Giáo trình Giáo dục the chất 2 Đại học

Giới thiệu Khoa Giáo dục thể chất

Khoa Giáo dục Thể chất được thành lập tháng 01 năm 2007, tiền thân là Bộ môn TDTT. Hiện nay đội ngũ của Khoa gồm 28 cán bộ, giảng viên, trong đó có 01 PGS, 04 tiến sĩ, 23 thạc sĩ (08 nghiên cứu sinh), 01 cử nhân.

Lãnh đạo khoa

Ngành đào tạo

  • Ngành Giáo dục thể chất là ...

  • Ngành Giáo dục thể hệ VHVL chất là ...

Download giáo trình giáo dục thể chất PDF ✓ Giáo trình môn giáo dục thể chất ✓ Giáo trình lý thuyết giáo dục thể chất ✓ Giáo trình giáo dục thể chất 2 IUH ✓ Giáo trình giáo dục thể chất bóng chuyền, điền kinh, bóng rổ ✓ Giáo trình giáo dục the chất Đại Học ✓ Tải xuống miễn phí giáo trình giáo dục thể chất đại cương link Google Drive.

Giáo trình Giáo dục the chất 2 Đại học

XEM TRƯỚC 10 TRANG

TẢI FULL GIÁO TRÌNH

>> Bấm để tải: Giáo trình giáo dục thể chất - Đại học Xây Dựng Miền Trung

GIỚI THIỆU TÀI LIỆU

NHAN ĐỀ GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT
Tác giả Tập thể giáo viên bộ môn Giáo dục thể chất - Quốc phòng 
Nhà Xuất Bản Trường Đại học Xây Dựng Miền Trung
Năm Xuất Bản 2011
Tóm tắt

Cuốn giáo trình giáo dục thể chất này nhằm bổ sung những nội dung mới và hệ thống những nội dung cơ bản về lý luận, phương pháp giảng dạy, các bài tập mẫu và thang điểm đánh giá cho từng loại hình bài tập.

Nội dung của Giáo trình được biên soạn theo trật tự nội dung của chương trình, tiến trình môn học được sắp xếp 90 giờ chia thành 3 học phần sau:

  • Học phần 1 (30 tiết): Lý thuyết chung, tập trung lớp và khởi động; Bài tập thể dục tay không 10 động tác và kỹ thuật chạy cự ly 100m
  • Học phần 2 (30 tiết): Trò chơi vận động, kỹ thuật nhảy cao (kiểu úp bụng) và kỹ thuật nhảy xa (kiểu ưỡn thân)
  • Học phần 3 (30 tiết): Bóng chuyền cơ bản (chuyền bóng cao tay, chuyền bóng thấp tay và phát bóng).
Mục lục

PHẦN I: LÝ THUYẾT

  • Chương 1: Quan điểm của Đảng - Nhà nước về thể dục thể thao và giáo dục thể chất trong nhà trường
  • Chương 2: Môn điền kinh
  • Chương 3: Môn bóng chuyền
  • Chương 4: Phương pháp lên lớp giờ học thể dục, bài tập phát triển chung, chấn thương trong tập luyện và thi đấu thể thao 

PHẦN II: THỰC HÀNH

  • Chương 1: Nghi thức lên lớp, phương pháp khởi động, bài tập phát triển chung và các trò chơi vận động
  • Chương 2: Môn điền kinh
  • Chương 3: Môn bóng chuyền
  • Thang điểm kiểm tra, thi kết thúc môn
  • Tài liệu tham khảo

XEM TRƯỚC 10 TRANG

TẢI FULL GIÁO TRÌNH

>> Bấm để tải: Giáo trình môn giáo dục thể chất - Trường Cao Đẳng Xây Dựng TPHCM

GIỚI THIỆU TÀI LIỆU

NHAN ĐỀ GIÁO TRÌNH MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT
Tác giả Đang cập nhật
Nhà Xuất Bản Trường Cao Đẳng Xây Dựng TPHCM
Năm Xuất Bản Đang cập nhật
Tóm tắt Giáo trình này được biên soạn theo trình tự chương trình môn học Giáo dục Thể chất của Trường Cao đẳng Xây dựng Tp HCM, tạo điều kiện thuận lợi cho công việc giảng dạy và học tập. Giáo trình có nội dung ngắn gọn, phù hợp với chương trình môn học Giáo dục Thể chất của Trường Cao đẳng Xây dựng Tp HCM, có tính khoa học và thực tiễn. 
Mục lục
  • Lời nói đầu
  • Chương 1: Bài mở đầu
  • Chương 2: Thể dục cơ bản
  • Chương 3: Điền kinh
  • Chương 4: Lý thuyết bóng chuyền
  • Chương 5: Phần thực hành kỹ thuật bóng chuyền
  • Một số bài tập thể lực bổ trợ
  • Barem tính điểm một số nội dung học tập
  • Tài liệu 

XEM TRƯỚC 10 TRANG

TẢI FULL GIÁO TRÌNH

>> Bấm để tải: Tài liệu giáo dục thể chất - Tổng cục giáo dục nghề nghiệp

GIỚI THIỆU TÀI LIỆU

NHAN ĐỀ GIÁO DỤC THỂ CHẤT
Tác giả Đang cập nhật
Nhà Xuất Bản Bộ Lao Động - Thương Binh và Xã Hội - Tổng Cục Giáo Dục Nghề Nghiệp
Năm Xuất Bản Đang cập nhật
Tóm tắt

Sau đây là tài liệu môn giáo dục thể chất đường dùng chủ yếu làm tài liệu dạy học trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp (Kèm theo Công văn số 147/TCGDNN-ĐTCQ ngày 22 tháng 01 năm 2020 của Tổng cục Giáo Dục Nghề Nghiệp)

Tài liệu bao gồm các kiến thức cơ bản về môn học giáo dục thể chất chung từ thể dục cơ bản cho đến chạy điền kinh, bên cạnh đó là kiến thức về những môn thể thao tự chọn như: Môn bơi lội, môn cầu lông, môn bóng chuyền, môn bóng rổ, môn bóng đá, môn bóng bàn.

