‘‘Kĩ năng là năng lực của con người biếtvận hành các thao tác của một hành động theo đúng quy trình” [64, 44].Theo tác giả Nguyễn Văn Lũy và Lê Quang Sơn đưa ra khái niệm: ‘‘Kĩnăng là khả năng thực hiện một công việc có kết quả bằng cách vận dụng nhữngtri thức, những kinh nghiệm đã có để hành động phù hợp với những điều kiệncho phép’’ [43, 79].Từ những quan niệm của những nhà nghiên cứu trên, cho thấy những điểmchung về kĩ năng:+ Tri thức là cơ sở, là nền tảng của kĩ năng. Tri thức ở đây bao gồm tri thứcvề cách thức hành động và tri thức về đối tượng hành động.+ Kĩ năng là sự chuyển hóa tri thức thành năng lực hành động của cá nhân.+ Kĩ năng luôn gắn với một hành động hoặc hoạt động nhất định nhằm đạtđược mục đích đặt ra.Như vậy, kĩ năng được xem xét theo nhiều quan điểm khác nhau. Song, cácquan điểm đó không hề mâu thuẫn với nhau, mà chỉ khác ở chỗ thu hẹp hay mởrộng thành phần của kĩ năng.11Từ những phân tích trên, chúng tôi thống nhất sử dụng khái niệm kĩ năngdùng trong nghiên cứu đề tài luận văn này là: “Kĩ năng là khả năng thực hiện mộthành động hay hoạt động nào đó, bằng cách lựa chọn và vận dụng những tri thức,những kinh nghiệm, kĩ xảo đã có để hành động phù hợp với những mục tiêu vànhững điều kiện thực tế đã cho” [32, 160].* Giao tiếpGiao tiếp là một trong những phạm trù trung tâm của tâm lý học, là một hiệntượng tâm lý phức tạp được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau. Cho đến nay, từnhững góc độ khác nhau, các nhà nghiên cứu cũng đưa ra nhiều định nghĩa khácnhau về giao tiếp, mỗi định nghĩa đều thể hiện một quan điểm riêng và xét dưới gócđộ nào đó nó đều có tính hợp lí.Các nhà tâm lý học, như K.K.Platonop, B.D.Darưghin, I.A.Kalaminxki,L.P.Buêva đều cho rằng giao tiếp là quá trình diễn ra sự trao đổi thông tin, nhậnthức lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau.Theo K.K.Platonop, ‘‘Giao tiếp là những mối liên hệ có ý thức của conngười trong cộng đồng loài người’’ [50, 14].I.A.Kalaminxki mô tả giao tiếp là sự tác động qua lại có đối tượng và thôngtin giữa con người với con người, trong đó có những quan hệ liên nhân được thựchiện, bộc lộ và hình thành.B.D.Darưghin có quan điểm giao tiếp là quá trình tác động lẫn nhau, trao đổithông tin, ảnh hưởng lẫn nhau, hiểu biết và nhận thức lẫn nhau.L.P.Buêva cho rằng, giao tiếp không chỉ là một quá trình tinh thần, mà còn làquá trình vật chất, quá trình xã hội, trong đó diễn ra sự sự trao đổi hoạt động, kinhnghiệm, sản phẩm của hoạt động.Các nhà tâm lý học trên đã phủ nhận giao tiếp là sự tiếp xúc giữa động vậtvới nhau bằng việc đưa ra định nghĩa khẳng định giao tiếp là hiện tượng chỉ có ởngười, sản phẩm của giao tiếp là sự hiểu biết, nhận thức lẫn nhau và từ đó các quanhệ liên nhân được hình thành.12Nhìn chung, các tác giả đã phần nào nêu lên được bản chất của giao tiếp,khẳng định giao tiếp là quá trình thông qua quá trình này con người không đơnthuần là sự trao đổi thông tin mà còn nhận thức, hiểu biết lẫn nhau. Sự nhận thức vàhiểu biết này giúp cho con người có khả năng tự điều khiển, điều chỉnh bản thân đểtừ đó hình thành nhân cách.Ở Việt Nam, trong một số bài viết, giáo trình tâm lý học trước đây thườngdùng thuật ngữ ‘‘giao tiếp’’ để chỉ sự tiếp xúc tâm lí và tác động qua lại giữa conngười với con người. Việc dùng thuật ngữ tuy có khác nhau, song xét về nội hàmcủa khái niệm, các tác giả đều thống nhất theo các quan điểm trên.GS. Nguyễn Quang Uẩn cho rằng: ‘‘Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữangười với người, thông qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin, về cảmxúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại với nhau’’ [64, 64].Hiện nay, các tác giả đều có xu hướng thống nhất dùng thuật ngữ ‘‘giaotiếp’’ để chỉ hoạt động thực hiện hóa mối quan hệ người - người. Trong từ điểnTiếng Việt: “Giao tiếp là sự trao đổi, tiếp xúc với nhau. Ngôn ngữ là công cụ củagiao tiếp’’ [62, 393].Như vậy, có thể khẳng định:- Giao tiếp là hoạt động chỉ có ở người nhằm thiết lập mối quan hệ giữangười này với người khác. Nhờ có giao tiếp mà các mối quan hệ xã hội giữa conngười được hình thành, vận hành và phát triển.