Hạn chế của du lịch tình nguyện là gì

Ra đời từ tháng 6-2013, V.E.O là một tổ chức phi chính phủ, viết tắt của Volunteer for Education Organization, mạng lưới kết nối các tình nguyện viên trên toàn thế giới, nhằm chung tay giúp đỡ những đối tượng khó khăn thông qua các chương trình giáo dục, với các dự án chính gồm: "Tủ sách trong veo", "Kiến tạo tương lai người Việt trẻ" và "Du lịch tình nguyện". Hàng trăm thành viên, tình nguyện viên V.E.O đã có mặt ở nhiều vùng đất phía bắc và đang có một điểm dự án ở phía nam, để kết nối rộng rãi thành viên tham gia.

Đến nay, V.E.O đã mở thêm các điểm dự án du lịch thiện nguyện tại 12 tỉnh, trong đó có 11 tỉnh ở phía bắc là Mai Châu, bản Cỏi [Phú Thọ], Thác Bà [Yên Bái], Tả Van [Sa Pa], Na Hang [Tuyên Quang], Bắc Sơn [Lạng Sơn], bản Giốc [Cao Bằng], Lô Lô Chải [Hà Giang], Tuần Giáo [Điện Biên], Mù Cang Chải [Yên Bái], Hạ Thành [Hà Giang] và một điểm ở phía nam là Trà Vinh. Tại các điểm dự án, điều phối viên sẽ là người phụ trách khảo sát, lên kế hoạch cho chuyến đi để làm việc với người dân và chính quyền địa phương, nhằm vận động phát triển du lịch cộng đồng tại chính nơi mình sinh sống.

Sứ mệnh của V.E.O tập trung vào các chương trình giáo dục, mang lại cho những người yếu thế, cư dân nghèo, nạn nhân của các vụ lừa đảo... có được một cơ hội nghề nghiệp và cuộc sống phát triển lâu dài, thay vì những hoạt động từ thiện ngắn hạn. Các hoạt động chính của V.E.O tại Việt Nam gồm gây quỹ qua các chương trình văn nghệ, bán quần áo, thăm và tặng quà, chương trình dạy tiếng Anh hằng tháng cho trẻ em mồ côi hay các chuyến du lịch tình nguyện...

Tham gia giảng dạy trực tiếp cho các em nhỏ tại trưởng tiểu học về bảo vệ rừng, sinh hoạt cá nhân và kỹ năng sống cơ bản.

Bắt đầu từ niềm đam mê phượt và trăn trở phải làm sao hỗ trợ cộng đồng phát triển bền vững, Nguyễn Huyền Phương [SN 1986] cùng nhóm bạn đã khởi nghiệp thành công với dự án Du lịch thiện nguyện - Tổ chức tình nguyện vì giáo dục, chị Phương cho biết: “Du lịch tình nguyện [voluntourism] là một mô hình kết hợp việc đi du lịch và làm tình nguyện. VEO được thành lập, phát triển sản phẩm dịch vụ của riêng mình nhằm hỗ trợ phát triển bền vững cho cộng đồng. Khác với các hoạt động tình nguyện khác, khi tham gia chương trình du lịch tình nguyện, người tham gia phải đóng một khoản phí nhất định tùy mỗi chuyến đi”.

Chia sẻ về hoạt động của V.E.O, Huyền Phương nói: “Những điểm đến mà mô hình du lịch tình nguyện chọn chủ yếu là những nơi có tiềm năng phát triển du lịch, tuy nhiên người dân ở đó lại không biết cách làm sao để phát triển. Vì vậy, V.E.O sẽ đào tạo cho họ cách giao tiếp tiếng Anh, làm homestay để họ thấy ngoài việc đi cày ruộng, đánh cá thì vẫn có cách kiếm tiền mới và có thể phát triển bền vững. Bên cạnh việc giúp đỡ người dân địa phương, một mục tiêu khác của V.E.O là tạo cơ hội cho các tình nguyện viên cơ hội trải nghiệm văn hóa đặc trưng của địa phương, một trải nghiệm thiên nhiên tươi đẹp của vùng đất các tình nguyện viên đặt chân đến".

Tổ chức lớp học tiếng Anh và những hoạt động ngoại khóa cho các em học sinh tại điểm Trường mầm non và tiểu học Tỏa Tình [Điện Biên].