Mục lục
  • Bài mở đầu
  • Chương 1: Giáo dục thể chất chung
    • Bài 1: Thể dục cơ bản
    • Bài 2: Điền kinh
  • Chương 2: Chuyên đề thể dục thể thao tự chọn
    • Chuyên đề 1: Môn bơi lội
    • Chuyền đề 2: Môn cầu lông
    • Chuyên đề 3: Môn bóng chuyền
    • Chuyên đề 4: Môn bóng rổ
    • Chuyên đề 5: Môn bóng đá
    • Chuyên đề 6: Môn bóng bàn
  • Tài liệu tham khảo

 

LỜI NÓI ĐẦU

Giáo dục thể chất là một bộ phận quan trọng của nền giáo dục Xã hội Chủ nghĩa nhằm đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện, có tri thức, có đạo đức và hoàn thiện thể chất. Từ đó học sinh – sinh viên  có sức khỏe dồi dào, có thể chất cường tráng, có dũng khí kiên cường để kế tục sự nghiệp của Đảng và nhân dân một cách đắc lực. Cùng với các mặt hoạt động khác, quá trình Giáo d ục thể chất còn giúp cho học sinh – sinh viên hoàn thiện nhân cách và các phẩm chất khác, nhằm đáp ứng đòi hỏi của cuộc sống và nghiệp vụ chuyên môn. Giáo trình nội bộ môn Bóng chuyền nằm trong hệ thống chương trình đào tạo của Bộ môn Giáo dục thể chất - thuộc Khoa Khoa học Cơ bản Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Giáo trình biên soạn dựa trên chương trình chuẩn đã được Ban Giám hiệu Nhà trường phê duyệt. Căn cứ vào tình hình thực tế về tài liệu tham khảo, học tập và nghiên cứu môn Bóng chuyền; Sự cần thiết của Giáo trình môn học để nâng cao chất lượng đào tạo và phù hợp với nhu cầu thực tế; Mục đích của Giáo trình nhằm bổ sung những nội dung mới và hệ thống những nội dung cơ bản về lý luận, phương pháp giảng dạy, các bài tập mẫu và thang điểm đánh giá cho từng loại hình bài tập của môn Bóng chuyền.

Mặc dù tập thể giáo viên của Bộ môn Giáo dục thể chất của Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, trong quá trình biên soạn đã có nhiều cố gắng, song không thể tránh khỏi những thiếu sót.  Do vậy, rất mong sự góp ý của  quý Thầy, Cô và các bạn đọc để Giáo trình này ngày càng hoàn chỉnh hơn.

  MỤC LỤC                                                                                                                       trang                     Chương I: Tư thế và di chuyển.                                                                                      I. Tư thế .                                                      1. Tư thế chuẩn bị. 2. Tư thế đánh bóng.                                     II. Di chuyển.                                                                                           1. Chạy. 2. Bước.                                               3. Nhảy.                                               4. Lăn và Ngã.      III. Phương pháp tổ chức tập luyện.                                                                     Chương II: Kỹ thuật cơ bản                                     I. Kỹ thuật chuyền bóng cao tay cơ bản bằng hai tay.                                               1. Đặc điểm và tác dụng. 2. Phân tích kỹ thuật. 3. Phương pháp tổ chức tập luyện.                                                                      II: Kỹ thuật chuyền bóng thấp tay bằng hai tay cơ bản.                      1. Đặc điểm và tác dụng.                                             2. Phân tích kỹ thuật đệm bóng bằng hai tay.           3. Phương pháp tổ chức tập luyện.                                                                                             III.Kỹ thuật phát bóng.                                                    1. Kỹ thuật phát bóng thấp tay trước mặt.                           2. Kỹ thuật phát bóng cao tay trước mặt.                                                         3. Phương pháp tổ chức tập luyện.                                                   THỰC HÀNH KỸ THUẬT BÓNG CHUYỀN Chương I.  Tư thế và di chuyển I. Tư thế. 1. Tư thế chuẩn bị.  - Là thế đứng của đấu thủ trên sân thuận lợi hợp lý nhất để quan sát, phán đoán tốt, di chuyển kịp thời theo mọi hướng tới vị trí cần thiết trên sân để đón đánh bóng.  Tư thế chuẩn bị, hai chân rộng bằng vai. Đứng chân trước chân sau, chân sau hơi kiễng, hai đầu gối hướng vào trong khuỵu vừa phải và hợp lý. Thân người hơi gập, hai tay co tự nhiên, khuỷu tay ở ngang hông gần cạnh sườn. Cẳng tay gần như song song với đùi. Bàn tay, ngón tay duỗi tự  nhiên. Mắt theo dõi bóng và động tác của những đấu thủ có bóng để xác định hướng và điểm rơi của bóng, từ đó xác định nhiệm trong những tình huống cụ thể. Hai chân luôn ở trạng thái động, trọng lượng thân người chuyển từ chân  này sang chân kia giúp cho đấu thủ sẵn sàng di động về mọi phía kịp thời, nhanh nhẹn và thuận lợi. Đấu thủ phải luôn xoay người đúng hướng bóng, tập trung cao, tư thế thân người ở trạng thái tự nhiên, thoải mái, chuyển động nhịp nhàng. - Căn cứ vào mức độ hạ thấp trọng tâm cơ thể (chủ yếu mức độ khuỵu gối) để chuẩn bị tham gia các động tác đánh bóng khác nhau. Trên cơ sở này tư thế đánh bóng có thể phân ra 3 loại chính : + Tư thế chuẩn bị cao: Được áp dụng nhiều khi người tập đứng sát lưới để chuẩn bị cho chuyền bóng hay chắn bóng. -Hai gối khuỵu ít hơn,thân người gần như thẳng đứng,đùi và cẳng chân tạo thành góc 120-145 độ + Tư thế chuẩn bị trung bình:thường được sử dụng khi đỡ phát bóng và là tư thế cơ bản được sử dụng nhiều nhất trong tập luyện và thi đấu. - Hai chân mở rộng bằng vai,chân trước chân sau cách nhau nửa bước đùi và cẳng sau tạo góc 90- 120 độ,chân trước đứng trên cả bàn chân,chân sau hơi kiễng gót,hai chân hơi khuỵu gối,trọng tâm cơ thể dồn đều 2 chân,bụng hơi hóp lại,thân trên hơi ngả về trước,mắt nhìn trước, hai tay co khuỷu tự nhiên + Tư thế chuẩn bị thấp:được dung khi phòng thủ ở hàng dưới,chủ yếu là chuẩn bị đỡ những đường bóng o tầm thấp - hai chân đứng rộng hơn vai,hai gối khuỵu thấp đùi và cẳng chân tạo  góc <90độ.trọng lượng phần lớn dồn lên chân sau(chân trụ), bụng hóp lại 2. Tư thế đánh bóng. - Tư thế đánh bóng được hình thành sau khi di chuyển để tiếp cận với bóng hoặc cũng có thể ngay từ tư thế chuẩn bị chuyển sang tư thế đánh bóng. Tư thế đánh bóng có những đặc điểm riêng tuỳ theo kỹ thuật như : chuyền bóng cao tay, chuyền bóng thấp tay, đập bóng, chắn bóng... Tùy theo đặc điểm tính chất các đường bóng đến, cũng như mục đích yêu cầu kỹ thuật, chiến thuật, hoàn cảnh khách qua để lựa chọn tư thế đánh bóng cho phù hợp. II. Di chuyển. Di chuyển trong tập luyện và thi đấu bóng chuyền  là phương pháp di chuyển của đấu thủ từ vị trí này đến vị trí khác, là khâu trung gian nối liền giữa tư thế chuẩn bị và tư thế đánh bóng. Di chuyển có những phương pháp chính sau: Chạy, bước, nhảy, ngã... Tuỳ theo từng tình huống cụ thể mà vận dụng phương pháp di chuyển cho phù hợp, hiệu quả tốt nhất. 1. Chạy. Trong bóng chuyền được sử dụng khi bóng xa người, có đặc điểm là tăng tốc độ xuất phát, khoảng cách di chuyển ngắn, đột ngột thay đổi hướng và dừng lại. Bước chạy cuối cùng phải dài nhất và được kết thúc bằng động tác hãm của chân đưa ra trước. Nó giúp cho người tập có khả năng dừng lại nhanh sau khi di chuyển và thay đổi hướng di chuyển. 2. Bước.  Trong kỹ thuật bóng chuyền bước gồm có: Bước thường, bước lướt, bước chéo, bước nhảy, bước xoạc. 2.1. Bước thường. Được vận dụng nhiều khi bóng đến có tốc độ chậm, cự  ly không xa . Trong quá trình thực hiện động tác thân người ở tư thế gần như tư thế đánh bóng, mắt theo dõi bóng, tay co tự nhiên. Kết thúc giai đoạn di chuyển cũng là lúc tư thế đánh bóng được thực hiện. 2.2. Bước lướt. Là phương pháp di chuyển có thể thực hiện một bước hoặc nhiều bước. Chân ở phía di động bước về hướng cần thiết di động, chân kia bước theo đà lướt, duy trì tư thế cơ bản. Cứ tiếp tục như thế có thể thực hiện nhiều bước với hình thức chân nọ kế tiếp chân kia liên tục cho đến khi dừng lại trở về tư thế đánh bóng. 2.3 Bước nhảy.