- Trong quá trình giao tiếp, có hai chủ thể cùng tham gia trao đổi thông tin,cảm xúc với nhau, tác động lẫn nhau và phản ánh lẫn nhau. Chủ thể này lại chính làkhách thể của chủ thể kia. Quá trình giao tiếp được tiến hành trong thời gian, khônggian, điều kiện cụ thể.- Kết quả của giao tiếp có thể là sự hiểu biết lẫn nhau, sự thống nhất với nhauvề tư tưởng, tình cảm, ý chí, hành động.Trong quá trình nghiên cứu, xuất hiện nhiều định nghĩa khác nhau về giaotiếp. Tuỳ theo góc độ xem xét, vấn đề giao tiếp được phân tích theo các các quanđiểm khoa học khác nhau, trên các lĩnh vực xã hội học, kinh tế học, tâm lý học. Khi13bàn về vấn đề giao tiếp, các nhà tâm lý học đã đưa ra những định nghĩa khác nhau.Mỗi định nghĩa đều đứng trên những quan điểm riêng, phản ánh những góc độ khácnhau của giao tiếp.Căn cứ vào những đặc trưng cơ bản của giao tiếp, vào mục đích nghiên cứucủa đề tài, chúng tôi sử dụng khái niệm giao tiếp dùng trong nghiên cứu đề tài luậnvăn này là: ‘‘Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lí giữa người với người, thông qua đó conngười trao đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tácđộng qua lại với nhau’’ [43, 23].Giao tiếp là nhu cầu tất yếu, đặc trưng của xã hội loài người, giao tiếp đượctiến hành bằng nhiều hình thức có ngôn ngữ hay phi ngôn ngữ, khả năng giao tiếpcủa mỗi người phụ thuộc vào KNGT và vốn tri thức, vốn kinh nghiệm sống của họ.Dựa vào những lí thuyết đã trình bày ở trên, chúng tôi có thể đưa ra quanniệm: Giao tiếp của HS THPT là quá trình tiếp xúc của HS với gia đình, nhàtrường và xã hội nhằm trao đổi thông tin, tư tưởng tình cảm giữa HS với nhữngngười xung quanh.* Kĩ năng giao tiếpCác nhà nghiên cứu về KNGT đã có những quan niệm khác nhau với cáchnhìn và khai thác không giống nhau.Tác giả Nguyễn Văn Đính cho rằng, “KNGT là khả năng nhận biết mau lẹnhững biểu hiện bên ngoài và đoán biết diễn biến tâm lí bên trong của con người.Đồng thời biết sử dụng các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, biết cách địnhhướng để điều chỉnh và điều kiển quá trình giao tiếp nhằm đạt tới mục đích nhấtđịnh’’[19, 67].Theo tác giả Võ Sĩ Lục đưa ra quan niệm: “Kĩ năng giao tiếp là sự thực hiệnđến mức nào đó có hiệu quả một hành động nào đó trong hoạt động giao tiếp bằng cáchsử dụng các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để tác động đến đối tượng, điềukhiển bản thân, tổ chức quá trình giao tiếp nhằm đạt được mục đích đề ra’’ [42, 37].Theo tác giả Hoàng Anh, “KNGT sư phạm là KNGT được vận dụng vào quátrình tiếp xúc giữa giáo viên và học sinh trong hoạt động giảng dạy và giáo dục. Đólà khả năng nhận thức nhanh chóng những biểu hiện bên ngoài và diễn biến tâm lí14bên trong của bản thân giáo viên và học sinh, là kĩ năng sử dụng các phương tiệnngôn ngữ và phi ngôn ngữ, biết cách tổ chức, điều khiển, điều chỉnh quá trình giaotiếp nhằm đạt mục đích giáo dục’’ [2, 38].Nguyễn Văn Lũy và Lê Quang Sơn đưa ra khái niệm KNGT như sau: ‘‘Kĩnăng giao tiếp là khả năng cụ thể của mỗi con người vận dụng những kiến thức thuđược vào quá trình tiếp xúc giữa người với người’’ [43, 79].Những khái niệm trên cho thấy:+ KNGT là sự thực hiện một cách có hiệu quả một hành động nào đó tronghoạt động giao tiếp, kĩ năng là biểu hiện của mặt năng lực, chúng thường gắn vớikết quả của hành động.