Du lịch tình nguyện khác với chương trình sinh viên tình nguyện. Người tham gia phải đóng một khoản phí nhất định [từ 400.000 đến 800.000 đồng/ngày-đêm, đã bao gồm phí đi lại, ăn, ở, tham gia các trải nghiệm văn hóa địa phương], nhưng cũng có khi hoàn toàn miễn phí. Chuyến đi tình nguyện có phân nửa là kết hợp du lịch tìm hiểu bản sắc văn hóa các vùng miền, phần lớn là ở miền núi, vùng sâu, vùng xa. Hình thức du lịch này thường gắn liền với trách nhiệm bảo vệ môi trường cũng như phát triển cộng đồng của một tổ chức phi lợi nhuận. Đối tượng tham gia du lịch tình nguyện bao gồm người đi làm, cán bộ nghỉ hưu và đông đảo nhất là học sinh, sinh viên. Các tình nguyện viên tham gia có cơ hội được học những kỹ năng mới cho cuộc sống và phát triển bản thân trong thời gian ngắn, đặc biệt là khả năng ngoại ngữ, tư duy toàn cầu và định hướng du học, làm việc trở thành một công dân toàn cầu trong tương lai. Chương trình cũng là cầu nối đặc biệt giữa các chuyên gia quốc tế với cộng đồng người dân địa phương, các tình nguyện viên Việt Nam tham gia chương trình, ngoài việc trải nghiệm, học tập, còn là cơ hội để hỗ trợ những dự án phát triển cộng đồng, người yếu thế trong xã hội nằm trong các điểm đến của V.E.O.

Được trải nghiệm thực tế từ chuyến đi Mai Châu, Hà - một trong những thành viên nhiệt huyết của V.E.O chia sẻ: "Trước khi đăng ký tham gia chuyến đi du lịch tình nguyện tại Mai Châu, Hòa Bình năm 2016, tôi đã rất do dự, ngần ngại bởi bản thân là người nhút nhát, không tự tin khi giao tiếp với người lạ. Tuy nhiên, sau khi suy nghĩ kỹ, đọc một vài dòng chia sẻ tích cực của các tình nguyện viên tại V.E.O cũng như các tổ chức tình nguyện khác, tôi nghĩ rằng mình nên thử thay vì ngồi nhà chẳng biết làm gì. Sau chuyến đi ấy, tôi nhận được cuộc gọi tham gia cùng mọi người, trở thành mentor [cố vấn viên] cho tổ chức. Cảm xúc tôi lúc đó thật khó tả. Sau một thời gian làm việc với vai trò là một mentor, trưởng đoàn đến điều phối viên, được tham gia vào các chuyến đi đến các dự án do V.E.O xây dựng. Qua mỗi lần trải nghiệm, tôi cảm thấy tự tin hơn rất nhiều, có thêm những người bạn , trải nghiệm và những bài học mới. Và giờ đây, tôi đã chính thức được làm tại V.E.O với công việc marketing, một môi trường tốt để tôi thể hiện bản thân".

Tham gia vào các hoạt động làm nghề thủ công tại địa phương, thiết kế những sản phẩm mới để có thể tiêu thụ trong thị trường.

Trong mỗi chuyến đi, Trưởng đoàn sẽ chia tình nguyện viên vào ba nhóm: Hoạt động tình nguyện [dạy tiếng Anh, kỹ năng sống, khoa học vui…; về cơ sở, các tình nguyện viên sẽ giúp người dân tu sửa nhà cửa, đường xá để thuận tiện trong việc mở homestay đón khách du lịch đến trải nghiệm, xây dựng các sản phẩm trải nghiệm địa phương như nhuộm vải, nấu ăn, làm bánh chưng đen, nấu rượu… tại chính các homestay của người dân.

Chia sẻ thêm về điểm dự án ở Mù Cang Chải, Hà nói: "Chỉ mới triển khai từ năm 2018 nhưng qua khảo sát, người dân ở đây tuy đã tiến bộ hơn từ việc xây dựng homestay thu hút khách du lịch, nhưng tự phát nên về không gian nơi cư trú chưa thật sự đặc sắc: Xây dựng nhà sàn bê-tông, ốp nhựa giả gỗ… chưa đúng bản sắc riêng vùng miền. Từ đó, nhóm tình nguyện V.E.O cũng nỗ lực hơn trong việc tìm kiếm những ngôi nhà đúng đặc trưng riêng để đưa khách đến, tuy nhiên, nhiều hộ dân còn chưa hiểu hết về mô hình homestay, họ cũng có những lưỡng lự, phân vân trong việc sử dụng chính ngôi nhà của mình để làm nơi tiếp đón khách du lịch. Như vậy, chúng tôi phải tìm đến liên hệ trực tiếp với chính quyền địa phương [trưởng thôn, trưởng bản] để thuyết phục cũng như tuyên truyền với họ về dự án phát triển du lịch địa phương, từ đó, họ sẽ thuyết phục người dân".