Khi thực hiện hai chân phải rời mặt đất, chân bước trước co và nâng cao đùi, chân bước sau đạp đất duỗi nhanh khớp gối đẩy cơ thể chuyển động theo hướng di chuyển hơi chếch lên cao. Đánh bóng xong, chân sau co tự nhiên, chân trước chạm đất chủ yếu bằng gót chân, chân sau chạm đất chủ yếu bằng mũi chân. Khi hai chân chạm đất cũng chính là lúc tư thế đánh bóng được thực hiện. Bước nhảy được vận dụng khi khoảng cách giữa hai người và bóng không xa nhưng xa hơn bước di động, khi không kịp sử dụng các bước di động thì dụng bước nhảy, ổn định nhanh tư thế đánh bóng, tốc độ di chuyển nhanh, bước dài.

2.4 Bước chéo. Khi thực hiện hai chân bước chéo nhau, nếu muốn di chuyển sang trái thì chân phải bước chéo sang bên trái rồi chân trái bước tiếp. Trọng tâm hơi khuỵu ở khớp gối và nhanh chóng chuyển sang chân vừa bước. Bước chéo vận dụng  cả trong tấn công cũng như trong phòng thủ với cự ly di động không xa. 2.5 Bước xoạc. Khi thực hiện, chân bước theo hướng di động, chân nào bước trước chạm đất thì khuỵu gối nhiều, chân sau duỗi tự nhiên hoặc hơi gập một chút ở khớp gối. Người luôn ở tư thế sẵn sàng đánh bóng. Bước xoạc vận dụng cứu bóng khi ở tầm thấp và có thể thực hiện theo mọi phía song chủ yếu là sang ngang hay về phía trước. 3. Nhảy. Trong bóng chuyền có bật nhảy để đập bóng, nhảy chuyền bóng, chắn bóng hoặc bước nhảy, cả nhảy để đập xa đỡ bóng phòng thủ. Bật nhảy bằng hai chân và một chân; bật nhảy tại chỗ và có đà. 4. Lăn và Ngã. - Lăn là các động tác quay để xoay chuyển thân. - Ngã là phương pháp di chuyển gồm có: Ngã sấp, ngã nhửa và ngã nghiêng. Ngã được vận dụng nhiều trong phòng thủ như cá nhảy, lăn nghiêng cứu bóng, ngã ngửa chuyền bóng. Ngã không chỉ là phương pháp đỡ bóng thuận lợi, nhanh mà còn là biện pháp bảo vệ thân thể khi đỡ bóng. III. Phương pháp tổ chức tập luyện.     1. Bài tập ở tư thế chuẩn bị: - Đứng tại chỗ, nghe tín hiệu người tập thực hiện động tác ở các TTCB cao, trung bình, thấp... - Đứng tại chỗ, sau khi bật nhảy lên cao rơi xuống ơt tư thế cơ bản cao, ttrung bình, thấp. - Đứng tại chỗ, cầm bóng hoặc chuyền bóng ở các TTCB khác nhau 2. Các bài tập di chuyển: - Đứng thành hàng ngang ở TTCB thực hiện di chuyển một bước lên trước – lùi sau – sang phải – sang trái. - Đứng thành hàng ngang nghe lệnh hô di chuyển sang phải - đứng lại ở tư thế chuyền bóng.