+ KNGT bao gồm cả những tri thức và lôgíc các thao tác, hành động vàhướng tới thực hiện mục đích của hoạt động giao tiếp.+ KNGT là sự vận dụng những quy luật về mối quan hệ của con người vàoquá trình giao tiếp.+ Khi thực hiện KNGT, con người phải thực hiện các phương tiện giao tiếp[ngôn ngữ, phi ngôn ngữ…] phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh giao tiếp.Người có KNGT phải là người có vốn văn hóa, hiểu biết về lĩnh vực giaotiếp, nắm được bản chất quá trình giao tiếp và nắm được một số quy luật về tâm lícủa con người diễn ra trong quá trình giao tiếp. Đồng thời chủ thể giao tiếp phảihiểu cả chính quá trình giao tiếp mà mình cần thực hiện, tức là nắm được mục đíchgiao tiếp, vạch ra các nhiệm vụ cụ thể cần thực hiện, nhận thức rõ các điều kiện củatình huống giao tiếp. Người có KNGT cũng cần có những kinh nghiệm nhất địnhtrong quá trình tiếp xúc, giao tiếp với người khác. Những kinh nghiệm này khôngphải tự nhiên có được mà phải do chủ thể tự rút ra trong quá trình tiếp xúc, giao tiếpvới các đối tượng khác nhau.Từ những phân tích trên, khái niệm KNGT được chúng tôi đưa ra và dùng trongnghiên cứu đề tài luận văn này là: Kĩ năng giao tiếp là năng lực thực hiện các thao tác,hành động, thể hiện xúc cảm, thái độ nhằm giúp chủ thể giao tiếp trao đổi thông tin,tư tưởng, tình cảm với đối tượng giao tiếp. Nói một cách khác, KNGT là là toàn bộ15những thao tác, cử chỉ, thái độ, ngôn ngữ được phối hợp hài hoà, hợp lý của cá nhânvới cá nhân hay cá nhân với một nhóm xã hội nhằm điều khiển, điều chỉnh đối tượnggiao tiếp để thực hiện mục tiêu của chủ thể giao tiếp.1.1.2. Rèn luyện KNGT cho HS THPTRèn luyện KNGT với nghĩa là cung cấp cho HS những tri thức thực tiễntrong giao tiếp, cập nhật với xã hội hiện nay và rèn luyện một số kĩ năng nhận thức,thực hành đã được quan tâm, đặc biệt trong đổi mới giáo dục hiện nay. Rèn luyệnKNGT với tư tưởng đổi mới là dựa trên cơ sở định hướng của bốn trụ cột trong giáodục thế kỷ XXI, chuyển từ trang bị tri thức sang hình thành năng lực cho HS. Điềuđó, đòi hỏi những người làm công tác giáo dục cần có nhận thức mới, biến nó thànhhành động cụ thể trong rèn luyện KNGT cho HS.Rèn luyện KNGT thỏa mãn nhu cầu của người học, tạo ra năng lực giao tiếp,đáp ứng những thách thức và nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân. Đồngthời, thông qua những phương pháp hướng đến người học và phương pháp dạy họctương tác, cùng tham gia, đề cao vai trò chủ động, tự giác của người học và vai tròchủ đạo của người dạy, rèn luyện KNGT sẽ có những tác động tích cực đối với mốiquan hệ người dạy - người học, người học - người học. Từ đó, nó góp phần nângcao hứng thú học tập, người học cảm thấy họ được tham gia vào giải quyết các vấnđề có liên quan đến cuộc sống của bản thân, họ sẽ thích thú và học tập tích cực hơn.Từ những phân tích trên, chúng tôi rút ra kết luận: Rèn luyện KNGT cho HSTHPT là quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm giúp người học hình thànhvà rèn luyện các thao tác, hành động để trao đổi, tiếp nhận, xử lý thông tin bằngngôn ngữ và phi ngôn ngữ trong các mối quan hệ của HS ở gia đình, nhà trường vàxã hội...1.1.3. Vai trò của rèn luyện KNGT cho HS THPTGiao tiếp là kênh không thể thiếu giúp con người được tiếp nhận thông tin đểbiến nó thành tri thức, KNS của mỗi người. Vì thế, rèn luyện KNGT giữ vai trò đặcbiệt quan trọng:161.1.3.1. Góp phần hình thành và phát triển nhân cách, tạo nên hệ giá trị sống tíchcực của HSViệc vận dụng KNGT vào trong cuộc sống của mỗi con người chính là nănglực vận dụng có hiệu quả những tri thức về giao tiếp, giúp cá nhân tạo dựng đượcchỗ đứng trong xã hội. Xét trong quan hệ liên nhân, nếu KNGT tốt sẽ giúp cá nhântạo dựng được hình ảnh tốt về bản thân và các mối quan hệ hợp tác tốt trong xã hội.