Tham gia vào hoạt động khảo sát, hỗ trợ trang trí, tu sửa cơ sở vật chất cho hộ gia đình tham gia vào dự án Phát triển du lịch cộng đồng.

Ngoài ra V.E.O còn xây dựng mô hình WorkCamp [Trại hè tình nguyện] kéo dài bảy ngày vào dịp hè. Năm 2018, V.E.O được đón đoàn các bạn học sinh đến từ Singapore, mỗi năm sang Việt Nam trải nghiệm hai lần mô hình của V.E.O để làm các hoạt động tình nguyện, với hoạt động đầu tiên ở Mai Châu [Hòa Bình]. Hoạt động buổi sáng thường là các buổi dạy học, chiều đến nhóm tình nguyện viên tham gia các hoạt động trải nghiệm văn hóa vùng miền, tối đến lại quây quần bên nhau thưởng thức hương vị ẩm thực địa phương, tổ chức giao lưu văn hóa qua các trò chơi, ca hát... Trong năm nay, V.E.O sẽ mở rộng thêm mô hình ở ba điểm khác là Hạ Thành [Hà Giang], Bắc Sơn [Lạng Sơn] và Na Hang [Tuyên Quang]. Mô hình trại hè tình nguyện thường được triển khai từ ngày 15-6 đến hết tháng 7. Đối tượng hướng đến là học sinh THCS và THPT. Chi phí khoảng gần sáu triệu/người/chuyến.

Với sự góp sức và tham gia của các tình nguyện viên quốc tế, các dự án của V.E.O đã mang lại một môi trường giao lưu quốc tế, sự chia sẻ cộng đồng hiệu quả, với mạng lưới tình nguyện rộng lớn, nhằm phát triển cộng đồng cho đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và mang lại sự phát triển kỹ năng cá nhân, mạng lưới kết nối cho mỗi cá nhân tình nguyện viên - là những du khách tham gia trong chương trình nói riêng.

Trong những năm gần đây, “du lịch tình nguyện” đã trở thành một trong những khái niệm không quá xa lạ. Tại Việt Nam, mô hình du lịch tình nguyện cũng đã bước đầu được khai thác ở những mức độ khác nhau.

Phát triển bền vững đã và đang là xu thế tất yếu trong mọi lĩnh vực, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế và sự tồn tại những vấn đề về ô nhiễm môi trường, cạn kiệt nguồn tài nguyên, phá hủy sự đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu, bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống và đảm bảo đời sống cho người dân.

Trong lĩnh vực du lịch, khái niệm về Phát triển du lịch bền vững cũng không tách rời khỏi khái niệm phát triển bền vững trên nguyên tắc bảo tồn tài nguyên, môi trường và văn hóa. 

Như vậy, phát triển du lịch bền vững cần phải đảm bảo 3 mục tiêu cơ bản sau:

– Đảm bảo sự bền vững về tài nguyên và môi trường, cụ thể là sử dụng hợp lý những tài nguyên trong phát triển du lịch, song song với việc khai thác là bảo tồn, tôn tạo và phát huy.

.– Đảm bảo sự bền vững về xã hội trước hết là đảm bảo sự an ninh, an toàn cho người dân địa phương cũng như khách du lịch trong các hoạt động du lịch, tiếp đó phát triển du lịch phải đi đôi với việc tôn trọng, giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống, thúc đẩy tuyên truyền và quảng bá những nét đẹp vốn có của nó, đồng thời phải hạn chế những tác động tiêu cực từ các hoạt động du lịch đến lối sống, tập quán, văn hóa của địa phương. 

– Phát triển du lịch bền vững phải được thực hiện theo các nguyên tắc cơ bản như: Khai thác, sử dụng nguồn lực một cách bền vững; Giảm sự tiêu thụ quá mức tài nguyên và giảm thiểu chất thải; Duy trì tính đa dạng, cả đa dạng thiên nhiên, đa dạng xã hội và đa dạng văn hóa; Phát triển du lịch phải đặt trong quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế – xã hội; Phát triển du lịch phải hỗ trợ kinh tế địa phương phát triển; Lôi kéo sự tham gia của cộng đồng địa phương; Lấy ý kiến quần chúng và các đối tượng có liên quan; Chú trọng công tác đào tạo nguồn lực; Tiếp thị du lịch một cách có trách nhiệm; Coi trọng công tác nghiên cứu.