- Hai người đứng quay mặt vào nhau, một người di chuyển theo hướng nào thì người kia di chuyển theo.


Chương II.  Kỹ thuật Chuyền bóng và đệm bóng

I. Kỹ thuật Chuyền bóng cao tay cơ bản bằng hai tay.                                           1. Đặc điểm và tác dụng. Chuyền bóng cao tay là kỹ thuật chủ yếu dùng những ngón tay chuyền bóng đi. - Khi chuyền bóng đi cùng một lúc có nhiều điểm tiếp xúc vào bóng, nhưng điểm tiếp xúc ấy chủ yếu ở các ngón tay. - Vị trí bàn tay tiếp xúc bóng khi chuyền luôn luôn ở trước mặt với độ cao ngang trên trán hoặc trên đỉnh đầu. - Cùng với lúc thực hiện động tác, mắt có thể quan sát được tay, bóng, vị trí muốn chuyền tới.                                         - Chuyền bóng cao tay sử dụng được các bộ phận linh hoạt, khéo léo nhất của cơ thể mà cụ thể là cá ngón tay, cổ tay góp phần tạo ra độ chuẩn xác cao, linh hoạt và biến hoá các đường bóng. Đây là kỹ thuật nối tiếp giữa phòng thủ và tấn công. Đặc biệt đối với đập bóng, chuyền bóng là kỹ thuật chính để tổ chức ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tấn công, ngoài ra còn có thể bỏ nhỏ vào chỗ trống trên sân đối phương.                         Với đặc điểm chuyền bóng, cùng một lúc có nhiều điểm tiếp xúc vào bóng do đó dễ phạm lỗi kỹ thuật dính bóng, hai tiếng. Chuyền bóng cao tay bao gồm một số kỹ thuật chủ yếu : Chuyền lật sau đầu, nhảy chuyền bằng hai tay, một tay, ngã chuyền bóng, chuyền bước hai. Ngoài ra nó còn có một số dạng khác phụ thuộc vào tư thế người chuyền.                             2. Phân tích kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay cơ bản. - Người chuyền bóng đứng ở tư thế chuẩn bị chân trước, chân sau, trọng lượng cơ thể dồn vào chân trước.         Nếu đồng đội chuyền bóng đến từ phía trái thì chân trái bước lên trước và ngược lại. Người chuyền bóng khi di chuyển đến vị trí đón bóng bằng bước thường, bước chạy... ở đây điều quan trọng là động tác xuất phát phải nhanh, tăng nhanh tốc độ ở một phần ba quãng đường đầu tiên, rồi sau đó từ từ dừng lại để chọn vị trí đón bóng. Bước cuối cùng là bước gìm, điều đó giúp cho việc chọn vị trí đón bóng để chuyền bóng tới địa chỉ cần thiết.                                    

Tư thế chuẩn bị: hai chân hơi khuỵu  ở khớp gối (không nhỏ hơn 900) hai tay co tự nhiên ở khớp khuỷu và đưa lên cao, hai bàn tay ở phía trước mặt, các ngón cái ở ngang tầm lông mày. Các ngón trỏ tạo thành hình tam giác và qua đó người tập có thể quan sát bóng bay tới gần, mỗi bàn tay khum xoè tạo thành hình ô van, hai bàn tay hợp thành hình túi để chuẩn bị chuyền bóng (Hình 1).