Đối với HS - lứa tuổi đang trong giai đoạn hình thành và phát triển nhân cách thìKNGT lại càng đóng vai trò quan trọng, bởi nhờ có KNGT các em học tập hiệu quả,tự tin tham gia vào hoạt động giáo dục của nhà trường, gia đình và xã hội, trảinghiệm bản thân.....Nói cách khác, khi có KNGT giúp HS thể hiện được giá trị của bản thân vàocuộc sống [‘‘12 Giá trị căn bản của cá nhân như: Hợp tác, Tự do, Hạnh phúc, Trungthực, Khiêm tốn, Yêu thương, Hòa bình, Tôn trọng, Trách nhiệm, Giản dị, Khoandung và Đoàn kết’’ [14, 18]]; từ đó, các em trưởng thành với một hệ giá trị tích cực.Bên cạnh đó, việc rèn luyện KNGT còn tạo dựng nét đẹp văn hóa giao tiếp - ứng xửtrong nhà trường.1.1.3.2. Tạo lập các mối quan hệ tốt đẹp trong cuộc sống, thúc đẩy sự phát triển cánhân và xã hộiC. Mác đã chỉ ra rằng: ‘Sự phát triển của một cá thể phụ thuộc vào sự pháttriển của nhiều cá thể khác mà nó đã giao lưu trực tiếp hay gián tiếp’’ [44, 493]Thật vậy, KNGT ảnh hưởng trực tiếp tới việc thiết lập các mối quan hệ, đếncông việc ở mọi lứa tuổi. KNGT tốt là một thế mạnh đối với bất cứ ai trong côngviệc nói chung và đối với HS THPT trong học tập, rèn luyện nói riêng. Đối với lứatuổi học trò, giao tiếp là phương tiện giúp các em xây dựng cầu nối với bạn bè, thầycô, bản thân, mở rộng giao lưu với các nền văn hóa của nhân loại.KNGT chính là những nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ,hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh. Người có KNGT phù hợp sẽ luôn vữngvàng trước những khó khăn, thử thách; biết ứng xử, giải quyết vấn đề một cách tíchcực và phù hợp. Họ thường thành công hơn trong cuộc sống, luôn yêu đời và làm17chủ cuộc sống của chính mình. Ngược lại, người thiếu KNGT thường khó hòa nhậpvới cộng đồng, dễ bị thất bại trong cuộc sống. Ví dụ, người không có kĩ năng lắngnghe sẽ dễ mắc sai lầm hoặc chậm trễ trong việc nắm bắt thông tin và dễ dẫn tớihành động sai lầm. Hay, người không có kĩ năng từ chối lời đề nghị của người khácsẽ đẩy mình vào tình trạng luôn bị động, thiếu quyết đoán, hay bị căng thẳng hơnnhững người khác và thường bị lôi kéo vào những việc xấu, làm ảnh hưởng khôngtốt đến sức khoẻ, học tập, công việc,... của bản thân. Người không có KNGT sẽ khókhăn hơn trong việc xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh,sẽ khó hợp tác hay tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ của người khác,...1.1.3.3. Rèn luyện KNGT cho HS trong các nhà trường phổ thông là thực hiện yêucầu đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới PPDH nói riêng, phù hợp với xu thế củanhiều nước trên thế giớiĐảng ta đã xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự pháttriển xã hội. Để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đấtnước, cần phải có những người lao động mới phát triển toàn diện. Do vậy, đổi mớigiáo dục nói chung và đổi mới giáo dục phổ thông nói riêng là nhiệm vụ cấp thiếtđược đặt ra. Các Nghị quyết của Đảng và Quốc hội, trong Luật Giáo dục năm 2005đã khẳng định rất rõ điều này.Nghị quyết 40/2000/QH10 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thôngkhẳng định mục tiêu là xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục,SGK phổ thông mới, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ; đápứng nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phù hợp vớithực tiễn và truyền thống Việt Nam, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở cácnước phát triển trong khu vực và trên thế giới.Báo cáo chính trị của Đại hội Đảng lần thứ IX [4 – 2001] đã đề ra nhiệm vụtiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, PPDH.Luật Giáo dục năm 2005, Điều 2 đã xác định: ‘‘Mục tiêu giáo dục là đàotạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ,18

Video liên quan

Chủ Đề