Có thể thấy rằng, phát triển du lịch bền vững đã và đang là nhu cầu cấp thiết của các quốc gia trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Chính vì thế, việc xây dựng các sản phẩm du lịch, xúc tiến các loại hình du lịch đều phải trên cơ sở đảm bảo những mục tiêu cơ bản của phát triển du lịch bền vững và tuân thủ những nguyên tắc phát triển du lịch bền vững.

Sự phát triển của du lịch tình nguyện và những tác động của nó đến môi trường tự nhiên, kinh tế và văn hóa – xã hội

Du lịch tình nguyện và sự phát triển của loại hình du lịch này

Du lịch tình nguyện – là những chuyến đi du lịch với sự kết hợp mục đích nghỉ ngơi tham quan, tìm hiểu văn hóa với một số các hoạt động từ thiện, tình nguyện như bảo vệ môi trường, đóng góp tiền hoặc sức lao động trong việc xây dựng các trường học, các công trình xã hội…

Ngày nay, loại hình du lịch tình nguyện đang phát triển một cách nhanh chóng và đã trở thành một trong những xu hướng hàng đầu thu hút hơn 1,6 triệu tình nguyện viên du lịch, là ngành công nghiệp đạt doanh thu gần 200 tỷ USD mỗi năm. 

Tại Việt Nam, mô hình du lịch tình nguyện cũng đã bước đầu được khai thác ở những mức độ khác nhau, từ việc kết hợp đưa khách đến những vùng sâu vùng xa để tặng quà cho những đồng bào có hoàn cảnh khó khăn, quyên góp tiền để xây dựng trường học cho trẻ em…, cho đến những chương trình, dự án thu hút tình nguyện viên giúp đỡ dạy tiếng Anh, và các kĩ năng cho các em học sinh ở vùng núi… 

Tác động tích cực của du lịch tình nguyện

– Góp phần đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan thiên nhiên điểm đến, bảo tồn sự đa dạng sinh học, bảo tồn những giá trị tự nhiên – là tiềm năng, là tiền đề để phát triển du lịch.

– Đẩy mạnh việc tuyên truyền, tôn trọng, gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng địa phương – một trong những trụ cột phát triển du lịch bền vững.

– Giúp đỡ, hỗ trợ cộng đồng dân cư cải thiện đời sống, nâng cao dân trí, nhận thức về môi trường, văn hóa, nhận định được vai trò của mình trong việc bảo tồn những giá trị tự nhiên, văn hóa và phát triển du lịch nói riêng và kinh tế nói chung của địa phương.

– Các hoạt động du lịch tình nguyện góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế địa phương, huy động được nguồn vốn, vật chất từ các cá nhân, tập thể, tổ chức để hỗ trợ cải thiện cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư vào du lịch của vùng, tạo công ăn việc làm cho người dân, đồng thời giúp giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước.

Tác động tiêu cực của du lịch tình nguyện không đúng hướng

Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực có ý nghĩa to lớn trong sự phát triển bền vững của du lịch nói riêng và kinh tế nói chung, du lịch tình nguyện cũng gây ra những tác động tiêu cực không nhỏ nếu không được định hướng phát triển một cách đúng đắn. Những tác động tiêu cực đó có xuất phát chính từ hai vấn đề sau:

– Nguồn nhân lực: Không giống các loại hình du lịch khác, nguồn nhân lực của du lịch tình nguyện không chỉ là những người trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia cung cấp các dịch vụ du lịch cho du khách, mà còn chính là du khách, những người tham gia các hoạt động tình nguyện với mục đích đem lại lợi ích cho cộng đồng và cho chính bản thân mình. Tuy nhiên, một thực trạng vẫn còn tồn tại không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới, đó là du lịch tình nguyện không vì cộng đồng, hay nói cách khác, mục đích của chuyến du lịch tình nguyện chưa thực chất là vì môi trường, vì cộng đồng mà chủ yếu vì lợi ích cá nhân những người tham gia tình nguyện. Họ mong muốn làm dày bản thành tích cá nhân, muốn cảm thấy được giá trị của bản thân, thể hiện bản thân, hay chỉ hướng tới mục tiêu lợi nhuận.