  (Hình 1) Khi bóng tới gần thì 2 chân bắt đầu động tác phối hợp chuyền bóng bằng cách duỗi mạnh khớp gối, đẩy người lên hơi chếch ra phía trước. Sau đó là động tác của hai tay, vươn duỗi mạnh khớp khuỷu để tạo hướng tay cơ bản của bóng khi chuyền đi. Hoạt động vươn duỗi tay đẩy bóng được thực hiện nhờ chuyển động thẳng của trục khớp cổ tay so với trục khớp vai. Khi thực hiện động tác  đẩy bóng đi, hai chân đạp duỗi mạnh và nhanh chóng kết hợp với hai tay vươn duỗi khớp khuỷu nhưng chậm hơn (Hình2).   (Hình 2) Để điều chỉnh hướng bóng, hai lòng bàn tay phải vuông góc với hướng bóng chuyền đi, khi hai tay chạm đẩy bóng thì bàn tay hơi ưỡn ra sau. Chức năng thực hiện đẩy bóng của các ngón tay cũng khác nhau. Các ngón cái hướng ra sau chịu lực hoãn xung chính và cùng với các ngón tay khác bật đẩy bóng theo hướng chuyền. Các ngón trỏ và ngón giữa là bộ phận bật đẩy chính của bàn tay còn các ngón đeo nhẫn và ngón út chỉ giữ phía bên trong của bóng và điều chỉnh hướng bóng đi.   Khi bóng rời tay, cả chân và tay tiếp tục vươn duỗi hết rồi dừng lại, động tác này gọi là chuyển động tay vươn theo bóng. Sau đó nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị để sau đó tiếp tục thực hiện những động tác tiếp theo. 3. Phương pháp tổ chức tập luyện.     - Chuyền bóng là một kỹ thuật khó, do đó trước khi tập luyện chuyền bóng, cần nắm các yếu lĩnh cơ bảnvà phải tập luyện theo một trình tự nhất định. 3.1. Tập hình tay tiếp xúc bóng.   - Bài tập 1: Tự tung bóng lên cao, cho bóng rơi vào tay tư thế chuyền bóng trên đầu. - Bài tập 2: Hai người đứng đối diện cách nhau 1 m, một người làm tư thế chuyền bóng, người kia tung nhẹ bóng vào tay người chuyền bóng để bắt giữ bóng. - Bài tập 3: Đứng ở tư thế chuyền bóng, chuyền nhẹ nhiều lần vào bóng treo trên dây cố định tạo cảm giác tiếp xúc bóng. 3.2. Tập động tác tay. - Bài tập 1: Hai người đứng đối diện cách nhau 4 m, một người cầm bóng ngang ngực ( ở tư thế tay chuyền bóng) đẩy bóng về phía người cùng tập, người cùng tập bắt bóng bắt bóng và làm động tác như người thứ nhất đẩy bóng trở lại. - Bài tập 2:  Một người ngồi trên đất, một người cầm bóng đứng cách xa 3- 4 m. Người tung nhẹ bóng cho người ngồi chuyền bóng trở lại sau đóa đổi vị trí cho nhau. 3.3. Tập động tác chân. - Bài tập 1: Đứng ở tư thế chuyền bóng, hai tay đẩy bóng nhồi 1kg lên đầu. - Bài tập 2: Mỗi người một quả bóng tự tung lên cao, khi bóng rơi xuống đúng tầm rồi chuyền bóng đi - Bài tập 3: Hai người đứng cách nhau 3m. Người thứ nhất ngồi xổm, người thứ hai tung bóng cho người số 1. Khi bóng đến đúng tầm thì người ngồi xổm nhanh đứng dậy chuyền bóng đi. 3.4. Phối hợp các động tác. - Bài tập 1: Mỗi người tự mô phỏng kỹ thuật chuyền bóng có sự kết hợp lực nhịp nhàng giữa tay, thân và chân. - Bài tập 2: Từng người tự mình tung bóng lên cao, sau đó kết hợp lực chuyền bóng liên tục lên cao. - Bài tập 3: Hai người thực hiện chuyền bóng liên tục cho nhau, đứng cách nhau 3 - 4 m II. Kỹ thuật Đệm bóng (Chuyền bóng thấp tay) bằng hai tay cơ bản  1. Đặc điểm và tác dụng. Đệm bóng là một kỹ thuật sử dụng cẳng tay, bàn tay đệm đẩy bóng đi, diện tiếp xúc giữa tay và bóng rộng, nhưng điểm tiếp xúc ít hơn chuyền bóng cao tay, do đó đã hạn chế được phạm lỗi kỹ thuật như dính bóng, hai tiếng...Đây là kỹ thuật phòng thủ quan trọng của bóng chuyền , dùng để đỡ phát bóng, đỡ đập bóng và cứu bóng. * Tác dụng:  - Đỡ được những đường bóng nhanh, mạnh, thấp, khó, khi đối phương tấn công sang. - Phạm vi khống chế rộng, đỡ được những đường bóng ở xa thân  người. - Nâng cao thể lực, tính nhanh nhẹn, linh hoạt và lòng dũng cảm cho người tập. - Cấu trúc kỹ thuật đơn giản, kỹ thuật dễ tiếp thu và thuận lợi hơn chuyền bóng cao tay. Đệm bóng gồm có các kỹ thuật chính: Đệm hai tay, đệm lật sau đầu, đệm nghiêng mình, đệm một tay và lăn cứu bóng. Ngoài ra trong thi đấu còn có thể dùng thân người, dùng chân đỡ bóng. 2. Phân tích kỹ thuật đệm bóng bằng hai tay.         Đây là kỹ thuật dùng khi thực hiện  hướng bóng đi và hướng bóng đến đều ở phía trước mặt và gần như cùng quỹ đạo chuyển động nhưng ngược chiều. *  Tư thế chuẩn bị: Người đứng ở tư thế trung bình thấp, chân rộng bằng hoặc hơn vai. Hai tay co tự nhiên ở hai bên sườn, thân hơi gập, mắt quan sát bóng.       

Khi xác định chính xác điểm rơi của bóng và ở tầm thích hợp hai tay đưa ra đỡ bóng. Hai tay duỗi thẳng, hai bàn tay đặt chéo lên nhau và nắm lại, bàn tay nọ bọc lấy bàn tay kia, hai ngón cái song song kề sát với nhau (Hình 3).

  (Hình 3)        * Đánh bóng: Khi bóng đến tầm ngang hông, cách thân khoảng gần một 

cánh tay thì thực hiện đánh bóng. Lúc này chân đạp đất duỗi khớp gối, nâng trọng tâm thân thể và nâng tay. Hai tay được chuyển động từ dưới lên trên và dùng phần giữa cẳng tay đệm dưới bóng kết hợp với nâng tay ở mức độ cần thiết. Khi hai tay chạm bóng cũng là lúc gập cổ tay xuống dưới làm căng các nhóm cơ cẳng tay, kết hợp hóp bụng, giữ chắc bả vai với khớp khuỷu. Hai tay chắc thẳng, nắm và ép chặt vào nhau, toàn thân hơi lao về trước(Hình 4).

  (Hình 4) Nếu bóng đi đến với lực nhẹ vừa phải thì kết hợp với đạp chân, nâng nhanh tay để đẩy bóng đi Nếu bóng đi đến với tốc độ nhanh, mạnh thì hạn chế nâng tay mà ghìm bóng để  bóng bật đi theo ý muốn. Góc độ đường bóng đi phụ thuộc góc độ tay đệm bóng. Góc của tay đệm bóng là góc tạo bởi mặt phẳng đất và cánh tay đệm bóng. Góc độ của tay đệm bóng còn phụ thuộc góc độ của đường bóng đến. Góc độ bóng đến là góc tạo bởi mằt phẳng mặt đất và đường bóng đến. Nếu góc độ đường bóng đến lớn thì góc độ của tay đệm bóng nhỏ. Nếu góc độ của đường bóng đến nhỏ thì góc độ của tay đệm bóng lớn. Trong tập luyện và thi đấu bóng chuyền tùy điều kiện cần vận dụng cụ thể, tùy thuộc đặc điểm góc độ đường bóng đến và độ cao của đường bóng muốn chuyền đi mà quyết định góc độ của tay đệm bóng cho phù hợp. Kết thúc động tác: Khi bóng ra tay hai chân tiếp tục duỗi, tay nâng theo hướng bóng đi một đoạn ngắn rồi nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị để tiếp tục thực hiện những động tác tiếp theo. 3. Phương pháp tổ chức tập luyện.     - Bài tập 1. Người tập thực hiện TTCB để đệm bóng. GV chú ý sửa chữa cho đúng vị trí của chân và mức độ khuỵu gối, vị trí của thân, của tay và hình tay. - Bài tập 2. Người tập thực hiện TTCB sau khi di chuyển bằng bước thường, bước chạy theo cácc hướng khác nhau - Bài tập 3. Người tập đứng thành hàng ngang, mô phỏng các động tác đệm bóng thấp tay bằng hai tay. - Bài tập 4. Người tập đứng thành từng đôi. Một người cầm bóng, người kia đứng ở tư thế chuẩn bị và đệm bóng, sau đó đổi vị trí cho nhau. - Bài tập 5. Người tập tự mình tung bóng lên rồi trở về TTCB và thực hiện đệm bóng cho người cùng tập. * Các lỗi kỹ thuật thường mắc: -    Người tập không kịp di chuyển đón bóng chậm. -    Khi đệm bóng khong phối hợp toàn thân, tay đáh bóng quá nhanh, mạnh, không điều chỉnh được lực ở từng tình huống cụ thể.

      - TTCB hai chân khuỵu gối chưa đạt đến mức cần thiết, tư thế chân chươa đúng, hai tay lệch nhau... 

Chương III.  Kỹ thuật phát bóng  Căn cứ vào tư thế đứng, tính chất chuyển động cũng như điểm tay tiếp xúc bóng khi phát ra ta chia kỹ thuật làm 2 loại cơ bản: Phát bóng thấp tay và cao tay                                                   * Phát bóng thấp tay: Trước mặt, nghiêng mình. * Phát bóng cao tay: Trước mặt, nghiêng mình, và một vài biến dạng như phát bay, phát chuẩn, nhảy phát mạnh... Phát bóng là kỹ thuật đưa bóng vào cuộc, mặc dù các kỹ thuật có khác nhau, nhưng các động tác thực hiện chúng đều theo các quy luật chung. Trước khi thực hiện phát bóng, người tập ở tư thế ổn định, hai chân rộng bằng vai, gối hơi khuỵu. ở tư thế chuẩn bị, cơ thể người tập tạo với trục chính diện một góc 450, vai trái ở phía trước vai phải, điều này có vai trò quan trọng để tạo đà cho đánh bóng cuối cùng. Trong phát bóng thấp tay, thân người hơi ngã về trước còn trong phát bóng cao tay thì lưng thẳng. Trọng lượng cơ thể dồn đều vào hai chân, tay trái co tự nhiên ở khớp khuỷu và đưa ra trước đỡ bóng ở ngang tầm thắt lưng sao cho khuỷu tay tách khỏi thân, bàn tay ngang mũi chân, bóng nằm trên lòng bàn tay, tay phải chuẩn bị để vung tay đánh bóng. Tung bóng là phần động tác quan trọng để phát bóng, phần lớn phát bóng hỏng là do tung bóng sai, gây ảnh hưởng lớn tới động tác dùng sức đánh bóng sau đó. Để thực hiện tốt kỹ thuật phát bóng cần phải nắm vững các yêu cầu sau đây: - Khi tung bóng, đường bóng phải ổn định từ dưới lên trên, phải gần như phương thẳng đứng, bàn tay khi tung bóng phải luôn song song với mặt đất. - Khi tung bóng, bàn tay phải chuyển động nhịp nhàng từ từ tăng dần tốc độ để điều chỉnh tầm cao và đường bay của bóng. Tay phải vung mạnh ra sau  trong cùng một mặt phẳng với một động tác đánh vào bóng sau đó. Lúc này vai phải tiếp tục đưa ra sau đồng thời với động tác vung tay và người tập chuyển trọng tâm cơ thể sang chân chống sau. Phát bóng là động tác mở đầu cho cuộc đấu và cũng mở đầu cho cuộc tấn công đối phương. Ngày nay kỹ thuật phát bóng không ngừng được hoàn thiện nâng cao thì phát bóng còn là một biện pháp tấn công giành điểm trực tiếp. 1. Phát bóng thấp tay trước mặt. Đây là kỹ thuật khi thực hiện động tác mặt và phần trước của thể hướng vào lưới. Khi đánh bóng tay chuyển động từ sau xuống dưới và ra trước và hơi chếch lên cao, tầm đánh bóng khoảng ngang thắt lưng.

Kỹ thuật đánh bóng này đơn giản, dễ học, lực tác động vào bóng không được mạnh nên uy lực yếu, nhưng đảm bảo tỷ lệ bóng qua lưới, sang sân đối phương tốt. Được vận dụng nhiều trong thi đấu và tập luyện ở những đối tượng mới học (Hình 5). 