Chính vì thế, những tình nguyện viên tham gia thậm chí không hề biết gì về lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ, những giá trị tự nhiên và nhân văn ở những nước, khu vực hay vùng, nơi mình tới làm tình nguyện. Điều này sẽ gây nên những tác động không nhỏ đến hiệu quả của công tác tình nguyện, cũng như vai trò và ý nghĩa của du lịch tình nguyện đối với việc bảo tồn thiên nhiên và phát triển cộng đồng địa phương.

– Cách thức tổ chức và thực hiện các hoạt động du lịch tình nguyện: Du lịch tình nguyên tự phát, thiếu tính tổ chức, thiếu những quy định, nguyên tắc cụ thể và thống nhất có thể dẫn đến những tác động tiêu cực nhiều hơn là tích cực đối với môi trường và cộng đồng địa phương. Cũng như các hoạt động du lịch khác, các du khách tình nguyện viên cũng đến lưu trú tại địa phương. Điều này đồng nghĩa với việc là nhu cầu về sử dụng nước sạch, nhu cầu rác thải, nước thải cũng sẽ gia tăng tại điểm đến, gây sức ép đối với môi trường, nhất là những vùng có cơ sở hạ tầng chưa phát triển.

Định hướng phát triển du lịch tình nguyện trong xu hướng phát triển bền vững

– Xây dựng sản phẩm du lịch tình nguyện trên cơ sở đảm bảo những mục tiêu và nguyên tắc cơ bản của phát triển bền vững.

+ Du lịch tình nguyện trước hết phải xuất phát từ chính lợi ích của cộng đồng địa phương nơi diễn ra các hoạt động du lịch. 

+ Hoạt động du lịch tình nguyện phải thực hiện một cách có tổ chức, quy củ, đưa ra những nguyên tắc hoạt động rõ ràng, tránh tình trạng tự phát nhằm đảm bảo tính giáo dục đối với cộng đồng địa phương và cả đối với những du khách – tình nguyện viên, hạn chế những tác động tiêu cực đến môi trường, đến cộng đồng địa phương.Phát triển nguồn nhân lực du lịch tình nguyện với đầy đủ kĩ năng, phẩm chất

.– Nguồn nhân lực có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc phát triển du lịch nói chung và du lịch tình nguyện nói riêng. Bởi lẽ, nguồn nhân lực du lịch đối với một sản phẩm du lịch tình nguyện không đơn thuần chỉ là những người tham gia trực tiếp hay gián tiếp trong việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ mà còn chính là những du khách, những tình nguyện viên – những người trực tiếp đem đến lợi ích vật chất và phi vật chất cho cộng đồng tại điểm đến. 

– Tăng cường quảng bá và xúc tiến các sản phẩm du lịch tình nguyện như một phần của du lịch trách nhiệm và phát triển bền vững. 

Giải pháp nhằm phát triển du lịch tình nguyện như một sản phẩm du lịch hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

– Ban hành chính thức những quy định, hướng dẫn cụ thể đối với việc xây dựng các sản phẩm du lịch tình nguyện, tổ chức các hoạt động du lịch tình nguyện nhằm tăng cường tác động tích cực cũng như hạn chế những tác động tiêu cực của du lịch tình nguyện đối với môi trường, kinh tế và văn hóa – xã hội, hướng tới những sản phẩm du lịch tình nguyện có chất lượng, tính giáo dục cao đối với cộng đồng.

– Hình thành nên các mạng lưới du lịch tình nguyện nhằm liên kết các tổ chức xã hội, tổ chức tình nguyện, những doanh nghiệp du lịch hướng tới du lịch có trách nhiệm và phát triển bền vững cùng thực hiện những dự án, những chương trình du lịch tình nguyện đem lại hiệu quả tuyên truyền và lợi ích thiết thực cho cộng đồng địa phương tại các điểm, vùng du lịch, đồng thời kết hợp với các phương tiện thông tin đại chúng nhằm tăng cường giới thiệu và quảng bá những sản phẩm du lịch tình nguyện có chất lượng, thu hút sự quan tâm và đầu tư của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này.

– Khuyến khích các công trình nghiên cứu khoa học, các ý tưởng sáng tạo, startup hướng tới phát triển và xúc tiến các sản phẩm du lịch tình nguyện đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững. Đồng thời thường xuyên tổ chức các hội thảo nhằm tổng hợp kinh nghiệm và thu hút những sáng kiến về phát triển du lịch tình nguyện.

Video liên quan

Chủ Đề