  (Hình 5) * Tư thế chuẩn bị. Người phát bóng đứng ở trong khu phát bóng, chân trái ở phía trước mũi chân hướng về lưới. Chân phải ở sau cách chân trái một bước rộng bằng vai, mũi bàn chân hơi xoay sang phải. Hai chân tạo ra chân đế vững vàng cho toàn thân. Đầu gối hơi khuỵu, thân người hơi gập về trước. Trọng lượng cơ thể chủ yếu dồn vào chân sau, tay trái khuỷu tay co, lòng bàn tay ngửa đỡ bóng ở phía trước ngang thắt lưng. Tay phải duỗi tự nhiên ở phía sau, lòng bàn tay hướng bóng, mắt quan sát đối phương. * Tung bóng. Tay trái hạ thấp tầm bóng, tay phải hạ theo. Khi tay trái chuyển động từ dưới lên cao và thực hiện tung bóng (bóng lên cao khoảng 25-30 cm) kết hợp với duỗi khớp gối, thì tay phải cũng tiếp tục chuyển động ra sau, lòng bàn tay hướng xuống đất và hoàn thành động tác vung tay. * Vung tay đánh bóng. Cùng lúc vung tay trái tung bóng, trọng lượng cơ thể chuyển về chân sau, hơi khuỵu gối. Tay phải duỗi thẳng tự nhiên, nhanh chóng chuyển động từ sau ra trước đánh vào phần sau, giữa, dưới tâm bóng ở tầm ngang thắt lưng. Chân sau đạp mạnh bước lên, thân người chuyển hoàn toàn sang chân trái, người hơi lao về trước để tạo lực đánh bóng mạnh hơn. * Kết thúc. Sau khi bóng rời tay, tay phải vươn theo bóng về phía trước lên cao. Chân phải theo đà bước lên trên để giữ thăng bằng và nhanh chóng vào sân. 2. Phát bóng cao tay trước mặt. Đây là kỹ thuật khi phát mặt và phần trước cơ thể hướng vào lưới. Kiểu phát bóng này có độ chính xác mang tính chiến thuật cao và có uy lực tấn công lớn (Hình 6). * Tư thế chuẩn bị: Đứng trong khu phát bóng ở tư thế cao. Chân trái ở phía trước, hai chân rộng bằng vai, mũi bàn chân trái hướng về phía trước gần như vuông góc với đường biên ngang. Chân phải ở phía sau, mũi bàn chân xoay sang phải.

Hai chân tạo ra một tiết diện chân đế vững vàng cho cơ thể, thân người hơi quay sang phải một chút, trọng lượng cơ thể dồn vào chân sau. Mặt hướng về lưới, mắt quan sát đối phương. Lòng bàn tay trái ngửa, khuỷu tay đỡ bóng ở phía trước, cách bụng khoảng một quả bóng và ngang tầm thắt lưng. Tay phải: khuỷu tay co, lòng bàn tay cao ngang bóng, hướng xuống dưới hoặc  có thể úp tay lên bóng.

(Hình 6) * Tung bóng: Muốn đánh bóng được chuẩn xác, khi tung bóng  lên phải đảm bảo sự ổn định của đường bóng. Khi chuẩn bị tung bóng, thân người gập về trước, tay giữ bóng hạ thấp theo, chân hơi khuỵu. Ngay sau đó tay trái nâng bóng lên nhịp nhàng khi bàn tay trái ngang tầm mặt thì thực hiện tung bóng. Lúc này bóng rời tay và chuyển động lên cao theo phương thẳng đứng ở tầm cao hơn một tầm tay với khi đánh bóng. Cùng với lúc tay trái tung bóng, tay phải cũng chuyển động lên cao, ra sau chuẩn bị đánh bóng. Lòng bàn tay hướng lưới, cao hơn đầu ở phía sau, khuỷu tay co, cao ngang vai. Thân người hơi ngửa các nhóm cơ trước căng, mặt hướng theo bóng. * Đánh bóng: Khi bóng rơi tới tầm thích hợp, tay phải chuyển động từ sau ra trước hơi chếch lên cao để đánh bóng. Chân phải đạp đất để chuyển xoay thân người về hướng chính diện gần như hoàn toàn. Trọng lượng cơ thể dồn vào chân trước. Vai phải chuyển động về phía trước đồng thời kéo theo cánh tay, khuỷu tay, vai phải xốc cao, cuối cùng là bàn tay đánh vào bóng. Khi đánh bóng tốc độ chuyển động của tay nhanh theo hướng, hơi chếch lên cao. Đặc biệt là tốc độ gập của cổ tay tiếp xúc bóng bằng lòng bàn tay đánh vào dưới tâm bóng chủ yếu là cùi tay. * Kết thúc: Khi phát bóng xong, người phát bóng tiếp tục gập thân, tay vươn theo bóng rồi từ từ hạ xuống. Chân sau bước lên trở về tư thế chuẩn bị để tiếp tục thi đấu. 3. Phương pháp tổ chức tập luyện. - Bài tập 1. Tập mô phỏng kỹ thuật phát bóng, tư thế ban đầu và cách tung bóng. - Bài tập 2. Người tập đứng từng đôi đối diện nhau, cách nhau 8 –10m. Một người tung bóng người kia kiểm tra, tiếp theo thực hiện tung bóng làm động tác vung tay. - Bài tập 3. Người tập đứng như bài tập trên, một người cầm bóng đứng ở tư thế chuẩn bị phát bóng, sau đó tung bóng và phát bóng về phía người cùng tập. Khi phát bóngphải tập trung chú ý động tác phối hợp các bộ phận cơ thể và tầm cao đường bóng phát. - Bài tập 4. Người tập đứng thành từng đôi ở hai bên lưới cách lưới 5 - 6m. Một người cầm bóng đứng ở TTCB, tung bóng và phát bóng đi qua lưới để gười kia đỡ bóng. Khi đã nắm vững được kỹ thuật phát bóng thì tăng dần khoảng cách với lưới và sau đố là phát bóng từ đường biên ngang. - Bài tập 5. Người tập đứng ở khu vực phát bóng, phát bóng qua lưới sau đó phát vào nửa bên trái hoặc bên phải. * Các lỗi kỹ thuật thường mắc: - TTCB không đúng ( hai chân không khuỵu ở khớp gối, thân trên ngả nhiều về trước, chân trước đặt cùng phía với tay thuận đánh bóng). - Tung bóng không chuẩn ( sau đầu, sang bên hoặc cách xa người). - Tay thả lỏng khi đánh vào bóng, bàn tay tiếp xúc đánh bóng không chuẩn.... Chương IV.  Luật thi đấu      Điều 1: SÂN THI ĐẤU  - Sân thi đấu hình chữ nhật và đối xứng, kích thước 189 mét, xung quanh là khu tự do, rộng ít nhất là 3 mét về tất cả mọi phía, chiều cao tối thiểu là 7 mét.        Điều 2: LƯỚI VÀ CỘT LƯỚI.   - Lưới: lưới có màu đen, dài 9.5 đến 10m, rộng 1m, mắt lưới hình vuông, mỗi cạnh 10cm. chiều cao đo ở giữa sân từ mép trên lưới, lưới nam cao 2.43m, lưới nữ cao 2.24.  - Cột lưới: đặt cách đường biên dọc 0.5 tới 1m, cao 2.55m, có thể điều chỉnh được.     Điều 3: BÓNG - Hình tròn, làm bằng da mềm, đồng màu hoặc phối hợp các màu, chu vi 65-67cm, trọng lượng 260-280g     Điều 4: ĐỘI BÓNG - Mỗi đội được phép đăng ký tối đa là 12 cầu thủ, trong đó có 1 cầu thủ libero, chỉ có cầu thủ đăng ký thi đấu mới phép thi đấu.     Điều 6: - Được 1 điểm: đội đang phát bóng nếu đội đối phương phạm lỗi thì được 1 điểm và tiếp tục phát bóng.  - Đội đang phát bóng, nếu phạm lỗi thì mất quyền phát bóng và đối phương được quyền phát bóng. Đồng thời được 1 điểm, và các cầu thủ đội đó xoay vòng vị trí theo chiều kim đồng hồ.   - Đội thắng 1 hiệp là đội được 25 điểm trước và hơn đội kia ít nhất 2 điểm. Trường hợp hòa 24-24 thì phải đấu tiếp cho đến khi hơn nhau 2 điểm. Ví dụ, 26-24, 27-25. - Đội thắng 1 trận là đội thắng 3 hiệp trước. Trường hợp hòa 2-2 thì đến hiệp thứ 5 chỉ đánh tới 15 điểm và đội thắng phải hơn ít nhất 2 điểm.      Điều 12:  - Thực hiện phát bóng nếu quá 8 giây sau khi có tiếng còi của trọng tài mà cầu thủ chưa thực hiện phát bóng đi hay đứng phát bóng ở ngoài khu phát bóng thì phạm lỗi, bị mất quyền phát bóng. Đối phương được điểm và quyền phát bóng.  - Thời gian hội ý và hội ý kỹ thuật tùy theo tính chất giải hay trận đấu có thể trong các hiệp từ 1 tới 4 mỗi hiệp có 2 lần hội ý kỹ thuật, mỗi lần 60 giây. Được áp dụng tự động khi đội dẫn điểm đạt tới điểm 8 và 16, mỗi hiệp mỗi đội được xin hội ý thường 1 lần.      Điều 18: NGHỈ GIỮA QUÃNG - Trong các cuộc thi đấu chính thức của FIVB, mỗi lần nghỉ giữa các hiệp kéo dài 3 phút. Tuy nhiên, BTC có thể yêu cầu nghỉ từ 5 tới 10 phút, nhưng chỉ áp dụng cho những lần nghĩ giữa hiệp thứ 2 và thứ 3. - Đổi sân: sau mỗi hiệp các đội đổi sân, ở hiệp quyết thắng, khi một đội được 8 điểm thì được đổi sân ngay.  -    Luật vận động viên tự do(Libero):  - Mỗi đội được đăng ký một vận động viên chuyên phòng thủ, trang phục libero phải khác màu với vận động viên khác. Libero được phép thay thế bất kỳ vận động viên hàng sau nào, và chỉ giữ vai trò như vận động viên hàng sau, không được phép đập bóng tấn công từ bất kỳ vị trí nào, nếu vào thời điểm trạm bóng, bóng hoàn tao cao hơn mép trên của lưới. Libero không được phép phát, chắn bóng hoặc giả chắn bóng. - Nếu một libero chuyền bóng cao tay ở khu hàng trước hoặc phần kéo dài của khu này thì vận động viên đập bóng không được đập quả bóng cao hơn mép trên của lưới.

-Thay libero không tính là thay người, số lần thay không hạn chết, nhưng giữa 2 lần thay người phải có một pha giao bóng. Libero chỉ được thay bằng vận động viên mà anh/chị (libero đã vào thay) libero vì chấn thương đã phải thay ra vào sân thi đấu phần còn lại của trận. 

KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ

1. Kiểm tra lý thuyết. Đối với sinh viên các hệ Cao đẳng, Đại học chủ yếu bằng hình thức vấn đáp, nội dung kiểm tra như sau: - Tác dụng của tập luyện  bóng chuyền đối với cơ thể. - Luật và phương pháp tổ chức thi đấu ( Bóng chuyền người lớn). 2. Kiểm tra thực hành. Kiểm tra 3 kỹ thuật cơ bản là: - Chuyền bóng cao tay trước mặt. - Đệm bóng cao tay trước mặt. - Phát bóng ( Nam phát cao tay,  Nữ phát bóng thấp tay) * Phương pháp tiến hành: Mỗi nội dung kiểm tra được phép thực hiện 3 lần, lấy số lần cao nhất (tối thiểu là 20 quả trở lên). Yêu cầu đúng kỹ thuật và khoảng cách giữa 2 người thực hiện từ 3m - 4m, đường bóng bay cao ổn định.

- Trên cơ sở căn cứ vào kết quả thực hiện kỹ thuật từng động tác và hiệu quả thực hiện để đánh giá cho điểm từng nội dung.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu học tập :
- Giáo trình nội bộ môn Bóng chuyền – Bộ môn GDTC – Khoa KHCB - ĐHNL 

2. Tài liệu tham khảo: - Giáo trình bóng chuyền, NXB TDTT Hà Nội 2006 - Giáo trình bóng chuyền, NXB Đại học Sư Phạm TDTT Hà Nội - Ngân hàng câu hỏi và đáp án môn học  bóng chuyên – Nhà xuất bản TDTT 2009p - 101 Bài luyện tập môn bóng chuyên – Nhà xuất bản Trẻ - Huấn luyện vận động viên bóng chuyền trẻ - NXB TDTT

- Luật bóng chuyền, NXB TDTT- UBTDTT

               Duyệt của Khoa                                               Duyệt của Bộ môn